● Vài Suy Nghĩ Về Hiện Tình Phật Giáo

16/02/201212:00 SA(Xem: 8964)
● Vài Suy Nghĩ Về Hiện Tình Phật Giáo

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

VÀI SUY NGHĨ VỀ HIỆN TÌNH PHẬT GIÁO
Thích Nguyên Hạnh, Texas Hoa Kỳ

Tôi có nhận được thư mời tham dự buổi Hội Thảo “Phật Giáo Trong Thời Đại Mới: Cơ Hội và Thách Thức”. Tôi thành thật cảm ơn.

Trong khi vui mừng thấy những đề tài gợi ý trong thư mời của Ban Tổ Chức mở ra nhiều vấn đề thiết yếu cho Phật Giáo ngày nay thì tôi lại rất tiếc, vì hoàn cảnh bản thân trong lúc này, không thể về tham dự được. Kính xin quý vị thông cảm, hoan hỷ cho.

Không về tham dự được; nhưng vì từ lâu vốn nặng lòng với hiện trạng của Phật Giáo Việt Nam, tôi xin chia xẻ một đôi điều; và qua đó, xin được bày tỏ ít nhiều niềm kỳ vọng của tôi vào cuộc Hội Thảo này.

1. Xã hội Việt Nam đang thay đổi và chắc chắn sẽ thay đổi với một tốc độ rất nhanh. Trong khi, trên mặt giáo lý, Phật Giáo là một tôn giáo có khả năng thích ứng với mọi đổi thay của hoàn cảnh thì trong thực tế, khả năng này hầu như đã không được vận dụng một cách thích đáng khiến cho Phật Giáo Việt Nam ngày nay, từ cơ cấu tổ chức đến nhân sự, từ quan niệm, khuynh hướng đến cách thức điều hành, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài ... tất cả như đang bị đông cứng lại. Cứ thế này mà nhìn về ngày mai, chúng ta thật khó để thấy được sức sống và những đóng góp lớn lao của nó như lịch sử đã từng có. Cho nên, tôi mong ước biết bao, cuộc hội thảo này sẽ đánh động được khả năng thích ứng của Phật Giáo Việt Nam để Phật Giáo Việt Nam có thể đáp ứng được những nhu cầu của dân tộc, của thời đại và của ngay chính bản thân Phật Giáo Việt nam trong một xã hội đang và sẽ thay đổi nhanh chóng.

 2. Trong khung cảnh của thời đại toàn-cầu-hóa ngày nay, sức mạnhtính cách áp đảo về mọi mặt của Âu Mỹ chắc chắn đặt thành vấn đềtính cách sinh tử đối với tất cả các nước yếu, trong đó có Việt nam. Làm sao để Việt Nam vẫn giữ được bản sắc của mình, giữ được truyền thống văn hóa, đạo lýnếp sống đặc thù của mình trong khi vẫn đi tới với thời đại văn minh vật chất khoa học kỹ thuật; vẫn tiếp nhận được những giá trịtính cách phổ quát của nhân loại ngày nay? Phật Giáo - như một trong những yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa, đạo lý, nếp sống tinh thần, đạo đức của dân tộc - không thể đánh mất vai trò chủ động của mình trong việc trả lời vấn nạn sinh tử này của dân tộc. Cho nên, tôi kỳ vọng cuộc hội thảo này sẽ đặt được cơ sở lý thuyết cho những nỗ lực hành hoạt nhằm khẳng định vai trò của Phật Giáo đối với dân tộc trước sức ép này của chiều hướng toàn cầu hóa.

 3. Cũng trong khung cảnh của thời đại với sức mạnh áp đảo của văn minh, văn hóa vật dục Tây phương - đặc biệt là Hoa Kỳ, bản thân của Phật Giáo cũng ở trong một cơn thử thách sinh tử. Đó là thử thách đặt ra cho một nền đạo lý lấy nếp sống đơn giản, tri túc làm ngõ vào Đạo, lấy Giải thoát, Giác ngộ làm mục tiêu đối diện với một nền văn minh, văn hóa lấy dục vọng làm động cơ cho mọi sự tiến bộ, luôn xô đẩy con người vào sự hưởng thụ để cuối cùng, nô lê hóa con người. Thử thách này vốn liên hệ đến nếp sống của người tu đạo, hành đạo giữa đời, liên hệ đến phẩm chất giáo dục, đào tạo các thế hệ Tăng Ni ngày nay mà nếu không vượt qua được thì rồi khủng hoảng là điều khó tránh. Hẳn nhiên, bản thân của mỗi người hành đạo mới quyết định cho câu trả lời nhưng tôi vẫn trông mong cuộc Hội Thảo này sẽ đặt thành vấn đề ý thức và hành động cho những người làm công việc giáo dục trong Phật Giáo và cho thế hệ những người hành đạo ngày nay.

 4. Nhìn vào hiện trạng của Phật Giáo Việt Nam và vào cả một thời kỳ từ 1963 đến nay, Phật Giáo Việt Nam đã có không ít những thành tựu và đổ vỡ. Một hệ quả lớn của những thành tựu và đổ vỡ này là tình trạng ngập sâu vào trong vũng lầy của thế sựcho đến nay vẫn chưa có nẻo thoát, ở cả bên này và bên kia. Một tôn giáo của dân tộc mà không có được một cơ cấu độc lập, tự chủ để nói được tiếng nói của chính mình trước những vấn đề của mình và của dân tộc; một tôn giáo gắn bó cùng dân tộc trên dưới 2000 năm lịch sử mà ngày nay lại phải chịu sự lệ thuộc và sự tác động của đủ thứ thế lực thì quả là điều người Phật tử khó nỗi cam tâm. Phật Giáo đâu cần phải đi theo ai ở bên này hay bên kia. Phật Giáocon đường Phật, con đường vượt lên mọi cực đoan của biên kiến thế gian để phụng sự cho dân tộc và con người. Tôi mong sao buổi Hội Thảo này sẽ là cơ hội bước đầu để cởi bỏ những sợi dây oan nghiệt đã và đang trói buộc Phật Giáo trong vòng vây của thế sự nhiễu nhương này.

 5. Nông thôn Việt Nam từ bao đời, ngay cả dưới chế độ thực dân Pháp, đã là địa bàn của Phật Giáo. Ở đó, dù Đạo Phật có pha trộn với đủ thứ tín ngưỡng, bày ra đủ thứ mê tín dị đoan nhưng như luôn luôn có một thành trì vững chắc đủ để khiến cho những thứ văn hóa, tín ngưỡng ngoại lai khó có thể xâm nhập. Ngày nay, thành trì đó như đã vỡ ra từng mãng, đời sống con người không còn nhiều những niềm tin thiêng liêng trong khi khuynh hướng vật dục đã như cơn gió dữ cuốn hút con người, thôn quê Việt Nam đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho những loại văn hóa, tín ngưỡng đi liền với tiền bạc vật chất. Cứ đà này mà thấy thì rồi, Phật Giáo sẽ từ từ tàn lụi ở nông thôn mà thôi. Cho nên, tôi nghĩ, cần có nhiều nỗ lực hướng về nông thôn, không chỉ trên mặt từ thiện xã hội, mà chính yếu là trên mặt hoằng pháp, sinh hoạt tín ngưỡng. Hình ảnh ngôi chùa làng và sự sinh hoạt dưới mái chùa làng này là những gì mà người hoài tâm lo cho Phật Giáo không thể không nghĩ đến. Buổi Hội Thảo nếu đặt ra được vấn đề này để cho người trách nhiệm quan tâm và có những nỗ lực thích đáng sẽ là một điều thiết thực.

 6. Trong viễn ảnh của một Việt nam thay đổi, các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí, truyền thanh, truyền hình… sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hoằng pháp để duy trì, cũng cố niềm tin Phật và nếp sống của người Phật tử. Mặc dầu, tôi biết đang có rất nhiều giới hạn ở mặt này trong tình hình của Việt Nam bây giờ; nhưng những chuẩn bị cần thiết cho ngày mai là điều nên được nghĩ tới lúc này để khi hoàn cảnh cho phép, Phật Giáo có đủ điều kiện và khả năng để thực hiện.

 Trên bình diện văn hóa rộng lớn hơn, công việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật (âm nhạc, kịch nghệ, điện ảnh, hội họa, điêu khắc…) vốn dễ tác động vào tâm hồn con người và góp phần định hướng cho đời sống tinh thần của xã hội cũng là điều cần được quan tâm và có những nỗ lực chuẩn bị cần thiết. Phật Giáo từ ngàn xưa đã từng là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều thế hệ văn nghệ sĩ và những sáng tác phẩm này đã từng làm nên cả một nền văn hóa Phật Giáo trãi dài qua lịch sử. Tôi vẫn mơ về một nền văn hóa thấm nhuần nguồn đạo Từ bi và Trí tuệ như thế cho hôm nay; và nghĩ, đó sẽ là những đóng góp lớn lao và lâu dài cho đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam sau này như quá khứ đã từng chứng tỏ. Tôi mong ước, buổi Hội Thảo sẽ gây được niềm khích lệ cho những anh chị em văn nghệPhật tử tìm được nguồn cảm hứng sáng tạo trong Đạo Phật. Thêm nữa, việc vinh danh những khuôn mặt với những đóng góp trong quá khứ gần đây về mặt này là điều mà buổi Hội Thảo có thể đề xuấtthực hiện.

Còn có biết bao nhiêu điều để nói. Việc giáo dục, đào tạo một đội ngũ những người làm công việc giáo dục Phật Giáp, từ mẫu giáo đến Đại Học. Việc bảo lưu những di vật của cha ông, xem đó như gia tài của Phật Giáo Việt Nam đang còn rất ít và tản mác ở khắp nơi. Việc hoàn thành Đại Tạng Kinh Việt Nam bên cạnh những công trình nghiên cứu để phục hưng và tô bồi cho sự nghiệp trí tuệ của Phật Giáo Việt Nam. Công tác từ thiện để lân mẫn với quần chúng nghèo khó và đề góp phần cải tạo xã hội. Việc xây dựng một nền kinh tế tự túc để cho các nỗ lực trên đây có đủ phương tiện thực hiện…

Phật Giáo như một cơ thể toàn diện. Mặt nào cũng quan trọng, cũng có vai trò của nó. Xây dựng cơ đồ cho Phật Giáo Việt nam hôm nay đòi hỏi một nỗ lực tập hợp trí tuệ và khả năng mọi mặt. Hẳn nhiên, không ai có thể đòi hỏi một buổi Hội Thảo có thể đặt ra và giải quyết hết mọi vấn đề. Điều tôi mong ước là, buổi Hội Thảo này sẽ đánh dấu cho một chuyển hướng tích cực từ ý thức đến hành động để những nỗ lực thực hiện có thể bắt đầu từ đó. Chỉ chùng đó thôi thì buổi Hội Thảo cũng sẽ là một thành công đáng quý.

Kính thưa quý vị,

Trong khi không trực tiếp tham dự được, tôi xin gởi về vài ý nghĩ nhỏ và niềm mong ước trên đây. Thành kính cầu nguyện Tam Bảo gia hộ buổi Hội Thảo được thành công tốt đẹp.

Trân trọng./.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.