Kệ ngôn 13 và 14: Ái Luyến Xâm Nhập Tâm Yếu Kém

17/12/20205:08 SA(Xem: 1856)
Kệ ngôn 13 và 14: Ái Luyến Xâm Nhập Tâm Yếu Kém
blank
Kệ ngôn 13 và 14:
Ái Luyến Xâm Nhập Tâm Yếu Kém

Giảng sư: ĐĐ Pháp Đăng
Như ngôi nhà vụng lợp,
Nước mưa len lỏi vào,
Tâm không tu cũng vậy,
Tham dục rỉ rả vào!
Như ngôi nhà khéo lợp,
Nước mưa không thấm vào,
Tâm khéo tu cũng vậy,
Tham dục khó lọt vào
(Việt dịch từ Pali: TT Thích Giác Đẳng)
Yathaagaara.m ducchanna.m vu.t.thi samativijjhati
Eva.m abhaavita.m citta.m raago samativijjhati.

Yathaagaara.m succhanna.m vu.t.thi na samativijjhati
Eva.m subhaavita.m citta.m raago na samativijjhati

Minh Hạnh chuyển biên

ĐĐ Pháp Đăng: Sau khi bắt đầu chuyển pháp luân, Thế Tôn rời Vương Xá và đến ngụ tại Veluvana. Trong trong khi nghi lễ Quán đảnh và đám cưới của hoàng tử Nan-đà đang tiến hành, Đức Đạo Sư bước vào nhà khất thực, đặt bình bát vào tay Nan-đà và chúc phúc. Rồi từ chỗ ngồi đứng lên, Đức Đạo Sư ra đi không lấy lại bình bát trong tay Nan-đà, và Nan-đà không dám hở môi "Bạch Thế Tôn, xin Ngài lấy lại bình bát", mà tự an ủi "Thế Tôn sẽ lấy lại bình bát ở đầu thềm". Nhưng khi đến đầu thềm, Thế Tôn đã không lấy bình bát. Nan-đà lại nuôi hy vọng" Thế Tôn sẽ lấy lại bình bát ở chân thềm". Nhưng Đạo Sư vẫn không lấy bình bát. Nan-đà lại nghĩ "Thế Tôn sẽ lấy bình bát ở sân cung điện". Nhưng Đạo Sư cũng không lấy bình bát. Hoàng tử Nan-đà tuy rất muốn trở lại với cô dâu nhưng phải bấm bụng đi theo Đạo Sư. Vì lòng quý kính Đạo Sư quá sâu đậm chàng không dám nói "Thế Tôn hãy nhận bình bát", mà đành tiếp tục bước theo, trong lòng vẫn chưa tắt hy vọng: "Thế Tôn sẽ lấy bình bát ở đây, Thế Tôn sẽ lấy bình bát ở đó, Thế Tôn sẽ lấy bình bát ở kia".


Ngài Nanda quá khổ đau vì phải miễn cưỡng đi theo vị Đạo Sư, Đức Phật nói rằng Ngài Nanda đã nhiều lần sanh vào cõi trời có nhiều tiên nữ bên cạnh nhưng rồi cũng rời bỏ những tiên nữ đó để theo người khác, và bây giờ Ngài Nanda vẫn bi lụy đau khổ vì xa vị hôn thê của mình. Đức Phật khuyên Ngài Nanda nên xuất giacố gắng tu hành, Ngài Nanda cũng miễn cưỡng xuất gia nhưng sau khi xuất gia tâm tư của Ngài luôn hướng về vị hôn thê của mình Ngài không thể nào sống vui thú trong đời sống an lạc của tâm, sự sầu khổ cứ miên man, Đức Phật thấy vậy khuyên rằng trong cuộc đời tài sản quý nhất là đức tin, hương vị giải thoát của trí tuệ, sự an lạc của nội tâm, khổ sầu trong lạc thú là khổ sầu hạng nhất trong các loại khổ sầu. Một người an trú trong thiền định tiếp nối theo là an lạc trong đạo quả, dứt được lửa thiêu của tham dục. Với lòng tham dục không bao giờ biết thoả mãn và một người tu tập để có trí tuệ giải thoát. Những người phục vụ cho Phật Pháp là khó khăn nhất cho nên kết quả cũng to lớn nhất, trí tuệ cao nhất trong các hành động, trong thế gian này con người luôn luôn tư tưởng đến dục lạc, và không có gì đáng ngại bằng tuổi già, đáng sợ bằng sự chết, khi bịnh hoạn kéo đến thì sanh chán nản.

Đức Phật thuyết giảng nhiều nhưng Ngài Nanda vẫn không hết sầu vương. Đức Phật bèn nắm tay Đại Đức Nanda, dùng thần lực đưa chàng đến cõi trời Ba mươi ba. Trên đường đi, đức Thế Tôn chỉ cho Tôn giả Nan-đà thấy trên một cánh đồng bị lửa rụi, một con khỉ háu ăn đang ngồi trên một gốc cây đã cháy rụi và lửa cũng đã thiêu đốt tai, mũi và đuôi của nó. Đến cõi trời ba mươi ba, Ngài chỉ năm trăm thiên nữ gót son đang hầu hạ Sakka, vua của chư thiên (thiên chủ). Khi Thế Tôn cho thấy hai cảnh tượng đó rồi, Ngài hỏi Nan-đà:

- Nan-đà, ông thấy ai đẹp đẽ, ưa nhìn và duyên dáng hơn? Cô vợ quí Janapada Kalyànì của ông hay năm trăm thiên nữ gót son này?

- Bạch Thế Tôn, Nan-đà đáp, thật Janapada Kalyànì kém xa, giống như con khỉ háu ăn đã mất tai, mũi và đuôi. Bạch Thế Tôn, cô vợ quí Janapada Kalyànìi đối với năm trăm thiên nữ này, nàng còn kém xa hơn nhiều. So sánh với những thiên nữ này, vị hôn thê của con chẳng đáng kể, cô ta không bằng một phần nhỏ của họ, không bằng một phần nhỏ của một phần nhỏ của một phần nhỏ của họ. Ngược lại, năm trăm thiên nữ gót son này đẹp đẽ, ưa nhìn và duyên dáng vô cùng.

- Hãy vui lên, Nan-đà! - Đức Thế Tôn trả lời - Ta bảo đảm ông sẽ được năm trăm thiên nữ gót son này.

Đại đức Nan-đà, mặc dù bị các bạn đồng tu xem thường, xấu hổ vì Ngài và làm khổ Ngài khi gọi Ngài là "người tu mướn" và "bị mua chuộc", Đại đức vẫn sống độc cư, xuất ly, chánh niệm, tinh tấn, dõng mãnh. Không bao lâu, ngay trong đời này, chính Nan-đà an trú trong tuệ trí giác ngộđạt được đạo quả tối thượng của đời sống tu hành, đạo quả mà vì nó biết bao thanh niên thiện tín đã vĩnh viễn từ bỏ đời sống thế tục sống đời xuất gia. Đại đức đã biết: "Sanh tử đã tận, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, ta không còn trở lại đời này nữa". Vậy là thêm một Đại đức Trưởng lão nhập vào hàng ngũ A-la-hán.

Bấy giờ, một vị trời đến chỗ Thế Tôn vào ban đêm, chiếu sáng cả Kỳ Viên, cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn bạch rằng:

- Bạch Thế Tôn! Đại đức Nan-đà, con trai bà Di mẫu của Phật đã lậu tận; ngay trong đời này, chính Đại đức đã an trụ trong chánh trí, đã được giải thoát khỏi dục lậu, tâm giải thoát tuệ giải thoát.

Thế Tôn cũng đã biết như thế. Trong đêm ấy, Tôn giả Nanđà đã hiểu được tường tận nên đã thành tựu con đường giác ngộ cũng đến chỗ Thế Tôn đảnh lễ. Đức Thế Tôn nói rằng trong một tiền kiếp Đức Phật là một thương gia và Ngài Nanda là một con lừa đã luyến ái con lừa cái, người thương buôn nắm dây thì bị con lừa phản đối lại, nên mới nói với con lừa hãy kéo xe về tới nơi thì sẽ cho con lừa cái. Khi người thương buôn về tới nơi buôn bán xong thì con lừa nhắc chủ cho cưới con lừa cái, người thương buôn mới trả lời "được rồi ta sẽ cưới cho ngươi con lừa cái, nhưng ngươi nên biết rằng một bó cỏ và 10 lít nước trong một ngày, nhưng khi ngươi có vợ thì ngươi phải chia bó cỏ làm hai, nước chỉ được uống 5 lít thôi và sau khi có con thì bó cỏ này phải chia làm ba, nếu có hai đứa con thì bó cỏ chia làm tư, lúc bấy giờ con lừa mới thấy rằng một bó cỏ mình ăn còn đói lên đói xuống, nước uống còn thiếu lên thiếu xuống, nếu có thêm con lừa cái làm vợ thì phải chia cỏ chia nước như vậy thì sao sống nổi, mà con lừa cái thì không kéo xe chỉ mình ta kéo xe thì ông chủ chỉ trả công cho ta như vậy, trong khi con ta còn nhỏ chưa giúp được gì ta sẽ bị khổ sở. Sau khi suy nghĩ như vậy con lười bỏ tư tưởng lấy con lừa cái làm vợ.

Qua câu chuyện trên Đức Phật đã cho biết trong những kiếp xa xưa Ngài cũng đã độ Ngài Nanda để Nanda vượt qua những hiểm hoạ từ nhiều đời nhiều kiếp. Tôn Gỉa Nanda do đó đã phát nguyện tu tập thu thúc lục căn để trở thành vị Thánh dưới chân Đức Phật, chính vì lời phát nguyện như vậy nên Nanda đã được Đức Phật tế độ

Đức Thế Tôn đã nói với Ngài Nanda: - Nan-đà, chính tâm Ta đã thấu hiểu tâm ông và thấy do lậu tận, ngay trong đời này, chính ông đã an trú trong chánh trí, được giải thoát khỏi dục lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Một vị trời cũng đã đến cho ta hay điều đó. Do đó, này Nan-đà, khi ông không còn tham đắm vào ngũ dục thế gian, tâm ông thoát khỏi dục lậu, ngay lúc ấy Ta không còn bị ràng buộc bởi lời hứa cũ.

Rồi Thế Tôn, nói lên bài kệ:

Như ngôi nhà vụng lợp,
Nước mưa len lỏi vào,
Tâm không tu cũng vậy,
Tham dục rỉ rả vào!

Như ngôi nhà khéo lợp,
Nước mưa không thấm vào,
Tâm khéo tu cũng vậy,
Tham dục khó lọt vào

Sau đó Đức Phật tuyên bố Ngài Nanda là đệ nhất thu thúc lục căn.

Một người mắt nhìn cảnh sắc đẹp, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi hương, miệng ăn những vật ngon, vải lụa thì êm ấm, với một người lục căn bị giao động như vậy, nhưng khi Đức Phật tiếp độ thì Ngài Nanda trở thành vị thu thúc lục căn tối thượng. Đức Phật đã đưa Ngài Nanda đến những cảnh tiên và cảnh già bịnh chết để Ngài Nanda hồi tâm tu tập giống như người đạp chiếc gai đã được lể ra nếu không lể gai thì người đó không đi được.

Tóm lại Đức Phật cho thấy những người xuất gia không với mục đích giải thoát, nhưng rồi do nhờ thu thúc lục căn thì cũng đạt được giải thoát, nhưng nhờ sống tu tập phạm hạnh an trú trong thiền định, thay thế tưởng bịnh hoạn bằng tưởng an trú thiền định nên được giải thoát. Đức Phật dậy rằng thọ nào sanh thiện nên gần thọ nào bất thiện gia tăng nên trừ, tưởng nào sanh thiện nên gần tưởng nào bất thiện gia tăng nên trừ./.

Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57139)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.