Kệ ngôn 43: Tâm Lành Là Quyến Thuộc Tốt Nhất

20/12/20204:02 SA(Xem: 1700)
Kệ ngôn 43: Tâm Lành Là Quyến Thuộc Tốt Nhất
blank
Kệ ngôn 43: 
Tâm Lành Là Quyến Thuộc Tốt Nhất
Giảng sư: TT. Thích Trí Siêu

Câu kệ ngôn Pháp cú 43, Đức Phật dạy rằng,

Na ta.m mātā pitā kayirā,
aññe vāpi ca ñātakā;
sammāpaṇihitaṃ cittaṃ,
seyyaso naṃ tato kare.

Nhiều mẹ cha bà con
Không có thể làm được
Tâm hướng chánh làm được
Làm được tốt đẹp hơn.

Chánh Hạnh chuyển biên


Có nhiều bản dịch, do đó chúng ta có thể lấy làm lạ vì sao chúng tôi đọc lên bản dịch này, khác hơn bản dịch của Hòa Thượng Minh Châu
Cha mẹquyến thuộc
Có điều không làm được
Khi cõi lòng thiện chân
 Tạo vô vàn phúc đức

Chúng tôi sẽ trình bày ý nghĩa từng câu từng lời trong bài kệ Pháp cú số 43 này và phân tích ngữ nghĩa Pali. Sau đó chúng ta sẽ bàn luận và sẽ hiểu được ý nghĩa. Chúng tôi xin được bắt đầu nói về duyên khởi của bài kệ. Bài kệ này Đức Thế Tôn thuyết khi ngài ngự tại chùa Kỳ Viên Jetavana thành Xá Vệ Sàvatthi., đề cập đến trưởng lão Soreyya và câu chuyện bắt đầu tại thành Soreyya và kết thúc ở Sàvatthi Xá vệ. Khi Đức Thế Tôn ngụ tại thành Soreyya có một vị công tử con của một vị chưởng khố ở thành Soreyya, vị công tử này cũng tên Soreyya. Một hôm vị công tử ngồi trên xe kiệu cùng với một người bạn  và đám tùy tùng ra ngoài thành đi tắm. Họ gặp vị trưởng lão Mahakaccayana, gọi là Trưởng lão Đại ca-chiên-diên đang đắp đại y trước khi vào thành khất thực. Vì những vị Tỳ kheo từ trong rừng đi ra thường chưa mặc y phục một cách chỉnh tề. Trong rừng do đôi khi gặp hoạn nạn các Ngài thường tháo bỏ y để thoát thân cho dễ, cho nên luật Đức Phật cho phép đến khi chuẩn bị đi vào làng  khất thực thì các Ngài mới vận mặc lại y phục.

Tương truyền rằng Tôn giả Mahakaccayana được một phước báu đặc thù, thân thể của Ngài vàng óng như một loài chim quý giá. Thân thể vàng óng của trưởng lão đập vào mắt Soreyyakhiến anh khởi lên một ý niệm tà tư duy đối với Ngài. Công tử Soreyya không khỏi buột miệng: "Ồ! phải chi Trưởng lão này là vợ ta! Hoặc giả vợ ta có nước da được như thế!"

Một sự xúc phạm vô cùng tội lỗi, chính vì vậy công tử Soreyya bị biến thái giới tính, có nghĩa là khi công tử Soreyya đang là một người nam vì khởi lên một ác nghiệp nên biến thành một người nữ. Quá xấu hổ với hiện tượng biến thái này, công tử Soreyya lúc bấy giờ tức là tiểu thơ Soreyya đã bỏ chạy sang thành phố khác sinh sống. Tiểu thư này đã đi sang thành Takkasilà. Sau đó kết duyên cùng một người đàn ông tại Takkasilà. Chẳng bao lâu tiểu thơ Soreyya sanh được hai người con.

Khi còn ở quê nhà công tử Soreyya cũng có vợ và hai người con. Và bây giờ khi biến giới tính thành nữ cũng được hai đứa con. Biết thân phận của mình tiểu thư Soreyya rất buồn tủi. Cho đến một hôm gặp được một người cố hương, sau khi tâm sự hiện tượng  lạ  lùng đó nên chàng phải bỏ xứ ra đi. Người bạn cố hương an ủi và bảo rằng hiện nay Tôn giả Mahakaccayana đang đến xứ Takkasilà này. Tiểu thơ Soreyya đã đến gặp Tôn giả Mahakaccayana sám hối những ý nghiệp tội lỗi của mình trước đây đã xúc phạm đến Ngài như vậy như vậy khi còn là công tử Soreyya ở tại thành Soreyya. Lúc bấy giờ trước tâm thành khẩn khoản của Tiểu thơ Soreyya, Ngài Mahakaccayana đã hoan hỷ xá tội ấy cho tiểu thơ và với tâm hiền thiện kính lễ Tôn giả Mahakaccayana nên tiểu thơ Soreyya đã biến thái giới tính trở thành người nam.

Bất mãn với cuộc đời của mình, Ngài Soreyya xin được xuất giasự kiện biến thái giới tính trong đời của Ngài đã được dân thành phố Soreyya và thành phố Takkasilà biết, họ kéo nhau đến Tịnh xá gặp Ngài và hỏi chuyện đó có thật như thế không. Và hỏi nhiều vấn đề khác như Ngài thương hai đứa con do Ngài sanh ra hay hai đứa con do vợ Ngài sanh ra. Vì còn là phàm phu nên Ngài đáp với họ rằng, “ Đương nhiên những đứa con do chính mình banh da xẻ thịt sanh ra mình thương hơn”. Và các cuộc phỏng vấn như vậy cứ tiếp diễn hằng ngày hằng ngày khiến cho Trưởng lão Soreyya cảm thấy phiền toái, Ngài rời bỏ đám đông đi sâu vào rừng độc cư thiền định. Chẳng bao lâu Ngài chứng quả A-la hán.

Có một dịp khi Ngài trở về Sàvatthi viếng thăm bậc đạo sư, lúc bấy giờ chư Tỳ kheo biết chuyện đã gặn hỏi Ngài, lần này Ngài trả lời rằng, “ Ngài không còn đặt tình cảm trên đứa con nào nữa”. Các vị Tỳ kheo đem vấn đề này bạch lên với Đức Phật cho rằng Tỳ kheo Soreyya khoe pháp bậc cao nhân nên mới nói như vậy, là trịch thượng, là kiêu mạn tự cho mình là vị Thánh v.v..

Đức Phật biết được câu chuyện đó, Ngài đã họp mặt chư Tăng lại trong đó có trưởng lão Soreyya, Ngài đã cho chư Tăng biết rằng,
-“ Này các Tỳ kheo, con Như Lai  không nói dối, con Như Lai hoàn toàn chân thực. Từ khi ấy đã thành tựu cứu cánh phạm hạnh.”
Nhân cơ hội này Đức Thế Tôn đã thuyết lên bài kệ
 Không cha hay mẹ hoặc một người bà con nào có thể mang đến lợi lạc cho mình bằng tâm lực mình hướng về điều chánh, tạo được điều tốt đẹp. Theo ý nghĩa đó Đức Thế Tôn đã nói lên bài kệ

Na taṃ mātā pitā kayirā,
aññe vāpi ca ñātakā;
sammāpaṇihitaṃ cittaṃ,
seyyaso naṃ tato kare.

Điều mẹ cha, bà con,
Không có thể làm được,
Tâm hướng chánh làm được,
Làm được tốt đẹp hơn

Bài kệ này có ý nghĩa như thế nào và có giá trị trong việc tu tập ra sao? Đó là điều chúng tôi muốn san xẻ cùng quý vị.

Ai cũng biết rằng sống trong đời, từ nhỏ mới sanh là chúng ta đã phải nương tựa nơi mẹ cha. Mẹ cha sẽ làm điều tốt đẹp, sẽ đem đến những an vui những hạnh phúc cho người con của mình và nuôi dưỡng con mình lớn lên trưởng thành. Khi trưởng thành có người cũng phải nương vào cha mẹ mới được an lạc hạnh phúc, có người nương nhờ nơi bà con quyến thuộc tạo nên sự an lạc hạnh phúc cho đời sống của họ. Ở đây Đức Phật phủ nhận điều đó. Mẹ cha bà con, tất cả những người thân này không thể mang lại cho ta một cảm giác hạnh phúc an lạc, một sự yên vui nhưng đối với Pháp và luật các bậc Thánh thì sự an vui do cha mạ hay bà con đem lại chỉ là nhất thời ngay trong kiếp sống hiện tại vả chỉ là pháp hiệp thế mà thôi.

Trong bài kệ này đức Thế Tôn  Ngài dạy một ý nghĩa rất sâu sắc. Bởi vì khi chúng ta găp những điều đau khổ và những đau khổ đó chính do hạnh nghiệp ác do thân, do khẩu, do ý mà ta đã tạo trong quá khứ hoặc mới đây. Những ác nghiệp này khiến cho chúng ta bị đau khổ, sự đau khổ này do tự mình làm phải do tự mình tháo gỡ. Tự mình đem lại hạnh phúc thật sự cho mình, làm cho mình tốt đẹpthoát khỏi những hậu quả đắng cay do mình tạo ác nghiệp trong quá khứ hoặc gần đây.

Chúng ta tự mình tạo sự tốt an vui cho mình bằng cách như thế nào? Ở đây bằng cách là Sammàpa.nihita.m citta.m seyyaso na.m tato kare, tâm mình hướng chánh, như vậy sẽ thay đổi cục bộ, thay đổi hoàn toàn đời sống tinh thần của mình, làm cho mình được an vui và sự an vui đó, hạnh phúc đó, lợi lạc đó không thể nào có người cha người mẹ hay bà con quyến thuộc nào có thể làm được.

 

Trường hợp Trưởng lão Soreyya hay công tử Soreyya hay tiểu thơ Soreyyya. Sở dĩ công tử Soreyya đi vào tình trạng bi đát lở khóc lở cười là do chính tư tưởng xúc phạm đến thân thể của một vị A-la-hán, là một bậc vô lậu, là một bậc có ân đức tối thượng giữa chúng sanh loài ngườichư Thiên. Vì vậy không có một người mẹ người cha nào có thể cải chuyển được,  làm cho cuộc sống trở lại tốt đẹphạnh phúc an vui thật sự cho Trưởng lão Soreyya. Chỉ có khi Trưỡng lão Soreyya  với tâm biết phục thiện hối lỗi và sau khi sám hối với Trưỡng lão Mahakaccayana, đồng thời xuất gia và nổ lực thiền định. Chính do phương tiện này đã giúp cho Trưởng lão Soreyya thoát khỏi quả nghiệp và được an vui Niết Bàn, giải thoát khỏi những phiền lụy cuộc đời.

Đó là ý nghĩa của bài kệbài kệ này có giá trị cho chúng ta tu tập như thế nào? Ở đây một điều chúng ta cần phải bàn đến, đó là trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có biết bao nhiêu điều phiền toái, có bao nhiêu điều phiền lụy, nghiệt ngã, biết bao nhiêu khê của cuộc đời mà những nhiêu khê khổ đau đó chính bản thân chúng ta phải chịu đựng và tự chúng ta phải rút mình ra khỏi đó. Chứ không thể nhờ cậy người khác như là mẹ mình, cha mình, bà con quyến thuộc của mình hay bạn hữu thân thương của mình. Chỉ có một vài trường hợp nho nhỏ trong cuộc sống này chúng ta phải nhờ sự  hổ trợ của những người chung quanh, những người thân nhưng cứu cánh vẫn là tự mình thoát khỏi vũng bùn đau khổ, tăm tối đó. Như con voi thiện chiến của vua khi bị sa lầy, người nài và những người khác dùng dây không thể kéo lên được. Chính con voi đó phải vận dụng sức mạnh của chính bản thân nó nhấc mình ra khỏi vũng bùn, mới được hoàn toàn an lạc. Trong cuộc tu tập cũng vậy, chúng ta giữ tâm mình hướng chánh, chính điểm này sẽ tạo cho chúng ta một lối thoát, một kết quả an vui hạnh phúc hơn là chúng ta nhờ vả vào người khác.

Ở đây danh từ gọi là  Sammàpanihita citta  là tâm hướng chánh. Tâm hướng chánh này có đến hai nghĩachúng ta sẽ bàn tại đây.

Nghĩa thứ nhất từ gọi là Sammàpa.nihita.m citta.m  tâm hướng chánh có nghĩa là tâm có khuynh hướng những điều chánh thiện, chỉ biết làm những điều lành, những điều có lợi cho mình có lợi cho người, không hại mình hại người. Tâm lúc nào cũng thanh tịnh trong sạch,  khiến cho sở hành thân nghiệp thanh tịnh, khẩu nghiệp thanh tịnh và như vậy sẽ được tốt đẹp khi quả phát sanh đến. Ngay cả trong việc tu tập, khi tâm của chúng ta thanh tịnh, được tốt đẹp được hướng chánh sẽ phát triển được định, được tuệ và có thể thành tựu cứu cánh giải thoát hoặc thậm chí có thể thành tựu cuộc sống hiện tại lạc trú, tức là an vui trong kiếp sống hiện tại do tâm thoát ly phiền não.



Ý dẫn đầu, ý làm chủ, ý tạo
Nếu nói hay hành động với tâm tư thanh tịnh
Hạnh phúc sẽ theo sau
Như bóng không rời hình

Tâm tư thanh tịnh ở đây là tâm tư hướng chánh,  không bị bợn nhơ, không bị chi phối bởi phiền não tham sân si. Câu Pháp cú này chúng ta đã được nghe. Ở đây khi người Phật tử tập giữ được trạng thái tâm hướng thiện chân chánh như vậy, những sở hành của chúng ta không rơi vào tình rạng ác bất thiện pháp. Trong thân nghiệp, khẩu nghiệp được trang bị bởi do ý nghiệp, được hình thành được đôn đốc được xui khiến bởi ý nghiệp. Nếu ý nghiệp được thanh tịnh, lúc bấy giờ thân nghiệpkhẩu nghiệp cũng được trong sạch  và chờ đợi chúng ta trong tương lai là quả vui, quả an lạc quả phúc. Quả thật vậy khi chúng ta làm được điều lành điều thiện, sau khi mạng chung nếu chưa được chấm dứt sanh tử luân hồi còn phải tái sanh vào những cảnh giới khác thì chính do thiện nghiệp này sẽ dẫn dắt đi tái sanh ở những cảnh giới an lạc như cõi trời, cõi người, cõi Phạm Thiên v.v…

Những việc đó không phải do người cha hay người mẹ hoặc một người thân bằng quyến thuộc nào làm cho mình mà phải chính do mình tạo ra. Bởi vậy khi người trí hiểu điểm này sẽ nhiệt tâm tinh cần trong việc tu tập và tâm hướng chánh, hướng về điều chánh thiện. Lại nữa ở đây sự nhiệt tâm tinh cần cũng cần được nhắc thêm, Đức Phật Ngài dạy rằng, “ Có ba trường hợp cần phải có sự nhiệt tâm tinh cần là atapi araddhaviriyam để giữ tâm hướng chánh.

-Trường hợp thứ nhất nhiết tâm tinh cần đối với bất thiện pháp chưa sanh đừng cho sanh khởi hay nói cách khác là đối với ác bất thiện pháp chưa sanh hoặc đã sanh cố gắng nhiệt tâm tinh cần để diệt trừ đi. Làm vậy là chúng ta giữ tâm hướng chánh.

-Trường hợp thứ hai đối với những thiện pháp chưa sanh chúng ta phải nhiệt tâm tinh cần cho sanh khởi hoặc những thiện pháp nào đã sanh rồi phải nhiệt tâm tinh cần duy trì và phát triển  cho được tồn tại, cho được lớn mạnh thêm ra. Đây là phương tiện thứ hai giúp cho tâm hướng chánh. Giữa điều thiện và điều ác nếu như tâm chúng ta ghét bỏ điều ác tránh xa điều ác và ưa thích vun bồi điều thiện, như vậy gọi là tâm hướng chánh.

-Trường hợp thứ ba đối với những cảm thọ phát sanh lên trong đời sống hằng ngày của chúng ta như thân đau đớn, cảm thọ tâm buồn phiền, buồn bực âu lo. Đối với những cảm thọ khổ ưu này cần phải có nhiệt tâm tinh cần để nhẫn nại, để chịu đựng adhivàsana

Chính do sự nhiệt tâm tinh cần trong ba phương diện này sẽ giúp chúng ta có được tâm hướng chánh.

Chúng tôi xin được trở lại ý nghĩa thứ hai của danh từ gọi là sammāpaṇihi hay    Sammàpa.nihita.m citta.m là để chỉ cho ý nghĩa tự lập trường chân chánh. Tự lập trường chân chánh là như thế nào? Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn có lập trường trong công việc hay lập trường trong cư xử với người khác hay lập trường trong hành động. Bất cứ cái nào cũng gọi là lập trường. Người có lập trường trong hành động là người có bản lĩnh dễ đưa đến thành công. Mặc dầu lập trường cũng được an lập giữ cho mình một khuynh hướng, một lý tưởng nhưng theo cách nhìn của bậc Thánh, cách nhìn của đạo Phật thì lý tưởng hay lập trường để giúp chúng ta thành tựu được an vui đời hiện tại, an vui đời tương lai, an vui trong đạo quả giải thoát  thì lập trường đó phải là lập trường chân chánh. Tức là chúng ta chỉ có lập trường có khuynh hướng về điều tốt thôi, còn điều xấu nên loại bỏ, đừng bao giờ chúng ta tập cho mình những thói quen bất thiện pháp. Những thói quen thiện pháp, những khuynh hướng thiện pháp chúng ta nên có, nhưng những thói quen bất thiện pháp không nên có. Những lập trường nào khiến thiện pháp được tăng trưởng chúng ta nên giữ lập trường đó. Những lập trường nào khiến cho thiện pháp suy giảmbất thiện pháp tăng trưởng chúng ta nên bỏ.

Ở đây nói đến lập trường chân chánh, cũng có hai yếu tố để chúng ta phát triển điều này. Khi chúng ta muốn giữ được tâm lập trường chân chánh.

-Thứ nhất điều kiện giúp chúng ta thành tựu được là phải có một trí tuệ sáng suốt để nhận định được mọi vấn đề qua khía cạnh nhân quả. Chúng ta luôn luôn phải biết rằng hễ sống tốt thì thành tựu an vui, sống xấu thì đưa đến hậu quả khổ đau. Chúng ta biết rõ như vậy. Điều kiện thứ nhất giúp chúng ta có được cái tâm lập trường chân chánh.

-Thứ hai chúng ta phải có sự hoan hỷ trong cách sống thiện pháp. Sự hoan hỷ trong cách sống thiện pháp như một điểm tựa, như một bóng mát nương nhờ trong những cơn nắng mùa hè gay gắt. Thấy rõ thiện pháp là một điểm tựa như vậy, chúng ta hoan hỷ thì lúc bấy giờ chúng ta mới có tâm lập trường chân chánh về thiện pháp. Có những người vì rằng họ không hoan hỷ trong điều thiện do họ không thấy sự cư xử thiện hay nếp sống thiện là một môi trường an lạc hạnh phúc. Nghe là nghe như vậy nhưng họ chưa bao giờ nếm được cái hương vị hiện tại lạc trú do tâm hướng thiện, bởi vậy họ không bao giờ có lập trường thiện. Vui đâu trút đó, người ta làm thiện thì bắt chước làm theo, thấy người ta đi chùa mình cũng đi chùa, thấy làm phước cũng làm phước nhưng thật sự khi trở về nhà, rời khỏi hội chúng, họ không còn động lực nào để tâm chúng ta hướng thiện bởi vì không có sự hoan hỷ trong điều thiện. Ngược lại chính do sự hoan hỷ trong thiện sẽ giúp chúng ta thành tựu tâm lập trường chân chánh.

-Trường  hợp thứ ba khiến chúng ta có tâm lập trường chân chánh, đó là sự kiên trì. Sự kiên trì tức là sự phối hợp giữa kiên nhẫntinh tấn. Có những người rất hoan hỷ trong thiện pháp nhưng chỉ hoan hỷ một cách nhất thời, thiện pháp sanh khởi cũng nhanh nhưng sau đó không duy trì được trong tâm của họ. Bởi vì họ thiếu sự nhẫn nại và sự nổ lực. Khi họ đang hoan hỷ, đang tích cực trong điều thiện nhưng khi nghe người khác chỉ trích chê bai, hoặc nói ra nói vào làm sanh khởi phiền não, khi đó họ muốn bỏ cuộc, thối tinh tấn và  không còn muốn theo đuổi với cái thiện nữa. Đó là vì thiếu sự nhẫn nại và tinh tấn, cho nên người đó không giữ vững được lập trường chân chánh của mình.

Ở đây người Phật tử chúng ta tu tập thì khác. Đối với thiện pháp, lúc nào chúng ta cũng có trí tuệ, thấy rõ lợi ích của thiện pháp và thấy rõ sự nguy hại của ác pháp. Thứ hai luôn luôn lúc nào chúng ta cũng hoan hỷ trong thiện pháp cho dù rằng người khác không hoan hỷ trong thiện pháp nhưng chính bản thân mình vì chúng ta nếm được hương vị  an lạc của thiện pháp cho nên chúng ta hoan hỷ trong thiện pháp. Thứ ba chúng ta luôn luôn có sự kham nhẫn chịu đựng lời khen tiếng chê và sự chỉ trích của người khác, một dạ kiên cố một lòng để thực hành các thiện pháp,

“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Tâm ta vẫn vững như kiềng ba chân”
Khi ta có sự tinh tấn có sự kham nhẫn như vậy, chúng ta mới có thể giữ được lập trường.

Như vậy trong bài kệ này chúng ta rút được bài học kinh nghiệm quý giá, đó là tâm hướng chánh khiến sở hành chúng ta tốt đẹp hơn. Nói tóm lại câu sammāpaṇihitaṃ cittaṃ là tâm hướng chánh gồm có hai ý nghĩa.

-Tâm hướng chánh là tâm hướng về điều chánh thiện,
-Ý nghĩa thứ hai tâm hướng chánh là tâm có lập trường chân chánh. Những ý nghĩa sẽ giúp cho chúng ta có sự hoan hỷ trong việc tu tập và nhờ vậy chúng ta tự mình thoát khỏi sự đau khổ và tự mình đem lại cho mình sự an vui hạnh phúc, tự mình làm cho mình sự an lạc và sự lợi ích, hạnh phúc. Những điều đó không một người cha nào người mẹ nào không một bà con thân quyến nào hay bằng hữu nào có thể làm được cho mình. Đây là một điều đưa đến sự tốt đẹp cho chúng ta.

Nói tóm lại bài kệ này có thể so sánh với bài kệ số 42, chúng ta thấy hai cách sống. Một người tâm hướng về điều tà tức là hướng về điều bất thiện, điều tội lỗi. Khi đó người này tự tạo cho mình một cảnh ngộ bi đát mà cho dù kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, cũng không nguy hiểm hơn là sự kiện người đó tâm hướng  về điều tà, gây ác cho tự thân. Chúng ta có thể đem bài kệ đó để đối chiếu cho bài kệ ngày hôm nay, bài kệ này có nghĩa là khi tâm của mình hướng về điều chánh thiện có lập trường chân chánh trong thiện pháp, trong việc tu tập. Chính sự kiện này sẽ tạo cho mình sự tốt đẹp hơn, một đời sống an lành hơn mà không có người mẹ nào, người cha nào, người quyến thuộc nào có thể đem lại cho mình.

Đó là nội dung bài kệ pháp cú số 43 hôm nay chúng ta được nghe, bài này sẽ giúp nhiều lợi ích cho quý vị phật tử. Mong rằng quý vị sẽ hiểu được và hoan hỷ. Chúng tôi xin gợi ý cho quý vị, sau khi chúng ta nghe xong mỗi một bài kệ Pháp cú cần phải hiểu ý nghĩa bài kệ, hiểu được rồi chúng ta nên hoan hỷ với thiện phápchúng ta thâu hoạch được trong bài kệ pháp cú. Khi có sự hoan hỷ chúng ta cần phải tích cực nổ lực thực hành, có nghĩa là sau khi nghe pháp xong chúng ta phải liệt kê vào danh sách các pháp môn cần phải tu tập như vậy như vậy.

Chúng tôi xin được dứt lời tại đây.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

HẾT PHẨM 3

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57132)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.