44. Bình Đẳng

06/03/20153:35 CH(Xem: 6956)
44. Bình Đẳng
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


BÌNH ĐẲNG
(真正的平等)

 

 Câu chuyện <Mèo bắt chuột> kể rằng: Một ngày nọ, chú mèo mướp bắt được chuột chù định ăn thịt. Chuột chù lập tức phản kháng, nói:“Bác có sanh mạng, tôi cũng có sanh mạng; mọi loài chúng ta cần phải hỗ tương đối xử bình đẳng, tại sao bác lại bắt tôi, ăn thịt tôi? ”

 Mèo mướp nghe vậy, thầm nói: - Nào ngờ chuột chù này không những hiểu biết đến vấn đề” bình đẳng”, mà còn đòi hỏi quyền “bình đẳng”. Nghĩ xong, mèo mướp nói:

- Được rồi, này nhé! Ta cho chú mày ăn thịt ta đó!

Chuột chù đáp: <Bác là loài mèo, thân hình to lớn gấp bội tôi; tôi làm sao có thể bắt thịt được bác?>

- Đã tự biết bản thân mình là loài chuột, nhỏ bé, không thể bắt thịt loài mèo, vậy thì chú mày chấp nhận để ta ăn thịt nhé!

Chuột chù nghe mèo mướp giải đáp đạo luật, ruột gan tê tái, nhưng vô điều kiện đòi hỏi, đành im lặng. Mèo ta thấy vậy nói tiếp:<Đừng nên đấâu tranh phản kháng nữa. Cuộc sống thế gian này vốn là “ rất bình đẳng như vậy mà!” >

“Bình đẳng”, không thể dùng thủ đoạn cưỡng chế bức bách đối phương. Nếu dùng nó tức đã phạm luật bình đẳng. Bình đẳng, cần phải có cái nhìn người như chính bản thân mình, tuy nhiên bên cạnh tánh bình đẳng đó vẫn có cái hỗ tương trên lập trường nhân duyên dị biệt của nó. Bình đẳng càng cần nên có pháp luật uy nghiêm, tinh thần tôn trọng săn sóc đối phương về mặt quyền lợi, bởi vì chỉ có sự tôn trọng giữa người và người mới có thể thành tựu đạo vị bình đẳng giữa bỉ thử đối bên.

Đức Phật nói:< trăm sông chảy về biển nào có phân tên họ của dòng nước sông nào; bốn hàng chúng đệ tử xuất gia, đồng mang tên dòng họ Thích>. Phật giáo chủ trương <người người đều có phật tánh >. Đó là thực tính bình đẳng trên bản tánh. Đứng trên mặt lý, <chúng sanh vàPhật là bình đẳng >, nhưng đứng trên mặt sự lại có< nhân qủa sai biệt>. Do vậy, từ trên bản tánh để suy luận, thì mặc dù người người đều có bản năng thành Phật, nhưng trên mặt sự tướng, do mỗi người có nhân duyên phước báo và sự nỗ lực dụng công khác nhau mà có ra sự phân chia thánh phàm. Thế nên, < trong tánh bình đẳng chúng ta không thể chỉ đứng trên mặt danh tướng, tên gọi để lý giải giá trị bình đẳng chơn chánh, mà cần phải chính mình đặt được bước chân vào pháp giới chân như thật tướng vô hình tướng tự ngã mới có thể thấu tột được giá trị bình đẳng chơn chánh đó.>

Con cái đòi hỏi cha mẹ quyền bình đẳng, đưa ra câu hỏi cha mẹ tại sao phải nhất định ngồi tòa trên và khi đứng phải đứng trước, đứng giữa mà con cái phải ngồi ở tòa dưới, vàchỉ được phép đứng dưới hoặc đứng bên cạnh cha mẹ mà không được ngồi đứng ngang hàng với cha mẹ? Nếu đòi hỏi quyền bình đẳng như vậy tức không những không một chút hiểu biết về luân thường đạo lý mà còn bị rơi vào ý thức phi bình đẳng, bởi vì trong bản chất của bình đẳng vẫn hàm ngự,< luân lýđạo đức, tôn ty trật tự lớn nhỏ có vị>. Thuộc hạ cùng quan trưởûng đòi hỏi bình đẳng, cho rằng tại sao có những sự kiện, sự việc bậc quan trưởng được quyền xúc tiến khởi động, còn hàng thuộc hạ thì không được quyền? Nếu thuộc hạ cùng quan trưởng đòi hỏi đối đãi cư xử đồng đẳng như vậy thì thử hỏi ý thức quy luật trật tự xã hội trọng tâm tác dụng? Và nền an ninh sinh hoạt của cuộc sống sẽ như thế nào? Bởi vì bình đẳng cần có pháp luật uy nghiêm, thứ vị trên dưới trật tự theo quy chế mới đủ năng tính bảo vệ ý nghĩa <bình đẳng chơn chánh>, xứng lý hợp tình với phúc lợi cuộc sống hiện thực của từng thành viên xã hội.

Chơn chánh của sự bình đẳngbình đẳng trong cái không bình đẳng theo từng vị trí, chức năng, hoàn cảnh của mỗi người, chứ chẳng phải bình đẳng trong cái đòi hỏi đồng nhất vượt rào >. Trên thao trường, khi nghe tiếng súng nổ hiệu lệnh khởi động, thì cùng tiêu điểm xuất phát, mọi ngưởi cùng phấn đấu hướng điểm đích đua chạy, nhưng tốc độ nhanh chậm của mỗi người lại nhất định không đồng nhất; mỗi người tùy theo cái năng lực của mình để tranh đoạt danh dự hàng đầu. Không thể đòi hỏi tất cả người đua đồng nhất thời gian đạt điểm đích. Đó chính là ý nghĩa bình đẳng chơn chánh.

Người ngư phủ dựa vào biển đánh bắt cá làm nguồn sinh sống; mọi người đều cho rằng đó là lý đương nhiên. Còn người tiều phu đốn cuỉ trong núi rừng, săn bắt chim tước thì mọi người lại quở tráchsát hại sanh vật.Từ đó chúng ta suy luận, lẽ nào loài chim quý thì cần được bảo hộ, còn loài cá rùa thì lại là vật dưỡng nhân? Thông thường khi xã hội gặp phải tai ương ách nạn đột biến của thiên tai, toàn quốc toàn dân đều phát huy tinh thần yêu thương đoàn kết dân tộc”Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Lá lành đùm lá rách; Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ,” cùng nhường cơm xẻ áo cho nhau; tuy nhiên đó chỉ là tính bình đẳng của nhất thời mà thôi. Điều kiện cần thiếtmong ước trên cuộc sống xã hộitinh thần “bình thời bình đẳng.”

Chủ trương của bình đẳng là lphát huy năng lực làm tiêu trừ những sự kiện bất bình đẳng của thế gian. Bình đẳng cần phải được vun trồng từ nền tảng hỗ tương tôn trọng, không phân cáivị lợi lớn nhỏ, không phân giàu nghèo, thì mới có thể thực hiện được điểm đích < mình và người bình đẳng >. Và sự lý thông thương bình đẳng mới chân thật đem lại thế giới hòa bình. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.