KINH TIỂU BỘ TẬP II
Khuddhaka Nikàya
GS. Trần Phương Lan dịch Việt - Phật Lịch 2543 - 1999
Chuyện Thiên Cung
Đại xa
1.
(51) Chuyện Thứ Nhất -
Lâu
Đài Tiên Nhái (Mandukadevaputta-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn ở tại Campà (Chiêm-bà) trên bờ ao sen Gaggarà. Từ rạng đông, vừa xuất định Đại bi, Ngài quán sát: 'Hôm nay về buổi chiều lúc Ta thuyết pháp, một con nhái nghe giọng Ta và mải mê theo dõi, liền bị một kẻ nào đó sát hại, sẽ phải chết. Nó sẽ được tái sanh lên thiên giới và sẽ trở lại trong khi hội chúng đang chăm chú nghe, do vậy sẽ có sự thông hiểu Giáo pháp rộng rãi'.
Khi mọi việc trong ngày xong xuôi, Ngài bắt đầu thuyết giảng cho tứ chúng đệ tử tại bờ ao. Lúc ấy một con nhái suy nghĩ: 'Đây được gọi là pháp', nó liền ra khỏi ao và ngồi ở cuối đám thính chúng.
Một kẻ chăn bò thấy bậc Đạo Sư thuyết giảng và hội chúng đang yên lặng lắng nghe, bèn đứng dựa vào cây gậy cong và đạp nhằm con nhái. Con nhái được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba trong một Lâu đài bằng vàng rộng mười hai do-tuần và được một đám tiên nữ hầu cận.
Khi suy nghĩ lại nghiệp nào đã khiến cho mình được tái sanh ở đó, vị Thiên tử thấy không có gì ngoài sự chăm chú nghe lời đức Thế Tôn.
Ngay lập tức chàng cùng Lâu đài ấy giáng trần, bước ra ngoài vừa thấy đức Thế Tôn, liền đến yết kiến và cung kính đảnh lễ Ngài. Đức Thế Tôn muốn thị hiện oai nghi của Ngài bèn hỏi kệ:
1.
Chàng Thiên tử sắc đẹp siêu phàm,
Tiên
chúng vây quanh đủ lực thần,
Đang
chiếu khắp mười phương sáng chói,
Là
ai, chàng đảnh lễ ta chăng?
Vị Thiên tử bèn ngâm kệ giải thích tiền thân của chàng:
2.
Con là một nhái bén ngày xưa,
Loài
vật sinh ra ở nước hồ,
Trong
lúc con nghe Ngài thuyết pháp,
Bỗng
con chết bởi chú chăn bò.
3.
Ai muốn trong chốc lát tịnh tâm,
Hãy
nhìn uy lực đủ thần thông,
Oai
nghi, dung sắc, đoàn hầu cận,
Và
ánh hào quang của chính con.
4.
Những vị chuyên nghe pháp đã lâu,
Bạch
Cồ-đàm Phật, đấng ly sầu,
Những
người ấy đạt tâm không động,
Đi
đến nơi không có khổ đau.
Sau đó đức Thế Tôn, nhìn thấy rõ các khả năng mà hội chúng ấy đã đạt được, bèn thuyết pháp đầy đủ chi tiết. Vào lúc Ngài kết thúc bài giảng, chàng Thiên tử nhái đã được an trú vào quả Dự Lưu. Sau khi cung kính đảnh lễ đức Thế Tôn, chàng trở về cõi trời.
2.
(52) Chuyện thứ hai -
Lâu
Đài Của Revatì (Revatì-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn trú gần Bàrànasi, (Ba-la-nại) tại Isipatana (Trú xứ chư Tiên), trong Lộc Uyển. Thời ấy có một đệ tử cư sĩ, bố thí rất hào phóng và phụng sự Tăng chúng tên Nandiya, Cha mẹ chàng muốn chàng cưới cô em họ Revatì, nhưng nàng không mộ đạo, không sẵn lòng bố thí, nên Nandiya không thích lấy nàng. Sau đó bà mẹ bảo chàng:
- Nàng ấy sẽ theo lời khuyên của ta.
Thế là chàng bằng lòng và họ kết hôn với nhau, sinh được hai con trai.
Sau đó Nandiya chuyên tâm bố thí rộng rãi, chàng xây một sảnh đường tại tinh xá ở Isipatana và dâng lên đức Như Lai cùng rảy nước cúng dường vào tay Ngài. Đồng thời, tại cõi trời Ba mươi ba xuất hiện một Lâu đài rộng mười hai do-tuần với cả đoàn tiên nữ hầu cận.
Tôn giả Mahà-Moggallàna du hành lên thiên giới, trông thấy Lâu đài bèn hỏi đức Thế Tôn Lâu đài ấy được dành cho ai. Đức Thế Tôn ngâm kệ:
1.
Một người lữ khách tha phương
An
toàn lui gót cố hương trở về,
Thân
nhân, quyến thuộc, bạn bè
Ân
cần chào đón tràn trề hân hoan.
2.
Cũng như thiện nghiệp đã làm
Sẽ
luôn chào đón sẵn sàng thiện nhân,
Một
khi từ giã cõi trần,
Khác
gì quyến thuộc đón mừng đời sau.
(Pháp
Cú 219-220)
Nghe điều này, Nandiya càng hân hoan bố thí và thực hành phước đức. Sau đó chàng đi làm công việc xa nhà và dặn Revatì tiếp tục thi hành thiện sự với lòng tinh cần. Nàng chấp thuận, nhưng trong khi xa nhà, chàng vẫn tiếp tục cúng dường Tăng chúng và bố thí cho kẻ nghèo khổ, thì nàng chỉ vài ngày sau đã ngưng bố thí cho kẻ nghèo khổ, đem cúng dường thực phẩm loại xấu lên chư Tăng và rải số cá thịt vụn khắp nơi để chư Tăng bị khiển trách.
Khi Nandiya trở về nghe mọi chuyện, liền giao trả Revatì lại cho nhà cha mẹ nàng nhưng vẫn cấp dưỡng nàng nhiều hơn. Một thời gian sau chàng từ trần và được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba trong Lâu đài đã được dành cho chàng.
Phần nàng đã ngưng mọi việc bố thí cúng dường và vẫn còn nhục mạ chư Tăng:
- Chính vì họ mà tất cả tài sản và lợi lộc của ta đều giảm sút.
Lúc ấy Thiên vương Vessavana (Tỳ-sa-môn) truyền bảo hai quỷ Yakkha (Dạ-xoa) đến Bàrànasi thông báo rằng Revatì sẽ bị ném vào địa ngục vào ngày thứ bảy kể từ hôm ấy. Dân chúng nghe chuyện này đều kinh hoàng, nhưng Revatì đi lên thượng lầu khóa cửa lại và ngồi xuống.
Sau một tuần, hai quỷ Yakkha thật dễ sợ với bộ râu tóc sáng lòa, răng nhọn hoắc và mắt đỏ ngầu như máu bước vào bảo:
- Này Revatì tính tình độc ác kia hãy dậy đi.
Chúng chụp cổ nàng lôi kéo khắp phố phường để mọi người trông thấy, rồi đưa nàng lên không gian đến cõi trời Ba mươi ba, xong lại dẫn xuống địa ngục đầy tội nhân mặc cho nàng than khóc thê thảm.
Bọn ngục tốt của thần Yama (Diêm Vương) thả nàng vào địa ngục đầy tội nhân ấy. Chuyện được kể như vầy:
3.
Này đứng lên, Re-va-tì ác tánh,
Cửa
đưa vào địa ngục đã mở toang,
Hỡi
nữ nhân đủ các thói xan tham,
Ta
sẽ dẫn ngươi vào miền ác thú,
Nơi
kẻ đến phải khóc than sầu khổ,
Kẻ
bị giam vào ngục chịu đau buồn.
Chư
vị kết tập Kinh tạng kể tiếp chuyện này:
4.
Nói vậy xong hai quỷ dữ mắt hồng,
Thân
đồ sộ, là Diêm vương sứ giả,
Re-va-tì,
mỗi tay cầm một gã,
Khởi
hành lên hội chúng của chư Thiên.
Như vậy được hai quỷ Yakkha đưa lên cõi trời Ba mươi ba, Revatì được đặt gần Lâu đài của Nandiya và nhìn thấy ánh sáng của Lâu đài tỏa ra như mặt trời, nàng hỏi hai quỷ này:
5.
Lâu đài ai tấp nập cả bầy tiên,
Đang
lấp lánh như mặt trời sáng chói,
Cõi
Thiên cung được bao vây bằng lưới
Dệt
vàng đang chiếu tựa ánh chiêu dương.
6.
Đoàn tiên nương tẩm đệ nhất chiên-đàn,
Tô
điểm đẹp cho tiên cung mọi mặt,
Vẻ
tráng lệ, Lâu đài như vầng nhật,
Ai
sanh Thiên, đang hưởng cảnh Lâu đài?
Bọn chúng bảo nàng:
7.
Xưa ở thành Ba-la-nại một người
Có
tên gọi Nan-di-ya cư sĩ,
Không
xan tham, chàng cúng dường hậu hỉ,
Đây
Lâu đài chàng, thị nữ cả đoàn,
Đang
sáng bừng như ánh mặt trời quang.
8.
Đàn tiên nữ tẩm chiên-đàn đẹp nhất,
Đang
làm đẹp cho Lâu đài mọi mặt,
Vẻ
diễm kiều không khác ánh mặt trời,
Chàng
sanh Thiên đang hưởng cảnh Lâu đài.
Nàng đáp lại:
9.
Ta là vợ Nan-di-ya thuở trước,
Nữ
chủ nhân nắm quyền khắp gia tộc,
Nay
muốn cùng chàng hưởng cảnh Lâu đài,
Ta
chẳng mong nhìn địa ngục trần ai.
Song bọn chúng bảo:
- Ngươi có mong muốn hay không thì có liên quan gì đến ta?
Và chúng ngâm kệ:
10.
Đây địa ngục dành cho ngươi độc dữ
Trong
thế gian nơi loài người cư trú,
Phước
đức không hề được chính ngươi làm,
Những
kẻ nào đầy sân hận xan tham,
Tính
ác độc không thể nào đạt tới
Cảnh
đồng cư với người lên thiên giới.
Nói vậy xong hai quỷ Yakkha biến mất ngay tại đó. Nhưng khi nhìn thấy hai ngục tốt tương tự sắp kéo nàng và thả vào Phẩn nị địa ngục (địa ngục đầy phân dơ) tên là Samsavaka, nàng lại hỏi:
11.
Cái gì đây để lộ đám phân dơ,
Cái
gì đây mùi xú uế bốc ra,
Phân
gì đó đang bồng bềnh trôi chảy?
12.
Sam-sa-ka bách trượng sâu là đấy.
Re-va-tì
sẽ cháy mấy ngàn năm.
Nàng hỏi thêm:
13.
Những ác hành nào về khẩu, ý, thân,
Khiến
ta đến Sam-sa-ka bách trượng?
Chúng đáp:
14.
Đám lữ hành, Bà-la-môn, Trưởng thượng,
Ngươi
đều đem lời dối trá phỉnh lừa,
Đây
chính là ác nghiệp tạo ngày xưa.
15.
Vậy ngục Sam-sa-ka sâu bách trượng
Chính
là
nơi Re-va-tì được hưởng,
Và
bị thiêu đốt cả mấy ngàn năm.
Sau
đó chúng kể cho nàng nghe các khổ hình:
16.
Ngục tốt đem chặt đứt cả tay chân,
Chúng
cắt cả đôi tai cùng chiếc mũi,
Và
sau đó bầy quạ diều ùa tới,
Xâu
xé người đang giãy giụa đằng kia.
Nàng lại kêu gào van xin chúng đưa nàng trở lại cõi người:
17.
Tốt lành thay nếu ta được đưa về,
Ta
sẽ tạo phước nhiều nhờ bố thí,
Sống
chế ngự, tự điều thân, hoan hỷ,
Những
người làm như vậy hạnh phúc tràn,
Và
ngày sau không hối hận ăn năn.
Bọn ngục tốt đáp lời:
18.
Ngày xưa ngươi sống buông lung phóng dật,
Nên
ngày nay phải khổ đau than khóc,
Phải
chịu bao nghiệp quả chính ngươi làm.
Và nàng lại nói:
19.
Ai từ trên thiên giới xuống trần gian
Phải
nói vậy cùng ta khi được hỏi:
'Nên
cúng dường cho những người giữ giới
Thức
uống ăn, y phục với tọa sàng'.
20.
Còn kẻ nào đầy sân hận xan tham,
Và
ác tánh không thể nào cộng trú
Với
những người lên cõi trời, thiện thú.
21.
Ví từ đây ta trở lại làm người,
Giữ
giới và hào phóng, sống trong đời,
Ta
sẽ thực hiện biết bao thiện sự
Do
bố thí, công bằng, tâm chế ngự.
22.
Lòng tín thành, ta sẽ lập vườn hoa,
Và
đắp đường trong khoảng đất hoang sơ,
Xây
hồ nước, giếng đào cho dân chúng.
23.
Ngày mười bốn, ngày rằm và mồng tám,
Đặc
biệt ngày nửa tháng có liên quan
Bát
quan trai là giới luật tám phần.
24.
Bố-tát giới, ta sẽ luôn phòng hộ,
Không
phóng dật và giữ gìn đức độ,
Chuyên
cúng dường, việc ta thấy thật lòng.
Các
vị kết tập Kinh điển kể tiếp chuyện này.
25.
Trong khi nàng giãy giụa, hét đau thương,
Chúng
liền thả chân nàng, đầu lộn xuống,
Vào
địa ngục kinh hoàng sâu trăm trượng.
Và nàng ngâm câu kệ cuối cùng:
26.
Ngày xưa ta vốn biển lận, xan tham,
Phỉ
báng nhiều ẩn sĩ, Bà-la-môn,
Và
lừa phỉnh chồng ta bằng lời dối,
Nay
cháy trong ngục kinh hoàng u tối.
Các vị kết tâp Kinh điển kết luận bằng câu này:
'Bấy giờ không có Thiên nữ nào trong Lâu đài của Revatì, nhưng vì chuyện có liên quan đến việc Nandiya Thiên tử đạt được Lâu đài, nên nó cũng xếp vào phẩm Lâu đài Nam giới'.
3.
(53) Chuyện thứ ba -
Lâu
Đài Của Chatta, Nam tử Bà-la-môn (Chattamànava-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn đang trú tại Sàvatthi trong Kỳ Viên. Thời ấy có một nam tử Bà-la-môn tên Chatta đã học tập xong dưới sự hướng dẫn của một Bà-la-môn ở Setavyà và đã đi về nhà xin được một ngàn đồng tiền kahàpana của cha mẹ để làm học phí, rồi khởi hành trở lại Setavyà đem trả cho thầy. Bọn cướp nghe được tin này bèn lập mưu để giết chàng và cướp của trên đường.
Lúc ấy bậc Đạo Sư vừa xuất định Đại bi liền khởi hành từ sáng sớm đến ngồi dưới gốc cây trên con đường chàng sắp đi qua.
Khi chàng trai đi qua, Ngài hỏi thăm công việc của chàng và sau đó hỏi chàng đã biết Tam quy y và Ngũ giới chưa. Chàng trả lời chưa, và đức Thế Tôn dạy chàng học Tam quy Ngũ giới.
1.
Giữa thế nhân, Ngài biện tài đệ nhất,
Đức
Thế Tôn, đại trí, tộc Thích-ca,
Phận
sự xong, Ngài đã đến bờ kia,
Ngài
đầy đủ lực hùng và cương nghị.
2.
Hãy đi đến quy y Ngài Thiện Thệ,
Đạo
pháp này ly ái dục, vô phiền,
Pháp
không do tạo tác, thật diệu huyền,
Thật
êm ái, khéo giải bày phân tích.
3.
Đời thường nói: quả đem nhiều lợi ích
Khi
cúng dường lên Tám vị tịnh tâm
Trong
Bốn đôi gồm Giác giả chân nhân,
Hãy
đi đến quy y vào Thánh chúng.
Trong khi chàng đi đường, ghi nhớ các điều trên vào lòng, bọn cướp tấn công và giết chàng, lấy hết tiền bạc. Song chàng được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba cùng một Lâu đài rộng ba mươi do-tuần và tỏa ánh sáng hai mươi do-tuần.
Dân chúng ở Setavyà tìm thấy xác chàng liền báo tin cho cha mẹ chàng, còn những người từ Ukkattha đến kể chuyện cho vị giáo sư và đám tang được cử hành.
Rồi bậc Đạo Sư đi đến, để Chatta có cơ hội giáng trần và nói rõ cho nhiều người biết những nghiệp chàng đã làm. Chatta cũng nghĩ như vậy nên chàng xuất hiện cùng với Lâu đài của chàng.
Khi quần chúng tự hỏi: 'Đây là Thiên thần hay Phạm Thiên?', bậc Đạo Sư liền hỏi kệ để làm sáng tỏ phước nghiệp mà vị Thiên tử này đã tạo:
4.
Mặt trời không sáng bừng lên như vậy,
Sao
Phussa, vầng nguyệt cũng không bằng
Đại
hào quang này quả thực vô song,
Ai
là vị giáng trần từ thiên giới?
5.
Ánh hào quang tràn lan khắp một cõi
Hai
chục do-tuần che ánh mặt trời,
Mỹ
cung này thanh tịnh, sáng tuyệt vời
Thậm
chí khiến màn đêm như ánh nắng.
6.
Với hoa sen đủ màu cùng hoa súng
Trải
khắp nơi tô điểm đẹp vô ngần,
Bao
phủ bằng màn lưới dệt vàng ròng,
Lâu
đài chiếu giữa trời như vầng nhật.
7.
Khoác xiêm y đỏ hồng hay vàng rực,
Ngát
mùi hương thạch huệ với chiên-đàn,
Bầy
tiên da láng mướt, ánh như vàng,
Đông
đúc tựa ngàn sao trời rực rỡ.
8.
Đây nhiều loại tiên đồng và ngọc nữ
Đeo
đầy hoa, và các món trang hoàng,
Theo
gió đưa hương phảng phất nhẹ nhàng,
Được
bao phủ với kim hoàn thất bảo.
9.
Phép tu thân nào đây là phước báo?
Nhờ
nghiệp quả gì chàng hóa sanh đây,
Làm
thế nào chàng đến mỹ lâu này?
Khi
được hỏi, hãy giải bày thứ tự.
Vị
Thiên tử giải thích qua các vần kệ này:
10.
Khi Đạo Sư đã gặp chàng nam tử
Bà-la-môn
trên đại lộ vùng này,
Với
từ bi, Ngài giáo giới giảng bày,
Chat-ta
đã được nghe Ngài thuyết pháp,
Đấng
Phật Bảo, 'Xin phụng hành', chàng đáp.
11.
Con đến gần người Chiến thắng huy hoàng
Để
quy y Giáo pháp với Tăng đoàn,
Bạch
Thế Tôn, con nói 'không' trước nhất,
Sau
đó con hành trì theo giới luật.
12.
Không sống theo tà hạnh tạo đau thương,
Vì
các trí nhân không thể tán dương
Sự
buông thả đối với loài sinh vật,
Bạch
Thế Tôn, con nói 'không' trước nhất,
Rồi
về sau con giữ đúng luật Ngài.
13.
Không lấy vật gì, sở hữu của ai,
Không
thể nghĩ: của không cho mà lấy,
Bạch
Thế Tôn, con nói 'không' trước đấy,
Rồi
về sau con giữ đúng luật Ngài.
14.
Tà hạnh là đi đến vợ của ai,
Những
phụ nữ được người nhà che chở.
Bạch
Thế Tôn, con nói 'không' trước đó,
Rồi
về sau con giữ đúng luật Ngài.
15.
Đừng nói điều dối trá hoặc sai lời,
Vì
bậc trí không tán dương dối trá,
Bạch
Thế Tôn, con nói 'không' trước đó,
Rồi
về sau con giữ đúng luật Ngài.
16.
Chất rượu nồng làm lý trí xa rời
Con
người - Vậy hãy tránh luôn tất cả.
Bạch
Thế Tôn, con nói 'không' trước đó,
Rồi
về sau con giữ đúng luật Ngài.
17.
Quả thực con hành Ngũ giới trên đời,
Đi
đúng hướng theo Như Lai Chánh pháp,
Trên
con đường, giữa hai làng, gặp cướp,
Chúng
giết con vì của cải gia tài.
18.
Con thi hành thiện sự đúng mức này,
Vượt
mức ấy không thể làm công đức,
Nhờ
thiện hạnh, hóa sanh theo nghiệp lực,
Lên
cõi trời, hưởng lạc thú thỏa lòng.
19.
Hãy nhìn đây do lối sống tương đồng
Với
Chánh pháp, và thực hành giới luật.
Khi
lắm kẻ ít niềm vui ao ước
Hạnh
phúc con đang sáng chói huy hoàng.
20.
Hãy xem nhờ tiểu pháp ấy gọn gàng,
Đến
thiện thú, con đạt niềm an lạc;
Vậy
con nghĩ những ai thường nghe Pháp,
Sẽ
đạt thành Bất tử, tối an bình.
21.
Theo Giáo pháp Như lai, việc thực hành
Dù
ít, quả vẫn được nhiều lợi lớn.
Nhìn
Chat-ta nhờ thiện hành, chiếu sáng
Cõi
đất này chẳng khác mặt trời kia.
22.
Vậy thiện hành, ta có thể làm gì?
Một
số kẻ vẫn cùng nhau thảo luận.
Nếu
ta muốn lại làm người, hãy sống,
Bước
trên đời theo giới luật thực hành.
23.
Đạo Sư vì lợi ích, xót quần sanh,
Sáng
sớm gặp ta trong tình cảnh ấy.
Ta
đến gần Ngài xứng danh như vậy,
'Xin
từ bi cho học Pháp Thế Tôn'.
24.
Những ai đây dứt luyến ái dục tham,
Hữu
ái tùy miên, si mê tận diệt,
Những
người nào không nhập thai kế tiếp,
Sẽ
đạt thành tịch tịnh, chứng Niết-bàn'.
Khi bậc Đạo sư đã thuyết giảng cho hội chúng xong, vị Thiên tử được an trú vào quả Dự Lưu, đảnh lễ đức Thế Tôn và từ biệt song thân, trở về thiên giới.
4.
(54) Chuyện thứ tư -
Lâu
Đài Của Người Cúng Cháo (Kakkatakarasadàyaka-Vimàma)
Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha trong Trúc Lâm. Thời ấy một Tỷ-kheo đang thực hành thiền quán bỗng ngã bệnh vì chứng đau tai rất trầm trọng. Thuốc chữa của y sĩ chẳng công hiệu gì. Vị ấy trình với đức Thế Tôn, Ngài biết cháo cua là thứ thuốc chữa bệnh ấy, bèn dặn vị Tỷ-kheo đến khất thực ở vùng đồng ruộng nước Ma-kiệt-đà.
Vị ấy đến đó và đứng khất thực tại cửa lều người giữ ruộng. Người này, sau khi nấu món cháo cua làm thức ăn, liền mời vị ấy ngồi và cúng một ít cháo.
Vị Tỷ-kheo vừa nếm món cháo thì trở nên khoẻ mạnh như thể được tắm với cả trăm gàu nước mát. Tâm trí thanh thản nhờ thức ăn thích hợp, vị ấy hướng tâm trở về thiền quán và chứng đắc quả A-la-hán ngay cả trước khi ăn xong bữa. Vị ấy bảo người giữ ruộng:
- Này cư sĩ, nhờ phước quả công đức này, Hiền hữu sẽ không còn bị thân bệnh và tâm bệnh nữa.
Chúc phước xong, vị ấy ra đi. Về sau người giữ ruộng từ trần, được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba trong một căn phòng làm bằng ngọc bích, giữa một tòa Lâu đài bằng vàng rộng mười hai do-tuần, trụ bằng ngọc được trang hoàng uy nghiêm với bảy trăm sảnh đường có nóc nhọn cao vút. Trước cửa lâu đài, một con cua bằng vàng được treo trên một chuỗi ngọc trai. Tôn giả Mahà-Moggallàna du hành lên thiên giới, thấy cảnh này, liền hỏi:
1.
Lầu các trụ cao bằng ngọc bích,
Mười
hai dặm trải rộng chung quanh,
Bảy
trăm nóc nhọn huy hoàng quá,
Trụ
ngọc, nền vàng thật hiển vinh.
2.
Chàng uống ăn, và trú lạc an,
Khi
đàn tiên trổi khúc du dương,
Đây
là thiên lạc đầy năm thứ,
Tiên
nữ múa, trang điểm ngọc vàng.
3.
Vì sao chàng được sắc như vầy,
Vì
cớ gì chàng vinh hiển đây,
Những
lạc thú nào chàng mến chuộng
Trong
tâm, đều xuất hiện ra ngay?
4.
Hỡi chàng Thiên tử đại oai thần,
Chàng
tạo đức gì giữa thế nhân,
Thần
lực chàng vì sao rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương?
5.
Chàng Thiên tử ấy hỷ tâm tràn,
Được
Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Chàng
giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và
đây là kết quả cho chàng:
6.
'Kìa trên cửa nọ có cua vàng
Đứng
để nhắc con nhớ rõ ràng
Những
hạnh nghiệp làm trong quá khứ,
Cua
này sáng chói cả mười càng.
7.
Vì vậy sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
lỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
8.
Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Nhờ
thế oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương'.
5.
(55)
Chuyện thứ năm -
Lâu
Đài Của Người Giữ Cửa (Dvàrapàlaka-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn đang trú tại Ràjagaha trong Trúc Lâm. Thời ấy, một đệ tử cư sĩ chuẩn bị bốn buổi ngọ trai vĩnh viễn cúng dường Tăng chúng. Song lo sợ trộm cướp, vị ấy thường khóa cửa nhà vì nhà vị ấy tọa lạc ở ranh giới tận cùng của kinh thành.
Bởi thế chư Tỷ-kheo đến theo lời mời thọ thực đôi khi phải chịu đói trở về. Vị ấy nghe vợ kể lại chuyện này, bèn chỉ định một người giữ cửa đón chư Tỷ-kheo đến đó và phục vụ chu đáo.
Khi vị thí chủ từ trần, vị ấy được tái sanh vào cõi Dạ-ma thiên, còn người giữ cửa, khi từ trần, được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba trong một Lâu đài bằng vàng rộng mười hai do-tuần, giống như trong truyện trước.
Khi được Tôn giả Mahà-Moggallàna hỏi như trên, vị ấy đáp lại:
Các câu kệ từ 1 đến 5 giống chuyện 54.
6.
'Cõi thiên thọ mạng cả ngàn năm,
Thiện
nghiệp con là đã tán xưng,
Đảnh
lễ thành tâm và bởi vậy,
Người
hành công đức sẽ trường tồn,
Được
cung cấp với nhiều thiên lạc
Trên
cõi trời cao hưởng phước phần.
7.
Vì vậy sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
8.
Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Nhờ
thế oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương'.
6.
(56)
Chuyện thứ sáu -
Lâu
Đài Do Công Đức Thiện Sự (Karanìya-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn đang trú tại Sàvatthi trong Kỳ Viên. Một đệ tử tại gia, sau khi đi tắm về từ sông Aciravati, đến yết kiến và thỉnh cầu đức Thế Tôn thọ trai tại nhà mình rồi tiếp đãi Ngài rất long trọng. Phần còn lại cũng giống như chuyện trước.
Vị Thiên tử đáp lời như sau:
Các kệ từ 1 đến 5 giống chuyện 54.
6.
Phước nghiệp phải làm bởi trí nhân,
Là
người có trí tuệ tinh thông,
Cho
nên những vật đem dâng cúng
Chư
Phật chánh chân quả bội phần.
7.
Phật-đà quả thật đã xuất hành
Vì
muốn cho an lạc chúng sanh,
Ngài
đã từ rừng vào xóm ấy,
Con
lên Đao-lợi bởi tâm thành.
8.
Vì vậy sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
9.
Xin trình Tôn giả đại oai thần,
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Nhờ
đó oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương.
7.
(57)
Chuyện thứ bảy -
Lâu
Đài Thứ Hai Do Công Đúc Thiện Sự (Dutiyakaraniya-Vimàna)
Chuyện này cũng giống chuyện thứ sáu, trừ điểm ở chuyện trước, thực phẩm cúng dường đức Thế Tôn, còn ở đây dâng một Trưởng lão.
Các kệ từ 1 đến 5 giống chuyện 54.
6.
Công đức phải làm bởi trí nhân,
Là
người có trí tuệ tinh thông,
Cho
nên những vật đem dâng cúng
Trưởng
lão chánh chân quả bội phần.
7.
Chính Tỳ-kheo nọ đã đi ra
Vì
muốn cho con lợi lạc mà,
Ngài
đã vào rừng từ xóm ấy,
Tâm
thành, con đạt cõi Băm-ba.
8.Vì
vậy sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
9.
Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Nhờ
đó oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương.
8.
(58)
Chuyện thứ tám -
Lâu
Đài Do Cúng Cây Kim (Sùci-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn đang trú tại Ràjagaha trong Trúc Lâm. Thời ấy có việc may y cho Tôn giả Sàriputta nên cần một cây kim.
Khi đến khất thực tại nhà một thợ rèn và được hỏi Tôn giả cần thứ gì, Tôn giả liền nói về nhu cầu kia. Người thợ rèn có tâm thành tín cúng dường Tôn giả hai cây kim và dặn Tôn giả phải nói nếu còn cần thêm nữa.
Sau khi từ trần, người thợ rèn được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba và Tôn giả Mahà-Moggallàna hỏi vị Thiên tử:
(Các kệ từ 1 đến 5 giống chuyện 54)
6.
Những gì ban tặng, vật đem cho,
Riêng
kết quả không giống thế kia,
Những
vật gì cần đem cúng cấp,
Chính
riêng điều ấy tốt hơn xa,
Một
cây kim được con dâng cúng,
Đối
với con, kim lợi lạc to.
7.
Vì vậy sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
8.
Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Nhờ
đó oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương.
9.
(59)
Chuyện thứ chín -
Lâu
Đài Thứ Hai Do Cúng Cây Kim (Dutiyasùci-Vimàna)
Thời ấy, Đức Thế Tôn đang trú tại Ràjagaha trong Trúc Lâm. Bấy giờ một người thợ may nọ thấy một Tỷ-kheo vá áo với cây kim được rèn tại Trúc Lâm, bèn cúng dường vị ấy vài cây kim của mình cùng chiếc bao.
Câu hỏi được đặt cho người thợ may sau khi người ấy được tái sinh vào cõi trời Ba mươi ba cũng giống chuyện trước.
(Các kệ từ 1 đến 5 giống chuyện 54).
6.
Kiếp xưa sinh ở chốn phàm trần,
Con
được làm người giữa thế nhân,
Thấy
một Tỷ-kheo vô lậu hoặc,
An
nhiên tâm trí, chẳng mê lầm,
Với
Ngài, con có lòng thành kính,
Bèn
lấy kim, tay tự cúng dâng.
7.
Vì vậy sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
8.
Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Nhờ
đó oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương.
10.
(60) Chuyện thứ mười -
Lâu
Đài Con Voi (Nàga-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn đang trú tại Sàvatthi trong Kỳ Viên. Lúc ấy Tôn giả Mahà-Moggallàna du hành lên cõi trời Ba mươi ba, thấy một Thiên tử cỡi một đại tượng thuần bạch cùng một đoàn tùy tùng đông đảo bay qua không gian tiến về phía Tôn giả.
Vị Thiên tử xuống voi và đảnh lễ, Tôn giả liền hỏi vị ấy về hạnh nghiệp đã làm:
1.
Ngự trên bạch tượng sáng toàn thân,
Thuần
chủng, phi nhanh, thật tráng hùng.
Voi
báu huy hoàng, khăn phủ đẹp,
Chàng
đến đây qua giữa cõi không.
2.
Bên trên của mỗi chiếc ngà voi
Xuất
hiện hồ sen nở đẹp tươi,
Trong
tựa pha lê làn nước mát,
Từng
đoàn nữ nhạc bước ra ngoài
Giữa
hoa sen khiến lòng mê mẩn,
Tiên
chúng này đang múa tuyệt vời.
3.
Hỡi chàng Thiên tử đại huy hoàng,
Chàng
đã đạt bao đại lực thần,
Công
đức gì xưa chàng đã tạo
Khi
tái sinh làm một thế nhân,
Vì
sao thần lực chàng ngời sáng,
Dung
quang chiếu tỏa khắp mười phương?
4.
Chàng Thiên tử ấy hỷ tâm tràn,
Được
Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Chàng
giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và
đây là kết quả cho chàng:
5.
'Tự tay con lấy tám hoa tàn,
Và
với thành tâm, đến cúng dường
Ở
tại nơi kia là bảo Tháp
Phật-đà
Ca-diếp đại vinh quang.
6.
Vì vậy sắc con đẹp thế này
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
7.
Xin trình Tôn giả đại oai thần,
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Nhờ
đó oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương.
11.
(61) Chuyện thứ mười một -
Lâu
Đài Con Voi Thứ Hai (Dutiyanàga-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn đang trú tại Ràjagaha trong Trúc Lâm. Thời ấy, một đệ tử tại gia có lòng tin, sống theo giới luật, hành trì ngày Bố-tát giới, cúng dường Tăng chúng và đến nghe pháp tại tinh xá cùng đem các tặng phẩm, nên khi từ trần được tái sanh lên cõi trời Ba mươi ba. Ở đó, một voi trắng vĩ đại phục vụ vị ấy cùng một đoàn hầu cận, vị ấy thường đến du ngoạn trong hoa viên.
Một hôm, lòng nôn nóng muốn bày tỏ niềm tri ân, vị ấy ngồi trên voi lúc nửa đêm từ thiên giới xuống Trúc Lâm rồi đứng đó trong dáng điệu sùng kính trước đức Thế Tôn.
Tôn giả Vangìsa đang đứng hầu Thế Tôn và được Thế Tôn cho phép, bèn hỏi vị ấy:
1.
Ngự trên bạch tượng đại hùng cường,
Chàng
dạo chơi và được cả đoàn
Tiên
nữ theo hầu quanh thượng uyển,
Như
sao cứu hộ sáng mười phương.
2.
Vì sao chàng được sắc như vầy,
Vì
cớ gì chàng vinh hiển đây,
Những
lạc thú nào chàng mến chuộng
Trong
tâm, đều xuất hiện ra ngay?
3.
Hỡi chàng Thiên tử đại oai thần,
Chàng
tạo đức gì giữa thế nhân,
Nhờ
thế oai nghi chàng rực rỡ,
Dung
quang chiếu sáng khắp mười phương?
4.
Chàng Thiên tử ấy hỷ tâm tràn,
Được
Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Liền
giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và
đây là kết quả cho chàng:
5.
Kiếp xưa sinh giữa chốn phàm nhân,
Là
đệ tử Ngài có Nhãn quang,
Con
bỏ sát sinh loài thú vật,
Tránh
xa thói trộm cắp tà gian.
6.
Con không uống rượu, chẳng sai lời,
Tri
túc, không ham muốn vợ người,
Thành
tín, con cung dâng thực phẩm
Dồi
dào mọi thứ chẳng hề vơi.
7.
Vì vậy sắc con đẹp thế này,
Và
con vinh hiển ở nơi đây,
Bất
kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu
chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
8.
Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công
đức con làm giữa thế nhân,
Nhờ
đó oai nghi con rực rỡ,
Dung
quang tỏa sáng khắp mười phương.
12.
(62) Chuyện thứ mười hai -
Lâu
Đài Con Voi Thứ Ba (Tatiyanàga-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha ở Trúc Lâm. Thời ấy ba vị Trưởng lão A-la-hán đến một làng để an cư mùa mưa, sau đó đi vào Ràjagaha đảnh lễ đức Thế Tôn.
Lúc đi ngang qua đồn điền mía của một Bà-la-môn có tà kiến, chư vị hỏi người giữ vườn:
- Chúng tôi có đến Ràjagaha kịp hôm nay chăng?
- Thưa Tôn giả, không thể. Còn một chặng đường dài độ nửa do-tuần nữa, xin Tôn giả ở lại đây và ngày mai đi tiếp.
- Ở đây có chỗ nào chúng tôi có thể ở lại chăng?
- Thưa không, nhưng tôi sẽ nói cho Tôn giả một chỗ.
Rồi người giữ vườn ấy dựng gấp các lều tranh bằng thân mía, khúc cây v.v..., kẻ ấy cúng dường chư vị món cơm và nước mía. Sau bữa cơm, kẻ ấy lại tiễn đưa mỗi vị với một cây mía, vì cho rằng cái đó lấy từ phần sản phẩm của mình, nên ra về trong nỗi hân hoan và đặt hy vọng vào sự an lạc của mình mai sau.
Nhưng chủ nhân khu vườn gặp chúng Tăng, hỏi chư vị làm cách nào lấy được mía, và khi nghe xong, liền đùng đùng nổi giận chạy về vườn lấy gậy đánh người kia chết ngay với một đòn như trời giáng.
Nhờ công đức trên, vị ấy được tái sanh vào hội chúng chư Thiên ở Thiện pháp đường (Sudhammà), làm chủ một con voi toàn trắng rất oai hùng.
Cha mẹ và bà con vị ấy khóc thương khi đến dự đám tang, nhưng vị ấy giáng trần giữa mọi người trong cảnh uy nghi, rồi một người bản chất thông minh đến hỏi thăm vị ấy về thiện sự đã làm:
1.
Từ cung trời ngự xuống phàm trần,
Ai
cỡi trên thiên tượng trắng ngần,
Âm
nhạc thiên đình êm dịu trổi
Đón
chào ngài giữa cõi không gian?
2.
Có phải là Thiên tử, Nhạc thần,
Sak-ka
Thiên chủ, đại danh lừng,
Ngày
xưa bố thí rất hào phóng,
Chưa
biết ngài, ta muốn hỏi han?
Vị
ấy giải thích vấn đề:
3.
Chẳng phải là Thiên tử, Nhạc thần,
Sak-ka
Thiên chủ đại danh lừng,
Ngày
xưa bố thí rất hào phóng,
Ta
thuộc chư Thiên Thiện pháp đường.
Người kia lại hỏi:
4.
Ta hỏi ngài, này Thiện pháp thiên,
Chắp
tay, ta đảnh lễ trang nghiêm:
Việc
gì ngài tạo trong nhân giới,
Nay
Thiện pháp đường, đã được lên?
Vị ấy ngâm kệ đáp lời:
5.
Ai cúng dường lều mía, cỏ khô,
Hoặc
lều bằng áo rách thô sơ,
Cúng
dường được một trong ba thứ,
Lên
Thiện pháp đường ở với ta.
13.
(63)
Chuyện thứ mười ba -
Lâu
Đài Có Cỗ Xe Nhỏ (Cùlaratha-Vimàna)
Sau khi đức Thế Tôn diệt độ, xá-lợi của Ngài được chia đều và theo sự lãnh đạo của Tôn giả Đại Ca-diếp, chư Tăng được triệu tập để đọc lại Giáo pháp. Chư vị đệ tử đến an trú mùa mưa, mỗi vị cùng đi với hội chúng của mình, sống ở nhiều nơi khác nhau để quan tâm chăm sóc đám quần chúng cần được dẫn dắt vào đạo.
Bấy giờ Tôn giả Mahà-Kaccàna (Đại Ca-chiên-diên) trú tại một khu rừng ở vùng biên địa. Thời ấy vua Assaka đang ngự trị tại thành Pota của xứ Assaka. Vương tử Sujàta, con bà chánh hậu của vua, bị cha đuổi vì nghe theo lời nài nỉ của một tiểu thứ phi, nên chàng phải vào rừng ở.
Vào thời đức cổ Phật Kassapa, mặc dù chàng đã làm Tỷ-kheo một dạo, về sau chàng lại từ trần như một người thế tục, và giờ đây tái sanh làm vương tử có tên Sujàta. Khi mẫu hậu chàng qua đời sớm, bà chánh hậu mới của vua cha chàng cũng có một hoàng nam, Nhà vua hài lòng liền ban cho bà một điều ước.
Khi Sujàta lên mười sáu tuổi, chánh hậu đòi vua cha ban điều ước kia, bà yêu cầu nhà vua phong cho hoàng nam của bà làm người kế vị. Nhà vua từ chối, vì Thái tử sẽ là người kế vị vua về sau.
Song bà cứ tiếp tục làm phiền lòng vua để buộc vua phải giữ lời hứa, cho đến khi vua cảm thấy phải làm theo ý bà, đành rơi lệ bảo cho Sujàta biết sự việc.
Thái tử đau buồn trước nỗi khổ của vua cha, liền xin phép vào rừng ở ẩn. Nhà vua đề nghị xây cho chàng một thành phố khác, song chàng không thuận, chàng cũng không muốn được gửi sang ở với các vương tử nước láng giềng. Nhà vua ôm lấy con từ giã và cho chàng ra đi với lời dặn là chàng phải trở về khi vua băng hà để cai trị vương quốc.
Sống trong rừng với đám sơn nhân, một hôm chàng đi săn nai và đuổi theo con nai cho đến khi nó mất dạng gần túp lều lá của Trưởng lão Mahà-Kaccàna, Tôn giả bèn ngâm kệ hỏi chàng như vầy:
1.
Chàng đứng dựa vào một chiếc cung
Làm
bằng gỗ tốt thật oai hùng,
Chàng
là quý tộc, là vương tử,
Hay
thợ săn lang bạt giữa rừng?
Sau
đó chàng đáp lại, giải thích thân thế mình:
2.
Con là vương tử As-sa-ka,
Tôn
giả, con lang bạt thật xa
Vào
chốn rừng già, xin nói rõ,
Tên
con thường gọi Su-jà-ta.
3.
Con thường săn bắn các nai rừng,
Con
dấn sâu vào chốn đại lâm,
Song
chính nai kia, con chẳng thấy,
Mà
con thấy được đại tôn nhân.
Vị
Trưởng lão đáp lại với lời chào đón ân cần:
4.
Xin đón chào chàng, đại quý nhân,
Thấy
chàng trong dạ thật vui mừng,
Này
đây nước lạnh xin chàng lấy,
Vì
thế chàng đi rửa sạch chân.
5.
Nước uống này đây mát biết bao
Đem
từ trong núi đá hang sâu,
Uống
ngay nước mát, này vương tử,
Và
hãy ngồi trên thảm cỏ lau.
Và vương tử đáp lại lời chào đón ân cần của Trưởng lão:
6.
Lời ngài nghe quả thật êm tai,
Bậc
đại trí nhân, ấy chính ngài,
Vừa
nói những lời hiền dịu quá,
Thiện
tâm nhằm chủ đích cao vời.
7.
Ngài thích thú sao lại ở rừng,
Xin
ngài hãy nói, hỡi Ngưu vương,
Lắng
nghe đường lối ngài khuyên bảo,
Con
sẽ hành theo Pháp đúng đường.
Bấy giờ Trưởng lão nói đến cách thực hành Đạo pháp chánh chân của chính mình cũng thích hợp với chàng nữa:
8.
Không sát hại sinh vật mọi loài,
Tránh
xa trộm cắp ấy niềm vui,
Lòng
không tà dục, này vương tử,
Và
rượu nồng say, dứt bỏ rồi.
9.
Tránh xa ác pháp, sống công bằng,
Học
tập nhiều và biết nhớ ân,
Những
việc này đây cần tán thán,
Là
điều xứng đáng giữa phàm trần.
10.
Vương tử, giờ đây hãy biết rằng
Trong
vòng năm tháng sắp qua dần,
Có
cơ chàng gặp Diêm vương diện,
Vậy
hãy lo mau giải thoát thân.
Sau đó vương tử hỏi về phương tiện giải thoát mình:
11.
Đến xứ nào nay con phải đi,
Con
cần thực hiện việc làm gì,
Hoặc
là tri thức nào cần học
Để
khỏi thành già chết thế kia?
Rồi Trưởng lão ngâm kệ thuyết pháp cho chàng:
12.
Chẳng miền nào ở cõi trần gian
Để
học gì hay có việc làm,
Vương
tử đến kia mong có được
Con
người không lão, tử, suy tàn.
13.
Những người đại phú, lắm kho tàng,
Hay
võ tướng quyền quý, quốc vương,
Dầu
đủ bạc vàng và thóc lúa,
Cũng
không thoát lão tử thông thường.
14.
Chắc chàng đã biết các vương tôn
Con
của An-dha, thật tráng cường,
Vô
địch, song khi dứt thọ mạng,
Những
người này cũng phải tan xương.
15.
Chẳng ai võ tướng, Bà-la-môn,
Nô
lệ, dân quê, hạng quét đường,
Hoặc
có người nào nhờ đẳng cấp,
Không
già, không chết, mãi trường tồn.
16.
Những người đọc mật chú thiêng liêng
Từ
sáu nguồn kinh của Phạm Thiên,
Dẫu
các người này nhờ kiến thức,
Cũng
không thoát lão tử triền miên.
17.
Dù người giác ngộ, bậc tu nhân
Đã
đạt tịnh tâm, chế ngự thân,
Ngay
các bậc hiền nhân khổ hạnh
Đúng
thời cũng bỏ xác phàm trần.
18.
Thậm chí A-la-hán trí minh,
Vô
ưu, phận sự đã hoàn thành,
Đến
thời cũng đặt thân này xuống
Vào
lúc diệt vong thiện ác hành.
Bấy giờ nam tử nói đến những việc chính chàng cần phải làm:
19.
Các kệ ngài ngâm thật khéo thay,
Hiền
nhân, mục đích quý cao vầy.
Nhớ
lời vàng ngọc, con an tịnh,
Xin
hãy cho con nương tựa đây.
Sau đó Trưởng lão ngâm kệ dạy bảo chàng:
20.
Đừng tìm nương tựa ở nơi ta,
Hãy
hướng đến ngay đức Phật-đà,
Là
bậc Đại Hùng, Ngài Thích tử,
Ta
từng quy ngưỡng những ngày qua.
Chàng trai lại hỏi:
21.
Ở xứ nào đâu có Đạo Sư,
Kính
thưa Tôn giả, tự bây giờ,
Con
đi yết kiến Ngài Vô thượng,
Thắng
giả oai hùng của chúng ta.
Trưởng
lão đáp:
22.
Trong quốc độ kia ở phía Đông,
Ok-kà-ka
tộc, chính con dòng,
Ngài
là tối thượng trong thiên hạ,
Đã
đắc vô dư Bát Niết-bàn.
Khi vương tử đã nghe Trưởng lão thuyết pháp, chàng được an trú vào Tam quy và Ngũ giới, vì thế chàng nói:
23.
Giá đức Phật-đà, Đại Đạo Sư,
Vẫn
còn trụ thế đến bây giờ,
Hẳn
con sẽ nguyện đi ngàn dặm
Để
yết kiến Ngài, thỏa ước mơ.
24.
Song chính vì nay bậc Đạo Sư
Đã
hoàn toàn tịch diệt vô dư,
Con
xin Tôn giả cho an trú,
Vào
bậc Đại Hùng của chúng ta.
25.
Con đến quy y Phật Thế Tôn,
Và
con quy ngưỡng Pháp vô song,
Và
con quy ngưỡng toàn Tăng chúng
Của
cả trời, người ở thế gian.
26.
Từ nay con tránh giết muôn loài,
Không
lấy các tài vật của ai,
Không
uống rượu nồng, không nói dối,
Và
tri túc với vợ mình thôi.
Trưởng lão nói như vầy:
- Bây giờ chàng hãy về với vua cha, đời sống của chàng thật ngắn ngủi, chàng sẽ chết trong vòng năm tháng nữa thôi, vậy hãy làm công đức thiện sự.
Chàng trai làm theo lời dạy và chỉ sau bốn tháng, chàng từ trần rồi tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba. Nhờ uy lực công đức của chàng, một cỗ xe được trang hoàng bảy báu vật xuất hiện dài bảy do-tuần (dặm). Xe có cả đoàn hộ tống hàng ngàn tiên nữ.
Khi vua cha đã cử hành tang lễ cho con và dâng cúng đại lễ lên chư Tăng xong, vua đến cúng dường bảo Tháp trong tinh xá. Vị Trưởng lão cũng đến đó. Còn vị Thiên tử giáng trần trong cỗ xe thiên giới kia, đảnh lễ Trưởng lão và chào mừng vua cha.
Trưởng lão ngâm kệ hỏi chàng:
27.
Như vạn hào quang của mặt trời
Xoay
vần chiếu sáng khắp nơi nơi,
Cỗ
xe vĩ đại chàng đang ngự
Giăng
trải chung quanh bảy dặm dài.
28.
Bao phủ bên trên các phiến vàng,
Ngọc
trai, ngọc thạch cẩn toàn thân,
Các
khung chạm trổ đầy vàng bạc
Ngọc
bích khéo tô điểm tuyệt trần.
29.
Trang trí mặt tiền, ngọc bích xanh,
Càng
xe, hồng ngọc vẽ nên hình,
Cân
đai bầy ngựa toàn vàng bạc
Làm
đẹp xe lao vút thật nhanh.
30.
Chàng đang đứng giữa chiếc xe vàng
Vượt
hẳn quần tiên hộ tống chàng,
Trông
chàng chẳng khác ngôi Thiên chủ
Trong
chiếc thiên xa, ngựa cả ngàn,
Thiên
tử lừng danh và đại lực,
Nhờ
đâu chàng được cảnh huy hoàng?
Khi được Trưởng lão hỏi vậy, Thiên tử giải đáp qua các vần kệ:
31.
Tôn giả, con là Thái tử xưa,
Tên
con thường gọi Su-jà-ta,
Nhờ
ngài bi mẫn cho con được
An
trú vào trong giới tại gia.
32.
Vì biết đời con sắp sửa tàn,
Ngài
đem xá-lợi Đạo Sư ban,
Bảo:
'Su-jà hãy nghiêng mình lễ,
Việc
ấy cho con lợi lạc tràn'.
33.
Khi con đã kính lễ nghiêm trang,
Hương
liệu, vòng hoa được cúng dường,
Con
bỏ xác thân phàm tục ấy,
Và
lên vườn Hỷ lạc thiên đường.
34.
Trong vườn Hỷ Lạc Nan-da-na,
Nơi
lắm bầy chim đến điểm tô,
Con
được cả đàn tiên hộ tống,
Hân
hoan xem vũ nhạc đồng ca.
Nói vậy xong, vị Thiên tử đảnh lễ Trưởng lão và giã từ vua cha, rồi lên xe trở về thiên giới. Trưởng lão kể lại toàn câu chuyện đã diễn ra giữa đôi bên với các Trưởng lão kết tập Kinh điển vào thời kỳ họp Hội đồng của chư vị.
14.
(64)
Chuyện thứ mười bốn -
Lâu
Đài Có Cỗ Xe Lớn (Mahàratha-Vimàna)
Bấy giờ, đức Thế Tôn trú ở Savàtthi, trong Kỳ Viên. Và Tôn giả Mahà-Moggallàna đang du hành cõi trời Ba mươi ba, thấy một Thiên tử tên Gopàla vừa rời Lâu đài bước lên cỗ xe uy nghi của chàng để nhàn du trong vườn Thiên lạc. Vị Thiên tử thấy Tôn giả, liền xuống xe và đứng trước Ngài, chắp tay đảnh lễ.
Tôn giả Mahà Moggallàna hỏi chàng:
1.
Trên xe tô điểm biết bao màu,
Tráng
lệ với thiên mã dẫn đầu,
Đang
tiến bước về vườn Hỷ lạc,
Hình
chàng chiếu sáng giữa trời cao,
Giống
như thí chủ đầy hào phóng,
Thiên
chủ Va-sa-va thuở nào.
2.
Càng xe chàng được đúc bằng vàng,
Cân
đối sườn, vai thật nhịp nhàng,
Trụ
đúc tinh vi nhờ thợ khéo,
Như
trăng rằm chiếu ánh hào quang.
3.
Xe này được phủ lưới bằng vàng,
Rực
rỡ nhiều châu ngọc điểm trang
Lấp
lánh, tạo âm thanh dịu nhẹ
Sáng
ngời nhờ lắm quạt tay mang.
4.
Trục xe thiết kế thật cầu kỳ,
Và
được trang hoàng giữa bánh xe,
Các
trục được tô trăm nét vẽ,
Sáng
ngời như chớp lóe trăm tia.
5.
Xe được phủ đầy các loại tranh,
Khung
xe rộng chiếu cả ngàn hình,
Âm
thanh kỳ diệu nghe từ đó
Chẳng
khác đàn năm thứ hợp thành.
6.
Mặt tiền xe ấy được trang hoàng
Châu
ngọc theo hình dáng mặt trăng,
Thanh
tịnh hào quang luôn chiếu sáng,
Chứa
tia vàng óng ánh tràn lan,
Tỏa
ra như thể cùng hòa lẫn
Tia
ngọc xanh xanh thật dịu dàng.
7.
Cả đàn tuấn mã được trang hoàng
Châu
ngọc theo hình dáng mặt trăng,
Cổ
ngựa ngẩng cao đầy tốc lực,
Thân
hình cao lớn, thật hùng cường,
Phi
nhanh khi chúng vừa hay biết
Ý
muốn gì trong trí của chàng.
8.
Tứ chi đàn ngựa khéo hòa đồng
Phi
vút nhanh khi biết ý chàng,
Chúng
rước chàng đi êm ái quá,
Ngựa
thuần dễ dạy, chẳng hung hăng,
Chúng
hân hoan kéo xe tiên ấy,
Tối
thượng giữa loài ngựa bốn chân.
9.
Chuyển động quay cuồng giữa cõi không,
Chúnh
cùng nhảy nhót lại khua rân
Cân
đai phát tiếng nghe kỳ diệu,
Chẳng
khác đàn năm thứ họa đồng.
10.
Tiếng xe cùng với tiếng cân đai,
Tiếng
vó câu và ngựa hí dài,
Âm
thanh kỳ diệu nghe từ đó
Như
nhạc vườn Thiên lạc tuyệt vời.
11.
Mắt nhìn e thẹn, dáng linh dương,
Tiên
nữ trong xe đứng một đàn,
Đôi
mí mắt dày,cười mỉm miệng,
Làn
da láng mướt, giọng oanh vàng,
Khoác
xiêm y kết đầy lam ngọc,
Được
các Nhạc thần kính lễ luôn.
12.
Y phục quần tiên sắc đỏ, vàng,
Mắt
to màu đỏ sẫm, cao sang,
Hình
dung yểu điệu, cười duyên dáng,
Tay
chắp trên xe hộ tống chàng.
13.
Xiêm y rực rỡ, chuỗi vòng vàng,
Khả
ái toàn thân, ngón búp măng,
Diễm
lệ dung nhan, tiên chúng ấy
Trên
xe, tay chắp, đứng hầu chàng.
14.
Vài nàng ngọc nữ lại trang hoàng
Các
cuộc tóc tiên kết gọn gàng,
Rực
rỡ, sẵn sàng làm đẹp ý,
Trên
xe, tay chắp, đứng hầu chàng.
15.
Xanh, đỏ, đóa sen khéo điểm trang,
Vòng
hoa đầu đội, ngát mùi hương,
Chiên-đàn
đệ nhất thơm ngào ngạt,
Làm
đẹp lòng, tuân lệnh sẵn sàng,
Đang
ở trên xe, tay chắp lại,
Cả
đàn tiên nữ đứng hầu chàng.
16.
Đóa sen xanh, đỏ khéo trang hoàng,
Cùng
các tràng hoa, hương tỏa lan
Đệ
nhất chiên-đàn thơm sực nức,
Sẵn
sàng tuân lệnh, đẹp lòng chàng,
Trên
xe, đang đứng, hai tay chắp,
Hộ
tống chàng, tiên nữ cả đàn.
17.
Các món trang hoàng trên cổ vai,
Tay,
chân, đầu tóc lẫn đôi tai,
Làm
mười phương thảy đều bừng sáng,
Như
nắng mùa thu chiếu rạng ngời.
18.
Lay động theo làn gió nhẹ nhàng,
Vòng
hoa tay với các kim hoàn
Phát
ra âm hưởng toàn trong trẻo,
Thánh
thót làm mê mẩn các nàng,
Đối
với mọi người nào hiểu biết,
Tiếng
này êm dịu nhất trần gian.
19.
Trong vườn Thiên lạc cả hai bên,
Xa,
tượng, và dàn nhạc trổi lên,
Khiến
chàng hoan hỷ, này tiên chúa,
Như
phiếm đàn tơ với lục huyền.
20.
Trong khi đang trổi các huyền cầm,
Mỹ
lệ, dáng đàn đẹp mắt trông,
Khơi
dậy trong lòng bao hỷ lạc,
Các
tiên nữ khéo luyện tinh thông,
Đứng
trên các đóa hoa sen nở,
Lã
lướt tự nhiên, múa lượn vòng.
21.
Và khi vũ điệu đã hòa đàn,
Cùng
được diễn bày, ca hát vang
Đây
đó trong xe chàng, hội chúng
Các
nàng tiên nữ thật huy hoàng,
Làm
mười phương thảy đều bừng sáng,
Cùng
múa hai bên thật nhịp nhàng.
22.
Chàng hưởng lạc theo nhạc cả dàn,
Khác
nào Thiên chủ đại vinh quang
Tay
cầm bảo trượng thiên lôi ấy,
Lòng
rộn niềm vui với tiếng đàn.
23.
Thiện nghiệp gì chàng đã thực hành
Ở
trong kiếp trước giữa quần sanh,
Phải
chàng giữ giới hay hoan hỷ
Sống
chánh chân, tu tập pháp lành?
24.
Cảnh này vinh hiển đại oai thần,
Chàng
vượt xa Thiên chúng bội phần,
Không
thể phát sinh từ việc nhỏ,
Hoặc
do Trai giới giữ tinh cần.
25.
Hay quả này do việc cúng dường,
Hay
do giữ giới luật thông thường,
Hoặc
do đảnh lễ đầy cung kính?
Được
hỏi, xin cho biết hỡi chàng!
Vị Thiên tử giải thích vấn đề khi được Đại Trưởng lão hỏi:
26.
Chàng Thiên tử ấy kỷ tâm tràn,
Được
Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Chàng
giải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và
đây là kết quả cho chàng:
27.
Điều phục các căn, đức Phật-đà,
Viên
thành trí lực, Kas-sa-pa,
Là
người vô thượng trên nhân giới,
Cửa
Bất tử Ngài đã mở ra,
Thiên
đế tối cao trên thượng giới,
Mang
trăm tướng phước đức sâu xa.
28.
Con thấy Ngài, vương tượng đại hùng,
Như
vòng vàng ánh, vượt qua dòng,
Thấy
Ngài, tâm trí con an tịnh,
Ngài,
vị thiện ngôn thật lẫy lừng.
29.
An tịnh, con đi trải tọa sàng
Đầy
hoa được rải rắc trang hoàng,
Dâng
Ngài đủ các thức ăn uống,
Y
phục tối ưu để cúng dường.
30.
Sau khi con đã cúng dường xong
Ngài,
bậc tối cao giữa thế nhân,
Y
phục, tọa sàng và thực phẩm,
Loại
mềm, loại cứng đủ cần dùng,
Con
an hưởng tại thành thiên giới,
Giữa
các cõi thiên mãi chuyển luân.
31.
Khi đã dâng lên lễ cúng Ngài
Dồi
dào phẩm vật cách như vầy,
Ba
lần thanh tịnh, con từ bỏ
Thể
xác phàm trần tại chỗ đây,
Con
hưởng an vui thiên lạc phố
Khác
nào Thiên chủ In-da này.
32.
Thọ mạng, dung nhan, lạc, tráng cường,
Kẻ
nào mong muốn tối cao sang,
Hãy
đem thực phẩm đầy thanh tịnh
Dâng
cúng lên người trí tịnh an.
33.
Chẳng phải đời này hoặc kiếp sau,
Có
ai bằng Phật hoặc hơn đâu,
Với
người mong quả nhờ công đức,
Ngài
trở thành hình tượng tối cao
Giữa
những bậc hiền nhân xứng đáng
Với
lời nguyện ước đạt mong cầu.
Trong khi chàng nói như vậy, Trưởng lão biết tâm trí chàng đã sẵn sàng không có gì trở ngại, liền thuyết giảng các Thánh Đế và vào lúc kết thúc, Tôn giả an trú chàng vào quả Dự Lưu.
Sau
đó, khi trở về cõi người, Trưởng lão trình đức Thế
Tôn câu chuyện giữa Tôn giả và Thiên tử kia. Bậc Đạo
Sư lấy đề tài ấy làm cơ hội thuyết pháp cho hội chúng
đang có mặt lúc bấy giờ.
Tổng Kết
Lâu
đài Con nhái, Revatì, Con cua,
Người
giữ cửa, Hai Công đức thù thắng,
Hai
cây kim, Ba con voi, và Hai cỗ xe,
Phẩm Lâu đài Nam giới được biết qua các chuyện này.
Phẩm Thứ Ba Để Phúng Tụng