● Sự Xuất Hiện Của Phật Giáo ở Phương Tây Nhằm Đáp Ứng Cho Những Khủng Hoảng Môi Trường Và Xã Hội

13/02/201212:00 SA(Xem: 7897)
● Sự Xuất Hiện Của Phật Giáo ở Phương Tây Nhằm Đáp Ứng Cho Những Khủng Hoảng Môi Trường Và Xã Hội

HỘI THẢO 
PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

Sự xuất hiện của Phật giáo ở phương Tây
nhằm đáp ứng cho những khủng hoảng môi trường và xã hội
GS.TS. R. Clark, Đại học Stanford, CA. Hoa Kỳ

Trong suốt 150 năm vừa qua, tại các quốc gia Tây Phương đã dấy lên mối quan tâm sâu sắc đến những lời dạy của Đức Phật. Đạo Phật ngày càng có thêm nhiều tín đồ tại châu Âu và châu Mỹ, và đã trở thành đối tượng nghiên cứu về mặt học thuật cũng như văn chương. Việc này xảy ra trong bối cảnh lịch sử khi các khủng hoảng toàn cầu về môi trường và xã hội ngày càng đang có chiều hướng gia tăng.

Chủ đề chính của bài này đề cập đến khả năng đặc biệt của Phật Giáo trong việc giải quyết các vấn đề này – đây chính là yếu tố chủ yếu để Phật Giáo ngày càng trở nên phổ biến tại Tây Phương.

Dù không đi sâu vào chi tiết, bài viết này vẫn nhằm mục đích xác nhận lại rằng những khía cạnh khác nhau trong nền văn hóa hiện đại, cả về mặt tôn giáothế tục, cũng đã đóng vai trò trong việc tạo ra những khủng hoảng, trên mức độ là chúng đã tạo điều kiện cho những cạnh tranh trong cùng một quốc gia, những mâu thuẫn bè phái, cũng như những ham muốn vật chất đã góp phần làm cạn kiệt những nguồn tài nguyên giới hạn, làm nhiễm độc môi trường, và chúng cũng góp phần đưa đến việc gia tăng dân số thiếu bền vững. Về tổng quan, những giải pháp cho các vấn đề của thế giới không thể tìm ra được từ những quan điểm ủng hộ việc ưu tiên quyền lợi của một nhóm người này so với một nhóm người khác, hoặc từ những quan điểm không đánh giá đúng đắn đuợc sự bình đẳng và mối quan hệ hỗ tương của các sinh vật. Đối với những vấn đề mang tính toàn cầu, cần phải có những giải pháp mang tính toàn cầu.

Trong phạm vi họat động kinh tế, cả nền kinh tế thị trường tự do và nền kinh tế tập trung đều không thể ngăn chặn một cách hữu hiệu sự gia tăng về ô nhiễm môi trường-mối đe dọa cho sức khỏe của toàn bộ hành tinh. Động lực về lợi nhuận- hiện đang giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế thế giới- cũng khó có thể làm được điều gì để ngăn chặn những mối cạnh tranh trong cùng một quốc gia, và những bất công trong xã hội- những điều đang đe dọa đến sự sống còn của nền văn minh nhân loại. Những hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng của ham muốncạnh tranh không bao giờ có thể là nền tảng cho một thế giới hòa bình, yên vui và hạnh phúc.

Khoa học cũng bị giới hạn về khả năng đưa ra giải pháp cho những khủng hoảng về môi trường và xã hội. Khoa học đã trang bị cho chúng ta những công cụ để nhận diện những mối đe dọa về môi trường, và cung cấp những giải pháp để thực sự giải quỵết những mối đe dọa này, và phục hồi lại sức khỏe cho hành tinh. Tuy nhiên, khoa học không thể cung cấp được những ý nguyệntư tưởng cần thiết để thực hiện được những giải pháp đó. Khoa học đưa ra được những liều thuốc mới mẻ và qu ‎ý báu hơn, tuy nhiên lại không thể đưa ra những lối đi bình đẳng cho mọi nguời để lấy được những liều thuốc này; và bản thân những liều thuốc mới này cũng không thể chữa trị được những căn bệnh mới phát xuất từ những vấn đề mới mẻ, hay những độc dược do chính khoa học đã tạo nên.

Khoa học đã được sử dụng để khai thác ngày càng nhiều hơn nguồn năng lượng từ môi trường, nhưng những người được hưởng lợi từ nguồn năng lượng này lại ít có những giải pháp về mặt tài chính để đối phó hay giải quyết những sản phẩm phụ độc hại từ nguồn năng lượng này. Khoa học đã cung cấp những phương tiện để khai thác ngày càng nhiều những thực phẩm từ trái đất, tuy nhiên những người được hưởng những thục phẩm này lại ít có khả năng hay có những giải pháp nào để đảm bảo việc phân phối một cách công bằng nguồn thực phẩm này. Khoa học đã cung cấp những phương tiện để tạo ra những vũ khí chiến tranh có khả năng hủy diệt tất cả các nền văn minh trên trái đất,nhưng lại không thể cung cấp trí tuệ để người ta không bao giờ sử dụng đến những vũ khí ấy.

Như vậy nguồn động lực, tri thức và những phương tiện hữu hiệu để đề cập đến những vấn đề khó khăn ấy có thể được tìm thấy từ đâu? Trong suốt hai thế kỷ vừa qua, càng ngày càng có nhiều người Tây Phương đã chuyển hướng tư tuởng sang Phật Giáo nhằm tìm ra một câu trả lời hữu l ‎ý cho những cuộc khủng hoảng về xã hội và môi trường mà xã hội hiện đại đang phải đương đầu. Phật Giáo có thể cung cấp được nhân sinh quan và động lực cần thiết để đề cập đến những vấn đề khó khăn và phức tạp của thế giới bên ngoài chứa đựng những vấn đề về môi trường và xã hội, cũng như thế giới bên trong chứa đựng những mâu thuẫn cá nhân mà mỗi sinh vật đều gặp phải. Điều này đã đuợc ghi nhận bởi nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng trong lịch sử tri thức của thế giới Tây phương hiện đại. Lấy ví dụ như Albert Einstein- một nhân vật khá nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trong giới khoa học.

Khi đề cập đến sự cần thiết phải có một tôn giáo chung trên toàn cầu để hỗ trợ cho việc tìm hiểu thấu đáo về khoa học hiện đại, Einstein đã phát biểu:

“Phật Giáo có những đặc trưng của một tôn giáo mang tính toàn cầu trong tương lai mà mọi người mong đợi. Nó vượt xa hơn giới hạn của việc thờ cúng cá nhân một vị thần hay thánh, và tránh được chủ nghĩa giáo điều hay thần học; nó bao hàm cả lãnh vực tự nhiênsiêu nhiên, và nó dựa trên một cảm nhận về tâm linh xuất phát từ kinh nghiệm tiếp xúc với mọi vật, dù mang tính tự nhiên hay siêu nhiên, như một tổng thể có ‎ý nghĩa. Nếu có được một tôn giáo nào có khả năng đáp ứng được những nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó chính là Phật Giáo.”

Là một thành viên nổi tiếng của cộng đồng người Do Thái, và có lẽ cũng là người có bộ óc siêu việt nhất về khoa học trong lịch sử, Einstein đã tìm thấyPhật Giáo một quan điểm về thế giới phù hợp với những quan điểm của khoa học, tuy nhiên ông đã thêm vào đó một chiều sâu tôn giáo cần thiết để có thể hợp nhất giữa tự nhiênsiêu nhiên. Chiều sâu tôn giáo này không thể giải thích được bằng quan điểm khoa học thuần túy, tuy nhiên nó có thể diễn tả một cách chính xác những vấn đề cần thiết về môi trường và xã hội hiện đang là nguy cơ cho trái đất. Đó là một tầm nhìn có thể “kết hợp tất cả mọi vật- tự nhiên hay siêu nhiên- thành một thể thống nhất có ý nghĩa.” Triết lý Phật Giáo đem lại một cách nhìn sự vật theo một phương thức có thể thống nhất tất cả sự vật và sinh vật vào một tổng thể có liên quan hỗ tương với nhau. Bất cứ ai chấp nhận quan điểm này đều sẽ chấm dứt việc làm hại bất cứ sinh vật sống nào, hay hủy hoại môi trường đang hỗ trợ cho sự sống của tất cả các sinh vật.

Những lời phát biểu của Einstein về khoa học và tôn giáo đã phản ánh sự thán phục của ông về việc Phật Giáo làm cách nào để có thể đem đến cho mọi người lòng từ bi và đạo đức- hai yếu tố rất quan trọng trong nền văn hóa Do Thái, cũng như một quan điểm logic mang tính phân tích tuyệt đối- nền tảng của những ý tưởng khoa học. Ông đã tìm thấyPhật Giáo một hệ thống duy nhất kết hợp được logic, từ bi, và đạo đức theo một phương cách có thể mang đến một quan điểm thống nhất về thế giớivũ trụ, và phát huy quyền lợi cho tất cả mọi người. Einstein đã phát hiện ra rằng Phật Giáo rất phù hợp với khoa học hiện đại. Tuy nhiên, không giống như khoa học, Phật Giáo lại là một nguồn lợi íchhạnh phúc đáng tin cậy cho tất cả mọi người. Vì quan điểm này xuất phát từ một nhà khoa học nổi tiếng nhất, nó đã là một động lực đáng kể trong việc thúc đẩy các trí thức Tây Phương nghiên cứuthực hành đạo Phật.

Một nhà khoa học gốc Do Thái nổi tiếng khác, J. Robert Oppenheimer, cũng đã nêu ra một vài lãnh vực rất tương đồng giữa quan điểm của Phật Giáoquan điểm của khoa học hiện đại. Ví dụ như vì sao những thực tiễnbản không thể l ‎ý giải được bằng những thuật ngữ hay quy cách phân loại theo đúng như quy ước:

“Ví dụ như, nếu chúng ta đưa ra câu hỏi là vị trí của một electron có cố định không, câu trả lời sẽ là ‘không’. Nếu chúng ta đưa ra câu hỏi là vị trí của electron có thay đổi theo thời gian không, câu trả lời sẽ là ‘không’. Nếu chúng ta đưa ra câu hỏi là electron có ngừng chuyển động hay không, câu trả lời sẽ là ‘không’. Nếu chúng ta đưa ra câu hỏi là electron có đang chuyển động không, câu trả lời sẽ là ‘không’. Đức Phật đã đưa ra những câu trả lời như vậy khi có người hỏi Ngài về những trạng thái của cái “Ngã” của một người sau khi người ấy qua đời, nhưng đó không phải là những câu trả lời quen thuộc đối với khoa học ở thế kỷ XVII và XVIII.” [2]

Vì Einstein và Oppeinheimer đã nêu ra rằng học thuyết Phật Giáo luôn luôn phù hợp với những quan điểm nội tại cao nhất của khoa học hiện đại, nên nhà tư tưởng nhân đạo vĩ đại Albert Schweitzer có thể phát biểu một cách mạnh mẽ về quan điểm đặc sắc của Phật Giáo về Tứ Diệu Đế và các pháp giới. Việc xuất phát từ quan điểm đạo đức Phật Giáo có thể giúp tìm ra được nền tảng cho những giải pháp đối với những vấn đề của thế giới hiện đại. Nếu tuân thủ những giới luật căn bản do Đức Phật đề ra [3], thì xã hội sẽ được hòa hợp và sẽ khiến cho mọi người tự nhiên sẽ có trách nhiệm đối với môi trường sinh sống.

Schweitzer đã phát biểu về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như sau:

“Người đã đưa ra những lời diễn giải cho những sự thật có tính xác đáng tuyệt đối, và đã thúc đẩy sự phát triển của những nền tảng đạo đức không những cho đất nuớc Ấn Độ mà còn cho cả nhân loại. Đức Phật là một trong những nhà tư tưởng tài ba lỗi lạc nhất đã từng hiện tiền trên thế giới này.” [4]

Nếu Einstein và Oppenhemmer là hai nhà tư tưởng vĩ đại của giới khoa học gia Tây phương, thì Albert Schweitzer lại là một người anh hùng văn hóa Tây phương trong lãnh vực nền tảng đạo đức và các hoạt động từ thiện. Việc mỗi nhân vật nổi tiếng như đã nêu trên tỏ lòng thán phục Đức Phật với những quan điểm riêng xuất phát từ kinh nghiệm sinh sống và làm việc của mình là minh chứng cho ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Phật Giáo đối với những nhân vật xuất sắc trong nền văn hóa Tây phương. Ngoài những nhà khoa học và những nhà tư tưởng đạo đức, các nhà tâm lý nổi tiếng cũng đã tỏ lòng thán phục sâu sắc đối với Đức Phật. Lấy ví dụ, Sigmund Freud và Carl Jung, đã nhìn nhận những hoạt động liên quan đến nội tâm và những kỹ thuật trị liệu để làm gia tăng sức khỏe tâm lý và hòa đồng xã hội theo những chiều hướng rất tương đồng với tâm lý học Phật Giáo.

Freud đã từng phát biểu:

“Không điều gì có thể ngăn cản việc chúng ta quán sát bản ngã, hoặc sử dụng tri thức của mình vào việc tự phê phán bản thân. Trong lãnh vực này, đã có một số nghiên cứu được thực hiện - với những kết quả dù chưa thể khắng định chắc chắn nhưng có thể làm nền tảng cho việc xây dựng một Weltanschauung???” [5]

Mặc dù Freud không tỏ ý thán phục trực tiếp giáo l ‎ý của Đức Phật, những lời phát biểu của ông luôn phản ánh ‎ những ý tưởng của Bậc Hiền Triết dòng họ Shakyas. Ông luôn luôn đề nghị việc xây dựng một quan điểm mang tính toàn cầu dựa trên việc quán sát không ngừng những hoạt động, những ý tưởng và những quá trình tâm linh của từng cá nhân. Ông đòi hỏi mỗi người đều phải tự có trách nhiệm với bản thân, và ông không thừa nhận những khuôn mẫu mang nặng tính giáo điều hay ép buộc về hành vi hay ý ‎thức. Việc kiên định trong quá trình quán sát bản ngã là điều cần thiết để giúp tìm ra được ánh sáng nội tâm dẫn dắt đến hòa hợp trong xã hội và cứu chữa những vết thương của môi trường sống. Khi một cá nhân còn chấp nhặt vào những nguồn kiến thức hay chỉ dẫn từ bên ngoài, người đó sẽ rất dễ dàng chịu những ảnh hưởng tác động bên ngoài, đưa đến những hành động đi ngược lại đạo l ‎ý, làm thương tổn những người khác và môi trường sống. Một cá nhân thường quán sát nội tâm sẽ là một cá nhân nhận thức được mối liên hệ mang tính nhân quả giữa hành động và hậu quả, và sẽ cảm thấy sợ hãi không muốn làm thương tổn các sinh vật hay sự vật, vì biết rằng việc làm thương tổn như thế sẽ đem lại một sự trả thù.

Cũng như Freud, Carl Jung cũng mong muốn tìm ra sự thật thông qua việc quán sát nội tâm và phân tích. Tuy nhiên, những nghiên cứu của ông lại trực tiếp dẫn dắt ông đến với Phật Giáo nhiểu hơn. Jung đã phát biểu như sau:

“Là một nhà nghiên cứu tôn giáo so sánh, tôi tin tưởng rằng Phật Giáo chính là tôn giáo hoàn hảo nhất mà thế giới đã từng có được. Triết lý về Thuyết tiến hóaLuật Nhân Quả (Định Nghiệp) đã vượt bậc rất xa so với bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo nào.Căn duyên dẫn dắt tôi đến với thế giới tư tưởng Phật Giáo không phải là lịch sử tôn giáo hay những nghiên cứu triết học, mà lại là công việc ưa thích của tôi- bác sĩ trị liệu. Công việc của tôi là chữa trị những vết thương về tinh thần, và chính công việc này đã thúc đẩy tôi đến việc quen thuộc với những quan điểmphương pháp của Bậc Đại Sư về lòng nhân đạo, với đề tài chính là chuỗi nối tiếp Khổ- Lão- Bệnh- Tử.” [6]

Jung đã viết rất nhiều về Phật Giáo, và những tác phẩm của ông đã dẫn dắt rất nhiều thế hệ người Tây phương vào con đường học hỏithực hành đạo Phật. Jung đã tìm thấyPhật Giáo một nguồn tài nguyên chân thực trợ giúp cho việc nhìn lại nội tâm nhằm tiêu diệt tận gốc rễ những căn nguyên nỗi khổ đau của con người. Ông đã tìm ra từ triết lý ‎ Phật Giáo một học thuyết tiến hóa hoàn toàn phù hợp với học thuyết tiến hóa của Darwin, nhưng đã có mặt trước học thuyết Darwin khoảng 25 thế kỷ. Từ những học thuyết Phật Giáo, Jung không chỉ thấy được quá trình tiến hóa, mà còn cả một tầm nhìn rộng lớn hơn về một vũ trụliên quanhỗ tương lẫn nhau, trong đó bất kỳ một hành động nào của một cá nhân làm gây tổn thương cho một cá nhân khác hay cho môi trường sống đều sẽ là tác nhân trực tiếp dẫn đến việc cá nhân đó sẽ chịu khổ đau. Jung chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những lời dạy của Đức Phật khi ông tuyên bố rằng hạnh phúc thực sự được tìm thấy không phải là từ việc theo đuổiđạt được những của cải vật chất hay cảm giác dục lạc, mà là từ việc nhận biết được một sự thật tiên nghiệm. Sự chữa trị những vết thương gây ra do những khủng hoảng về xã hội và môi trường trong thời đại của chúng ta chỉ có thể xuất phát từ quan điểm này mà thôi.

Trong lãnh vực triết lý Tây phương, nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng cũng đã từng ca ngợi Phật Giáo về những cống hiến to lớn của nó trong việc tìm ra căn nguyên của thực tại và những ý tưởng tự do cho toàn nhân loại, cũng như hạnh phúc cho muôn loài. Chẳng hạn như Frederick Nietszche đã từng nhấn mạnh đến tính duy thực và tính nhẫn nhục- hai đặc tính của đạo Phật- như sau:

“Đạo Phật mang tính thực tiễn cao hơn gấp hàng trăm lần so với những tôn giáo khác. Đạo Phật bắt đầu bằng việc tiếp nhận mọi một cách hòa nhã và khách quan mọi vấn đề. Đạo Phật đã đi sâu vào đời sống sau nhiều năm phát triển về phương diện triết lý. Khái niệm về Thượng Đế cũng biến mất ngay sau khi khái niệm ấy vừa xuất hiện, và việc cầu nguyện cũng không được đặt thành vấn đề. Việc tu khổ hạnh cũng thế. Không hề có những áp đặt theo khuôn mẫu. Hoàn toàn không có sự ép buộc, ngay cả trong cộng đồng tu sĩ. Vì thế, không có việc kình địch hay chống đối lại những cộng đồng các tín đồ của những tôn giáo khác. Những lời giáo huấn trong đạo Phật không nhằm mục đích chỉ trích bất cứ điều gì ngoại trừ các cảm giác hiềm thù, thù hận và oán giận.” [7]

Nietszche tỏ ý rất khâm phục phương phápĐức Phật đã dạy để chịu đựng kiên nhẫn các tai ương. Khi đã hiểu được rằng tai ương tồn tại và xảy ra cho bất cứ sinh vật nào trên trái đất, thì sinh vật ấy không nên hoảng sợ tìm cách tránh né hay làm tai nạn chệch hướng đi, mà nên tuân theo con đường tu tập chính đáng. Việc này, theo như Nietszche nói rõ hơn, không hề liên quan đến các thần linh hay ma quỷ, hay đến những lời cầu nguyện những đối tượng này. Đạo Phật không chấp nhận sự ép buộc, mà nhấn mạnh việc tự giải thoáttrách nhiệm của mỗi cá nhân.Với lối suy nghĩ như thế, Phật Giáo hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với những tôn giáo khác, và chỉ nhắm đến mục tiêu tối thượngtiêu diệt những “kẻ thù trong tâm”- tham, sân, si.

Nhiều văn sĩ và thi sĩ vĩ đại ở thế kỷ XIX, XX, và hiện nay là thế kỷ XXI đã xem đạo Phật là một nguồn quán chiếu nội tâmcảm hứng sáng tác. Việc ca ngợi giáo lý đạo Phật của họ đã làm cho vô số những người dân Tây phương chú ý đến đạo Phật. Một người tiêu biểu từ khá lâu đời trong số những văn sĩ- thi sĩ này là Sir Edwin Arnold, nhà thơ được giải thưởng lớn về văn chương của Anh Quốc, người đã xuất bản tập thơ nổi tiếng The Light of Asia [8] của mình vào năm 1879. Ông đã viết như sau:

“Về niên đại, vì thế, các tôn giáo khác đều rất trẻ so với tôn giáo đáng kính này. Tôn giáo này chứa đựng sự vĩnh cửu của một niềm hy vọng của toàn thế giới, sự bất tử của một niềm thương yêu vô hạn, một niềm tin không thể hủy diệt được vào cái thánh thiện tột cùng, và sụ khẳng định một cách tự hào nhất từ trước đến nay về tự do nhân loại.”

Những lời ca ngợi đạo Phật của Arnold đã ảnh hưởng nhiều đến những tác phẩm của ông về cuộc đờisự nghiệp của Đức Phật. Những tác phẩm này đã có tác động rất lớn đến nhiều thế hệ người Tây phương trong việc tìm hiểu về giáo lý của đạo Phật, và trở nên hạnh phúc, hiền hậu dịu dàngtốt bụng hơn. Đặc biệt hơn, Arnold đã giải thích được cái đẹp của mục tiêu tối thượng trong việc thực hành đạo Phật- đó là trạng thái được giải thoát hoàn toàn. Đây là trạng thái, theo ông giải thích, là trạng tháitốt đẹp tối thượng”, được biểu hiện bằng “tình thương vô hạn”, và giải thoát hoàn toàn. Chính vì biết được những thực tế của mục đích tối thượng này mà các tín đồ Phật Giáo đã có thể chịu đựng được bất cứ một sự gian khổ nào với sự nhẫn nại đáng ngợi khen, và đáp lại những sụ nhục mạ của người khác bằng tấm lòng từ bi và tình thương. Tình thương vô biênsự giải thoát hoàn toàn không chỉ là những tính chất trừu tượng của một mục tiêu xa xôi, mà chúng tồn tại một cách lâu dài ngay trong tâm trí một cá nhân đã thật sự đi vào con đường của Phật.

Tác phẩm của Arnold cũng là một nguồn ảnh hưởng vô tận đối với những người đang tìm kiếm một thế giới tốt đẹp hơn. 127 năm sau khi tác phẩm The Light of Asia ra đời, hang trăm cuốn sách có giá trị khác về đề tài Phật Giáo đã được xuất bản bằng tiếng Anh, và hàng trăm kinh điển Phật Giáo đã được dịch ra tiếng Anh hay các ngôn ngữ Tây phương khác. Những tác phẩm này thường được tìm thấy trong các thư viện và nhà của những người đang đi tìm thực tại nội tâm và những nguồn cảm hứng trong quá trình tìm kiếm những giải pháp cho những khủng hoảng về xã hội và môi trường.

Những lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được dịch ra nhiều ngôn ngữ phương Tây, đã trở thành những lời hướng dẫn rõ ràngảnh hưởng sâu sắc đối với những người đang đi tìm một phương thuốc chữa trị cho xã hội và môi trường. Đức Phật đã thuyết pháp khá nhiều về những giải pháp cho những vấn đề toàn cầu. Một ví dụ cơ bản có thể tìm được trong Kinh Từ:

“Người khôn khéo mưu tìm lợi ích cho mình và có ước nguyện thành đạt trạng thái Vắng Lặng nên có hành động như thế này: Người ấy phải có khả năng, phải chánh trực, hoàn toàn chánh trực, kín đáo, tế nhị, khiêm tốn. Người ấy phải tri túc, dễ nuôi, có ít nhiệm vụ, sống dễ dàng, thu thúc lục căn, biết suy xét, không luyến ái gia đình.Người ấy không nên vi phạm ngay cả những lỗi lầm nhỏ bé nhất khiến bậc thiện trí có thể khiển trách. Người ấy nên luôn luôn giữ chánh niệm như sau:

Ước mong tất cả chúng sanh được an vui và châu toàn! Ước mong tất cả đều có tâm hoàn toàn trong sạch. Bất luận chúng sanh ấy như thế nào: - yếu đuối hay khỏe mạnh, cao lớn mập mạp hay tầm vóc bình thường, lùn thấp bé nhỏ, hữu hình hay vô hình, những chúng sanh ở gần hay những chúng sanh ở xa, những chúng sanh đã ra đời hoặc những chúng sanh chưa sanh - Ước mong tất cả chúng sanh, không loại trừ bất luận ai, đều có tâm an lành hạnh phúc.

Không để ai làm cho ai thất vọng, không ai khinh bỉ ai, dù người như thế nào hoặc ở nơi đâu. Trong cơn giận dữ hay lúc oán hờn, không nên mong điều bất hạnh đến với người khác. Cũng như bà từ mẫu hết lòng bảo bọc đứa con duy nhất của bà dù có hiểm nguy đến tính mạng, cùng thế ấy người kia trau giồi tâm Từ vô lượng vô biên, rải khắp mọi chúng sanh. Hãy để những tư tưởng từ ái vô biên bao trùm toàn thể thế gian -bên trên, phía dưới, bốn phương tám hướng- không để cho điều gì làm trở ngại, không mảy may nóng giận, không chút hiềm thù.”

Theo lời của Đức Phật trong bài thuyết pháp đầu tiên của Ngài tại Vườn Lộc Uyển tại thành Sarnath, nguyên nhân của tất cả những nỗi khổ đau là klesha, một khái niệm bao hàm tất cả những trạng thái của tâm buồn khổ như hôn trầm, si mê, xan tham, dối lừa, sân hận, ghét ghen… Điều này là sự thật ở mức độ cá nhân (nỗi khổ đau riêng của từng người), ở mức độ xã hội (các vấn đề về xã hội), và ở mức độ môi trường (như ô nhiễm, hay hiện tượng trái đất ngày càng nóng lên, v.v..) Khi tận diệt được klesha, lúc đó con người sẽ đạt đến trạng thái Vô Dư Niết Bàn. Một xã hội có càng ít klesha sẽ là một xã hội hạnh phúc và khỏe mạnh, và sẽ luôn chú ‎ý đến sự phát triển một môi trường sống lành mạnhtrong sạch. Các klesha được đoạn trừ bằng cách tu tập theo con đường như đã nêu ra trong trích đoạn Kinh Từ. Con đường này được biểu hiện qua việc giữ chánh tâm, sống khiêm tốn, tế nhị, sống một cuộc đời đơn giản, ít đam mê dục lạc, không sân, si, và đối xử với tất cả chúng sanh như một người mẹ nhìn đứa con duy nhất của mình- với tâm Từ vô lượng vô biên.

Lời trích dẫn ở trên (“Nguyện tất cả chúng sanh đều đuợc an lạc”) là một minh chứng cho lòng Từ tâm vô hạn đã được ghi lại trong các kinh điển của Phật Giáo- Đại ThừaTiểu Thừa. Lòng Từ như vậy chính là tâm điểm trong những lời dạy của Đức Phật, và là yếu tố chính làm nền tảng dẫn đến việc khôi phục lại xã hội và môi trường. Sự vô biên vô lượng của lòng Từ như thế thật không thể lấy gì làm thước đo được. Những lời nói có thể được nhắc đi nhắc lạimột cách dễ dàng, nhưng rất khó cho một người bình thường trên thế gian có thể tin được là những lời này đã an trú trong tâm của những con người đang cố gắng thực hiện lòng Từ này qua Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp. Chỉ nhờ vào những thực thể như vậy trong cuộc sống mà một người bình thường có thể tin vào pháp lực vô biên và sự thành tựu của những pháp này.

Không những chỉ có những lời thuyết pháp hùng vĩ của Đức Thế Tôn, mà hàng ngàn bộ kinh điển chứa đựng những lời giáo hóa khác của Ngài, và những nhận xét về những lời dạy đó, đã xuất hiện trên thế giới hơn 2000 năm nay. Điều không may là mỗi người nghe được những lời dạy đó lại không cần thiết phải ghi nhớ thuộc lòng. Ngay cả từ thời Đức Phật còn tại thế, một số đệ tử của Ngài chỉ đơn thuần nghe những lời dạy của Ngài, nhưng không bao giờ ghi nhớ chúng. Hầu hết những người dân của quốc giaĐức Phật xuất thân chỉ tiếp tục hưởng thụ những thú vui trần tục mà không chú ý gì nhiều đến cơ hội qu ‎ý báu được nghe và hành trì theo lời dạy của Đấng Giác Ngộ. Trong thế giới các nước Âu Châu và châu Mỹ, những lời dạy của Đức Phật đã được phổ biến một cách rộng rãi, tuy nhiên, cho đến nay số những người thực hiện đúng nghĩa những lời dạy của Ngài vẫn là một con số rất nhỏ; tuy nhiên những người này lại có một ảnh huởng khá sâu rộng.

Như vậy những người Tây phương đã bắt đầu nghe và ghi nhớ những lời dạy của Đức Phật đến mức độ nào? Ngoài những lời khuyên của những nhân vật nổi tiếngTây phương như đã đề cập ở trên, phương tiện chính yếu để truyền bá những lời dạy đó chính là những “ ví dụ sống”- những vị sư Phật Giáo đã đến các nước phương Tây. Người có vai trò đặc biệt quan trọng là Đức Dalai Lama đời thứ 19, người đã đi vòng quanh thế giới để truyền bá những lời dạy của Đức Phật bằng những buổi thuyết pháp và các ví dụ, tạo giải thoát cho nhiều tâm linh và làm cảm động nhiều trái tim khác ở bất cứ nơi nào mà Ngài đã đi qua.

Tâm trí của hầu hết người Tây phương đều có thể chịu ảnh huởng của những buổi thuyết trình mang tính học thuật và những vần thơ phú. Tuy nhiên, những nhân cách lớn thường có sức thuyết phục rất mạnh để dẫn dắt mọi người đi vào việc hành đạo. Những lời dạy của Đức Phật, nếu chỉ được nghe qua lời giảng của một học giả ở một trường đại học, hay từ một thi sĩ tại một quán cà phê, thì không thể nào có thể sức mạnh thuyết phục như khi chúng được giảng bởi một người đã thệ nguyện quy y giữ giới sống trong một tu viện Phật Giáo, và giữ được những giới này trong điều kiện có nhiều chướng ngại lớn lao và những áp lực từ bên ngoài. Những tu sĩ Phật Giáo như Đức Dalai Lama và đoàn thể những tăng sĩ của Ngài đã đi sang các nước Tây phương theo lời mời của các sinh viên và các phật tử. Họ đã thấy rằng những lời thuyết pháp của mình đã được lắng nghe một cách chăm chú bởi những thính giả Tây phương- những người rất nể trọng những hy sinh mà các tu sĩ này đã phải làm để giữ được những lời phát nguyện của họ, và tiếp tục hành đạo ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Những tu sĩ sẵn sàng từ bỏ mạng sống và tự do riêng của mình thay vì từ bỏ những lời phát nguyện và giớ luật thì rất xứng đáng được mọi người coi trọng như thế.

Hàng ngàn cuốn sách và kinh điển Phật Giáo có thể đã chỉ nằm im trong các thư viện ở các nước phương Tây, và ít mang lại được ảnh hưởng gì đối với mọi người. Tuy nhiên, những hành động anh hùng của các vị như Bồ Tát Thích Quảng Đức đã tạo một hiệu quả tức thời, sâu sắc và lâu dài đối với hàng triệu người. Những lời giáo hóa của các thiền sư như Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh- người đã rất khéo léo và không mệt mỏi thuyết pháp cho hàng triệu sinh viên, đã có một ảnh hưởng rất lớn lao ở phương Tây. Lịch sử hành đạo và những lời giáo hóa của các thượng tọa như Thượng Tọa Thích Trí Siêu đang ngày càng được nhiều người quan tâm theo dõi ở các nước Tây phương. Càng ngày càng có nhiều công dân Mỹ ở các trường đại học lớn và những sinh viên chuyên ngành Phật học tìm đến xin ham vấn các vị sư có ảnh hưởng lớn lao này, và luôn luôn cầu nguyện cho sức khỏe và sự thành công trong việc hoằng dương Phật pháp của các vị.

Thế giới hiện nay có nhiều thách thức lớn lao như những nỗi đe dọa thường xuyên về khủng bố, sự áp bức, chiến tranh giữa các quốc gia, và xung đột dân sự. Những chứng bệnh mới đã xuất hiện, đe dọa sức khỏe của chúng ta, và những cải cách kinh tế cũng đe dọa đời sống của chúng ta. Ô nhiễm môi trường làm nhiễm độc không khí, đất đai và mặt nước, và dẫn đến những vấn đề khủng khiếp đi kèm với hiện tượng trái đấtngày càng nóng lên. Việc bùng nổ dân số đã đặt áp lực ngày càng lớn lên những nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt, và dẫn đến tình trạng đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, xung đột, ô nhiễm, ngày càng gia tăng. Những thách thức này thật lớn lao. Cơ hội tìm được một giải pháp thực sự vẫn tồn tại, tuy nhiên rất ít. Chúng phụ thuộc vào việc có đủ hay không những người có đủ tính can đảm, khắc cốt ghi tâm những lời dạy của Đức Phật, noi gương những vị tăng sĩ của đất nước Việt Nam tươi đẹp này- những người đã chấp nhận hiến dâng cuộc đời mình để lòng Từ bi của Đức Phật sẽ tiếp tục làm thế giới trở nên tốt đẹp./.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :