● Vài Suy Nghĩ Về Phật Giáo Ngày Nay

15/02/201212:00 SA(Xem: 10253)
● Vài Suy Nghĩ Về Phật Giáo Ngày Nay

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 

PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức

VÀI SUY NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO NGÀY NAY
GSTS. Tâm Đàn

Triết học Đông phương nói chung và triết học Phật Giáo nói riêng quan niệm rằng biến động là đặc trưng của sự vật, và lực gây nên sự biến động đó không phải là ngoại lực như triết học cổ điển Hy Lạp quan niệm, trái lại, là nội lực thuộc vào bản chất của sự vật. Khoa học ngày nay đã chứng minh rằng vạn vật luôn luôn năng động. Hơn thế nữa, vạn vật có tính tự tổ chức, sáng tạo và tự sinh sản. Sự sống nhờ đó mà hình thành.

Trong quá trình sự sống, sinh vật luôn luôn có tác động hổ tương với môi trường chung quanh, nhận thức được sự thay đổi của môi trường sống. Những nhận thức đó biến đổi theo sự biến đổi của môi trường sống. Do nhận thức khác nhau, mỗi sinh vật có một thế giới quan khác nhau. Theo lý thuyết Santiago của hai nhà sinh vật học Maturana và Varela, tâm thức chính là quá trình của sự sống. Vì vậy tâm và thân luôn luôn gắn bó với nhau, cùng nhau tồn tại và cùng nhau tan biến. Điều này chứng tỏ không thể tồn tại cái gọi là “linh hồn” độc lập với thể xác như Descartes đã chủ xướng.

Nếu lý thuyết Santiago là đúng, những khái niệm về luân hồidòng tâm thức chẳng hạn, phải được hiểu theo một ý nghĩa khác hơn và cụ thể hơn. Và từ đó có thể củng cố một hướng đi cụ thể cho Phật Giáo: Thay vì đặt nặng vào một Tây Phương Phật siêu hình, chỉ cần tạo được an lạc cho sự sống hiện tại, chính địa cầu của chúng ta có thể trở thành một Tây Phương Phật hiện thực.

1. Những nét cơ bản của các nền triết học Đông và Tây

Nền cổ triết học Hy Lạp thế kỷ thứ sáu trước công nguyên bao gồm hai trường phái chính: Trường phái Milesian và trường phái Eleatic. Những nhà triết học thuộc trường phái Milesian quan niệm rằng vạn vật có sự sống. Thales cho rằng mọi vật thể đều có linh khí. Anaximander thấy vũ trụ như là một cơ thể được nuôi dưỡng bởi vũ trụ khí, giống như sự sống trên địa cầu được nuôi dưỡng bằng không khí vậy. Heraclitus tin rằng vạn vật trong vũ trụ luôn luôn biến đổi. Ông cho rằng tính năng độngtuần hoàn của những cặp gồm những siêu lực đối nghịch là nguyên nhân của sự biến đổi này. Như vậy triết học của trường phái Milesian gần giống như nền cổ học đông phương.

Trái lại, triết học của Xenophanes thuộc trường phái Eleatic cho rằng đứng trên tất cả là Thượng Đế (Being) tuyệt đốivĩnh cửu. Thượng Đếchân lý tối hậu duy nhất. Những sự sống có cảm xúc như chúng ta chỉ là tạm bợ và có thể bị hủy diệt. Ban đầu khái niệm Thượng Đế được xem nhưmột thể thống nhất của vũ trụ, nhưng sau đó Thượng Đế được xem nhưnhân tính với đầy đủ những đặc điểm chân thiện mỹ, đứng trên tất cả và dìu dắt vũ trụ. Parmenides, môn đồ của Xenophanes, cho rằng vũ trụ không hề biến đổi. Những biến đổi chúng ta quan sát thấy thực ra chỉ là những ảo ảnh của những giác quan của chúng ta. Với quan niệm này về Thượng Đế, sự phân chia giữa linh hồn và thể xác bắt đầu hình thành, và đã trở thành đặc trưng của nền triết học phương tây.

Để dung hòa hai quan niệm đối nghịch giữa một Thượng Đế bất biến của Parmenides và một vũ trụ luôn luôn biến đổi của Heraclitus, những nhà triết học Hy Lạp của thế kỷ sau đó (thế kỷ thứ năm trước công nguyên) cho rằng Thượng Đế biểu hiện trong những thể bất biến nhất định nào đó, và sự phối hợp cũng như phân chia của những thể bất biến này là nguyên nhân của những biến đổi trong vũ trụ.

Quan điểm dung hòa trên đã đưa đến khái niệm về atom trong triết học của Leucippus và Democritus. Atom là đơn vị nhỏ nhất của vật chất không thể bị hủy diệt. Atom được xem như những đơn vị cơ bản của vật chất, không có linh khí, di chuyển trong chân không dưới tác động của những ngoại lực có linh khí. Chủ thuyết atom như vậy đã phân chia một ranh giới rõ ràng giữa thể xác và linh hồn.

Thế giới linh hồn được xem là trọng yếu của sự sống, và do đó vấn đề đạo đức được đặt ra. Aristotle tin rằng linh hồn con người và sự chiêm ngưỡng Thượng Đế quan trọng hơn nhiều so với thế giới vật chất vô tri. Chủ thuyết này của Aristotle được giáo hội Ky Tô giáo thời trung cổ hưởng ứng nồng nhiệt. Nhưng chính chủ thuyết này đã trì trệ sự phát triển của khoa học suốt 2000 năm, vì không có ai quan tâm nghiên cứu cái thế giới vật chất bị xem là thứ yếu này.

Mãi đến thời phục hưng khi ảnh hưởng của Aristotle và Giáo hội đã phai mờ, khoa học phương tây bắt đầu quan tâm đến thế giới vật chất. Sự nghiên cứu và thực nghiệm khoa học đã bắt đầu vào cuối thế kỷ 15. Song song với nghiên cứu khoa học, người ta bắt đầu quan tâm đến toán học. Từ đó những lý thuyết khoa học được biểu hiện bằng ngôn ngữ toán học. Galileo là người đầu tiên đã kết hợp kiến thức thực nghiệm với toán học, và do đó được xem như là cha đẻ của khoa học hiện đại.

Vào thế kỷ 17, triết gia Descartes đã phát triển lý thuyết nhị nguyên (linh hồnvật chất) thêm một bước. Linh hồnvật chất thuộc vào hai cảnh giới độc lập. Với sự phân chia đó, các nhà khoa học đã xem vật chất như những vật chết, hoàn toàn khác hẳn với sự sống. Họ nhìn vũ trụ như một chiếc máy khổng lồ trong đó mỗi vật thể được xem như một bộ phận. Newton đã dựa trên quan điểm này để xây dựng lý thuyết cơ học của ông, làm nền tảng cho ngành vật lý cổ điển. Mô hình vũ trụ như một chiếc máy cơ khí của Newton đã ngự trị những tư tưởng khoa học suốt hậu bán thế kỷ 17. Song song với một vũ trụ như thế là một Thượng Đế bất biếnvĩnh cửu, được xem như một quân vương tối cao, cai trị vũ trụ bằng những định luật thiêng liêng. Những định luật tự nhiên do các nhà khoa học nghiên cứu được xem như những định luật của Thượng Đế.

Triết học Descartes không những quan trọng trong việc phát triển ngành vật lý cổ điển mà con ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức suy nghĩ của phương tây cho đến ngày nay. “Tôi suy nghĩ, do đó tôi tồn tại.” (I think, therefore I exist.) Câu nói này của Descartes đã làm người phương tây xem tri thứcchính yếuđộc lập với thể xác. Thể xác chỉ là thứ yếu. Tri thức mới chính là bản ngã của con người. Tri thức điều khiển thể xác. Điều này dẫn đến mâu thuẫn giữa ý chíbản năng. Thiên nhiên được xem như riêng rẻ đối với con người nên con người tha hồ khai thác thiên nhiên, không hề nghĩ đến hậu quả. Vì tự cho mình có một bản ngã nên sự so sánh không thể tránh khỏi. Điều này dẫn đến tranh chấp xung đột kỳ thị. Kỳ thị giai cấp. Kỳ thị chủng tộc. Kỳ thị tôn giáo. Kỳ thị chính trị, văn hóa

Ngược với những quan điểm trên đây, triết học đông phương quan niệm vũ trụ là một vũ trụ hữu cơ. Mọi sự vật và biến cố chúng ta cảm nhận được liên quan mật thiết lẫn nhau. Tất cả những sự vật và biến cố đó thật ra là những biến hóa khác nhau của cùng một thực tại. Theo quan điểm đông phương, khuynh hướng xem vạn vật như những vật thể riêng rẻ và xem mỗi chúng ta như có một bản ngã chỉ là một ảo tưởng của tâm thức. Theo triết học Phật Giáo, ảo tưởng đó là do sự mê muội của chúng ta, tượng trưng cho một trạng thái rối loạn của tâm thức. Khi trạng thái tâm thức trở nên thanh tịnh, ảo tưởng đó sẽ tự nhiên tan biến.

Mặc dù nhiều trường phái triết học đông phương khác nhau về nhiều chi tiết, tất cả các trường phái đó, dù là triết học Phật Giáo, Ấn Độ Giáo hay Lão Giáo, đều nhấn mạnh một trọng điểm rằng vũ trụmột thể thống nhất, là hữu cơ, có sinh khí, luôn biến động, trong đó mọi sự vật tương quan phụ thuộc lẫn nhau. Vì biến động là đặc trưng của sự vật, lực gây nên sự biến động đó không phải là ngoại lực như triết học cổ điển Hy Lạp quan niệm, trái lại, là nội lực thuộc vào bản chất của sự vật. Cái tinh khiết nhất theo triết học đông phương, do đó, không phải là một thượng đế tối cao cai trị thế giới, trái lại, cái tinh khiết nhất là nguyên tắc đạo đức, là phương châm xử thế, xuất phát từ ngay bên trong sự vật.

Chúng ta hãy phân tích xem phải chăng tồn tại một nội lực thuộc vào bản chất của sự vật như những triết học đông phương đã khẳng định. Và phải chăng tồn tại một linh hồn độc lập với thể xác như triết học phương tây quan niệm.

2. Bản chất năng động của vạn vật

Vật chất, dù ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí, đều được hình thành do sự kết hợp của những phân tử. Trong quá khứ, có chủ thuyết cho rằng vật chất, dù ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí, đều có tính liên tục, nghĩa là, một khối vật chất có thể phân chia thành những phần vô cùng bé theo ý muốn, và mỗi phần bé nhỏ đó vẫn không thay đổi bản chất. Ngày nay, thực nghiệm cho thấy vật chất hình thành là do sự kết hợp của những phân tử. Hãy hình dung một muỗng nước. Chia thành hai, rồi thành bốn, rồi thành tám, v.v., chúng ta vẫn nhận được nước. Tuy nhiên sự phân chia không thể kéo dài vô hạn. Sẽ đến một lúc, sự phân chia sẽ cho chúng ta những phần nhỏ, tất nhiên rất nhỏ, không còn là nước nữa.

Đơn vị phân chia nhỏ nhất vẫn còn mang tính chất nước được gọi là một phân tử nước. Phân chia một phân tử nước sẽ không còn là nước nữa. Ngày nay chúng ta biết một phân tử nước là một kết hợp giữa hai nguyên tử hydrogen (H) và một nguyên tử oxygen (O). Do đó công thức của một phân tử nước là H2O. Tính chất của một phân tử nước hoàn toàn khác với tính chất của một nguyên tử hydrogen hay oxygen. Tương tự, một phân tử dưỡng khí, O2, gồm hai nguyên tử oxygen, và tính chất của dưỡng khí – rất cần cho sự hô hấphoàn toàn khác với tính chất của nguyên tử oxygen. Ozone, O3, cũng thế, có tính chất hoàn toàn khác với các nguyên tử oxygen.

Chúng ta có thể hình dung kích thước cực kỳ bé nhỏ của những nguyên tử và phân tử. Một muỗng nước gồm khoảng hai trăm ngàn tỷ tỷ phân tử nước. Nếu tất cả mọi người trên địa cầu cùng nhau đếm số phân tử trong một muỗng nước, giả sử với tốc độ đếm mỗi phân tử một giây đồng hồ, sẽ mất một thời gian khoảng hơn một triệu năm!

Sự sống của chúng ta nhờ vào bầu khí quyển trong đó khoảng hơn 20% là dưỡng khí. Chúng ta cần những loại khí khác nhau vào những công việc khác nhau như hàn thép, ánh sáng neon, thuốc tê mê cho việc giải phẫu, nấu nướng, bơm bánh xe, và kể cả việc dùng để giết người. Những cây cối chết chôn vùi dưới lòng đất dần dần sẽ bị phân hóa bởi áp suất và nhiệt, biến thành than đá và khí đốt thiên nhiên, rất cần thiết cho sự sống của chúng ta. Ngày nay nền kỹ nghệ phát triển đã sản xuất nhiều loại khí độc hại, ô nhiễm môi trường sống và có thể làm cho nhiệt độ địa cầu tăng lên, đe dọa sự sống. Có những loại khí, ví dụ khí helium, hầu như khôngtác dụng với những vật chất khác, nhưng cũng có loại khí, ví dụ khí chlorine, có tác dụng nhạy bén. Khí chlorine, có màu rêu nhạt, có thể dùng để giết người, chết một cách đau đớn.

Tuy mỗi loại khí khác nhau có những tính chất khác nhau, nhưng đặc tính chung cho mọi loại khí là sự chuyển động không ngừng của các phân tử khí. Tùy theo khối lượng và nhiệt độ, các phân tử khí có những tốc độ khác nhau. Nặng hơn thì tốc độ chậm hơn. Nhiệt độ cao hơn thì tốc độ nhanh hơn. Hãy hình dung một loại khí nào đó đựng trong một bình đậy kín, để bình đứng yên trong một căn phòng ở nhiệt độ bình thường (khoảng 25oC). Những phân tử khí sẽ có những chuyển động ngẫu nhiên, liên tục va chạm lẫn nhau và đổi hướng chuyển động. Người ta có thể tính toán hoặc đo những vận tốc trung bình của những phân tử của mỗi loại khí ở một nhiệt độ nào đó. Sau đây là vài vận tốc trung bình của những phân tử của vài loại khí đựng trong một chiếc bình để trong một căn phòng ở nhiệt độ bình thường:

Khí hydrogen 3800 dặm/giờ
Khí helium 2800 dặm/giờ
Khí oxygen 1030 dặm/giờ
Khí carbon dioxide 830 dặm/giờ.

Các loại khí trên đây được sắp theo thứ tự khối lượng các phân tử tăng dần. Do đó vận tốc trung bình của chúng giảm dần. Ở một nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bình thường trong phòng, vận tốc trung bình của các loại khí sẽ cao hơn. Vận tốc trung bình của những phân tử khí oxygen chẳng hạn sẽ tăng lên khoảng 7% khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 40oC.

Chúng ta có thể ngửi được mùi các loại rượu nhờ sự bốc hơi. Bốc hơi là hiện tượng trong đó những phân tử trên bề mặt của một chất lỏng rời khỏi chất lỏng và bay vào không khí. Ở nhiệt độ bình thường trong phòng, vận tốc trung bình của những phân tử rượu khoảng 800 dặm/giờ. Tuy nhiên nếu chúng ta để một ly rượu trong phòng, cách chúng ta chỉ khoảng một thước, chúng ta cũng khó có thể ngửi thấy mùi rượu. Tại sao? Hơi rượu khi bay vào không khí thì liên tục va chạm với những phân tử của không khí, khoảng 6 tỷ lần trong mỗi giây đồng hồ, và do đó liên tục đổi hướng chuyển động.

Một phân tử rượu trong không khí yên tĩnh phải di chuyển một đoạn đường khoảng 30 triệu dặm trước khi có thể đến lỗ mũi chúng ta. Như vậy mặc dù những phân tử rượu có vận tốc trung bình 800 dặm/giờ, xác suất để hơi rượu bay đến chúng ta vẫn rất thấp, trừ phi có một cơn gió thổi hơi rượu thẳng đến chúng ta. Đối với những chất lỏng cũng tương tự: Nếu cho một giọt mực vào một thau nước, mực sẽ lan ra một cách chậm chạp trừ phi chúng ta khuấy thau nước. Những phân tử mực phải va chạm vô số lần với những phân tử nước, và do đó liên tục đổi hướng chuyển động.

Nếu chúng ta thả những hạt phấn hoa tí hon vào một thau nước, chúng ta sẽ quan sát thấy chúng chuyển động không ngừng theo những hướng khác nhau. Robert Brown là người đầu tiên nghiên cứu hiện tượng này một cách nghiêm túc nên loại chuyển động này được gọi là chuyển động Brown (Brownian motion). Ban đầu ông cho rằng chỉ những tế bào đực mới có loại chuyển động như thế (bởi vì đực thường nghịch ngợm hơn cái). Nhưng sau đó khi ông dùng những phấn hoa của những cây đã chết lâu năm, ông vẫn quan sát cùng một hiện tượng. Như vậy, không riêng gì những phấn hoa, bất cứ loại bụi nào cũng có chuyển động Brown.

Tuy nhiên ông không có lời giải thích thỏa đáng về chuyển động Brown cho đến 50 năm sau. Ngày nay chúng ta biết chuyển động của những hạt phấn hoa là do sự va chạm ngẫu nhiên với những phân tử nước luôn luôn di động. Các phân tử nước, hay của bất cứ một chất lỏng nào, luôn luôn chuyển động không ngừng. Hoạt động của các tế bào sẽ bị ngưng trệ nếu những phân tử của các chất lỏng trong cơ thể ngưng chuyển động. Sự sống sẽ không tồn tại nếu không có loại chuyển động bất diệt này của những phân tử trong các chất lỏng.

Chuyển động từ nơi này đến nơi khác (gọi là chuyển động tịnh tiến) của những phân tử trong các chất khí hoặn chất lỏng luôn xảy ra. Ở thể khí, các phân tử tự do di chuyển. Một mẩu khí đựng trong bình sẽ tức khắc lan tràn khắp bình. Ở thể lỏng, khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ. Tuy nhiên chúng vẫn có thể di chuyển, na ná giống người ta di chuyển trong một đám động chật ních người. Trong chất rắn, các phân tử cũng có thể có chuyển động tịnh tiến trong một vài trường hợp. Những nguyên tử và phân tử trong một chất rắn thường chiếm những vị trí nhất định.

Tuy nhiên chúng không bất động! Chúng luôn luôn tháy máy như những ca sỹ đang hòa ca một bản nhạc. Chúng nhích qua nhích về, nhích lên nhích xuống quanh vị trí thường trực của chúng. Nói khác đi, chúng luôn luôn có chuyển động rung hay dao động (vibrational motion). Chúng ta khó có thể quan sát thấy chuyển động rung bởi vì độ dao động thì rất bé. Tất nhiên các phân tử của nhiều chất ở thể khí hoặc thể lỏng cũng có chuyển động rung. Ngoài chuyển động tịnh tiến và rung, các phân tử còn có thể có chuyển động quay (rotational motion).

Chuyển động của những vật thể chúng ta có thể quan sát được, theo trực giác thông thường của chúng ta, cuối cùng sẽ dừng lại. Nếu không, chúng ta có thể làm cho những chuyển động đó ngừng lại. Mỗi chúng ta cuối cùng cũng phải yên nghỉ. Nuớc sông Hương vẫn trôi hiền hòa. Múc một thau nước sông Hương để yên trên mặt đất, nước trong thau sẽ ngừng trôi. Nhưng nắm xương khô còn lại của chúng ta có thật sự yên nghỉ không? Nước sông Hương đựng trong thau có thật sự đứng yên không? Hẳn là không. Những phân tử trong nắm xương khô vẫn không ngừng dao động. Những phân tử nước trong thau vẫn chuyển động không ngừng.

Khi chúng ta làm đông lạnh thau nước, chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của những phân tử nước có thể ngừng lại, nhưng những phân tử nước đông lạnh đó vẫn có những dao động phức tạp. Biên độ dao động có thể trở nên nhỏ hơn khi nhiệt độ giảm xuống. Nhưng biên độ dao động không bao giờ triệt tiêu, cho dù nhiệt độ hạ xuống mức thấp nhất, tức zero độ Kelvin, hoặc 273.15 độ âm Celsius, còn được gọi là zero tuyệt đối (absolute zero). Như vậy không có cách gì có thể làm ngưng chuyển động rung của các phân tử và các nguyên tử. Có chuyển động tứcnăng lượng. Và năng lượng này của mỗi nguyên tử hoặc phân tử ở nhiệt độ zero tuyệt đối được gọi là năng lượng zero tuyệt đối (zero point energy).

Vì luôn luôn có năng lượng, vật chất luôn luôn năng động. Và tính năng động này của vạn vậtvĩnh cửu, là bản chất của vạn vật. Cho dù Thượng Đếđấng sáng tạo muôn loài, ít ai tin rằng Ngài có thể hũy diệt tính năng động của vạn vật. Và có lẽ tính năng động này là cái mà triết học đông phương gọi là nội lực.

Khi chúng ta ép một chất khí trong bình, thể tích khí thu nhỏ lại, khoảng cách giữa các phân tử khí ngắn lại. Sự va chạm giữa những phân tử khí và va chạm với thành bình bây giờ trở nên mạnh hơn. Vận tốc trung bình của những phân tử khí trở nên lớn hơn. Năng lượng dồi dào hơn, và nhiệt độ khí tăng lên. Áp suất khí tác động lên thành bình cao hơn. Ở một nhiệt độ nhất định, áp suất khí tỉ lệ nghịch với thể tích khí trong bình (Định luật Boyle). Khí biết chan hòa với môi trường chung quanh, biết phản ứng một cách thích hợp với môi trường chung quanh. Khí có thể là một cơn gió nhẹ thoáng qua, cũng có thể là một cơn bão tố tàn phá khủng khiếp.

3. Tính tự tổ chức, tính sáng tạo và tính tự sinh sản của vạn vật

Tính năng động của các nguyên tử và phân tử đóng vai trò then chốt trong những phản ứng hóa học. Khi những phân tử và nguyên tử chuyển động va chạm nhau với những tốc độ thích hợp, nghĩa là ở những nhiệt độ thích hợp, chúng có thể kết hợp với nhau tạo thành những phân tử lớn hơn và phức tạp hơn. Chẳng hạn, một phân tử hydrogen (H2) có thể tác dụng với một nguyên tử oxygen (O) để tạo thành một phân tử nước (H2O). Thông thường, ở nhiệt độ cao hơn, những phản ứng hóa học dễ xảy ra hơn. Ví dụ, ở nhiệt độ bình thường, hỗn hợp khí oxygen và hydrogen không tác dụng lẫn nhau. Tuy nhiên nếu chúng ta châm một que diêm vào hỗn hợp đó, ta sẽ nghe tiếng nổ (phản ứng hóa học xảy ra) và những phân tử nước sẽ hình thành. Một ví dụ khác: Những thức ăn hằng ngày chúng ta thường chứa trong tủ lạnh để tránh những phản ứng hóa học có thể xảy ra làm hư thối.

Những phản ứng hóa học thường xuyên xảy ra trong những tế bào. Sự sống chỉ có thể duy trì nếu những phản ứng hóa học này xảy ra không chậm quá, cũng không nhanh quá. Có nhiều loại phản ứng trong tế bào, khi cho tác dụng ở ngoài tế bào sẽ xảy ra rất chậm chạp. Lý do không phải vì ở trong tế bào có “linh khí” hoặc có phép lạ làm cho tốc độ phản ứng nhanh hơn. Phản ứng xảy ra nhanh hơn ở trong tế bào vì tế bào có chứa những chất xúc tác gọi là enzymes, có nhiệm vụ tăng tốc độ của một số phản ứng hóa học. Mỗi tế bào chứa đựng khoảng 1000 enzymes.

Chuyển động của những phân tử và nguyên tử còn có thể tạo ra một loại phản ứng khác nữa: Phản ứng hạt nhân, xảy ra ở nhiệt độ rất cao. Mặt trời chúng ta có nhiệt độ khoảng 15 triệu độ Celsius ở trung tâm, và giảm dần xuống khoảng 6 ngàn độ Celsius ở bề mặt. Chúng ta biết những dương điện tử thì có sức đẩy lẫn nhau. Càng gần nhau sức đẩy càng mạnh hơn. Chỉ khi nào vận tốc trung bình của hai dương điện tử đủ lớn mới có thể chiến thắng được sức đẩy đó, và có thể kết hợp với nhau. Nhờ nhiệt độ cao ở bên trong mặt trời đã tạo cho những dương điện tử có được vận tốc trung bình đủ lớn đó, khoảng hơn nửa triệu cây số giờ, gấp một ngàn lần vận tốc trung bình của một phân tử dưỡng khí ở nhiệt độ phòng thí nghiệm trên địa cầu. Và do đó hai dương điện tử bên trong mặt trời đã có thể tổng hợp thành một hạt nhân deuterium cọng với hai hạt tiềm nguyên tử neutrino và positron. Đây chính là bước đầu trong quá trình sản xuất năng lượng mặt trời.

Chúng ta thừa biết nếu khôngnăng lượng mặt trời, không thể có sự sống trên địa cầu. Hẳn chúng ta phải chúc thọ mặt trời hầu cứu vãn sự sống trần gian. Trung bình, một dương điện tử bên trong mặt trời tiếp tục di chuyển va chạm khoảng một tỷ năm trước khi tổng hợp với một dương điện tử khác. Do đó mặt trời cháy khá chậm chạp, vừa làm cho mình có thể sống lâu, vừa tỏa năng lượng đủ ấm cho địa cầu. Mặt trời đã được khoảng bốn tỷ rưởi tuổi, và còn thọ thêm ít ra là năm tỷ năm nữa. Các bạn biết cùng một khoảng thời gian như nhau, mỗi kilô cơ thể chúng ta sản xuất một năng lượng gấp mười ngàn lần năng lượng sản xuất bởi một kilô vật chất trên mặt trời. Chỉ vì khối lượng mặt trời quá khổng lồ, khoảng gấp mười triệu triệu triệu lần khối lượng của dân số trên địa cầu, nên cứ mỗi khoảng thời gian như nhau, mặt trời sản xuất một năng lượng gấp khoảng một ngàn tỷ lần năng lượng do toàn bộ dân số trên địa cầu sàn xuất.

Khoảng một tỷ năm sau khi địa cầu hình thành, carbon – hóa chất thiết yếu nhất của sự sống – phối hợp với những hóa chất cần thiết khác của sự sống là hydrogen, oxygen, nitrogen, sulfur và phosphorus để tạo thành những phân tử hóa học phức tạp khác nhau. Với điều kiện thuận lợi của địa cầu thời bấy giờ, một số những phân tử nói trên đã trở thành những chất xúc tác làm gia tăng tốc độ của những phản ứng hóa học. Dần dần, những phản ứng hóa học khác nhau này móc nối chặt chẽ với nhau, tạo thành những mạng lưới gồm những chu trình kín có khả năng tự tổ chức và tự sinh sản.

Sau đó những chu trình kín này biến hóa thành những cấu trúc mới, có thể trao đổi năng lượng với môi trường chung quanh. Nhờ sự trao đổi năng lượng này, những cấu trúc nói trên có thể vượt qua những quá trình xáo trộn để trở thành những hệ thống tinh vi phức tạp và đa dạng hơn. Bây giờ mỗi hệ thống bắt đầu hình thành một màn ngăn, tạo sự tự lập cho chính mình, tuy vẫn tiếp tục trao đổi năng lượng với môi trường chung quanh. Nhà sinh vật học Margulis cho rằng những hệ thống này có thể đã biến hóa thăng trầm nhiều lần trước khi những phân tử di truyền DNA hình thành. Những tế bào vi trùng đầu tiên đã hình thành khoảng ba tỷ rưởi năm trước đây, bắt đầu sự sống trên địa cầu.

4. Tâm thức, quá trình của sự sống và vấn đề tâm-thân

Trong quá trình sự sống, sinh vật luôn luôn có tác động hổ tương với môi trường chung quanh. Do tính tự lập của mình, sinh vật có thể nhận thức được sự thay đổi đó của môi trường sống. Xáo trộn của môi trường sống có thể tạo điều kiện làm thay đổi cấu trúc của sinh vật. Tuy nhiên vì mỗi sinh vật đều mang tính tự lập, sự thay đổi cấu trúc không phải do môi trường chung quanh, trái lại do chính sinh vật ấn định và điều khiển chi phối. Và sự thay đổi cấu trúc dẫn theo sự thay đổi nhận thức của sinh vật đối với môi trường chung quanh. Vì sự thay đổi cấu trúc của mỗi sinh vật không nhất thiết giống nhau, mỗi sinh vật nhìn thế giới bên ngoài mỗi khác. Hai sinh vật khác nhau có thể nhìn môi trường chung quanh bằng hai thế giới khác nhau.

Với những quan sát và phân tích trên đây, hai nhà sinh vật học Maturana và Varela đã phát triển một lý thuyết gọi là lý thuyết Santiago, cho rằng tri thức chính là quá trình của sự sống. Tri thức không phải là một vật thể mà là một quá trình. Và chính vì tri thức đồng nghĩa với quá trình của sự sống, tri thức bao gồm nhận thức, cảm xúchành vi. Hơn thế nữa, những sinh vật không có não bộ và thần kinh hệ vẫn có thể có tri thức. Ngay cả những loài vi trùng cũng có thể nhận thức được một số đặc tính của môi trường chung quanh. Chúng có thể cảm giác được sự khác nhau của những hóa chất, và nhờ vậy, chúng di chuyển đến những chất đường và tránh xa những chất acid. Chúng có thể phân biệt được nóng lạnh. Cũng có những loại vi trùng có thể cảm giác được những từ trường chung quanh chúng. Cùng một môi trường sống như nhau, các loài vi trùngchúng ta nhìn thành hai thế giới hoàn khác nhau. Thế giới của vi trùngthế giới gồm sự nóng lạnh, những từ trường, những hóa chất khác nhau. Có lẽ chỉ đơn giản thế. Nhưng thế giới của chúng ta thì đa dạng, muôn mầu muôn vẻ.

Mỗi sinh vật là một phần tử của những thế giới của những sinh vật khác. Nhờ vậy các sinh vật có thể thông tin lẫn nhau và do đó có thể có những hành vi phối hợp. Mức độ tinh vi của sinh vật càng cao, phạm vi tác động với môi trường chung quanh càng rộng lớn hơn. Khi đạt đến một mức độ tinh vi nhất định nào đó, sinh vật không những tác động với môi trường chung quanh mà còn tác động với chính bản thân, và như vậy, sinh vật không những tạo ra một ngoại cảnh mà còn tạo ra một nội giới nữa. Sáng tạo một nội giới thì dính líu mật thiết đến ngôn ngữ, tư tưởngtâm thức. Đó là trường hợp của loài người chúng ta.

Mỗi sinh vật sáng tạo ra một ngoại giới cho riêng mình không có nghĩa rằng không có một thế giới vật chất bên ngoài. Lý thuyết Santiago quan niệmmột thế giới vật chất nhưng thế giới đó không tồn tại khách quan độc lập với người quan sát. Khi thế giới vật chất đó xuyên qua ống kính của một sinh vật là khi sinh vật đó thấy được một thế giới chủ quan cho riêng mình. Mọi cấu trúc đều là những cấu trúc chủ quan. Mỗi sinh vật nhìn thấy một thế giới khác nhau. Đối với hai sinh vật cùng loài, vì có những cấu trúc gần như nhau, nên hai thế giới chủ quan của hai sinh vật đó rất tương tựa nhau. Đặc biệt đối với loài người, thông qua tư tưởngngôn ngữ, chúng ta có thể tạo ra một thế giới trừu tượng chung cho chúng ta. Mỗi sự vật chúng ta quan sát được không phải là một thực tại, bởi vì vốn không có một thực tại khẳng định tuyệt đối nào hết. Chúng ta chỉ có thể dùng tư tưởngngôn ngữ để gắn nhãn hiệu cho những gì chúng ta quan sát được mà thôi.

Theo lý thuyết Santiago, quan niệm về linh hồn hoàn toàn không có điểm tựa. Vật chất vốn có tính tự tổ chức và sáng tạo. Sự sống hình thành bằng quá trình tự tổ chức và sáng tạo đó. Và tri thức, hay tâm thức, tức quá trình nhận thức hiểu biết, chính là quá trình của sự sống. Tri thức gắn liền, quấn quít với thể xác, cùng sinh tử với hình hài thể xác. Tuy hai mà một. Tâm thức không phải là một sự vật cũng không phải linh hồn, mà là quá trình nhận thức hiểu biết, là quá trình của sự sống. Không thể có chỗ đứng cho cái gọi là linh hồn độc lập với thể xác và tồn tại vĩnh viễn.

Thật ra kể từ khi khoa học kỹ thuật phát triển, khái niệm về sự tồn tại một linh hồn độc lập với thể xác đã làm khó khăn không ít trong việc nghiên cứu khoa học. Sự phân chia đã làm cho việc tìm hiểu quan hệ giữa tri thức và não bộ trở nên mơ hồ và bế tắc. Sự tồn tại của linh hồn độc lập với thế giới vật chất dẫn đến khái niệm cho rằng con người có thể quan sátmô tả sự vật một cách khách quan. Điều này đã hoàn toàn tương phản với lý thuyết cơ học nguyên lượng, là một lý thuyết đã và đang đứng vững trước tất cả những thử thách kiểm chứng thực nghiệm và đã áp dụng vào các ngành kỹ thuật thành công rực rỡ.

Sự phân chia giữa thể xác và linh hồn cũng đã dẫn đến một sai sót khác: Xem thế giới vật chất là thứ yếu, chỉ giống như một bộ máy cơ khí. Do đó phương pháp phân tích được xem như tối hậu trong việc nghiên cứu thế giới vật chất. Điều này đã làm khó khăn trong việc nghiên cứu về sự sống. Đối với các bệnh tâm lýtâm thần chẳng hạn: Phương pháp phân tích chỉ chú trọng đến việc chữa trị não bộ hay một vài cơ quan liên hệ khác. Đây là một thiếu sót bởi vì, tâm lýtâm thần là một hệ quả không những chỉ đơn thuần sinh lý mà còn tùy thuộc vào tâm tư tình cảm, đời sống tâm linh, những ảnh hưởng của gia đình, xã hội và môi trường sống của cả một quá trình sinh trưởng. Phương pháp phân tích cũng dường như đang bó tay trước những cơn bệnh hiểm nghèo của thời đại như bệnh AIDS và bệnh ung thư.

Chúng ta không ngạc nhiên rằng các nhà khoa học không cần phải đề cập đến những khái niệm về linh hồnthượng đế trong việc nghiên cứu của họ.

5. Vấn đề nhân quả, luân hồidòng tâm thức

Người ta thường bảo gieo gió gặt bão, hoặc ở hiền gặp lành. Nhưng phải chăng đã gieo gió thì 100% sẽ gặt bão? Phải chăng ở hiền thì 100% sẽ gặp lành? Phải chăng nhân quả là chắc nịch như thế, nhân nào phải quả ấy? Thật ra đây là thuyết khẳng định, đã có một thời vang bóng. Vốn xuất phát từ lý thuyết chuyển động của Newton: Nếu biết vị trí và vận tốc ban đầu của một vật thể, và nếu biết lực tác động lên vật thể vào mọi thời điểm thì chuyển động của vật thể hoàn toàn được xác định. Khi nhân đã biết thì quả báo hoàn toàn được xác định. Và lý thuyết này sau đó đã được triết học hóa thành thuyết khẳng định, không những áp dụng vào sự vật mà còn áp dụng luôn vào sự sống!

Người ta hay nói cờ bạc là bác thằng bần. Và nhiều người đều cho rằng cờ bạc thì tất yếu phải bần cùng. Qủa thật đa số người nghiện cờ bạc đều tan cửa nát nhà. Nhưng không phải tất cả! Lý thuyết xác suất khẳng định rằng vẫn có một may mắn (dù nhỏ bé) để người ghiền cờ bạc trở nên giàu có.

Khi thả một con súc sắc, không ai biết chắc mặt số mấy sẽ xuất hiện. Có kẻ khuất mặt khuất mày điều khiển con súc sắc? Đừng nghĩ vậy. Phật sẽ chê chúng ta mê tín dị đoan. Hành động “thả con súc sắc” có thể có đến 6 hậu quả khác nhau mà không ai có thể biết chắc chắn hậu quả nào sẽ xẩy ra.

Kỳ quái hơn nữa là đối với những hạt tiềm nguyên tử, đôi khi “quả” xuất hiện mà chẳng thấy “nhân” nào hết! Một hạt âm điện tử trong một nguyên tử có thể nhảy vọt một cách ma quái từ mức năng lượng này xuống mức năng lượng kia, chẳng cần một nguyên nhân nào hết.

Ngày nay thuyết nguyên lượng đã chứng minh sự sai lầm của thuyết khẳng định. Chỉ cần áp dụng thuyết ấy vào những sự vật cũng đã là một sai lầm, đừng nói đến áp dụng vào sự sống. Cần nhấn mạnh rằng thuyết nguyên lượng hiện đang đứng vững qua bao nhiêu thử thách thực nghiệm, và đang cung cấp cho nhân loại không biết bao nhiêu ứng dụng (hữu ích có, tai hại có).

Lý thuyết nhân quả còn đi xa thêm một bước: Nếu quả không xảy ra trong kiếp này thì chắc chắn sẽ xảy ra trong kiếp sau hay kiếp sau nữa. Điều này dẫn đến thuyết luân hồi. Phải chăngluân hồi chuyển thế?

Những người tin vào thuyết luân hồi thường cho rằng một bào thai chỉ có thể hình thành, ngoài tinh cha huyết mẹ làm cơ sở vật chất ra, cần có cái gọi là Thức (chữ Thức thường được viết hoa) sẵn sàng tham dự vào sự sống tương lai. Như vậy thai nhi chỉ thông qua cha mẹ để đến với thế gian. Quan hệ giữa cha mẹthai nhi chỉ là một quan hệ duyên nghiệp mà chỉ những vị đắc đạo như Đức Phật mới thấy rõ được.

Tôi vẫn băn khoăn cái gọi là “Thức” phải sẵn sàng gia nhập mới có thể có thai nhi. Tôi vẫn nhớ lời nhạo báng của triết học gia Gilbert Ryle, phê phán thuyết nhị nguyên của Descartes, rằng linh hồn ngự trị trong thân xác giống như “con ma trong chiếc máy”. Nếu hỏi Descartes – giả sử ông ta còn sống – “Thức” là gì. Hẳn ông ta trả lời không ngần ngại rằng đó là linh hồn. Nếu không phải linh hồn thì “Thức” là gì?

Nếu chúng ta tin có kiếp sau một cách hoàn toàn xác định, ví dụ, kiếp này ông A quá độc ác nên kiếp sau chính ông A đó phải xuống địa ngục. Như vậy khi ông A chết đi, tuy thân xác biến thành tro bụi, vẫn còn “cái gì đó” của ông A để xuống địa ngục chịu tội. Phải chăng “cái gì đó” chính là cái “Thức” chúng ta đề cập trên đây? Và nếu những người đã đắc đạo như Đức Phật biết ông A ở địa ngục bây giờ chính là ông A của kiếp trước, thì “cái gì đó” nơi ông A tuy có thay đổi, tuy kiếp này làm người ở thế gian kiếp sau bị đày đọađịa ngục, nhưng vẫn tồn tại vĩnh viễn, đặc trưng cho ông A. Như vậy phải chăng “cái gì đó” vĩnh viễn đặc trưng cho ông A na ná giống cái gọi là “linh hồn” do Descartes chủ xướng?

Nếu “Thức” không phải là linh hồn thì chỉ còn cách xem nó như là quá trình của bản năng linh động biết tự tổ chức và có tính sáng tạo của vạn vật. Khi tinh của cha và huyết của mẹ hòa hợp, tinh huyết này sẽ trải qua quá trình nói trên để hình thành thai nhi. Nếu hiểu “Thức” theo cách này thì “Thức” vốn chưa hình thành trước khi tinh cha và huyết mẹ hòa hợp với nhau. Thai nhi ngay từ khi còn trong lòng mẹ đã bắt đầu tương tác với môi trường chung quanh để tồn tại và phát triển. Vì vậy “Thức” chính là tâm thức được hình thành trong quá trình học tập này. Tất nhiên quá trình phát triển của thai nhi không chỉ tùy thuộc vào môi trường sống mà còn tùy thuộc vào tinh huyết của cha mẹ mà có lẽ chính yếu là những genes của cha mẹ đã hòa hợp trong thai nhi.

Nếu lý thuyết Santiago đúng thì hình hàitâm thức cùng nhau tồn tại và cùng nhau tan biến. Khi một sinh vật đã trở về cát bụi, cái thế giới do tâm thức của sinh vật đó từng gây dựng cũng tan biến theo. Vậy phải chăngluân hồi chuyển thế?

Phật Thích Ca không dạy chúng ta rằng luân hồi chuyển thế là một thực tại. Đạo Bà La Môn đang cực thịnh trong xã hội đương thời của Ngài. Niềm tin vào luân hồi do đó rất phổ biến thời bấy giờ. Và rất nhiều đệ tử của Ngài vốn xuất thân từ Bà La Môn giáo. Mục đích của Ngài không phải để dẫn chúng sanh đi vào những thế giới siêu hình. Tây Phương Phật không phải là một thế giới huyền bí. Ngài muốn biến địa cầu thành một Tây Phương Phật. Sự sống đầy phiền muộn khổ đau. Ngài muốn chúng sanh được giải thoát khổ đau. Giải thoát không phải là trốn tránh cũng không phải hũy diệt.

Giải thoát khổ đau là biến khổ đau thành hữu dụng để giúp người giúp đời, để cứu nhân độ thế, ngay trên vùng trời này, ngay cho sự sống khổ đau đang sờ sờ trước mắt. Giải thoát được khổ đau là niết bàn. Niết bàn không phải là một vùng trời xa xôi huyền bí. Tuy nhiên nếu có luân hồi, nếu có một vùng trời huyền bí gọi là Tây Phương Phật hay Niết Bàn thì những lời dạy của Ngài vẫn hữu dụng, vẫn có thể giúp chúng sanh đến những nơi đó sau cõi đời này. Hẳn Ngài đã dẫn giải bằng những câu nói tương tự như thế khi Ngài đối diện với những đệ tử vốn có niềm tin sâu nặng vào luân hồi.

Sự sống luôn luôn có những tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Suốt cả quá trình sự sống, mỗi chúng ta để lại không biết bao nhiêu vết hằn. Có những vết hằn thì đầy bầm tím. Có vết hằn thì đầy lòng hy sinh cao cả. Làm thiện, làm ác, cướp của giết người, v.v., đều là những vết hằn.

Chopin đã ra đi nhưng bản nhạc Tristesse vẫn còn đó. Schubert đã mất nhưng Serenade vẫn còn đây. Cụ Tố Như Nguyễn Du không còn nữa nhưng chuyện Kiều vẫn trên môi. Công trình triết học toán học và khoa học mấy trăm năm qua của Descartes, Newton, Einstein vẫn còn đó. Hitler đã chết hơn 50 năm qua nhưng tội ác của ông ta vẫn còn đó. Phật đã quy tiên nhưng những lời dạy của Ngài vẫn sáng ngời. Nói chung, khi suy nghĩ đã qua đi, tư tưởng còn sót lại. Khi lý luận xong rồi, kiến thức vẫn còn đó. Sau nhận thứckinh nghiệm. Sau hành động là hậu quả của hành động đó. Những tư tưởng đó, những kiến thức đó, những kinh nghiệm đó, những hành động đó vẫn chờn vờn trong không gian, trong tâm tưởng của mỗi chúng ta. Chúng có thể ở trong các sách vở, trên các CD, DVD, trên internet, …

Phải chăng đó chính là dòng tâm thức, tiếp tục tồn tại cho dù sau khi thân xác đã rã rời? Dòng tâm thức này không phải như những vật chết, trái lại rất linh động. Phật Thích Ca của hơn 25 thế kỷ trước đã trở thành vị Phật lịch sử. Nhưng Phật Pháp của Ngài (thuộc vào dòng tâm thức) chúng ta vẫn xem như Phật sống, không phải sao? Chúng ta có thể chọn văn thơ ca nhạc kịch nghệ khoa học. Tin Chúa thì chọn Kinh Thánh. Tin Phật thì chọn Phật Pháp. Nếu muốn gây tội ác thì chọn những hành động của Hitler. Muốn hướng thiện thì cũng có thể nhìn vào những hành động hung bạo đó để tránh né. Có lẽ cần phải học những bài học đạo đức cơ bản trước khi bước vào cửa hàng tạp hóa rất đa dạng đó.

Khi một nhạc sĩ đàn bản nhạc Tristesse, bản nhạc đó đã được tái sinh trong người nhạc sĩ. Khi một nhà thơ ngâm lại chuyện Kiều, những vần thơ đó đã được tái sinh trong lòng người thi sĩ. Khi một giáo sư giảng dạy lý thuyết chuyển động của Newton, lý thuyết đó đã được tái sinh trong người giáo sư. Một nhà soạn nhạc tài ba có thể là nơi dừng chân của một số nhạc sĩ tài ba khác của quá khứ cũng như đương thời. Một nhà độc tài khát máu có thể là hiện thân của nhiều tay độc tài khát máu khác, cũng có thể nhờ vào những tấm gương xấu đó mà tạo ra những anh hùng giúp đời. Kiếp sau của cụ Tố Như có thể là anh, là tôi, và là nhiều người khác nữa. Nếu ba trăm năm sau có người khóc Tố Như, người đó rất có thể đang khóc cho chính mình mà không hề hay biết!

Triết học Đông phương nói chung và triết học Phật Giáo nói riêng quan niệm rằng biến động là đặc trưng của sự vật, và lực gây nên sự biến động đó không phải là ngoại lực như triết học cổ điển Hy Lạp quan niệm, trái lại, là nội lực thuộc vào bản chất của sự vật. Khoa học ngày nay đã chứng minh rằng vạn vật luôn luôn năng động. Hơn thế nữa, vạn vật có tính tự tổ chức, sáng tạo và tự sinh sản. Sự sống nhờ đó mà hình thành.
 

6. Phật Giáovấn đề siêu hình

Tôi thích đọc những quyển sách về thiền thực hành để có thể tập thiền ngay cả những lúc bận rộn nhất. Nấu ăn cũng có thể thiền, nghe nhạc hay xem TV hay đi ngoài đường phố cũng có thể thiền. Tôi đi dạo phố một chiều đẹp trời hôm nọ, nhớ đến những chương mục nói về thiền đi bộ. Tôi để ý đến hơi thở của mình theo từng bước đi. Khi khác, tôi để ý đến nhịp tim. Một lúc khác nữa, tôi lại lắng nghe tiếng cát vụn xào xạc dưới gót giày. Thật ra bất cứ lần đi bộ nào tôi cũng cố gắng thực hành hết. Có lúc thành công, theo nghĩa rằng tôi đến chỗ tôi muốn đến hồi nào không hay, không hấp tấp vội vàng, cũng chẳng thấy mệt mỏi. Tuy nhiên rất nhiều lần thất bại, nhất là những lúc tôi phải đến đích đúng giờ hoặc càng sớm càng tốt. Vào những lúc như thế tôi thường mất sự chú tâm. Chỉ đếm được vài nhịp thở thì quên mất. Dự định quan sát hoạt động của đèn xanh đèn đỏ, chỉ chú tâm được một lúc thì xao lãng ngay.

Hôm nay thật đẹp trời. Hiển nhiên tôi tự nhủ lòng “phải tập thiền đi bộ.” Xác suất để thất bại rất cao nên lần này cũng thất bại. Không phải vì phố đông người. Tôi thất bại lần này vì bị thời gian bắt cóc! Tôi thả hồn vui buồn nơi chốn cũ:

Thẩn thơ từng bước hôm nay

Chạnh lòng thương nhớ những ngày đã qua.

Rồi lúc khác tôi lại thả hồn lãng mạn như đang nhớ thương ai:

Thật nhiều áo tím chiều nay

Thấy lòng rộn rã mới hay nhớ người.

Lúc tỉnh táo trở lại, tôi lẩm bẩm: Ông già dịch! Nhưng thay vì trở lại tập thiền, tôi len lén nhìn quanh xem có ai đang cho tôi một cái nhìn chế nhạo nào không. Tôi chất vấn, nhưng chỉ nói trong bụng thôi:

Có ai biết tôi đang buồn vơ vẩn

Đang lang thang giữa đô hội phồn hoa

Đang bơ vơ dưới ánh nắng chan hòa

Đang chìm sâu trong nhạt nhòa mê muội?

Bỗng tôi được cứu, saved by the bell! Bên vệ đường thấy người ta đứng bu quanh mấy chiếc bàn đầy sách, CDs và DVDs. Tôi tiến lại gần xem. Toàn sách và đĩa nói về Phật Giáo. Hơn nữa, tất cả đều tặng miễn phí. Tôi tham lam chọn hầu hết, mỗi thứ một bản. Tôi vui mừng thầm nghĩ: Về nhà tha hồ xem. Tất nhiên có nhiều bổ ích, chẳng hạn những bài giảng về đạo đức ngũ giới thập giới hay những chuyện về Phật Thích Ca trước khi xuất gia. Tuy nhiên khi xem một số khác, tôi không khỏi trầm ngâm suy nghĩ:

Phải chăng Phật Giáo quá chú trọng về thế giới siêu hình? Động cơ thúc đẩy Phật Thích Ca xuất gia là để cứu khổ trần gian. Trần gian đầy khổ đau. Sanh lão bệnh tử là khổ đau. Tham sân si là khổ đau. Kỳ thị giai cấp, kỳ thị chủng tộc, thủ cựu, mê tín dị đoan, áp bức bóc lột, cường hào ác bá là khổ đau. Chiến tranh là khổ đau. Xã hội đương thời của Ngài là như thế. Và bây giờ dường như cũng chẳng khác bao nhiêu. Nhưng phải chăng lời dạy của Ngài là lời hứa hẹn sẽ đưa chúng sanh đến một thế giới siêu hình vĩnh cửu đầy cực lạc?

Chẳng hạn, khái niệm “bồ tát” nguyên thủy là một khái niệm rất hiện thực, không mang một sắc thái siêu hình nào. Người ta thường gọi thái tử Tất Đạt Đa sau khi xuất gia và trước khi đắc đạo thành Phật là một vị Bồ Tát. Sau khi Ngài đã thành Phật, danh xưng bồ tát được dành cho những vị sắp đắc đạo, sắp vượt qua dòng sông, là người sắp trở thành một vị la hán hay một vị phật. Nói chung, bồ tác là người, không phải thần thánh. Họ cùng chung sống với chúng ta. Họ nhìn thế giới chung quanh họ như một Tây Phương Phật trong lúc tầm nhìn của chúng ta có thể hoàn toàn khác hẳn, khi lên khi xuống khi vui khi buồn khi thương khi giận. Một ví dụ về những thế giới chủ quan có thể có của đa số chúng ta:

Một người đi với một người

Một người hớn hở tươi cười không đâu

Cảnh vui lan tận rừng sâu

Người vui cảnh có buồn đau bao giờ.

Người kia thơ thẩn thẫn thờ

Màng đêm vây phủ phải chờ bao lâu

Cảnh buồn lan tận rừng sâu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Tuy những vị bồ tátchúng ta có thể bắt tay nhau, nhưng mỗi người lại nhìn vạn vật bằng những khung trời khác nhau. Dù vậy họ không bao giờ tự xem mình cao quý hơn, thuộc giai cấp thượng tầng, để rồi kỳ thị người khác. Trái lại họ hòa mình hợp tác và giúp đở kẻ khác mà họ luôn luôn xem như đồng loại, vì họ hiểu rất sâu sắc rằng giữa họ và những người khác, tuy hai mà một. Họ tạo cho mọi người một niềm tin yêu ngay trong cõi đời này, mắt thấy tai nghe. Thế giới của những người khác như đang xích lại gần với thế giới của những vị bồ tát đó.

Nhưng rồi, theo thăng trầm của thời gian, những vị bồ tát cứu khổ cứu nạn, có hình hài, có xương có thịt đó dần dần “bị” siêu hình hóa, biến mất khỏi trần gian. Thế giới của họ là một Tây Phương Phật xa xôi huyền bí. Niết Bàn cũng vậy, vô cùng huyền bí. Dòng tâm thức biến thành những thứ thiêng liênglinh hồn. Chúng sanh muốn tìm hiểu, nhưng câu trả lời rất gọn nhẹ: Không thể mô tả những huyền bí đó những thiêng liêng đó bằng ngôn ngữ hay lời nói. Chúng sanh được giáo hóa rằng muốn đến được những nơi đó cần phải tu hành vô số kiếp, phải khấn vái cầu xin những đấng linh thiêng ra tay phò hộ. Nếu vụng tu hay sống một đời sống vô đạo thì bị hăm dọa rằng kiếp sau sẽ bị đày xuống Địa Ngục, một nơi huyền bí khác, vô cùng ghê rợn.

Chúng sanh vốn si mê lầm lạc, nói sao nghe vậy. Cố gắng làm theo lời giáo hóa. Nhưng đường xa vời vợi, đến hàng ngàn hàng vạn kiếp, đầy gian nan, lại không có những bàn tay thiết thực giúp đở như thời vàng son xa xưa của tiền nhân. Họ ngao ngán. Họ chán nản. Và đa số bỏ cuộc.

Thật khó tin rằng Phật Thích Ca chú trọng đến những thế giới siêu hình trong lúc Ngài bác bỏ chủ thuyết về một linh hồn bất diệt. Khi người ta hỏi Ngài sau cõi đời này Ngài sẽ đi về đâu, Ngài trả lời đây là vấn đề không có giá trị thảo luận. Ngài thường khẳng định lập đi lập lại rằng quan tâm duy nhất của Ngài là sự đau khổ của chúng sanh. Ngài đi tìm con đường giải thoát cho chúng sanh hoàn toàn không nghĩ đến một phần thưởng nào cho cá nhân mình, dù phần thưởng đó thuộc vào thế gian này hay thuộc vào một thế giới siêu hình (nếu có) nào đó. Ngài chỉ biết mình làm những việc cần phải làm hầu giải thoát sự khổ đau của chúng sanh. Ngài muốn xây dựng một Tây Phương Phật ngay trên đia cầu này.

Nhưng tại sao Phật Giáo bị siêu hình hóa? Thật ra Phật Giáo không hề bị siêu hình hóa trong lòng rất nhiều Phật tử, nhất là Phật tử ngày nay. Nhưng qua nhiều kinh sách (được viết từ mấy thế kỷ sau khi Phật quy tiên và vẫn được lưu truyền cho đến nay) chúng ta có thể thấy Phật Pháp đã nhấn mạnh khá nhiều về những cảnh giới siêu hình. Có thể chăng do khoa học còn phôi thai? Có thể chăng khi Phật Giáo lan truyền sang các nước khác, vì thường phải tìm cách ăn khớp với những tín ngưỡng địa phương, Phật Pháp đã dần dần biến hóa? Phải chăng có những nhóm muốn siêu hình hóa Phật Giáo với ý đồ thống trị: Xem Phật chẳng khác nào thượng đế, để rồi muốn chúng sanh nghe theo mệnh lệnh của mình, chỉ cần “hù” rằng mệnh lệnh đó là ý của Phật? Tôi nghĩ đây là một vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

kiếp sau tức phải có linh hồn, hơn nữa linh hồn đó là bất diệt. Cho dù kiếp saubiến đổi so với kiếp trước, chẳng hạn trở thành dốt hơn hay thông minh hơn, trở thành hung bạo hơn hay đạo đức hơn, trở thành khác phái, v.v., linh hồn đó vẫn tồn tại, tồn tại vĩnh viễn. Rõ ràng Phật không dạy chúng sanh có một linh hồn như vậy. Phật đã từng dùng những ví dụ về hậu kiếp trong nhiều bài giảng của Ngài. Nhưng tôi tin Ngài chỉ xem những ví dụ đó như những huyền thoại, cần phải dùng đến khi những người nghe là những người quá mê tín về luân hồi chuyển thế. Nếu có ai hỏi Ngài có tin luân hồi không, Ngài sẽ trả lời – một cách Trung Đạo – rằng nếu có thì bài giảng của Ngài vẫn có giá trị hữu dụng. Nếu có người khư khư muốn Ngài chỉ trả lời một cách khẳng định “có” hay “không”, Ngài sẽ nói “những vấn đề siêu hình không có giá trị thảo luận”. Khoa học bây giờ cũng chỉ có thể trả lời như thế. Trả lời “chắc chắn có” hoặc “chắc chắn không” trong lúc chưa thể chứng minh được một cách khoa học là những câu trả lời cực đoan.

Tôi xem đĩa DVD vừa mới mang về nhà, giảng về Kinh Địa Tạng. Từ đầu đến cuối, tôi chỉ nghe thấy toàn những hình ảnh ghê rợn ở những vùng núi non âm u ma quái, nơi đó gồm những người bị đày sau khi lìa trần. Và khỏi phải nói, cực hình tra tấn thì triền miên. Sống mà có tội thì sau khi chết sẽ bị đày xuống đó. Chỉ câu nói này cũng đủ hàm ý mỗi người có một linh hồnlinh hồn đó tồn tại vĩnh viễn. Điều này hoàn toàn trái ngược với lời dạy của Phật. Hơn nữa cuốn phim không nói lên một lời khuyên bảo nào hết, chỉ nói đến toàn những tra tấn cực hình như là những lời răng đe khủng bố hăm dọa. Tôi nghĩ những cuốn phim như thế này chỉ làm cho giới trẻ ngày nay xem Phật Giáo như là một tôn giáo mê tín dị đoan không hơn không kém.

Ngày nay đa số đều có cơ hội cắp sách đến trường. Đa số đều có những kiến thức khoa học cơ bản. Mê tín dị đoan vẫn còn đó, nhưng đang trên đà xuống dốc. Bất cứ một lý thuyết nào khẳng định sự tồn tại những thế giới siêu hình đều có thể bị họ cho là một lý thuyết mê tín dị đoan. Và tôi tin rằng nhiều người suy nghĩ như vậy. Tuy đó là cực đoan nhưng tôi thiển nghĩ đa số không còn thích nghe những hứa hẹn hão huyền về những miền cực lạc hay thiên đàng nữa. Họ chỉ muốn phiền não lo âu đau khổ giảm xuống và bình yên hạnh phúc vui tươi tăng lên, không phải cho kiếp sau, mà cho ngay sự sống hiện tại của họ. Rót vào tai họ những thế giới siêu hình mỹ miều chỉ làm họ xa dần với Phật Giáo. Linh thiêng hoá và thần thánh hóa Phật và các vị bồ tát càng làm họ xem Phật Giáo như một đạo thần quyền, điều mà Phật Thích Ca luôn luôn bác bỏ.

Einstein từng nói “Một tôn giáo thiếu khoa học là một tôn giáo què quặt.” Một tôn giáo chỉ đáng tin cậy khi tôn giáo đó không những bao trùm toàn bộ khoa học hiện tại mà còn bao trùm cả những phát triển khoa học trong tương lai. Tương lai thì chưa đến. Chúng ta chưa thấy được những phát triển khoa học sẽ đến. Làm sao để có thể chọn một tôn giáo đáng tin cậy? Phật Giáo quả thật là một tôn giáo đáng tin cậy. Phật có bảo chúng ta rằng những lời dạy của Ngài không phải là những giáo điều bất di bất dịch. Phải biết áp dụng đúng từng hoàn cảnh thời giankhông gian chính là lời dạy của Ngài. Những niềm tin hoàn toàn trái ngược với khoa học cần phải hũy bỏ. Những niềm tin mà khoa học đang dè dặt cần được nghiên cứu kỹ lưỡng ăn khớp với những bước tiến của khoa học. Chỉ cần Phật Giáo đi những bước đường như thế thì Phật Giáo sẽ luôn luôn là một tôn giáo đáng tin cậy nhất.

7. Niềm hy vọng

Bị ám ảnh bởi những cái thế giới siêu hình huyền bí, con người luôn luôn cố gắng tìm hiểu. Bây giờ họ có máy truyền thanh truyền hình, máy vi tính, internet, v.v. Hẳn người thời xưa xem những thứ đó như huyền bí. Thế giới bây giờ là huyền bí của thế giới ngày xưa. Muốn dùng ngôn ngữ để diễn tả thế giới ngày nay hẳn không khó. Họ bắt đầu quen dần với hai chữ huyền bí, nhưng họ tin rằng huyền bí vẫn là những thứ có thể dùng ngôn ngữ để diễn tả. Nhưng họ vẫn không thể hình dung ra những cái thế giới siêu hình mà người ta đã giáo huấn họ. Phải chăng thế giới siêu hình đó chẳng qua là tương lai của thế giới chúng ta ngày nay? Họ nghĩ đến vũ trụ với hàng tỷ thiên hà, và mỗi thiên hà có hàng tỷ những vì sao. Hẳn phải có rất nhiều thái dương hệ na ná thái dương hệ của chúng ta. Và có thể có nhiều thái dương hệ như thế có chấp chứa sự sống. Những sự sống đó có giống sự sống trên địa cầu không? Văn minh hơn? Lạc hậu hơn? Phải chăng những thế giới siêu hình nói trên có thể là những thế giới xa xôi trên các thái dương hệ đó? Tất nhiên họ không trả lời được.

Nhưng chính những bế tắc này đã phấn chấn họ. Họ nhớ đến hình ảnh Phật Thích Ca ngày xưa vì theo con đường tu khổ hạnh mà đã kiệt sức suýt bỏ mạng. Nhờ đó Ngài đã khám phá ra Trung Đạo và đã tu thành Phật. Đối với chúng sanh bây giờ, chính sự ngờ vực về cái thế giới siêu hình huyền bí kia đã thúc dục họ đổi hướng đi trở lại: Xây dựng một Tây Phương Phật ngay trên địa cầu này trước đã.

Chúng ta không ngạc nhiên thấy Phật Giáo đã biến đổi những bước nhảy vọt trong nhiều thập niên vừa qua. Nhiều hội nghị Phật Giáo đã được tổ chức tại nhiều nơi trên thế giới, thảo luận về hướng đi của Phật Giáo ngày nay. Những phong trào Phật Giáo nhập thế, Tân Phật Giáo được xem là những bước tiến của Phật Giáotrọng tâm là sự sống hiện tại trên địa cầu. Tất nhiên, mù quáng chấp nhận những phong trào này hoặc nhắm mắt bác bỏ chúng một cách thiếu suy xét là những cực đoan. Chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng để hội nhập những điểm tốt đẹp và để tránh những điểm không có lợi cho Phật Giáo. Hội nghị quốc tế sắp được tổ chức tại viện nghiên cứu Phật học, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, sẽ là một cơ hội để Phật Giáo thế giới tham gia đóng góp ý kiến về đường lối đối phó và đóng góp của Phật Giáo trước những thách thức nóng bỏng của thời đại như nạn gia tăng dân số thế giới, nạn khủng bố, quan hệ giữa các tôn giáo, các bệnh dịch thời đại như dịch cúm gà, hiệu ứng nhà xanh, vấn đề dân chủnhân quyền, vấn đề truyền thông trong thời đại mới, vấn đề toàn cầu hóa, v.v.

Đối với Phật Giáo Việt Nam, cần tìm những hướng đi và phương pháp giáo dục hữu hiệu để đóng góp cho thế giới, cho văn hóa dân tộc, cho thế hệ trẻ rường cột của nước nhà, v.v.

Hy vọng trong một tương lai gần, thế giới chúng ta sẽ tràn đầy những vị bồ tát đúng với ý nghĩa nguyên thủy của nó. Phật sẽ mỉm cười thấy công lao của Ngài không bị hoang phí.

Phật muốn biến sự sống trên thế gian này không còn tham sân si, không còn gia cấp, không còn hận thù chém giết. Thế giới này phải là một thế giới vị tha, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái. Thế giới này phải là chân thiện mỹ, phải là niết bàn. Những câu hỏi, chẳng hạn, anh thuộc giai cấp nào, anh thuộc tôn giáo nào, anh là người nước nào, v.v., sẽ trở nên không còn ý nghĩa trong khung trời niết bàn đó.

Nhưng từ đây tới đó đường còn dài thật dài. Thế giới hiện tại của chúng tamột thế giới đa hình đa dạng, tốt xấu có đủ. Liệu Phật Giáo có thể giúp chúng sanh thu ngắn thời gian để biến chốn hồng trần này thành một niết bàn không? Quả đây là điều không tưởng. Tham lam vẫn còn đó. Hận thù vẫn còn đó. Hiếp bức vẫn còn đó. Ranh giới tôn giáoranh giới quốc gia vẫn còn đó. Phải cần thời gian. Và vào mỗi giây phút trong khoảng thời gian đó, Phật Giáo càng có những nhạy bén để có thể bước vững vàng trên Trung Đạo.

Thế giới hiện tạimột thế giới đa dạng. Chúng ta không thể không chấp nhận những ranh giới tôn giáo cũng như những ranh giới quốc gia. Và Phật Giáotrách nhiệm biến đổi những hận thù cạnh tranh giành giựt chém giết chiến tranh giữa tôn giáotôn giáo, giữa quốc giaquốc gia thành những hợp tác tương thân tương trợ thương yêutôn trọng lẫn nhau. Nhiệm vụ của Phật Giáothuyết phục những nước văn minh giàu có giúp đở tương trợ những nước nghèo khó chậm tiến trong những lĩnh vực kinh tế tài chánh, khoa học kỹ thuật và y tế. Phật Giáo phải tạo điều kiện tốt trao đổi học tập văn hoá phong tục tập quán lẫn nhau để hiểu nhau hơn và từ đó tôn trọng lẫn nhau hơn. Đó chỉ là một vài ví dụ trong rất nhiều nhiệm vụ quốc tế khác mà Phật Giáo phải đương đầu. Phải đối phó như thế nào trước sự kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, trước chiến tranh cá lớn nuốt cá bé, chiến tranh khủng bố, …

Tất nhiên con đường Phật Giáo đi là Trung Đạo. Mọi vấn đề Phật Giáo phải đương đầu đều phải phù hợp với Trung Đạo. Phật Giáo chủ hòa bất bạo động. Phật Giáo không bao giờ là một đe dọa của bất cứ một quốc gia nào. Đây là một điều thuận lợi để Phật Giáo có thể tiếp xúc với tất cả những phe đối nghịch trong mọi cuộc xung đột. Phật Giáo không tin vào thần quyền, cuồng tín, mê tín dị đoan:

Thần quyền cuồng tín dị đoan

Chỉ đưa nhân loại đến ngàn vực sâu.

Trong mỗi quốc gia, Phật Giáo và chính quyền không thể không có quan hệ lẫn nhau. Bảo rằng Phật Giáo có thể tồn tại độc lập với chính quyền là một điều thiếu thực tế. Nếu được sự ủng hộ của chính quyền, việc hoằng pháp sẽ thuận tiện gấp bội lần. Tôi có xem cuốn phim tài liệu về việc trùng tu chùa Thánh Duyên ở Huế. Mối quan hệ hài hòa giữa chính quyền địa phương và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh hội Thừa Thiên Huế đã tạo thuận lợi cho việc trùng tu được thành công mỹ mãn. Có thể nói đây là một dấu hiệu tốt cho Phật Giáo Việt Nam.

Tuy nhiên nếu Phật Giáo trở thành một con cờ bù nhìn của chính quyền thì chính Phật Giáo sẽ khó có thể bước vững trên Trung Đạo, đừng nói chi việc dìu dắt chúng sanh giải thoát khổ đau. Để tránh điều này, Phật Giáo cần có một đội ngũ gồm những vị bồ tát “sống” với đầy đủ từ bi trí huệ để có thể góp ý chính quyền trong việc trị quốc an dân, ngăn cản chính quyền thi hành những chính sách có thể nguy hại cho tổ quốc, cho dân tộc. Đồng thời cần bày tỏ thái độ cứng rắn trước những tệ nạn như tham ô bạo quyền bất công. Được như vậy Phật Giáo mới có thể đưa dân tộc Việt Nam xích gần với Trung Đạo hơn.

Đối với những chính sách của chính quyền có liên hệ đến chết chóc như án tử hình, và quan trọng nhất là khi đất nước bị đe dọa chiến tranh xâm lăng, thái độ của Phật Giáo phải như thế nào? Buôn lậu á phiện thì có thể tử hình. Phật Giáo nghĩ sao khi biết rằng á phiện đã làm biết bao nhiêu người trở nên nghiện ngập tan cửa nát nhà và chết chóc? Tuy Phật Giáo chủ trương không sát sanh, nhưng phải chăng tội tử hình luôn luôn là sai trái? Việt Nam đã có rất nhiều kinh nghiệm với giặc ngoại xâm. Nhìn lại những kinh nghiệm đó, Phật Giáo Việt Nam hẳn đã rút tỉa được những bài học quý giá. Nếu có một đe dọa tương tự trong tương lại, Phật Giáo sẽ có kế gì hay để hiến nhà nước? Nên hòa? Nên chiến?

Án tử hình hay chiến tranh chống ngoại xâm, tất cả đều tùy thuộc vào nhiều yếu tố, kể cả không gianthời gian. Không thể có những sách kế bất di bất dịch như những giáo điều không bao giờ thay đổi. Nếu phải giết một người để cứu hàng trăm hàng ngàn người, Phật Giáo nghĩ sao? Nếu bị ngoại xâm, Phật Giáo phải làm sao để có thể duy trì hòa bình đất nước? Phải chăng Phật Giáo sẽ không bao giờ sát sanh dù trong bất cứ tình huống nào? Nếu vậy phải chăng chủ thuyết “không sát sanh” đã trở thành một giáo điều bất di bất dịch? Tôi cho rằng những vấn đề này cần được thảo luận kỹ lưỡng.

Có được quan hệ tốt với chính quyền quả thật không dễ. Hoằng pháp để cứu vớt chúng sanh lại là một nhiệm vụ còn khó khăn hơn. Trong việc truyền Pháp, Phật Giáo phải đương đầu với vấn đề đạo đức. Xã hội hiện tại quả thật có quá nhiều tệ nạn. Trong một xã hội tiêu thụ như hiện nay, dường như mọi thứ tình cảm đều được đánh giá trên tiền bạc. Hành hung cướp giật xảy ra gần như cơm bữa. Rồi nạn nghiện ngập ma túy. Phật Giáo cần tìm những phương thức hữu hiệu để đối phó với những tệ nạn đó.

Cuối cùng, để kết thúc bài này, tôi xin vắn tắt đóng góp hai điểm về việc dịch kinh sách và việc trang trí chùa chiền tại Việt Nam, hầu giúp người Việt hiểu nhiều hơn và tự hào hơn về Phật Giáo Việt Nam.

Trong mấy quyển sách biếu không hôm tôi đi dạo phố, có một vài quyển Kinh. Đọc những quyển Kinh đó quả thật rất khó khăn đối với tôi. Dường như hầu hết những từ ngữ đều được phiên âm thay vì dịch từ chữ Hán. Tôi không có vốn liếng chữ Hán. Và tôi tin rằng ngày nay đa số người Việt cũng đều như tôi. Tôi đã đọc nhiều kinh kệ dịch từ ngôn ngữ Pali hay Sanskrit sang tiếng Anh. Rất nhiều dịch giả vẫn than phiền rằng thật không dễ dàng tí nào trong việc dịch Kinh. Có nhiều từ của ngôn ngữ này không dễ gì tìm được từ hoàn toàn tương đương trong ngôn ngữ kia. Hẳn các dịch giả Việt Nam cũng đã từng thấm thía những khó khăn này, nhất là khi phải dịch Kinh. Nhưng theo tôi, cuối cùng các dịch giả phải làm điều đó. Phải dịch, không thể chỉ phiên âm. Nói chung, cần phải phổ thông hóa kinh sách. Được như thế, người đọc sẽ dễ hiểu hơn, do đó hứng thú hơn, và Kinh Phật sẽ được phổ biến rộng rãi và nhanh chóng hơn.

Đối với các chùa, dường như chỉ có tên chùa là được viết bằng tiếng Việt, còn hầu hết các thứ khác, như các bức hoành, các câu đối câu liễn, viết toàn chữ Tàu. Bình dân bá tánh đi ngang chùa nhìn vào, họ chỉ thấy nhưng không hiểu. Họ đành tiếp tục bước đi. Cửa chùa thì mở rộng mà họ thấy như đang đóng kín. Việt Nam thoát ách đô hộ của Tàu đã lâu. Tiếng Việt cũng đã được phổ thông hóa từ lâu. Nhưng những ngôi chùa vẫn như thời xa xưa, vẫn giống như chùa Tàu trên đất Việt. Theo tôi, phải Việt Nam hóa những ngôi chùa Việt Nam! Những ngôi chùa xây trong tương lai phải 100% Việt Nam. Nếu phải dùng những ngôn ngữ khác thì đó chỉ là phụ, chỉ để giúp du khách nước ngoài tìm hiểu mà thôi. Chùa Việt phải dùng tiếng Việt cho dân Việt. Tất nhiên có những ngôi chùa xây dựng từ xa xưa, nổi tiếng và đã trở thành lịch sử, cần được giữ nguyên vẹn những di tích lịch sử quý giá đó.

Phật Giáo đã đến với Việt Nam 2000 năm nay. Chắc chắn ai cũng mong muốn kho tàng văn hóa Phật Giáo Việt Nam được phổ biến rộng rãi trong lòng mỗi người dân Việt.

Sách tham khảo:

- Majjhima Nikaya, translated by bhikkhus Nanamoli & Bodhi, The Middle Length Discourses of The Buddha, Wisdom Publications, USA, 1995
- Digha Nikaya, translated by Maurice Walshe, The Long Discourses of The Buddha, Wisdom Publications, USA, 1995
- Brazier, D., The New Buddhism, Constable & Robinson, London, 2001
- Brazier, D., The Feeling Buddha, Constable & Robinson, London, 2001
- Silver, B. L., The Ascent of Science, Oxford University Press, New York, 1998
- Capra, F., The Turning Point, Simon & Schuster, New York, 1982
- Capra, F., The Web of Life, Flamingo, London, 1997

TS. Tâm Đàn 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.