● Đưa Giáo Lý Nhà Phật Vào Cuộc Sống

15/02/201212:00 SA(Xem: 7926)
● Đưa Giáo Lý Nhà Phật Vào Cuộc Sống

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

ĐƯA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO VÀO CUỘC SỐNG
TS. Phan Văn Hoàng

Mỗi buổi sáng, giở tờ báo, chúng ta bắt gặp không ít những tin tức không vui. Trên thế giới, chiến tranh, khủng bố, bắt cóc… tiêp tục gieo chết chóc và khổ đau cho loài người ở nhiều nơi. Trong nước, tham nhũng, hối lộ, lường gạt, cướp bóc… vẫn còn hoành hành. Bức tranh toàn cảnh nói trên khiến những người ưu thời mẫn thế không khỏi lo lắngđau lòng.

Đối với những người từng học Phật, nguyên nhân sâu xa của tất cả những chuyện kể trên đều có thể quy về tam độc (tham, sân, si). Giáo lý nhà Phật không những có thể giải thích mà còn có thể giải quyết tất cả bằng giới định tuệ, bằng bi trí dũng.

Đạo Phật là đạo giác ngộ, đạo cứu khổ. Thế nhưng, cho đến nay, đạo Phật vẫn chưa góp phần tiêu diệt mọi cái ác. Vì sao? Theo thiển ý của chúng tôi, đạo Phật vẫn chưa có một cơ chế thích hợp để tác động vào cuộc sống. Các giáo hội vẫn chưa thường xuyên đặt nặng công cuộc hoằng dương chính pháp. Việc hành đạo còn dừng lại trong khuôn viên chùa chiền, chuyện tu tập của các Phật tử chỉ dựa vào nỗ lực cá nhân.

Do đó, đưa giáo lý nhà Phật vào cuộc sống đang trở thành một nhu cầu cấp thiết của thời đại để giảm bớt khổ đau, tăng thêm hạnh phúc cho chúng sinh.

Vấn đề này mang tính toàn cầu, nhưng ở đây chúng tôi xin giới hạn nó trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.

Lâu nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm tốt công tác từ thiện, như nuôi dưỡng các trẻ mồ côi, khuyết tật, giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân thiên tai…, thể hiện tinh thần từ bi của đạo Phật. Nhưng điều đó chỉ mới giải quyết cái ngọn, chứ chưa triệt tiêu cái gốc của mọi khổ đau.

Theo thiển ý của chúng tôi, Giáo hội cần đẩy mạnh công cuộc hoằng dương chính pháp và, hơn thế nữa, tổ chức cho mọi Phật tử sống theo lời Phật dạy. Nói đến Giáo hội là nói đến lực lượng tăng ni. Mỗi tăng ni cần quan niệm chỉ tự giác không thôi là chưa đủ, mà phải giác tha thì mới đạt được con đường giác hành viên mãn. Giúp cho một người hiểu và làm theo chính pháp tức là làm giảm bớt một tác nhân có thể gây tai họa cho xã hội. Tăng ni phải tìm đến mọi người để giáo hóa chứ không chờ mọi người tìm đến tăng ni xin được giúp đỡ. Tăng ni cần nhập thế hơn nữa, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của người tu sĩ đối với mọi người trong cộng đồng mình đang chung sống. Dưới sự chỉ đạo của Giáo hội, tăng ni phải là lực lượng chủ yếu đưa giáo lý nhà Phật đến với mọi người.

Việt Nam, có một tổ chức rất thuận lợi cho công cuộc thực hiện lời dạy của Phật, đó là Gia đình Phật tử. Cần mở rộng Gia đình Phật tử để không chỉ là tổ chức của giới trẻ mà là của mọi lứa tuổi:

Gia đình nhi đồng Phật tử (từ 5 tuổi trở xuống)
Gia đình thiếu niên Phật tử (từ 6 đến 15 tuổi)
Gia đình thanh niên Phật tử (từ 16 đến 30 tuổi)
Gia đình tráng niên Phật tử (từ 31 đến 60 tuổi)
Gia đình cao niên Phật tử (từ 61 tuổi trở lên)

Cần tập hợp tín đồ vào Gia đình Phật tử theo từng lứa tuổi và đề ra những sinh hoạt phù hợp với tâm sinh lý của từng lứa tuổi, làm sao để mọi người đều được tắm mình trong giáo lý nhà Phật đặng gột rửa mọi điều xấu xa, phát huy Phật tính của từng người.

Mọi việc nêu trên được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Giáo hội trung ương (hay của một ủy ban do Giáo hội cử ra). Công việc sẽ có nhiều, nhưng trước hết có lẽ là mấy việc thiết yếu như:

- Biên soạn một bộ sách giáo lý cơ bản cho ba trình độ (sơ cấp, trung cấp và cao cấp) dễ hiểu, dễ nhớ và dể thực hành

- Biên soạn một cuốn kinh mới mang tính chất Việt Nam, chung cho mọi tông phái

- Xuất bản những sách về lịch sử Phật giáo Việt Nam, văn học Phật giáo Việt Nam, mỹ thuật Phật giáo Việt Nam…
 

Đưa giáo lý nhà Phật vào cuộc sống là một vấn đề có tầm quan trọng to lớn và có ý nghĩa sâu sắc đối với việc xây dựng một xã hội Việt Nam lành mạnh, thanh bìnhan lạc. Hôm nay chúng tôi chỉ xin gợi ra một số suy nghĩ bước đầumong mỏi Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức thảo luận chuyên sâu về đề tài này.

Mong thay! 

(Bài viết Hội thảo Phật giáo trong Thời đại mới: Cơ hội và Thách thức)

TS. Phan Văn Hoàng (*)
(*) Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên giảng viên chính Trường Đại họcphạm Thành phố Hồ Chí Minh. E-mail: hoanganh@email.viettel.vn

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.