39. Dấu Chân

06/03/20153:23 CH(Xem: 8495)
39. Dấu Chân
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


 DẤU CHÂN
(一步一腳印)

 

<Mỗi bước chân đi, lưu mỗi dấu ấn>, là ngôn ngữ lưu hành hiện đại, đặc biệt là mỗi khi đến kỳ tuyển cử, bầu cử không ít bộ phận ứng cử viên biểu thị những thành tích khổ công vẻ vang thực tiễn chính mình đã, đang và sẽ lưu dấu trên lịch sử, để cùng quần chúng khẳng định vai tròtrách nhiệm ứng cử của mình.

< Mỗi bước chân đi lưu mỗi dấu ấn> kỳ thật là thuyết minh qúa trình lịch sử mà mỗi người chúng ta đẵ từng lưu lại, đang hiện hữu và sẽ không ngừng thực tiễn nỗ lực tiến lên lưu lại kỳ tích; Ngoài ra, <Mỗi bước chân đi lưu mỗi dấu ấn> là khích lệ người đã từng nỗ lực thành tựu những thành tích thực tiễn mà rất tự nhiên đãâ khắc sâu vào tâm mắt của quần chúng xã hội; Lại nữa, <Mỗi bước chân đi, lưu mỗi dấu ấn> là ghi lại con người trong qúa trình cuộc sống cọ sát với những liệt cảnh khổ nạn, nhưng vẫn không ngừng phấn đấu hướng về phía trước, cất bước hướng thượng, hướng chân thiện mỹ,lưu lại dấu chân lịch sử kỳ tích. Do vậy,< Mỗi bước chân đi, lưu mỗi dấu ấn> không phải là tự mình nói kể tính đếm số được, mà là phải thông qua sự công nhận của muôn dân và sự khẳng định của đại chúng.

Xưa kia có người từng nói rằng đường lộ là do con ngưòi đặt bước chân đi mà thành; Đời người chúng tagiá trị thực tiễncần phải nương vàọ thành tích <mỗi bước chân đi, lưu mỗi dấu ấn> thì mới có thể hoàn thành được con đường trước mặt mà mình đã đặt bước chân, và đang cất bước chân đi. Con người khi đứng trên đường lộ, muốn cất bước đi, trước phải biết buông xả bước chân phía sau. Nếu bạn cứ đứng lại một chỗ, không chịu dở bước chân hướng về phía trước, thì bạn làm sao có được tiền đồ! Chỉ có không ngừng buông thả bước chân phía sau mới có thể đặt bước đi hướng tới tiền đồ.

Tục ngữ có câu:” Không sợ chậm bước, mà chỉ sợ đứng nguyên không chịu cất bước”. Biết bao người chỉ vì cố chấp, bảo thủ, không hề có tư tưởng cầu tiến, cũng chẳng dụng công để<mỗi bước chân đi, lưu mỗi dấu ấn>. Những người đó thử hỏi làm sao có thể thành tựu được sự nghiệp hiện tại và tương lai?

 Lại có người nói:”Chiếc cầu mà tôi bước qua, so với con đường mà anh đã đi qua dài hơn, to lớn hơn”. Đời người chúng ta trường đồ từng bước từng bước hướng tiến. Đã từng đi qua được đường dài cố nhiên là rất tốt, nhưng điểm quan trọng là chúng ta đã lưu lại dấu chân như thế nào trên đường lộ ấy? Chúng ta có từng tư duy qua điều đó? Bước đường chúng ta đi qua lưu lại những dấu chân bùn lầy? Hay lưu lại những dấu chân gai góc? Những dấu chân lồi lõm? Hay những dấu chân kháng kiện cường tráng?

<Mỗi bước chân đi, lưu mỗi dấu ấn>, có người đặt bước chân đi phía trước, liền tạo dấu chân mô phạm cho người phía sau nối tiếp dấu chân. Có người đặt bước chân đi phía trước, liền tạo dấu ấn cho người phía sau hưng phấn chiêm ngưỡng. Có người đặt bước chân đi phía trước, phía sau liền được người tán thán ngợi khen; Song lại có người đặt bước chân đi phía trước, lưu lại dấu chân gây tạo độc nạn cho người phía sau, tạo nên muôn ngàn lời phê bình, khiến “ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.

 <Mỗi bước chân đi, lưu mỗi dấu ấn>, Chúng ta đã lưu lại dấu chân gì? Trong gia đình, con cái đang nhìn những dấu chân đi của cha mẹ; Trong học đường, học sinh đang nhìn những dấu chân đi mô phạm của các thầy cô giáo. Trong công ty, các công nhân viên đang dõi mắt nhìn theo những dấu chân đi của các quan chức; Trong quốc gia, trăm họ con dân đang đặt trọn tâm mắt nhìn những dấu chân đi của các bậc học giả, các bậc chuyên gia, bậc quan trưởng trị quốc an dân.

Các bạn trẻ thông minh, bạn đã từng kiểm tra qua dấu chân của chính mình? Bạn có lưu lại dấu chân của từ bi?Bạn có lưu lại dấu chân trí tuệ? Bạn có lưu lại dấu chân tàm quý? Bạn có lưu lại dấu chân cảm ân? Bạn có lưu lại dấu chân của bậc tiết khí thánh hiền chí sĩ? Bạn có lưu lại dấu chân chánh đại quang minh?

Trên thế gian, nếu không có sự thông thương tốc độ của thang máy, đương nhiên chúng ta phải từng bước, từng bước <đặt bước chân đi lưu lại dấu ấn> mới có thể đẵt chân đến từng cấp lầu mà ta muốn đến. Trong lịch sử, do có các bậc tiền bối không quản ngại đường lộ chông gai hóc hiểm, lưng gồng vai vác vẫn một lòng kiên gan cường chí hướng về phía trước đặt bước tiến lên< mỗi bước chân đi, lưu mỗi dấu ấn lịch sử>.Hàng con cháu chúng ta thực tiễn nối tiếp bước chân đi của các bậc cha ông, tương lai chúng ta cũng cần nên làm thế nào để lưu lại cho hậu thế những bước chân mô phạm, khiến cho những bước chân của chúng ta có đủ lực thu hút hướng dẫn từng lớp, từng lớp người theo từng thời đại cùng nhau đi trên con đường tương lai tươi sáng để <mỗi bước chân đi, lưu mỗi dấu ấn>. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.