116. Kinh Thôn Tiên (Isigili Sutta)

17/05/201012:00 SA(Xem: 27483)
116. Kinh Thôn Tiên (Isigili Sutta)
Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ

Majjhima Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

116. Kinh Thôn tiên
(Isigili sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú tại Rajagaha (Vương Xá), trên núi Isigili (Thôn tiên). Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" -- "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Vebhara (Phụ Trọng) này không?.

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Vebhara này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Pandava (Bạch Thiện) này không?

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Pandava này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Vepulla (Quảng Phổ) này không?

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Vepulla này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Gijjhakuta (Linh Thứu) này không?

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Gijjhakuta này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Isigili (Thôn tiên) này không?

-- Thưa có thấy, bạch Thế Tôn 

-- Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng của núi Isigili, một tên gọi khác.

Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có năm trăm vị Độc Giác Phật sống trong một thời gian khá dài, trong núi Isigili này. Những vị ấy được thấy đi vào trong ngọn núi này (nhưng) khi đi vào rồi thời không được thấy nữa. Quần chúng thấy vậy nói như sau: "Ngọn núi này nuốt những ẩn sĩ ấy (Ime Isi gilatiti) nên được danh xưng là Isigili. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ kể tên các vị Độc Giác Phật; này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng tên các vị Độc Giác Phật. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói .

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn 

-- Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau: 

-- Arittha (A-lợi-sá), này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Uparittha (Bà-lợi-sá) này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này Tagarasikhi, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Yasassi, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Sudassana (Thiện Kiến), này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Piyadassi, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Gandhara, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Pindola, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Upasabha, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Nitha, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Tatha, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Sutava, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. Bhavitatta, này các Tỷ-kheo là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này.

Chư hữu tình tinh hoa
Không khổ, không tham ái
Riêng tự mình chứng đắc
Chánh Đẳng Giác (vô thượng
Chư vị thượng thắng nhân
Vượt ngoài mũi tên bắn, 
Hãy lóng tai nghe kỹ,
Ta sẽ xướng danh hiệu: 

Arittha, Uparittha, Tagarasikhi, Yasassi
Sudassan, Phật Piyadassi
Gandhara, Pindola, 
Upasabha, Nitha, Tatha, Sutava, Bhavitatta.

Sumbha, Subha, Methula, 
Atthama, Athassumegha, 
Anigha, Sudatha
Chư vị Độc Giác Phật
Đoạn trừ nguồn tái sanh.

Hingu và Hinga 
Chư vị Đại Uy lực
Hai ẩn sĩ Jali 
Rồi đến Atthaka, 
Đức Phật Kosala, 
Tiếp đến Subahu.

Ngài Upanemi, cả Ngài Nemi này, 
Ngài Santacitta, các Ngài bậc Chân thực
Sống như chân, ly trần, 
Cũng là bậc Hiền triết.

Kala, Upakala, Vijita, Jita 
Anga, Panga và Gutijjita 
Passi bỏ chấp thủ
Căn rễ của khổ đau.

Aparajita, đánh bại ma quân lực, 
Satthà, Pavatta, Sarabhanga, Lomahansa, 
Uccangamaya, Asita, Anasava, 
Manomaya đoạn trừ được nạn, 
Và Bandhuma, 
Tadadhimutta vô cấu uế, 
Và Ketuma.

Ketumbaraga và Matanga Ariya
Accuta, Accutagama, Byamaka, 
Sumangala, Dabbila, Supatitthita
Asayha, Khemabhirata và Sorata, 
Durannaya, Sangha, rồi đến Ujjaya, 
Rồi đến ẩn sĩ Sayha, 
Với can đảm phi thường
Ananda, Nanda, Upananda, 
Tất cả là mười hai.

Bharadvaja thọ trì thân cuối cùng
Bodhi, Mahanama, kể cả Bharadvaja
Thượng thắng, có chóp tóc và đẹp trai, 
Tissa, Upatissa, Upasidari
Đã đoạn hữu kiết sữ, 
Và Sidari, đã đoạn trừ tham ái.

Đức Phật tên Mangala,
Với tham được đoạn trừ, 
Usabha đã cắt lưới khổ căn
Upanita, vị chứng an tịnh đạo.

Uposatha, Sundara, Saccanama,
Jeta, Jayanta, Paduma, Uppala và 
Padumuttara, 
Rakkhita và Pabbata, 
Manatthaddha, Sobhita, Vitaraga, 
Đức Phật Kanha
Với tâm được giải thoát.

Những vị này, vị khác
Là những bậc Độc Giác
Những bậc Đại Uy Lực
Đã đoạn nguồn tái sanh.

Hãy đảnh lễ chư vị, 
Đại Ẩn sĩ vô lượng
Đã thắng mọi chiến trận, 
Đã đạt bát Niết-bàn.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45444)
18/04/2016(Xem: 27187)
02/04/2016(Xem: 10213)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :