Kệ ngôn 06: Thế Gian Tranh Chấp Vì Thiếu Ý Thức

17/12/20205:06 SA(Xem: 1757)
Kệ ngôn 06: Thế Gian Tranh Chấp Vì Thiếu Ý Thức
blank
Kệ ngôn 06:
Thế Gian Tranh Chấp Vì Thiếu Ý Thức
Giảng Sư: TT Trí Siêu

Người kia không hiểu được
Tranh chấp khiến tiêu vong
Nay hiểu rõ điểm này
Mọi hơn thua lắng đọng.
(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng)
Lê Văn Phúc chuyển biên

TT Trí Siêu : Trong những bài kệ vừa qua, chúng ta đã học từ kệ 1 cho đến nay, Phẩm Song Đối này có nhiều điều đặc biệt phải nói đó là kiến thức tu tập hết sức quan trọng. Hai bài đầu đức Phật đã dạy chúng ta về cái lý nghiệp báo. Đến những bài sau, từ số 3, số 4 cho đến bài ngày hom nay đức Phật đã dạy cho chúng ta về cách tu tập, cách sống để chúng ta khắc phục sân hận, óan thù. Những bài kệ mang ý nghĩa hết sức đặc biệt như vậy khi chúng ta nghe được, chúng ta có thể theo đó thực hành để đưa đến cho mình trạng thái an lạc. Sự an lạc trong cuộc sống này không chỉ tùy thuộc vào vấn đề vật chất phong phú dồi dào mà còn tùy thuộc vào nếp sống nội tâman ổn hay không thì chúng ta mới có đời sống an lạc. Muốn có nội tâm an ổntrong sạch thì chúng ta cần phải thực hành theo lời đức Phật dạy trong kinh Pháp cú ở các bài kệ ngôn trên để chế ngự, đọan trừ tham sân.
Các vị tỳ khưu vì thiếu hiểu biết, chuyện bé xé ra to, làm cho tăng chúng thành Kosambi có sự chia rẻ trầm trọng. Đức Thế Tôn để giáo giới các vị tỳ khưu xứ Kosambi, ngài đã nói lên bài kệ này. Trong bài kệ do TT Giác Đẳng dịch. Cho dù bản dịch của TT Giác Đẳng hay bản dịch của các vị khác thì cũng nằm trong một ý nghĩachúng ta có thể hiểu được là:
Dr Trish Sherwood
Người kia không hiểu được
Tranh chấp khiến tiêu vong
Nay hiểu rõ điểm này
Mọi hơn thua lắng đọng.
Có thể xem như bản dịch này của TT Giác Đẳng đã dịch sát văn nhưng không mất nghĩa. Theo Pali . .Pare ca na vijaananti ma dich la "Người khác không hiểu biết"
Danh từ Para không thể dịch là "những người khác", mà phải dịch là "những người kia". Tại sao chúng ta xác định rằng ở đây là một đại danh từ "người kia"
Chúng tôi xin nhắc them la khi cac vi ty kheo thanh Kosambi là các vị tỳ khưu trong một mùa an cư kiết hạ nam đó thu lap boi nhung nguoi cu si thien tam, nhung nguoi này muốn được yết kiến đức Phật và nhân cơ hội này khiến cho các vị tù khưu Kosambi trở về con duong tu tap, cho nen da không cúng dường để cho đời sống gặp khó khăn .
Khi đức Thế tôn ngài trở về chùa sắp xếp các vị tỳ khưu Kosambi ngồi một góc. Khi các tu sĩ khác nghe nói đức Thế tôn sau khi vắng mặt nay đã trở về thì nhóm tỳ khưu Kosambi đã chịu thuần phục, đã chịu sám hối bậc Đạo sư. Lúc bấy giờ họ đi đến chùa đảnh lễ đức Phật, va thay những vị tỳ khưu chia rẻ với nhau, tranh chấp với nhau. Để cảnh tỉnh các vị tỳ khưu, đức Phật mới đưa tay chi các vị tỳ khưu Kosambi, va noi "các vị tỳ khưu ngồi ở kia kìa". Cho nen khi đức Thế tôn thuyết bài kệ này, ngài dùng từ Para để chỉ các vị tỳ khưu kia. Tức là những người kia, những người ngồi ở đó. Ở đây có một điều mà chúng ta phải chú ý hết sức quan trọng trong bài kệ hôm nay. Đó là câu:
Pare ca na vijaananti mayamettha yamaamase - Người kia không hiểu được, tranh chấp khiến tiêu vong.
.Trong cuộc tranh luận xảy ra giữa hai người, nếu như hai người chỉ phí thời gian để tranh luận không đáng sẽ làm cho mình tổn mất công sức làm cho cuộc sống của cả hai đều suy giảm có thể dẫn đến tiêu vong. Nếu trong giáo hội mà các tỳ khưu tranh chấp với nhau thì sẽ làm cho giáo hội tăng chúng bị suy giảm khong cuong thinh. Nếu như mọi vị tỳ khưu cũng như tất cả mọi người trong cuộc sống này hiểu được mối nguy hiểm do sự tranh chấp gây ra thì chúng ta dừng lại, thì sự tranh chấp hơn thua đó được lắng đọng. Đó là điều thứ nhứt mà chúng ta hiểu trong bài kệ này.
Còn điều thứ hai trong bài kệ này là thuoc ve nội tâm hơn. Khi một người đã biết được rằng, đời này là ngắn ngủi, ý thức rằng năm, mười năm nữa tất cả đều phải chết. Tuổi già và cái chết nó sẽ đến bất cứ lúc nào. Do vậy ta đừng tốn phí thời gian tranh luận. Người này hiểu rằng cái chết chắc chắn là sẽ đến và sẽ tranh thủ thời gian để làm các thiện sự, phước báo. Cho nên họ sẽ dừng lại. Họ sẽ không hào hứng đi đến tranh chấp, cải vả.
Cả hai ý nghĩa là như vậy. Chúng ta tu tập thế nào cũng được nhưng có lẽ nên tu tập cả hai khía cạnh, để dàn xếp cuộc tranh luận là nên suy xét cả hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhứt là khi có sự xung đột giữa mình và những người khác thì ta ý thức được là sự tranh chấp này sẽ làm cho đòan thể tăng chúng suy vong. Còn khía cạnh thứ hai là hằng ngày chúng ta cũng suy nghĩa về nam pháp quán vô thường tức là ta phải suy nghĩ đến sự già chi phối cái già ta cung khong thoat duoc su gia, sự bệnh chi phối cái bệnh ta cung khong thoat khoi su benh, sự chết chi phối cái chết ta cung khong thoat khoi su chet. Khi mà chúng ta thường xuyên suy xét như vậy thì ta thấy cuộc sống này thật là mong manh. Đời sống này thật là nguy hiểm mà tất cả mọi con người đang tiến về. Nếu suy nghĩ được như vậy thì mỗ ikhi có sự tranh chấp trong đời tự nhiên ta sanh tâm nhàm chán. Chúng ta thấy không cần thiết phải tranh chấp, cải vả, xung đột nữa vì tất cả mọi người đều đi đến chỗ chết trong tương lai không sớm thì muộn.
Thưa quí vị, bài kệ thứ 6 được dịch như thế nào, ở khía cạnh nào, nếu chúng ta là người có trí tuệ và có tu tập thì chúng ta cũng có thể nắm bắt được yeu lý de tu trì cho nội tâm của chúng ta. Trong viec tu tập có đôi lúc chúng ta cũng dựa vào văn kinh, những mạch văn được ghi chép vào kinh điển, chúng ta có thể dựa vào đó tu tập. Nhưng một khi chúng ta đã hiểu pháp rồi, thì từ cốt lõi của chánh pháp chung ta tu tap theo phap mon nao cung tot ca.
Ở đây chúng tôi có thể nói rằng là có một giải pháp trực tiếp và một giải pháp gián tiếp. Giải pháp trực tiếp là ta suy nghĩ ngay đến thảm họa do sự tranh chấp đem lại cho chúng ta. Câu chuyện của một người cha khi sắp lâm chung, muốn cho các con của mình có sự hòa hợp de tao suc manh, bảo các con đem bó đũa lại và bảo mỗi người con từ con cả cho đến con út mỗi người lần lượt bẻ cả bó đũa thì không ai bẻ được. Nhưng người cha có thể bẻ được bằng các tách rời từng chiếc, từng chiếc. Các người con chứng kiến như vậy nói, nếu bẻ từng chiếc, tứng chiếc như vậy thì chúng con cũng có thể bẻ được. Nhưng bẻ cả bó đũa như lời cha dạy thì chúng con không thể bẻ được. Người cha mới bảo rằng đó là điều cha muốn nói với các con. Hợp quần gây sức mạnh. Đòan kết là sức mạnh. Khi các con chia rẻ nhau, tranh chấp nhau, đố kỵ lẫn nhau sẽ làm cho mình yếu va di den cho diet vong. Chung ta phai biet suy tu rang cuoc song nay ai roi cung di den cho chet, hay biet song tu tap de tam duoc an lac, khong nen tranh chap vi se di toi cho diet vong.
Những người ở dưới quê sống gần nhau có cái hàng rào có khi lệch qua bên nây có khi lệch qua bên kia mà có thể đi đến sự chém giết lẫn nhau. Đó là điều đáng tránh. Hoặc giả chuyện hơn thua chỉ vì một cử chỉ, một lời nóichúng ta nghĩ rằng bị xúc phạm cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Nếu gặp những sự cố đó đối với một người Phật tử, hay một vị xuất gia tu tập thuan thuc biết quán niệm thì sự tranh chấp không thể xảy ra vì họ biết rằng tranh chấp sẽ đưa đến sự diệt vong. Khi hiểu được như vậy thì không có vấn đề tranh chấp.
Như vậy nội dung bài học hôm nay cũng như các bài học trước, số 3,4,5, xem như những giải pháp lắng dịu sự hận thù, cởi bỏ sự oan trái và cho đến bài kệ này, đức Phật đã dạy về thái độ sống để chúng ta làm lắng êm sự tranh luận. Đó là nội dung bài học ngày hôm nay.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57135)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.