1. Nấc thang cuộc đời

03/03/20153:48 SA(Xem: 14079)
1. Nấc thang cuộc đời
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005 

NẤC THANG CUỘC ĐỜI
( 人生的階梯 )

Trong xã hội hiện nay, y học phát đạt, sinh hoạt vật chất thăng cao. Trong một quốc gia tiên tiến, người dân tuổi thọ bình quân sống đến khoảng 80 tuổi. Nếu đem cuộc đời 80 tuổi ấy so dụ như một tầng lầu cao 80 tầng cấp thang, thì con người từ khi cất lên tiếng khóc chào đời, tức một tuổi bắt đầu. Thế rồi mỗi năm, mỗi năm thêm một tuổi, một tuổi. Đời người cứ thế từng bước, từng bước đi lên cho đến tận đích. Trong bước đi từng bước, từng bước  của đời người, bằng cách nào mới có thể lên đến được tầng cao nhất thứ 80? Tức đạt đến đỉnh cao của tuổi thọ, đỉnh cao của cuộc đời.

Câu chuyện thần thoại kể rằng: Xưa có hai anh em nhà nọ xuất ngoại leo núi. Sau khi xuống núi trở về ngôi nhà 80 tầng lầu, họ định dùng thang máy để lên lầu, không may thang máy bị trục trặc không thể kéo lên được. Hai anh em cảm thấy không có vấn đề gì trở ngại, khi phải chuyển sang cách từng bước, từng bước leo lên từng nấc thang; bởi vì lúc thường nhật họ đã từng kiên chí luyện tập leo núi, khiến cho họ có được sức lực dẻo dai. Nhờ vậy, mặc dầu phải leo đến nấc thang cao nhất của tòa đại lầu rất vất vả, nhưng họ vẫn duy trì được tinh thần phấn khởi, cố gắng hướng từng bước leo lên.

Khi họ đã hướng lên đến nấc thang của tầng lầu thứ 20, họ không những không cảm thấy mệt nhọc, mà còn tự giác rằng, mình phải leo cho thật nhanh, và thật vững chắc, không sợ bất cứ một nấc thang nao. Thế là họ hăng hái đặt bước hướng lên. Đến khi leo lên đến tầng lầu thứ 40, bỗng nhiên họ cảm thấy thân thể xuất hiện trạng thái mệt mỏi. Họ cảm thấy cái vali hành lý của họ càng lúc càng trở nên nặng nề vô cùng. Thế là hai anh em thương lượng, quyết định đem hành lý để lại nơi tầng lầu thứ 40, đợi khi có thang máy sẽ trở lại lấy.

Bằng tín tâmdũng khí, họ tiếp tục hướng lên leo cho đến tầng lầu thứ 60. Lúc này họ cảm thấy sức lực đã suy yếu hẳn đi. Khí đã suy, lực đã mòn, dường như không còn đủ sức lực để tiếp tục leo lên đến tầng lầu thứ 80. Nhưng trong khoảng khắc suy nghĩ: mình đã lên được đến tầng lầu thứ 60 rồi; cự ly chỉ còn 20 nấc thang, còn có gì không thể vượt khó? Thế là họ không quản ngại muôn vàn khó khăn, mệt nhọc trong khí lực suy yếu của tầng tuổi 60; cho dù phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt với chân mỏi gối chùn. Cuối cùng họ đã lên được đến đích thang của tầng lầu thứ 80. Toại nguyện chí hướng, họ nở nụ cười sung sướng. Nhưng khi người anh định mở cửa bước vào nhà, đột nhiên la lớn: “Chết rồi! Chìa khóa mở cửa để trong vali hành lý, chưa đem lên được.” Người em nghe thấy như vậy, tâm hồn tràn ngập nỗi thất vọng, thân thể rã rời như bong bóng xì hơi, đầu óc mênh mang mờ mịt.

Câu chuyện trên chỉ cho chúng ta rõ rằng: Sinh mạng của con người, trong 80 tuế nguyệt của đời người, tầng tuổi thứ 20 là lứa tuổi thanh xuân cường tráng, tràn đầy sức sống hạnh phúc, tươi vui, tuyệt đẹp vô cùng. Đến tầng tuổi 40, vì sinh kế gia đình, con cái..., hai vai gánh vác những trách nhiệm nặng nề như gánh một vali hành lý nặng. Ở thời tuổi ấy, có người đem gánh vali hàng lý nặng đó đặt để nơi tầng tuổi 40, rồi tiếp tục nỗ lực leo lên cho đến nấc thang của tầng lầu 60. Vào tuổi 60 của đời người, đã cảm nhận rõ mình thế lực không còn dẻo dai để tiếp tục gánh vác trọng trách, nhưng vẫn không ngừng nỗ lực bước trọn lên đến chung đích; cho dù chỉ là đem theo cái thân thể yếu mòn để tiếp tục bước lên những nấc thang còn lại của cuộc đời. Và khi đã đặt chân đến nấc thang của tầng tuổi 80, ngoái đầu nhìn lại quá trình mình đã vượt qua, một chùm chìa khóa để lại dưới tầng lầu thứ 40, tức sự nghiệp gánh vác trọng trách mình đã không còn đủ sức lực và dũng khí để bước trở xuống lấy nó mở cửa vào nhà hạnh phúc.

Bạn đọc thông minh thân mến, bạn cũng có một cuộc đời của 80 tầng cấp lầu, bạn đã có quy hoạch cho mình nên làm những gì chưa?
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.