Kinh Udaya: Vượt Ra Ngoài Vòng Sinh Tử (song ngữ Việt Anh)

11/07/20191:02 SA(Xem: 7190)
Kinh Udaya: Vượt Ra Ngoài Vòng Sinh Tử (song ngữ Việt Anh)

KINH UDAYA: VƯỢT RA NGOÀI VÒNG SINH TỬ -
UDAYA SUTTA: BREAKING THE CYCLE

 

vuot ngoai vong sanh tuKinh Udaya: Vượt Ra Ngoài Vòng Sinh Tử - Dịch từ tiếng Pali bởi

Andrew Olendzki - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: accesstoinsight.org, nebula.wsimg.com (Udaya Sutta: Breaking The Cycle - Translated from the Pali by

Andrew Olendzki)

 

"Punappunaṁ ceva vapanti bījaṁ
Punappunaṁ vassati devarājā
Punappunaṁ khettaṃ kasanti kassakā
Punappunaṁ aññam upeti raṭṭhaṁ

Punappunaṁ yācakā yācayanti
Punappunaṁ dānapatī dadanti
Punappunaṁ dānapatī daditvā
Punappunaṁ saggam upenti ṭhānaṁ

Punappunaṁ kilamati phandati ca
Punappunaṁ gabbham upeti mando
Punappunaṁ jāyati miyyati ca
Punappunaṁ sīvathikaṁ haranti

 
maggaṇñca laddhā 
apunabbhamvāya
na punappunam
jāyati bhūripañño ti" 

[Đức Phật:]

"Từ kiếp nầy sang kiếp kia, những hạt giống tiếp tục được gieo trồng (trên cánh đồng);
Từ kiếp nầy sang kiếp kia, thần mưa tiếp tục tưới rải nước mưa (trên cánh đồng);
Từ kiếp nầy sang kiếp kia, người nông dân tiếp tục trồng trọt trên cánh đồng;
Từ kiếp nầy sang kiếp kia, thực phẩm tiếp tục tăng trưởng (trên cánh đồng) trong cõi người;

Từ kiếp nầy sang kiếp kia, những người ăn mày tiếp tục đi xin ăn;
Từ kiếp nầy sang kiếp kia, những người hiến tặng tiếp tục cho (những người ăn mày) quà tặng;
Từ kiếp nầy sang kiếp kia, người mà tiếp tục hiến tặng;
Từ kiếp nầy sang kiếp kia, họ tiếp tục tái sinh vào nơi chốn tốt lành, hơn trước;

Từ kiếp nầy sang kiếp kia, người mà tiếp tục mỏi mệt, và tiếp tục phấn đấu (vì tiếp tục bị tái sinh);
Từ kiếp nầy sang kiếp kia, người ngu ngốc và thiếu trí-tuệ nầy, tiếp tục gá vào bào thai;
Từ kiếp nầy sang kiếp kia, họ tiếp tục bị sinh ra rồi chết đi;
Từ kiếp nầy sang kiếp kia, họ tiếp tục bị chôn vùi xuống nấm mồ;

Tuy nhiên, người có trí-tuệ rộng lớn như trái-đất
Họ không còn bị sinh ra và tái sinh, (giống như trước nữa,)
Vì họ bước vào con đường giác ngộ,
Vượt ra ngoài vòng sinh tử."

Ghi Chú Của Andrew Olendzki

Các người soạn thơ bằng tiếng Pali (thi sĩ) thích chơi chữ - như từ ngữhai nghĩa, như điệp-âm (lặp lại âm thanh - qua tiếng nói - trong một chuỗi các từ ngữ đứng gần nhau), như một câu có hai nghĩa, được dùng rất nhiều trong các bài thi kệ, được xuất hiện trở lại từ thế giới tưởng đã mất của nước Ấn Độ cổ xưa. Bài thơ nầy đặc biệt ở sự lặp lại của cụm từ đầu tiên (Punappunam = Từ kiếp nầy sang kiếp kia, ... tiếp tục - xảy ra như thế...), tạo nên cảm giác buồn thảm kéo dài của các hoạt động xoay theo một vòng quay tròn, cho tới khi mô hình nầy được chuyển hóa. Ngay cả cách phát âm của từ punappunam cũng góp phần vào việc nầy: hai âm-tiết đầu tiên (pu,na) với âm-điệu từ thấp lên cao, rồi có sự tạm dừng (hoặc sự nghỉ ngơi) xảy ra ở hai mẫu tự p (pp) kế tiếp, và sau cùng là hai âm-điệu từ cao xuống thấp (u-nam, giống như cách chúng ta nói trong Anh Ngữ "Được sinh ra, rồi chết đi.")

Bài thơ bắt đầu bằng sự tuần hoàn của tạo hóa, theo dòng chảy phát triển của bốn mùa, người thi sĩ (sau khi gắn kết phần thưởng cho lòng rộng lượng), đưa các ẩn-dụ trở về điểm quan trọng của Phật Pháp, đấy là vòng sinh tử luân hồi của cõi người, là dòng chảy của sự vô minh, đi từ bào thai của kiếp nầy sang bào thai của kiếp kế tiếp. ("Những hạt giống" được gieo trồng trong đoạn thơ đầu, cũng có nghĩa là các sự chọn lựa mà chúng ta đã làm, chính là "nguyên nhân", mang lại "kết quả" của "nghiệp" trong đoạn thơ thứ ba). Người ngu ngốc và thiếu trí-tuệ (ở dòng thứ 10, mando trong tiếng Pali), hoặc là sự thiếu hiểu-biết, chính là cái nhìn nhỏ hẹp, ngăn cản sự thấu hiểu của chúng ta về sự vô thường, sự vô ngã, và sự không-hài-lòng của chúng ta về thế gian nầy. Tâm nầy được chuyển hóa bằng trí-tuệ (sự khôn ngoan) sâu rộng, vững vàng, và bình yên như trái-đất rộng lớn nầy - có khả năng chứa đựng được tất cả mọi vật, một cách bình thản.  

Toàn bộ bài thơ nói về ý tưởng quan trọng của Đạo Phật punabbhava, được tìm thấy trong đoạn thơ cuối cùng, thường được dịch là "kiếp sau (kiếp mới)" hoặc là "tái sinh" (một-lần-nữa trở thành)." Trong quá trình suy nghĩ đặc trưng của Phật Giáo, con người và sự vật không "tồn tại" mà họ "trở thành" (đây là một hình thức năng động hơn của động từ "sống") mà thường được người ta ưa thích dùng trong văn học. Cuộc đời nầy (mà chúng ta đang bám víu) chỉ là một đoạn ngắn nằm trong một vở kịch dài về sinh tử, mà chẳng bao giờ kết thúc. Cuộn phim "lặp đi lặp lại," từ kiếp nầy sang kiếp kia, và chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được điều nầy, cho đến khi chúng ta có một cái nhìn rộng rãi hơn về tình huống của chúng ta.

 

 

Udaya Sutta: Breaking The Cycle - Translated from the Pali by
Andrew Olendzki - Source-Nguồn: accesstoinsight.org, nebula.wsimg.com

 

"Punappunaṁ ceva vapanti bījaṁ
Punappunaṁ vassati devarājā
Punappunaṁ khettaṃ kasanti kassakā
Punappunaṁ aññam upeti raṭṭhaṁ

Punappunaṁ yācakā yācayanti
Punappunaṁ dānapatī dadanti
Punappunaṁ dānapatī daditvā
Punappunaṁ saggam upenti ṭhānaṁ

Punappunaṁ kilamati phandati ca
Punappunaṁ gabbham upeti mando
Punappunaṁ jāyati miyyati ca
Punappunaṁ sīvathikaṁ haranti

maggaṇñca laddhā 
apunabbhamvāya
na punappunam
jāyati bhūripañño ti"

[The Buddha:]

Over and over, the seeds all get planted;
Over and over, the rain-god sprinkles rain.
Over and over, the farmer farms the field;
Over and over, the food grows in the realm.

Over and over, beggars do their begging;
Over and over, the givers give out gifts.
Over and over, the giver who has given;
Over and over, goes to a better place.

Over and over, he tires and he struggles;
Over and over, the fool goes to the womb.
Over and over, he's born and he dies;
Over and over, they bear him to his grave.

But one who's wisdom is wide as the earth
Is not born over and over,
For he's gained the path
Of not becoming over again.

 

TRANSLATOR'S NOTE

The composers of Pali poetry love to play on words — puns, alliteration, and double intentions abound in the verses that have emerged from the lost world of ancient India. This poem is unique in its thorough repetition of the first phrase, which sets the tone of cyclical activity that drones on and on until the pattern is transformed. Even the pronunciation of punappunam contributes to this: The first two syllables rise up in tone, a pause or break occurs at the double "p's," and then the other two syllables descend (much like we would say in English something like "Is born, then dies.")

Beginning with the cycles of nature and the on-flowing of the growing seasons, the poet (after tying in the rewards of generosity) turns the metaphor of re-turn to the essential Dhamma teaching of the cycles of birth and death that make up samsara, the flowing-on of the deluded from one womb to another. (The "seeds" planted in the first stanza, also meaning the choices we make, are bearing karmic consequences in the third.) Mando (line 10), or confusion, is the narrow limitation of mind that prevents our insight into the impermanence, selflessness and unsatisfactoriness of ourselves and the world. It is transformed by the sort of wisdom that is as far-reaching, tranquil and stable as the wide earth itself — capable of holding everything with equanimity.

The entire poem is about that central Buddhist idea punabbhava, found in the final stanza, which is often translated as "renewed existence" or even "again-becoming." In the process thinking that so characterizes Buddhism, people and things do not "exist" as much as they "become," and this more dynamic form of the verb "to be" is usually preferred in the literature. This life we cling to is merely an episode in a much larger drama of perpetual birth and death, with existence recurring "over and over," and we will never sort it out until we are capable of holding this wider view of our situation.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45423)
18/04/2016(Xem: 27134)
02/04/2016(Xem: 10198)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.