51. Kinh Bổn Tế[1]

31/05/201112:00 SA(Xem: 39945)
51. Kinh Bổn Tế[1]
Tôi nghe như vầy

Một thời, Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Không thể biết biên tế[2] cùng cực của hữu ái[3]. Trước vốn không có hữu ái, nhưng nay sanh ra hữu ái, do đó mới có thể biết được nhân của hữu ái[4]. 

“Hữu ái có tập[5] chứ không phải không tập. Tập của hữu ái là gì? Vô minh là tập. 

“Vô minh cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của vô minh là gì? Năm triền cái[6] là tập.

“Năm triền cái cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của năm triền cái là gì? Ba ác hành là tập.

“Ba ác hành cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của ba ác hành là gì? Không thủ hộ các căn là tập.

“Không thủ hộ các căn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không thủ hộ các căn là gì? Không chánh niệm chánh trí là tập.

“Không chánh niệm chánh trí cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không chánh niệm chánh trí là gì? Không chánh tư duy[7] là tập.

“Không chánh tư duy cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không chánh tư duy là gì? Không có tín là tập.

“Không có tín cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không có tín là gì? Nghe pháp ác[8] là tập.

“Nghe pháp ác cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của nghe điều ác là gì? Gần gũi ác tri thức[9] là tập.

“Gần gũi ác tri thức cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của gần gũi ác tri thức là gì? Người ác[10] là tập.

“Như thế, có đủ người ác liền có đủ sự gần gũi ác tri thức. Có đủ sự gần gũi ác tri thức rồi liền có đủ sự nghe pháp ác. Có đủ sự nghe pháp ác rồi, liền có đủ sự sanh lòng bất tín. Có đủ sự sanh lòng bất tín rồi, liền không chánh tư duy. Có đủ sự không chánh tư duy rồi, liền có đủ sự không chánh niệm chánh trí. Có đủ sự không chánh niệm chánh trí rồi, liền có đủ sự không thủ hộ các căn. Có đủ sự không thủ hộ các căn rồi, liền có đủ ba ác hành. Đủ ba ác hành rồi, liền có đủ năm triền cái. Đủ năm triền cái rồi, liền có đủ vô minh. Có đủ vô minh rồi, liền đầy đủ hữu ái.

“Như vậy, hữu ái này lần lượt được tựu thành trọn vẹn.

“Minh giải thoát[11] cũng có tập, chứ không phải không tập. Tập của minh giải thoát là gì? Bảy giác chi là tập. Bảy giác chi cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của bảy giác chi là gì? Bốn niệm xứ là tập. Bốn niệm xứ có tập chứ không phải không tập. Tập của bốn niệm xứ là gì? Ba diệu hành là tập. Ba diệu hành cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của ba diệu hành là gì? Thủ hộ các căn là tập. Thủ hộ các căn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của sự thủ hộ các căn là gì? Chánh niệm chánh trí là tập. 

Chánh niệm chánh trí cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chánh niệm chánh trí là gì? Chánh tư duy là tập. Chánh tư duy cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chánh tư duy là gì? Tín là tập. Tín cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của tín là gì? Nghe pháp thiện[12] là tập. Nghe pháp thiện cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của nghe pháp thiện là gì? Gần gũi thiện tri thức là tập. Gần gũi thiện tri thức cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của sự gần gũi thiện tri thức là gì? Người thiện[13] là tập. 

“Đó là, có đủ người thiện liền có đủ sự gần gũi thiện tri thức. Đủ sự gần gũi thiện tri thức liền có đủ sự nghe điều thiện. Có đủ sự nghe điều thiện liền có đủ tín. Có đủ tín liền có đủ chánh tư duy. Có đủ chánh tư duy liền có đủ chánh niệm chánh trí. Có đủ chánh niệm chánh trí mới có đủ sự thủ hộ các căn. Có đủ sự thủ hộ các căn liền có đủ ba diệu hành. Có đủ ba diệu hành liền có đủ bốn niệm xứ. Có đủ bốn niệm xứ liền có đủ bảy giác chi. Có đủ bảy giác chi liền đầy đủ minh giải thoát. Như vậy, minh giải thoát này lần lượt được thành tựu toàn vẹn”. 

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

Chú thích
 
[1] Tham chiếu Pāli A.x. 61-62 Āhāra. Đối chiếu biệt dịch No. 36. Phật Thuyết Bản Tướng Ỷ Trí Kinh, An Thế Cao dịch; No. 37 Phật Thuyết Duyên Bản Trí Kinh, khuyết danh người dịch. (Bản Hán dịch này khá kỳ, khó hiểu).
[2] Hán: bổn tế 本 際. Pāli: purimā koṭi, biên tế tối sơ, giới hạn thời gian về trước.
[3] Hán: hữu ái 有 愛. Pāli: bhava-taṇhā: khao khát hiện hữu hay khát vọng sinh tồn
[4] Hán: tiện đắc khả tri sở nhân hữu ái. Pāli: atha ca pana paññāyati ‘idappaccayā bhavataṇhā ti.
[5] Lưu ý chữ Hán: tập 習 theo nghĩa tập quán hay tập nhân, chứ không phải tập 集 theo nghĩa tập khởi (tập hợp). Chỉ tìm thấy một từ Pāli (āhāra: thức ăn) tương đồng với hai từ Hán dịch trong kinh này và các kinh sau: tập và thực. Như vậy, phải có hai từ Sanskrit hay Pāli khác nhau. Hiện chưa suy ra được. No.36 và 37 dịch là hữu bản 有 本, hay tùng trí hữu bản 從 致 有 本.
[6] Hán: ngũ cái 五 蓋. Pāli: pañca nīvaraṇā.
[7] Hán: bất chánh tư duy 不 正 思 惟. Pāli: ayoniso manasikāraṃ, không như lý tác ý, tư duy không phương pháp.
[8] Hán: ác pháp 惡 法. Pāli: asaddhamma, pháp không vi diệu, không chân chánh.
[9] Hán: ác tri thức 惡 知 識, xem cht. dưới.
[10] Bản Hán đề cập ác thiện tri thứcác nhân. Bản Pāli chỉ đề cập asappurisa, không phải thiện nhân.
[11] Minh giải thoát 明 解 脫. Pāli: vijjā-vimutti.
[12] Pāli: saddhamma, diệu pháp, chánh pháp.
[13] Hán: thiện nhân 善 人. Pāli: sappurisa, người lỗi lạc, siêu việt; chân nhân, thượng nhân, thiện sĩ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.