- Dẫn Nhập
- Thế Giới Của Milarepa
- Hệ Thống Phật Giáo Về Giải Thoát
- Dòng Phái Kagyu Của Sự Thực Hành Phật Giáo
- Tính Cách Con Người Milarepa
- Những Bài Ca
- Về Những Bài Ca
- 1 Milarepa Kể Câu Chuyện Của Mình
- 2 Bài Ca Cho Các Thí Chủ Nghèo
- 3 Bài Ca Trong Mưa Của Mila
- 4 Mila Gặp Gỡ Một Thiền Giả
- 5 Những Biểu Tượng Cho Kinh Nghiệm Thiền
- 6 Bài Ca Về Những Người Hướng Dẫn Con Đường
- 7 Bài Ca Chứng Ngộ Trong Hang Tịnh Quang
- 8 Sự Bối Rối Của Rechungpa
- 9 Sự Gặp Gỡ Của Mila Với Dampa Sangye
- 10 Bài Ca Cây Gậy Sừng
- 11 Trừ Sạch Ham Muốn
- 12 Mila Thu Nhận Một Nữ Đệ Tử Trẻ Tại Buổi Tiệc Làng
- 13 Mila Giải Thoát Cho Một Bà Lão
- 14 Từ “Sáu Bài Ca Kim Cương”
- 15 Mila Thăm Viếng Một Trung Tâm Tôn Giáo
- 16 Đối Mặt Với Một Thầy Tu Đạo Bošn
- 17 Cuộc Du Hành Của Mila Do Một Giấc Mộng Gợi Ý
- 18 Milarepa Có Chết Không ?
- Bài Kệ Kết Thúc
- Chú Thích
- Thuật Ngữ
Chú Thích
1. Những đoạn trích trong chương này từ “Thiền định Bước Đầu Của Milarepa”, “Kiêu Hãnh Đại Ấn Của Rechungpa”, “Sáu Bài Ca Bí Mật” và “Mila Chỉ Dạy Hai Học Giả Làm Sao Để Thực Hành”, tất cả đều lấy từ Những Câu Chuyện và Bài Ca từ Truyền Thống Khẩu Truyền. Những chuyển dịch trọn bộ những bài ca này được in trong bộ thứ hai của công trình này, Hành Trình Kỳ Diệu (Lotsawa, 1986), nhà xuất bản Wisdom Publications.
2. Thân thứ tư là tự tánh thân, sự hợp nhất của pháp thân, báo thân và hóa thân.
3. Thân được tâm thức kiểm soát của một thiền giả thành tựu.
4. “Lợn Nái Kim Cương”, một hóa thần bổn tôn nữ của Mật thừa.
5. Xem bài ca số 8, “Sự Bối Rối của Rechungpa”.
6. Ám chỉ sự quán tưởng Vajra Varahi, “Lợn Nái Kim Cương”, trong giai đoạn đầu của tummo, yoga ngoại nhiệt. Những dòng sau nói về sự phát sanh nội nhiệt.
7. Thần chú một trăm âm Vajrasattva dùng để tịnh hóa.
8. Chất lỏng hay “hạt” (bindu).
9. Đầu đề tiếng Tây Tạng đầy đủ là : rje btsun mila ras pai rdo rjei mgyur druk sogs gsung rgyun thor bu pa ga, được kết tập và in ở Tu Viện Tashi Khyil, Amdo, Tây Tạng.
10. Điều này ám chỉ tiến trình đồng hóa thân và tâm với bổn tôn và rồi vị này cúng dường cho những hóa thần khác. Việc nhận đồ cúng dường của các vị được quán tưởng thành những cái ống từ miệng các vị nối dài đến phẩm vật cúng dường.
11. Chớ lơ đãng và bỏ lỡ những lời dạy, như một cái bình lật úp. Chớ quên mất những điều đã nghe được, như một cái bình rạn nứt. Chớ làm ô uế những lời dạy bằng những ý niệm định kiến, như một cái bình dơ.
12. Làm bằng những tinh chất của cỏ. Đôi khi chúng được các thiền giả dùng để giữ sinh lực trong những thời kỳ thiền định dài không có thực phẩm.
13. Tin, giới hạnh, khiêm tốn, tiếp thu Pháp, chú ý, tâm từ thiện và trí huệ.
14. Khi tâm thức bị quá phân tán hay quá phóng dật bởi những đối tượng, có thể sửa chữa bằng cách tách nó ra nhờ kỹ thuật như hành động của một con quạ ở trên một con tàu giữa đại dương cố gắng thoát đi, nhưng khi bay khỏi tàu chỉ để trở lại vì không có chỗ nào khác để đậu.
15. Jowo Rinpoche ở Kyirong, hiện giờ là vùng Yambu của Nepal.
16. Điều này nhắm đến một số thiền giả lầm lẫn sự định tĩnh phát triển cho là quán chiếu. Xem lời nói đầu.
17. Kagyu – tên dòng phái của Mila.
18. Nghĩa là cấp độ cao nhất của nhập định của tâm thức sanh tử.
19. Một giáo lý được Atisa đem đến Tây Tạng. Người căn cơ nhỏ có động cơ là hạnh phúc trong đời này và những đời tương lai, người căn cơ bậc trung nhắm đến giải thoát cá nhân khỏi khổ đau của sanh tử, và nhân cách lớn nhắm đến tự giải thoát và cho tất cả chúng sanh. Những thực hành kê ra trong câu kệ này áp dụng cho họ theo những đường lối khác.
20. Hơi thở hay khí, mật và đờm.
21. Y học, luận lý, ngôn ngữ, mỹ nghệ và hiểu biết tâm linh.
22. Những lời nguyện của cư sĩ không giết, trộm, nói dối, tà dâm và trang sức.
23. Con đường của phương tiện là những thực hành thiền định nhắm đến phát triển sự làm chủ những dòng khí và những năng lực có từ đó.
24. Tạo tác (prapanca) nghĩa là dòng tạo tác của tâm ý về thực tại mà chúng sanh vô minh xem là thế giới thực. Nó là dòng tản mạn bên trong, loạn ý ở cả hai cấp độ vô thức (định kiến) và hữu thức (độc thoại bên trong). Bốn cực đoan là tin vào có hiện hữu, không hiện hữu, vừa có vừa không, và không cả hai.
25. Ám chỉ sự thực hành ngậm những viên đá sỏi trong miệng trong thời kỳ thiền định để làm dịu cơn đói.
26. Ám chỉ khác thường về sự thực hành mật thừa dùng “năm chất bất tịnh” sau khi chúng được chuyển hóa thành cam lồ.
27. Ba tạng : kinh, luật, luận.
28. Ba cam kết là lời nguyện giải thoát cá nhân, lời nguyện bồ tát và lời nguyện mật thừa.
29. Điều này có thể là một ám chỉ đến Geshe Tošnba nổi tiếng của phái Kadam, ngài rất cần cù trong việc xây dựng các tu viện và trung tâm dạy Pháp, hay có thể chỉ là một ám chỉ chung danh từ “bạn đạo”.
30. Sự sai lầm thứ bảy trong mười bốn sai lầm chánh trong Mật thừa là phát lộ những bí mật mật thừa cho những người không thích hợp để nghe.
31. Ám chỉ cách thức mật thừa phát triển Bồ đề tâm như là hạt (bindu) trắng trong trung tâm đầu phải được “nấu chảy” và “nhỏ giọt” vào kinh mạch trung ương. Nếu người ta tìm cách hội nhập những xúc tình phiền não vào con đường trước khi làm được điều này, nó chỉ dẫn đến những kết quả tiêu cực thậm chí tai hại.
32. Đây là Sangye Gyap Repa của Ragma, có nói đến trong Tiểu Sử và Trăm Ngàn Bài Ca.
33. Lowo là vùng ở Nepal, bây giờ có tên là Mustang.
34. Một Trăm Ngàn Bài Ca, chương 20, “Cuộc Gặp gỡ của Mila-repa với Kar Chung Repa”. Trong bản này người đệ tử chỉ giả bộ bị bệnh. Mila hát những bài ca “Thực Hành Yoga Chân Chính”, “Bài Ca về Sự Phù Du với Tám Ví Von”, và “Mười Khó Khăn”. Như thế ngài cải hóa Kar Chung Repa, về sau ông trở thành một trong những đệ tử thân thiết của ngài, và đem ông theo đến Ti Se.
35. Bộ Dakinikarnatantras.
36. Đối với phái Kagyu, Bổn Phật, Phật nguyên sơ (adibuddha) là Vajradhara.
37. Đó là trạng thái thiền tập trung cao nhất của tâm thức sanh tử.
38. Nỗ lực (tinh tấn) là cái thứ tư trong sáu ba la mật, năm cái kia là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tập trung và trí huệ.
39. Những vùng Ngari và Ladakh hiện đại. Những người đạo Bošn xem tôn giáo họ phát sanh từ những vùng này.
40. Những người đạo Bošn coi Shenrab là nhà sáng lập đầu tiên thuộc về loài người của tôn giáo họ.
41. Có lẽ là Thangboche và Sharkumku ở Bắc Nepal.
42. Ở Tây Tạng thành ngữ này có nghĩa hạnh phúc với bất cứ cái gì người ta có thể có được.
43. Vajropamasamadhi, sự tập trung, cái định ngay trước lúc giác ngộ.
44. Những thiền quán về các đề mục là một phương tiện yoga để kiểm soát được tri giác ; thiền giả tạo ra một tri giác về sự thấy một trong các đại hay các màu cơ bản đủ mạnh để phủ lên hay tràn ngập tri giác thông thường của nó về sự vật. Vị thí chủ bị tác động chứng tỏ mức độ tập trung mạnh mẽ lớn lao của Milarepa.
45. Do buồn rầu và những cố gắng tìm kiếm Mila của ông.
46. Pancakrama, một trình bày khác của con đường mật thừa theo các giai đoạn.
47. Xem chú thích 44.
48. Bài ca này là một tóm gọn “những giai đoạn của con đường” được dạy trong hình thức những nguyên tắc. Phần năm câu đầu nói về tiến trình khai triển định tĩnh. Năm lỗi và tám yếu tố để sửa chữa trong khi định : 1) lười biếng : được sửa bởi lòng tin, nguyện vọng, nỗ lực, mãnh liệt thực hành ; 2) quên (các nguyên tắc) : được sửa bởi tỉnh giác chánh niệm ; 3) hôn trầm và trạo cử : được sửa bởi tỉnh giác xem xét ; 4) không sanh ra những yếu tố sửa chữa : được sửa bởi phát sanh những yếu tố sửa chữa ; 5) sanh ra những yếu tố không cần thiết : được sửa bởi tập chú vào đối tượng.
49. Xem chú thích 25.
50. Đó là trong tiến trình thiền định về những mục tiêu tiến dần lên của định tĩnh và quán chiếu.