28. Cái Đẹp Của Tự Nhiên

06/03/20152:00 CH(Xem: 9780)
28. Cái Đẹp Của Tự Nhiên
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


 CÁI ĐẸP CỦA TỰ NHIÊN
自然之美

 

Đẹp llà cái mà tất cả mọi người mong muốn hy vọng và tìm cầu; giả sử con người sanh ra không đẹp, nếu có điều kiện sẽ bằng mọi cách đi thẩm mỹ viện để cải tiến sắc đẹp, hoặc dùng mỹ phẩm để hóa trang sửa hình sao cho vẻ đẹp của mình được phần thăng tiến kiều diễm. Nhưng mà, bất kể là nhân công thẩm mỹ có tài giỏi khéo léo đến đâu chăng nữa cũng không thể tái tạo được nét đẹp toàn mỹ. Nói một cách chân tình thì nét đẹp nhân tạo vẫn luôn luôn không bằng nét đẹp tự nhiên.

Cái đẹp của tự nhiên, chúng ta hãy nhìn xem! Trong vũ trụ, trời xanh bao la, mây trắng bao la. Sau cơn mưa, ảnh hiện cầu vồng năm sắc, đêm đến ngàn muôn ánh tinh tú, lấp lánh. Trăng sáng treo giữa trời không thanh tao trong sáng một mình tự đăng cao, thâu qua vòng cung vọng nhìn hư không vô biên giới, khiến cho người không những cảm nhận được nét đẹp diễm lệ, duyên dáng cuả tự nhiên, càng khiến cho người cảm nhận được nét đẹp vô cùng vô tận của tự nhiên.

 Đứng giữa trời đất, bạn hãy nhìn xem, núi cao dốc đứng cheo leo; sông biển mêng mông bạt ngàn sóng nước, khi thì cuồn cuộn trào dâng, khi thì dào dạt âu yếm vỗ bờ. Biển rừng bao la sầm uất một màu xanh thẩm., sa mạc mêng mông vô hạn v.v…; tất cả những cảnh tượng đại tự nhiên mỹ lệ đó đã tạo nên đất mẹ hùng vỹ, bạt ngàn non sông gấm vóc, không những khiến cho người ca tụng cái đẹp hùng vỹ của đại tự nhiên, mà càng phải thốt lời tán dương và cúi đầu thi lễ khâm bái khí phách hồn thiêng sông núi đại tự nhiên.

Nét đẹp tự nhiên khiến người ngưòi đều ngưỡng mộ, khiến người người đều ca ngâm. Trong cuộc sống, có người vì tìm cầu cái đẹp, tự nhiên không đủ truy tìm nhân công thẩm mỹ viện để tu bổ; đình viện vườn hoa luôn luôn thiết kế được cùng đại tự nhiên tương thân, tương cận; phòng đọc sách, phòng tiếp khách, luôn luôn bố trí sao cho có vẻ mỹ cảm tự nhiên. Thậm chí từ y phục, khuôn mặt, thân hình, tư thái v. vv… luôn luôn nghĩ đến biện pháp tiêu chuẩn đẹp hợp thời trang

Kỳ thật mà nói, đánh giá về cái đẹp thì khó có gì để lấy làm tiêu chuẩn; tuy nhiên, đã là đẹp, là mỹ thì cần phải có nguyên tắc. Đẹp cần phải khiến cho người một khi nhìn đến, liền cảm thấy tươi mát dễ chịu, cần phải tịnh hóa tánh linh, thăng hoa tâm thức, mở rộng tâm lượng, thậm chí vượt qua thế giới hiện thực khiến đủ lực mỹ hoá cuộc đời, đó là ý nghĩa của cái đẹp.

Trên thế gian, vật kiến trúc, nếu vượt quá quy định của địa hình, thì sẽ mất đi cái đẹp tự nhiên. Con người cũng vậy, nếu hóa trang vượt quá sự sanh tạo cũng sẽ mất đi nét đẹp tự nhiên. Bởi vì, trang điểm má phấn môi son qúa đậm nồng sắc tố, cố ý kiều mỵ tình nhân không những đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên mà thậm chí khiến ngườisợ hãi không dám nhìn.

 Làm người khi nói chuyện cần phải có sự lưu loát, dí dỏm. thông tình đạt lý; xử lý sự việc cần phải bình đẳng chân tâm, liêm chính; tiến thoái cần phải thích đáng hợp thời, kịp lúc. Nếu có thể tiến hành được như vậy tức đã tương cận tương hợp với cái đẹp của tự nhiên.

 Những gì tự nhiên vốn đã hàm tàng cái đẹp cao quý! Đức oai vũ uy phong của người nam tử, đức nhu hòa hiền diệu của người thục nữ, đức từ ái an hòa của người già, đức thiên chơn lãng mạn của trẻ em; tất cả mọi hành vi cử chỉ chỉ cần thể hiện tương ứng thích đáng với những đức tánh tự nhiên ấy tức đã hiển lộthành đạt được nét đẹp tự nhiên cao quý vô giá.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.