119. Kinh Thân Hành Niệm (Kàyagatàsati Sutta)

17/05/201012:00 SA(Xem: 41980)
119. Kinh Thân Hành Niệm (Kàyagatàsati Sutta)
Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ

Majjhima Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

119. Kinh Thân hành niệm
(Kàyagatàsati sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Rồi một số đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, đang ngồi tụ họp trong hội trường, câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng

-- Thật vi diệu thay, chư Hiền giả! Thật hy hữu thay, chư Hiền giả! Thân hành niệm, khi được tu tập và làm cho sung mãn, có được quả lớn, có được công đức lớn, như đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố

câu chuyện này giữa các Tỷ-kheo ấy đã bị gián đoạn.

Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiện tịnh độc cư đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến ngồi lên chỗ soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 

-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Ông hiện nay đang ngồi bàn vấn đề gì? Câu chuyện gì của các Ông bị gián đoạn?

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, sau khi ăn xong, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi tụ họp tại hội trường, và câu chuyện sau này được khởi lên: "Thật vi diệu thay, chư Hiền giả! Thật hy hữu thay, chư Hiền giả! Thân hành niệm này được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có công đức lớn, đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố". Bạch Thế Tôn, câu chuyện này của chúng con chưa bàn xong thời Thế Tôn đến.

-- Và này các Tỷ-kheo, thân hành niệm tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, có quả lớn, có công đức lớn?

(Quán niệm hơi thở)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống và ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô. Chánh niệm, vị ấy thở ra. Hay thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài vị ấy biết: "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra". An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Bốn oai nghi)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, biết rằng: "Tôi đi". Hay đứng, biết rằng: "Tôi đứng". Hay ngồi, biết rằng: "Tôi ngồi". Hay nằm, biết rằng: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân thể như thế ấy. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Đầy đủ chánh niệm)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi bước tới, bước lui biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo tăng-già-lê (sanghati), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng biết rõ việc mình đang làm.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Quán thân bất tịnh)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: "Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Đây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: 'Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu".

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Quán tứ đại)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại, và phong đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đồ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại".

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Quán tử thi)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy".

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xướng sống, ở đây là xương đầu; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy". 

Trong khi vị ấy sống không phóng dật... Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thế quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột; Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy". 

Trong khi vị ấy sống không phóng dật... Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Các bậc Thiền)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm và tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

Này các Tỷ-kheo, như một người hầu tắm lão luyện hay đệ tử người hầu tắm; sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, trào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần

Trong khi vị ấy sống không phóng dật.. Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ-kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.

Này các Tỷ-kheo, ví như một hồ nước, nước tự trong dâng lên, phương Đông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra và thỉnh thoảng trời lại mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân, không được hỷ lạc do đính sanh ấy thấm nhuần

Trong khi vị ấy sống không phóng dật... Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "Xả niệm lạc trú", chứng và an trú Thiền thứ ba. Tỷ-kheo, thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân, không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần

Này các Tỷ-kheo, ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen hồng hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần, tẩm ướt, đầy tràn thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần

Trong khi vị ấy sống không phóng dật... Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Tỷ-kheo ấy ngồi, thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.

Này các Tỷ-kheo, ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che thấu; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh, trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần

Trong khi vị ấy sống an trú không phóng dật... Tỷ-kheo tu tập thân hành niệm.

(Sự phát triển qua thân hành niệm)

Này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập, làm cho sung mãn thân hành niệm, các thiện pháp của vị ấy đi vào nội tâm (antogadha) đều thuộc về minh phần (vijjabhagiya). Ví như, này các Tỷ-kheo, biến lớn của ai được thấm nhuần bởi tâm, thời các con sông của vị ấy đi vào trong biển, đều thuộc về biển lớn; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập làm cho sung mãn thân hành niệm, các thiện pháp của vị ấy đi vào nội tâm, đều thuộc về minh phần. 

Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo nào không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung mãn, thời Ma (vương) có cơ hội với vị ấy, Ma (vương) có cơ duyên với vị ấy. Ví như này các Tỷ-kheo, có người quăng một hòn đá nặng vào một đống đất sét ướt nhuyễn, này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Có phải hòn đá nặng ấy có cơ hội (lún sâu) vào đống đất sét ướt nhuyễn ấy?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với ai không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung mãn, Ma (vương) có cơ hội với vị ấy, Ma (vương) có cơ duyên với vị ấy. 

Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây khô không có nhựa, có người đến cầm phần phía trên của đồ quay lửa và nói: "Tôi sẽ làm cho ngọn lửa sanh ra, tôi sẽ làm cho sức nóng hiện lên". Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy mang đến phần phía trên của đồ quay lửa, quay với cành cây khô không có nhựa ấy, người ấy có làm cho ngọn lửa sanh ra, có làm cho sức nóng hiện lên không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với ai không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung mãn, Ma (vương) có cơ hội với người ấy, Ma (vương) có cơ duyên với người ấy. 

Ví như, này các Tỷ-kheo, một bình nước, trống rỗng, trống không, được đặt trên cái giá, có một người đi đến, mang theo đầy nước. Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể đổ nước (vào bình) không?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị nào không tu tập thân hành niệm, không làm cho sung mãn, Ma (vương) có cơ hội với vị ấy, Ma (vương) có cơ duyên với vị ấy.

Này các Tỷ-kheo, vị nào có tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, Ma (vương) không có cơ hội với vị ấy. Ma (vương) không có duyên với vị ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, có người quăng một trái banh dây nhẹ vào một cánh cửa làm hoàn toàn bằng lõi cây. Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Trái banh dây nhẹ ấy có cơ hội đối với cánh cửa làm hoàn toàn bằng lõi cây không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào có tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, Ma (vương) không có cơ hội đối với vị ấy, Ma (vương) không có cơ duyên đối với vị ấy. 

Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây ướt có nhựa, rồi một người đi đến mang theo phần trên đồ quay lửa và nói: "Tôi sẽ làm cho lửa sinh ra, tôi sẽ làm cho hơi nóng hiện lên". Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy mang theo phần trên đồ quay lửa, quay với các cây ướt và có nhựa, có thể làm cho lửa sanh ra, làm cho hơi nóng hiện lên được không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào có tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, Ma (vương) không có cơ hội đối với vị ấy, Ma (vương) không có cơ duyên đối với vị ấy. 

Ví như, này các Tỷ-kheo, một bình nước đầy tràn nước đến nỗi con quạ có thể uống được, được đặt trên cái giá, rồi có người đi đến, mang theo đầy nước. Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể đổ được nước vào (bình ấy) không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, Ma (vương) không có cơ hộ đối với người ấy, Ma (vương) không có cơ duyên đối với người ấy.

Này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, vị ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt đạt được sự tinh xảo, (của pháp ấy) dầu thuộc giới xứ nào (sati sati ayatane). Ví như, này các Tỷ-kheo, một bình đầy tràn nước đến nỗi con quạ có thể uống được, được đặt trên cái giá và có người lực sĩ đến và lắc qua lắc lại cái bình ấy, như vậy nước có thể trào ra ngoài không? 

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, vị ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt được sự tinh xảo (của pháp ấy) dầu thuộc giới xứ nào. 

Ví như có một hồ nước trên một miếng đất bằng, bốn phía có đê đắp làm cho vững chắc, và tràn đầy nước đến nỗi con quạ có thể uống được. Rồi có người lực sĩ đến và phá một khúc đê, nước có thể tràn ra ngoài không? 

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, vị ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt được sự tinh xảo (của pháp ấy) dầu thuộc giới xứ nào. 

Ví như, này các Tỷ-kheo, trên đất bằng tại chỗ ngã tư có một chiếc xe đậu, thắng với những con ngựa thuần thục, có roi ngựa đặt ngang sẵn sàng, có người mã thuật sư thiện xảo, người đánh xe điều ngự các con ngựa đáng được điều ngự, leo lên xe ấy, tay trái nắm dây cương, tay mặt cầm lấy roi ngựa, có thể đánh xe ngựa ấy đi tới đi lui, tại chỗ nào và như thế nào theo ý mình muốn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, vị ấy hướng tâm đã được chứng ngộ nhờ thắng trí đến pháp nào cần phải chứng ngộ nhờ thắng trí, vị ấy đối mặt được sự tinh xảo (của pháp ấy), dầu thuộc giới xứ nào.

(Công đức của thân hành niệm)

Này các Tỷ-kheo, thân hành niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như thành cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười công đức này có thể được mong đợi. Thế nào là mười?

(1) Lạc bất lạc được nhiếp phục, và bất lạc không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên; (2) khiếp đảm sợ hãi được nhiếp phục, và khiếp đảm sợ hãi không nhiếp phục vị ấy, và vị ấy luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm sợ hãi được khởi lên. (3) Vị ấy kham nhẫn được lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, mặt trời, các loài rắn rết, các cách nói khó chịu, khó chấp nhận. Vị ấy có khả năng chịu đựng được những cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, thô bạo, chói đau, bất khả ý, bất khả ái, đưa đến chết điếng. (4) Tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, vị ấy chứng được bốn Thiền, thuần túy tâm tư, hiện tại lạc trú. (5) Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện một thân; hiện hình biến đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăngmặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể, thân có thần thông bay cho đến Phạm thiên; (6) với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiênloài Người, ở xa hay ở gần. (7) Với tâm của vị ấy, vị ấy biết tâm của các chúng sanh, các loại người; tâm có tham, biết tâm có tham; tâm không tham, biết tâm không tham; tâm có sân, biết tâm có sân; tâm không sân, biết tâm không sân; tâm có si, biết tâm có si; tâm không si, biết tâm không si; tâm chuyên chú, biết tâm chuyên chú; tâm tán loạn, biết tâm tán loạn; tâm đại hành, biết tâm đại hành; tâm không đại hành, biết tâm không đại hành; tâm chưa vô thượng, biết tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng, biết tâm vô thượng; tâm Thiền định, biết tâm Thiền định; tâm không Thiền định, biết tâm không Thiền định; tâm giải thoát, biết tâm giải thoát; tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát. (8) Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời... vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ với các nét đại cương và các chi tiết. (9) Với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, vị ấy thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. (10) Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri với thượng trí, vị ấy chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc.

Này các Tỷ-kheo, thân hành niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành, thời mười công đức này có thể mong đợi.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Majjhima Nikaya 119
Kayagata-sati Sutta
Mindfulness Immersed in the Body
translated by Bhikkhu Thanissaro


I have heard that on one occasion the Blessed One was staying in Savatthi at Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. Now at that time a large number of monks, after the meal, on returning from their alms round, had gathered at the meeting hall when this discussion arose: "Isn't it amazing, friends! Isn't it astounding! -- the extent to which mindfulness immersed in the body, when developed and pursued, is said by the Blessed One who knows, who sees -- the worthy one, rightly self-awakened -- to be of great fruit and great benefit." And this discussion came to no conclusion. 

Then the Blessed One, emerging from his seclusion in the late afternoon, went to the meeting hall and, on arrival, sat down on a seat made ready. As he sat down there, he addressed the monks: "For what topic are you gathered together here? And what was the discussion that came to no conclusion?" 

"Just now, lord, after the meal, on returning from our alms round, we gathered at the meeting hall when this discussion arose: 'Isn't it amazing, friends! Isn't it astounding! -- the extent to which mindfulness immersed in the body, when developed and pursued, is said by the Blessed One who knows, who sees -- the worthy one, rightly self-awakened -- to be of great fruit and great benefit.' This was the discussion that had come to no conclusion when the Blessed One arrived." 

[The Blessed One said:] "And how is mindfulness immersed in the body developed, how is it pursued, so as to be of great fruit and great benefit? 

"There is the case where a monk -- having gone to the wilderness, to the shade of a tree, or to an empty building -- sits down folding his legs crosswise, holding his body erect and setting mindfulness to the fore. Always mindful, he breathes in; mindful he breathes out. 

"Breathing in long, he discerns that he is breathing in long; or breathing out long, he discerns that he is breathing out long. Or breathing in short, he discerns that he is breathing in short; or breathing out short, he discerns that he is breathing out short. He trains himself to breathe in sensitive to the entire body and to breathe out sensitive to the entire body. He trains himself to breathe in calming bodily fabrication (the breath) and to breathe out calming bodily fabrication. And as he remains thus heedful, ardent, and resolute, any memories and resolves related to the household life are abandoned, and with their abandoning his mind gathers and settles inwardly, grows unified and centered. This is how a monk develops mindfulness immersed in the body. 

"Furthermore, when walking, the monk discerns that he is walking. When standing, he discerns that he is standing. When sitting, he discerns that he is sitting. When lying down, he discerns that he is lying down. Or however his body is disposed, that is how he discerns it. And as he remains thus heedful, ardent, and resolute, any memories and resolves related to the household life are abandoned, and with their abandoning his mind gathers and settles inwardly, grows unified and centered. This is how a monk develops mindfulness immersed in the body. 

"Furthermore, when going forward and returning, he makes himself fully alert; when looking toward and looking away...when bending and extending his limbs...when carrying his outer cloak, his upper robe and his bowl...when eating, drinking, chewing, and savoring...when urinating and defecating...when walking, standing, sitting, falling asleep, waking up, talking, and remaining silent, he makes himself fully alert. And as he remains thus heedful, ardent, and resolute, any memories and resolves related to the household life are abandoned, and with their abandoning his mind gathers and settles inwardly, grows unified and centered. This is how a monk develops mindfulness immersed in the body. 

"Furthermore, the monk reflects on this very body from the soles of the feet on up, from the crown of the head on down, surrounded by skin and full of various kinds of unclean things: 'In this body there are head hairs, body hairs, nails, teeth, skin, flesh, tendons, bones, bone marrow, kidneys, heart, liver, pleura, spleen, lungs, large intestines, small intestines, gorge, feces, bile, phlegm, pus, blood, sweat, fat, tears, skin-oil, saliva, mucus, fluid in the joints, urine.' Just as if a sack with openings at both ends were full of various kinds of grain -- wheat, rice, mung beans, kidney beans, sesame seeds, husked rice -- and a man with good eyesight, pouring it out, were to reflect, 'This is wheat. This is rice. These are mung beans. These are kidney beans. These are sesame seeds. This is husked rice'; in the same way, the monk reflects on this very body from the soles of the feet on up, from the crown of the head on down, surrounded by skin and full of various kinds of unclean things: 'In this body there are head hairs, body hairs, nails, teeth, skin, flesh, tendons, bones, bone marrow, kidneys, heart, liver, pleura, spleen, lungs, large intestines, small intestines, gorge, feces, bile, phlegm, pus, blood, sweat, fat, tears, skin-oil, saliva, mucus, fluid in the joints, urine.' And as he remains thus heedful, ardent, and resolute, any memories and resolves related to the household life are abandoned, and with their abandoning his mind gathers and settles inwardly, grows unified and centered. This is how a monk develops mindfulness immersed in the body. 

"Furthermore, the monk contemplates this very body -- however it stands, however it is disposed -- in terms of properties: 'In this body there is the earth property, the liquid property, the fire property, and the wind property.' Just as a skilled butcher or his apprentice, having killed a cow, would sit at a crossroads cutting it up into pieces, the monk contemplates this very body -- however it stands, however it is disposed -- in terms of properties: 'In this body there is the earth property, the liquid property, the fire property, and the wind property.' And as he remains thus heedful, ardent, and resolute, any memories and resolves related to the household life are abandoned, and with their abandoning his mind gathers and settles inwardly, grows unified and centered. This is how a monk develops mindfulness immersed in the body. 

"Furthermore, as if he were to see a corpse cast away in a charnel ground -- one day, two days, three days dead -- bloated, livid, and festering, he applies it to this very body, 'This body, too: Such is its nature, such is its future, such its unavoidable fate'... 

"Or again, as if he were to see a corpse cast away in a charnel ground, picked at by crows, vultures, and hawks, by dogs, hyenas, and various other creatures...a skeleton smeared with flesh and blood, connected with tendons...a fleshless skeleton smeared with blood, connected with tendons...a skeleton without flesh or blood, connected with tendons...bones detached from their tendons, scattered in all directions -- here a hand bone, there a foot bone, here a shin bone, there a thigh bone, here a hip bone, there a back bone, here a rib, there a chest bone, here a shoulder bone, there a neck bone, here a jaw bone, there a tooth, here a skull...the bones whitened, somewhat like the color of shells...piled up, more than a year old...decomposed into a powder: He applies it to this very body, 'This body, too: Such is its nature, such is its future, such its unavoidable fate.' 

"And as he remains thus heedful, ardent, and resolute, any memories and resolves related to the household life are abandoned, and with their abandoning his mind gathers and settles inwardly, grows unified and centered. This is how a monk develops mindfulness immersed in the body. 

(The Four Jhanas)

"Furthermore, quite withdrawn from sensual pleasures, withdrawn from unskillful mental qualities, he enters and remains in the first jhana: rapture and pleasure born from withdrawal, accompanied by directed thought and evaluation. He permeates and pervades, suffuses and fills this very body with the rapture and pleasure born from withdrawal. Just as if a skilled bathman or bathman's apprentice would pour bath powder into a brass basin and knead it together, sprinkling it again and again with water, so that his ball of bath powder -- saturated, moisture-laden, permeated within and without -- would nevertheless not drip; even so, the monk permeates...this very body with the rapture and pleasure born of withdrawal. There is nothing of his entire body unpervaded by rapture and pleasure born from withdrawal. And as he remains thus heedful, ardent, and resolute, any memories and resolves related to the household life are abandoned, and with their abandoning his mind gathers and settles inwardly, grows unified and centered. This is how a monk develops mindfulness immersed in the body.

"And furthermore, with the stilling of directed thought and evaluation, he enters and remains in the second jhana: rapture and pleasure born of composure, unification of awareness free from directed thought and evaluation -- internal assurance. He permeates and pervades, suffuses and fills this very body with the rapture and pleasure born of composure. Just like a lake with spring-water welling up from within, having no inflow from the east, west, north, or south, and with the skies supplying abundant showers time and again, so that the cool fount of water welling up from within the lake would permeate and pervade, suffuse and fill it with cool waters, there being no part of the lake unpervaded by the cool waters; even so, the monk permeates...this very body with the rapture and pleasure born of composure. There is nothing of his entire body unpervaded by rapture and pleasure born of composure. And as he remains thus heedful, ardent, and resolute, any memories and resolves related to the household life are abandoned, and with their abandoning his mind gathers and settles inwardly, grows unified and centered. This is how a monk develops mindfulness immersed in the body. 

"And furthermore, with the fading of rapture, he remains in equanimity, mindful and alert, and physically sensitive of pleasure. He enters and remains in the third jhana, of which the noble ones declare, 'Equanimous and mindful, he has a pleasurable abiding.' He permeates and pervades, suffuses and fills this very body with the pleasure divested of rapture. Just as in a lotus pond, some of the lotuses, born and growing in the water, stay immersed in the water and flourish without standing up out of the water, so that they are permeated and pervaded, suffused and filled with cool water from their roots to their tips, and nothing of those lotuses would be unpervaded with cool water; even so, the monk permeates...this very body with the pleasure divested of rapture. There is nothing of his entire body unpervaded with pleasure divested of rapture. And as he remains thus heedful, ardent, and resolute, any memories and resolves related to the household life are abandoned, and with their abandoning his mind gathers and settles inwardly, grows unified and centered. This is how a monk develops mindfulness immersed in the body. 

"And furthermore, with the abandoning of pleasure and pain -- as with the earlier disappearance of elation and distress -- he enters and remains in the fourth jhana: purity of equanimity and mindfulness, neither-pleasure-nor-pain. He sits, permeating the body with a pure, bright awareness. Just as if a man were sitting covered from head to foot with a white cloth so that there would be no part of his body to which the white cloth did not extend; even so, the monk sits, permeating the body with a pure, bright awareness. There is nothing of his entire body unpervaded by pure, bright awareness. And as he remains thus heedful, ardent, and resolute, any memories and resolves related to the household life are abandoned, and with their abandoning his mind gathers and settles inwardly, grows unified and centered. This is how a monk develops mindfulness immersed in the body. 

(Fullness of Mind)

"Monks, whoever develops and pursues mindfulness immersed in the body encompasses whatever skillful qualities are on the side of clear knowing. Just as whoever pervades the great ocean with his awareness encompasses whatever rivulets flow down into the ocean, in the same way, whoever develops and pursues mindfulness immersed in the body encompasses whatever skillful qualities are on the side of clear knowing.

"In whomever mindfulness immersed in the body is not developed, not pursued, Mara gains entry, Mara gains a foothold. 

"Suppose that a man were to throw a heavy stone ball into a pile of wet clay. What do you think, monks -- would the heavy stone ball gain entry into the pile of wet clay?" 

"Yes, venerable sir." 

"In the same way, in whomever mindfulness immersed in the body is not developed, not pursued, Mara gains entry, Mara gains a foothold. 

"Now, suppose that there were a dry, sapless piece of timber, and a man were to come along with an upper fire-stick, thinking, 'I'll light a fire. I'll produce heat.' What do you think -- would he be able to light a fire and produce heat by rubbing the upper fire-stick in the dry, sapless piece of timber?" 

"Yes, venerable sir." 

"In the same way, in whomever mindfulness immersed in the body is not developed, not pursued, Mara gains entry, Mara gains a foothold. 

"Now, suppose that there were an empty, hollow water-pot set on a stand, and a man were to come along carrying a load of water. What do you think -- would he get a place to put his water?" 

"Yes, venerable sir." 

"In the same way, in whomever mindfulness immersed in the body is not developed, not pursued, Mara gains entry, Mara gains a foothold. 

"Now, in whomever mindfulness immersed in the body is developed, is pursued, Mara gains no entry, Mara gains no foothold. Suppose that a man were to throw a ball of string against a door panel made entirely of heartwood. What do you think -- would that light ball of string gain entry into that door panel made entirely of heartwood?" 

"No, venerable sir." 

"In the same way, in whomever mindfulness immersed in the body is developed, is pursued, Mara gains no entry, Mara gains no foothold. 

"Now, suppose that there were a wet, sappy piece of timber, and a man were to come along with an upper fire-stick, thinking, 'I'll light a fire. I'll produce heat.' What do you think -- would he be able to light a fire and produce heat by rubbing the upper fire-stick in the wet, sappy piece of timber?" 

"No, venerable sir." 

"In the same way, in whomever mindfulness immersed in the body is developed, is pursued, Mara gains no entry, Mara gains no foothold. 

"Now, suppose that there were a water-pot set on a stand, full of water up to the brim so that crows could drink out of it, and a man were to come along carrying a load of water. What do you think -- would he get a place to put his water?" 

"No, lord." 

"In the same way, in whomever mindfulness immersed in the body is developed, is pursued, Mara gains no entry, Mara gains no foothold. 

(An Opening to the Higher Knowledges)

"When anyone has developed and pursued mindfulness immersed in the body, then whichever of the six higher knowledges he turns his mind to know and realize, he can witness them for himself whenever there is an opening.

"Suppose that there were a water jar, set on a stand, brimful of water so that a crow could drink from it. If a strong man were to tip it in any way at all, would water spill out?" 

"Yes, lord." 

"In the same way, when anyone has developed and pursued mindfulness immersed in the body, then whichever of the six higher knowledges he turns his mind to know and realize, he can witness them for himself whenever there is an opening. 

"Suppose there were a rectangular water tank -- set on level ground, bounded by dikes -- brimful of water so that a crow could drink from it. If a strong man were to loosen the dikes anywhere at all, would water spill out?" 

"Yes, lord." 

"In the same way, when anyone has developed and pursued mindfulness immersed in the body, then whichever of the six higher knowledges he turns his mind to know and realize, he can witness them for himself whenever there is an opening. 

"Suppose there were a chariot on level ground at four crossroads, harnessed to thoroughbreds, waiting with whips lying ready, so that a skilled driver, a trainer of tamable horses, might mount and -- taking the reins with his left hand and the whip with his right -- drive out and back, to whatever place and by whichever road he liked; in the same way, when anyone has developed and pursued mindfulness immersed in the body, then whichever of the six higher knowledges he turns his mind to know and realize, he can witness them for himself whenever there is an opening. 

(Ten Benefits)

"Monks, for one in whom mindfulness immersed in the body is cultivated, developed, pursued, given a means of transport, given a grounding, steadied, consolidated, and well-undertaken, ten benefits can be expected. Which ten?

"[1] He conquers displeasure and delight, and displeasure does not conquer him. He remains victorious over any displeasure that has arisen. 

"[2] He conquers fear and dread, and fear and dread do not conquer him. He remains victorious over any fear and dread that have arisen. 

"[3] He is resistant to cold, heat, hunger, thirst, the touch of gadflies and mosquitoes, wind and sun and creeping things; to abusive, hurtful language; he is the sort that can endure bodily feelings that, when they arise, are painful, sharp, stabbing, fierce, distasteful, disagreeable, deadly. 

"[4] He can attain at will, without trouble or difficulty, the four jhanas -- heightened mental states providing a pleasant abiding in the here and now. 

"[5] He wields manifold supranormal powers. Having been one he becomes many; having been many he becomes one. He appears. He vanishes. He goes unimpeded through walls, ramparts, and mountains as if through space. He dives in and out of the earth as if it were water. He walks on water without sinking as if it were dry land. Sitting crosslegged he flies through the air like a winged bird. With his hand he touches and strokes even the sun and moon, so mighty and powerful. He exercises influence with his body even as far as the Brahma worlds. 

"[6] He hears -- by means of the divine ear-element, purified and surpassing the human -- both kinds of sounds: divine and human, whether near or far. 

"[7] He knows the awareness of other beings, other individuals, having encompassed it with his own awareness. He discerns a mind with passion as a mind with passion, and a mind without passion as a mind without passion. He discerns a mind with aversion as a mind with aversion, and a mind without aversion as a mind without aversion. He discerns a mind with delusion as a mind with delusion, and a mind without delusion as a mind without delusion. He discerns a restricted mind as a restricted mind, and a scattered mind as a scattered mind. He discerns an enlarged mind as an enlarged mind, and an unenlarged mind as an unenlarged mind. He discerns an excelled mind [one that is not at the most excellent level] as an excelled mind, and an unexcelled mind as an unexcelled mind. He discerns a concentrated mind as a concentrated mind, and an unconcentrated mind as an unconcentrated mind. He discerns a released mind as a released mind, and an unreleased mind as an unreleased mind. 

"[8] He recollects his manifold past lives (lit: previous homes), i.e., one birth, two births, three births, four, five, ten, twenty, thirty, forty, fifty, one hundred, one thousand, one hundred thousand, many aeons of cosmic contraction, many aeons of cosmic expansion, many aeons of cosmic contraction and expansion, [recollecting], 'There I had such a name, belonged to such a clan, had such an appearance. Such was my food, such my experience of pleasure and pain, such the end of my life. Passing away from that state, I re-arose there. There too I had such a name, belonged to such a clan, had such an appearance. Such was my food, such my experience of pleasure and pain, such the end of my life. Passing away from that state, I re-arose here.' Thus he remembers his manifold past lives in their modes and details. 

"[9] He sees -- by means of the divine eye, purified and surpassing the human -- beings passing away and re-appearing, and he discerns how they are inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate in accordance with their kamma: 'These beings -- who were endowed with bad conduct of body, speech, and mind, who reviled the noble ones, held wrong views and undertook actions under the influence of wrong views -- with the break-up of the body, after death, have re-appeared in the plane of deprivation, the bad destination, the lower realms, in hell. But these beings -- who were endowed with good conduct of body, speech, and mind, who did not revile the noble ones, who held right views and undertook actions under the influence of right views -- with the break-up of the body, after death, have re-appeared in the good destinations, in the heavenly world.' Thus -- by means of the divine eye, purified and surpassing the human -- he sees beings passing away and re-appearing, and he discerns how they are inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate in accordance with their kamma. 

"[10] Through the ending of the mental effluents, he remains in the effluent-free release of awareness and release of discernment, having known and made them manifest for himself right in the here and now. 

"Monks, for one in whom mindfulness immersed in the body is cultivated, developed, pursued, given a means of transport, given a grounding, steadied, consolidated, and well-undertaken, these ten benefits can be expected." 

That is what the Blessed One said. Gratified, the monks delighted in the Blessed One's words. 


Source: http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn119.html 

(Revised: 9 November 1998 )




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45425)
18/04/2016(Xem: 27137)
02/04/2016(Xem: 10201)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.