[25] Chương Iv Tương Ưng Nhập

11/05/201012:00 SA(Xem: 16176)
[25] Chương Iv Tương Ưng Nhập

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Samyutta Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2537 - 1993

TẬP III - THIÊN UẨN

[25] Chương IV
Tương Ưng Nhập


I. Con Mắt (S.iii,225)

1-2) Nhân duyên tại Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, mắt là vô thường, biến hoại, đổi khác. Tai là vô thường, biến hoại, đổi khác. Mũi là vô thường, biến hoại, đổi khác. Lưỡi là vô thường, biến hoại, đổi khác. Ý là vô thường, biến hoại, đổi khác.

4) -- Này các Tỷ-kheo, ai có lòng tin, có tín giải đối với những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy tín hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu

5) Với ai, này các Tỷ-kheo, kham nhẫn một ít Thiền quán, như vậy với trí tuệ về những pháp này; vị ấy được gọi là Tùy pháp hành, đã nhập Chánh tánh, đã nhập Chân nhân địa, đã vượt phàm phu địa. Vị ấy không có thể làm những hành động gì, do làm hành động ấy, phải sanh vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ; một vị không có thể mệnh chung mà không chứng quả Dự lưu.

6) Với ai, này các Tỷ-kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, thấy như vậy, vị ấy được gọi là đã chứng Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.

II. Sắc

(Như kinh trên, chỉ thế "sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp" bằng "nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý").
III. Thức
(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức).
IV. Xúc
(Như kinh trên, chỉ thế vào "nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc").
V. Thọ
(Như kinh trên, chỉ thế vào "thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh").
VI. Tưởng
(Như kinh trên, chỉ thế vào "sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng").
VII. Tư
(Như kinh trên, chỉ thế vào "sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư").
VIII. Ái
(Như kinh trên, chỉ thế vào "sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái").
IX. Giới 
(Như kinh trên, chỉ thế vào "địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới").
X. Uẩn (S.iii,227) (Như kinh trên, chỉ thế vào "sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn")

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 44794)
18/04/2016(Xem: 25063)
02/04/2016(Xem: 9671)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.