Kệ ngôn 40: Ma Ngoài Ma Trong

20/12/20204:00 SA(Xem: 1728)
Kệ ngôn 40: Ma Ngoài Ma Trong
blank
Kệ ngôn 40: 
Ma Ngoài Ma Trong
Giảng sư: TT. Thích Trí Siêu

Hiều thân như đồ gốm
Trụ tâm như thành trì
Chống ma bằng gươm trí
Vô trước, giữ chiến thắng

 Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ Pali

Kumbhuupama.m kaayamima.m viditvaa nagaruupama.m cittamida.m .thapetvaa
Yodhetha maara.m pa~n~naayudhena jita~nca rakkhe anivesano siyaa.

Minh Hạnh Chuyển biên

TT Trí Siêu: Kệ ngôn số 40 được Đức Thế Tôn thuyết tại một khu rừng gần thành Sàvathi, nơi có 500 vị Tỳ Kheo cư ngụ để hành thiền định, được nghe nói rằng các vị Tỳ Kheo này từ xa xôi đi đến Sàvathi (thành Xá Vệ) để yết kiến vị Đạo Sư xin đề mục thiền định từ nơi Đức Thế Tôn. Khi các vị được thọ giáo đề tài thiền định từ nơi Đức Phật xong rồi cáo biệt đi vào khu rừng gần thành Sàvathi để hành đạo, lúc bấy giờ các vị Chư Thiên những vị Thọ Thần ở trên cây vì không chịu nổi qui lực giới hạnh của các vị Tỳ Kheo này cho nên các vị Chư Thiên không ngự ở trên cây được mà phải xuống dưới đất, và rồi các vị Chư Thiên cứ đinh ninh rằng Chư Tỳ Kheo sẽ cư ngụ vài ngày rồi các vị sẽ ra đi nhưng không ngờ rằng các vị Tỳ Kheo chọn điểm an cư kiết hạ nhập hạ tại khu rừng đó, vì vậy các vị Chư Thiên này mới tìm cách phá và tìm cách làm các vị Tỳ Kheo kinh sợ khiếp đảm với ý mong rằng các vị sẽ bỏ nơi này mà ra đi. Họ làm những thân kỳ dị tướng hoặc có khi biến thành đầu lâu, có khi biến thành một xác không đầu, hoặc có khi họ kêu la hét những tiếng rùng rợn v.v... Các vị Tỳ Kheo bị chi phối như vậy cho nên không thể nào an tâm tu tập thiền định, lâu ngày trở nên tiều tụy gầy ốm xanh xao do bệnh hoạn về tinh thần, các vị mới trở về bạch Đức PhậtĐức Phật Ngài dậy phương pháp rải tâm từ, Ngài thuyết bài kinh Mettà Karan.iya. Các vị Tỳ Kheo học thuộc kinh đó, khi trở lại khu rừng cũ các vị đã tụng đọc bài kinh này và an trú tâm từ trước khi hành đạo vì vậy đã cảm hoá được các vị Chư Thiên trong rừng, và các vị Chư Thiên hoan hỷ hộ trì cho các vị Tỳ Kheo tu tập từ đó về sau không còn sự sợ hãi, không còn sự khiếp đảm rùng rợn khởi lên nữa, chẳng bao lâu các vị Tỳ Kheo hành thiền Minh Sát có được kết quả và trong lúc thực hành thiền Minh Sát các vị này phát triển thiền quán tuệ quán, khi thấy rõ được bản chất biến hoại của thân này danh và sắc bị vô thường dễ tan vỡ giống như một món đồ gốm tức là đồ nung bằng đất, lúc ấy Đức Thế Tôn bậc Chánh Biến Tri đang ngự toạ trong hương thất Ngài với tâm mình biết được tâm của các vị Tỳ Kheo ở rừng trong trạng thái đang tiến hành thiền tuệ Minh Sát, Đức Thế Tôn liền vận thần thông và hiện đến trước mặt các vị Tỳ Kheo và Ngài sách tấn khích lệ cho các vị Tỳ Kheo bằng một bài kệ rằng

Kumbhuupama.m kaayamima.m viditvaa nagaruupama.m cittamida.m .thapetvaa
Yodhetha maara.m pa~n~naayudhena jita~nca rakkhe anivesano siyaa.

Biết thân như đồ gốm
Trụ tâm như thành trì
Chống ma bằng gươm trí
Giữ chiến thắng không tham

Đó là bài kệ Đức Thế Tôn đã thuyết cho các vị Tỳ Kheo và là duyên khởi bài Pháp Cú ngày hôm nay. Trong bài kệ 40 này Đức Phật đã dậy về tánh chất của sắc thân ngũ uẩn này và đối với một vị tu tập thì cần phải dùng gươm trí để chống ma quân. Ngũ uẩn tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, và thức uẩn. Sắc uẩn tức là thân tứ đại do đất nước lửa gió hiệp thành. Đối với một vị tu tập khi biết rõ sắc thân này giống như bình gốm làm bằng đất, có tánh chất dễ bể dễ vỡ vì sắc thân tứ đại này bị chi phối bởi vật thực, chi phối bởi thời tiếtchi phối bởi nghiệp cho nên tứ đại thường hay biến thái khi thời tiết thay đổi hoặc là khi do vật thực không thích hợp hoặc là bị nghiệp chi phối, thân giả tạm như vậy, mỏng manh như vậy và dễ vỡ như vậy cho nên ở đây khi một vị tu tập cần phải hiểu biết được thân này giống như là cái bình mà người thọ gốm nắn bằng đất sét cái bình đó chỉ tạm trong một thời gian chớ không thể lâu dài và hễ có một sự kiện gì, một người có thể cầm nó lỡ tay rơi xuống đất hoặc là một ngọn gió thổi qua làm cho nó ngã đổ có thể bị vỡ tan thì xác thân này như thế đó cần phải biết tâm này là như vậy.

Trú tâm như thành trì - nagaruupama.m cittamida.m .thapetvaa . Tức là giữ tâm này giống như người ta giữ thành trì, khi giữ thành trì người ta phải đào hào lũy chung quanh thành, bờ thành phải đắp cao lên để kẻ địch khó xâm nhập, phải đặt người canh gác tại các cổng thành phiá bên trong, phải có những đường đi những ngã tư có thể di chuyển qua lại, và có một lối thoát để ngừa khi quân giặc đến thì có thể chống đỡ. Cũng như trong việc tu tập nếu như chúng ta không biết canh giữ tâm này, không biết bảo vệ như người ta thủ thành thì như vậy rất ư là nguy hiểm bởi vì kẻ địch dễ xâm nhập vào nội tâm này. Kẻ địch ở đây là chỉ cho 10 loại phiền não tham, sân, si, mạn nghi, tà kiến, hôn trầm, thụy miên, vô tàm, vô quí, phóng dật, những thứ phiền não này như là kẻ địch rất dễ sanh khởi trong tâm phàm phu. Bởi vì kẻ phàm phu không giữ được tâm, không bảo vệ được tâm, không làm cho tâm được kiên cố như là một thành trì do vậy kẻ địch dễ xâm nhập. Thì đối với một vị tu tập Đức Phật Ngài dậy rằng phải giữ tâm này như giữ thành trì là phải luôn luôn có sự kiểm soát, luôn luôn đào hào đắp lũy và phải biết đặc người canh gác ở các cổng thành tức là luôn luôn phải có chánh niệm để kiểm soát và để thu thúc các căn như là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, và ý căn, tức là phòng hộ con mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sự phòng hộ đối với các căn đó cũng giống như đặt người giữ bốn và sáu thành vệ, và không những giữ tâm như giữ thành trì mà cần phải chiến đấu với ma bằng gươm trí tuệ bằng vũ khí trí tuệ.

Khi nói đến ma chúng ta cũng nên hiểu rằng danh từ gọi là maara.m có năm loại ma

1) Ngũ uẩn ma (khandha maara.m ) chỉ cho thân danh và sắc này gồm có sắc thọ tưởng hành thức, vì sắc thọ tưởng hành thức luôn luôn có sự biến dịch, luôn luôn có sự thay đổi không bao giờ vững chắc cho nên cũng gọi là một tình trạng ma hay một pháp ma.

2) Pháp hành ma là chỉ cho pháp hành thuộc về thiện hoặc ác, tức là những nghiệp mà chúng ta tạo tốt hoặc xấu, vì chính nghiệp thiện hay ác, tốt hay xấu đó sẽ dẫn dắt chúng sanh bị đổi đời, làm cho chúng sanh bị biến thái, có khi sanh làm Phạm Thiên, có khi sanh làm Chư Thiên hoặc làm người, cũng có khi sanh làm con thú, làm chúng sanh địa ngục hay ngạ qủi xúc sanh v.v... thì như vậy tùy theo nghiệp cứ xoay chuyển nhau để mà biến hoá. Khi chúng ta đề cập đến pháp hành ma thì phải hiểu đó là những loại hành vi thuộc về thiện hoặc về ác nó xoay chuyển chúng sanh và làm cho chúng sanh phải bị điên đảo tái sanh từ cảnh giới này sang cảnh giới khác trong cuộc sống của chúng ta.

3) Tử thần ma (maccu maara.m ) tức là sự chết, sự chết đối với chúng sanh như là một thứ ma hằng làm chúng sanh sợ hãi hốt hoảng kinh khiếp. Đức Thế Tôn dậy rằng không có một chúng sanh nào trong đời mà không sợ chết, tất cả chúng sanh đều sợ chết, chỉ trừ những bậc Thánh Vô Lậu Giải Thoát đã đoạn tận phiền não thì các vị không hề khiếp đảm run sợ trước cái chết, còn phàm phu chúng ta tất cả đều sợ chết. Ở đây thưa qúi vị đó là loại ma thứ ba.

4) Chư Thiên ma là chỉ cho các chúng sanh thuộc về hoá sanh, những chúng sanh này sau khi mệnh chung sanh về những cảnh giới như cõi Chư Thiên hoặc Phạm Thiên, những cảnh giới a tu la, càng thác bà, dạ xoa, hoặc dưới địa ngục, những chúng sanh đó đều là những chúng sanh hóa sanh. Trong số những chúng sanh hóa sanh có hạng tốt đẹp như là hạng Chư Thiên hoặc là Phạm Thiên thì đối với các vị này không có quấy phá làm khổ chúng sanh khác, nhưng trong số các vị Chư Thiên ở cõi thấp hoặc Chư Thiên cõi địa cầu, ở mặt đất hoặc là Chư Thiên ở trên ngọn cây, hoặc là các loại a tu la chẳng hạn thì có những vị Chư Thiên mà tâm của họ không được tốt đẹp, họ có ác tà kiến. Mặc dầu họ có phước báu sanh về cõi trời làm Chư Thiên thật nhưng với phước báu nhỏ nhen chút ít trong đời quá khứ trong lúc gần lâm chung ở cõi phía trước họ mới tái sanh về cõi trời, tuy vậy với tâm tánh của họ không được hiền thiện và tri kiến của họ không chân chánh, nhất là họ không có niềm tin, vì vậy họ thường hay quấy phá chúng sanh, quấy phá loài người hoặc làm cho những người tu tập có sự khiếp đảm sợ hãi v.v... hoặc làm cho những chúng sanh khác phải có sự run sợchúng ta thường gọi là ma nhát thì đây là trường hợp gọi là Chư Thiên ma (Deva maara.m).

5) Phiền não ma tức là ám chỉ cho tất cả những phiền não thuộc về pháp bất thiện, thuộc về 10 loại tâm sở tức là tham, sân, si, ngã mạn, hoài nghi, tà kiến, hôn trầm, vô tàm, vô qúi, phóng dật, đó là những loại ma, vì rằng phiền não ma làm cho tâm của chúng sanh điên đảo, khi phiền não ma chi phối khiến cho tâm của chúng sanh trở lên cấu uế nhơ bẩn tinh thần, làm cho tâm điên đảo và không phân biệt được thị phi trắng đen, không phân biệt được thiện ác, và vì phiền não chi phối cho nên cuộc sống mới dẫn đến hành động thân ác nghiệp, khẩu ác nghiệp, và ý ác nghiệp, vì thế cho nên đối với 10 loại phiền não này được xem như là một loại ma.

Trong câu kệ ngôn nói rằng:

Yodhetha maara.m pa~n~naayudhena

Măara.m chỉ cho phiền não ma
Yodhetha là hãy chiến đấu.
Hãy chiến đấu với phiền não ma bằng vũ khí trí tuệ

Đối với các loại ma kia thì chúng tabiện pháp để đối trị, nhưng đối với phiền não ma thì vô phương, chúng ta không thể dùng gươm đao hoặc những khí giới bằng thép, bằng sắt, bằng gậy gộc để chống đỡ được, mà chúng ta phải dùng đến trí tuệ gọi là Prajna. Trí tuệ ở đây đặc biệt nếu như chúng ta muốn chiến đấu với ác ma với phiền não ma thì phải dùng loại trí được gọi là Vipassana panna` tức là Tuệ Minh Sát là loại trí tuệ quán thấy được danh sắc, nhận thức được trạng thái vô thường, khổ, vô ngã của danh sắc v.v....

Khi một vị tu tập chiến đấu dùng gươm trí này để chiến đấu với phiền não ma, có nghĩa là vị đó trước tiên ngăn trừ năm triền cái chứng đạt an trú sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, ngũ thiền, và thiền vô sắc giới, sau khi đã an trú tâm một cách vững chắc tức là tâm đã được ổn định không còn bị chi phối bởi ngoại cảnh bởi phiền não nữa thì lúc đó vị này phát triển minh sát, và tỏ ngộ được tam tướngvô thường, khổ, vô ngã, chứng ngộ Niết Bàn. Thì như vậy trong trường hợp này chúng ta phải hiểu rằng chống ma với gươm trí tức là ám chỉ rằng chúng ta phải dùng vũ khí tuệ minh sát để chiến đấu với phiền não ma.



Trong việc tu tập người Phật tử cũng nên lưu ý một điều là trong tất cả những thiện pháp những thành quả do sự tu chứng đem lại, trong những thành quả tu chứng đó chúng ta thực hiện được hay phát sanh được, được xem như là một chiến thắng. Nhưng trong tất cả sự chiến thắng thuộc về thiện phápchúng ta thành tựu được những sự chiến thắng đó có những sự chiến thắng tạm thời chớ không phải là sự chiến thắng vĩnh viễn hay kiên cố, bởi thế ở đây câu nói rằng những chiến thắng không tham như người ta nói rằng chiến thắng không kiêu mạn là ý nói rằng khi chúng ta thành tựu được những thiện pháp chẳng hạn như đắc được thiền, nhập thiền có thần thông v.v... Khi chúng ta thành tựu những thiện pháp như vậy những trạng thái tâm cao qúi như vậy thì chúng ta lên lưu ý một điều là vẫn còn có những việc cần phải làm chớ không phải dừng lại ở đây, đừng bao giờ say men chiên thắng rồi bỏ quên khi mà địch quân có thể trở lại. Giống như trường hợp trong chú giải giải thích rằng một vị tướng tài khi đã cố thủ được thành quách và đánh đuổi được kẻ địch ra rồi nếu vị tướng đó là người có sự suy nghĩ sâu sắc trí tuệ bén nhạy, vị tướng đó sẽ nghĩ rằng mặc dầu quân địch đã tháo lui nhưng trong sự tháo lui đó rất có thể chúng sẽ tấn công trở lại, và vì vậy vị tướng này đã dặn dò thần dân trong thành cần phải nghiêm ngặc canh phòng và cần phải đề cao cảnh giác nhiều hơn nữa, chớ đừng có say men chiến thắng một trận hoặc hai trận rồi lơ là việc canh gác hay lơ là việc phòng thủ, như vậy thì kẻ địch có thể đánh trở lại và có thể làm đổ thành quách.

Việc tu tập của chúng ta cũng thế, trong bài kinh Trung Bộ, Đức Phật Ngài dậy về ví dụ lõi cây thì chúng ta đã được thấy lúc bấy giờ Đức Thế Tôn đã thuyết cho những vị Tỳ Kheo nghe về một người đi tầm cầu lõi cây, người đó với ý muốn đi tầm cầu lõi cây nhưng thực ra thì người đó chưa biết rõ lõi cây, vì vậy khi đi vào rừng đứng trước một cây cổ thụ to lớn người đó lại nghĩ có lẽ nhánh và lá là lõi cây cho nên họ đốn nhánh và lá đem về, thì ở đây Như Lai nói rằng người ấy không đạt được lõi cây vì không biết rõ lõi cây.

Rồi có một người thứ hai nữa cũng với mục đích tầm cầu lõi cây nhưng người đó vào rừng sau khi đến được trước một cội cây cổ thụ người đó nghĩ rằng lõi cây không phải là nhánh lá, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây vì không biết được lõi cây.

Rồi có một người thứ ba khi họ đi vào rừng đốn bỏ nhánh và lá cây dóc bỏ vỏ cây nhưng mà họ lấy giác cây ở bên trong để đem về thì thật ra đó cũng là một sự nhầm lẫn vì rằng người này không biết lõi cây nên họ không đạt được lõi cây mà chỉ đạt được giác cây mà thôi.

Cho đến hạng người thứ tư thì hạng người này là một người biết rõ lõi cây người ấy đi vào rừng đến trước một cây cổ thụ đốn bỏ nhánh lá vạc bỏ vỏ cây bên ngoài, vạc bỏ giác cây bên trong, và cuối cùng còn phần cốt lõi giữa thân cây cứng chắc họ đem lõi cây đó về để tạc hoặc điêu khắc thành một sản phẩm nghệ thuật vô giá.

Ở đây thưa qúi vị người này được Đức Phật gọi là người hiểu được lõi cây nên đạt được lõi cây như thế nào thì chúng ta phải biết khi một vị tu tập trong giáo pháp nếu vị đó hoan hỷ ưa thích trong sự lợi đắc cung kính thì sự xuất gia của vị đó không đạt được lõi cây tức là giải thoát mà vị đó chỉ lấy nhánh và lá thôi. Còn nếu như vị này mặc dầu không tham đắm trong sự lợi đắc cung kính lễ vật cúng dường của đàn na tín thí nhưng mà vị ấy vì rằng hoan hỷ trong giới, giữ giới thanh tịnh rồi dừng lại ở đó không chịu tiến thêm nữa thì người này cũng không đạt được lõi cây giải thoát mà người này chỉ đạt được vỏ cây ở bên ngoài. Rồi có một hạng xuất gia khác khi xuất gia vào trong giáo pháp vị ấy từ bỏ không ham muốn lợi đắc cung kính vị này không có kiêu mạn về giới hạnh thanh tịnh của mình, mà vị này tiến tu thiền định, thiền chỉ, thiền vắng lặng để chứng đắc được các loại thiền sắc và vô sắc, vị này có thần thông biến hoá, vị này lại say mê đắm nhiễm trong thiền bám víu theo thiền và dừng lại đó không chịu tiến hoá thêm nữa thì như vậy đối với vị Tỳ Kheo này cũng gọi là không đạt được lõi cây giải thoát mà chỉ đạt được giác cây mà thôi. Đến hạng thứ tư tức là hạng đẹp hạng xuất gia đi tầm cầu lõi cây giải thoát vị ấy từ bỏ danh lợi lợi đắc cung kính, vị ấy không kiêu mạn trong giới hạnh của mình, vị ấy mặc dầu tiến tu đắc chứng được các tầng thiền hiệp thế và thần thông nhưng vị đó không dừng lại mà vị đó phát hiện minh sátchứng quả La Hán như vậy mới thật sự là người tầm cầu lõi cây và có được lõi cây.

Trong bài kệ này cũng vậy, bài kệ này chúng ta cần phải hiểu rằng có những chiến thắng mà có nỗ lực dành đạt được tuy nhiên đó không phải là một sự chiến thắng tuyệt đối để dừng lại ở đó. Thí dụ như một người Phật tử tu tập thành tụ được niềm tin điều này chỉ là một việc tự chiến thắng tạm thời chứ chưa được biểu hiệu là giải thoát bởi vì niềm tin có khi còn lung lạc, khi đã có niềm tin rồi người cư sĩ này rất có thể hoan hỷ trong việc bố thí trong việc trì giới hay trong việc tu thiền để đắc chứng được thiền địnhthần thông. Nhưng ở đây những thành quả thiện pháp mà vị đó đạt được cũng chưa phải là sự giải thoát hoàn toàn bởi vì vị này vẫn còn thỉnh thoảng sanh khởi tham sân si như vậy thì vẫn chưa phải là hoà bình yên chiến, do vậy không nên có sự hoan hỷ đắm chước những cái gì thuộc về hiệp thế, những thành quả thuộc về thiền hiệp thế, thiện hiệp thế mà mình đã đạt đượccần phải có sự tiến tu hơn nữa, cần phải thành tựu thế nào để đạt đến quả vị pháp siêu thế, tức là tâm đạo công quả và chứng đạt Niết Bàn, như vậy thì mới chắc chắn là người này không còn phải lo âu sợ hãi ma quân tức là phiền não ma sẽ xâm lấn. Thậm chí là đối với các bậc hữu học tức là bậc Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, những bậc hữu học đó mặc dầu đã chứng ngộ Niết Bàn với lòng tin bất động với giới hạnh trong sạch thật là trang nghiêm nhưng đối với vị đó vẫn còn năm thượng phần kiết sử tức là ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dậtvô minh, cho nên thành quả này cũng chưa phải là một thành quả một sự chiến thắng tuyệt đối, cho nên đối với bậc hữu học cũng còn có những việc cần phải làm để tiến tu đến đạo quả cao hơn. Chỉ khi nào chúng ta thành tựu được quả vị A La Hán thì đó mới là sự chiến thắng vĩnh viễn là từ nay sẽ không còn phiền não ma quấy nhiễu chi phối nữa, nó đã bị tiêu diệt tận gốc.

Trong bài kệ này chúng ta phải hiểu rằng trong việc tu tập khi biết rõ thân này mỏng manh tạm bợ như chiếc bình pha lê hoặc chiếc bình bằng đất sét mà người thợ gốm họ đã làm ra có tánh chất dễ bể dễ vỡ thì cần phải thủ giữ tâm giống như là giữ thành quách không để sơ hở cho kẻ địch đột nhập, và luôn luôn phải dùng trí tuệ minh sát tức là dùng trí tuệ thiền quán của mình để chiến đấu với phiền não ma, và khi đã chiến đấu với phiền não ma như vậy lần lượt vị ấy thành tựu được những chiến thắng trong thiện pháp, tức là thành tựu lòng tin, thành tựu lòng bố thí, thành tựu hạnh trì giới, hay thành tựu về thiền định thần thông thuộc về hiệp thế. Mặc dầu thành tựu những thiền định những thiện pháp như vậy nhưng ở đây Đức Phật Ngài khuyên là không nên có sự say men chiến thắng, mà phải giữ chiến thắng đó mặc dầu những chiến thắng đó nhưng không có sự tham đắm không có sự bê trễ.

Nói đến tu tập như chúng ta đưa ra một hình ảnh một vị tu tập thiền định vị ấy khởi lên pháp hỷ tức là khởi lên sự no vui trong trạng thái thiền lạc của thiền. Nhưng trạng thái an lạc của thiền, trạng thái no vui của thiền chỉ là sự chiến thắng trên quá trình tu tập thôi, vị đó chẳng nên vì sự chiến thắng đó mà say mê đắm nhiễm khởi lên sự ái luyến đối với trạng thái pháp mà mình đã chứng để rồi phải bị mất đi và để cho phiền não xâm lấn trở lại. Ở đây thưa qúi vị chiến thắng thì chúng ta phải gìn giữ, nhưng cần phải ý thức được là những thiện pháp những thượng nhân pháp ở trong tâm ta đã đạt được thành tựu phải là cốt lõi của sự giải thoát hay không, nếu chưa thì mặc dầu chúng ta cũng hoan hỷ trong thành quả tu tập của mình đã đạt được, nhưng song song đó chúng ta không nên dừng lại, không nên có sự phóng túng buông lung hay dễ dãi, phải nghĩ rằng vẫn còn có nhiều việc cần phải làm, chừng nào diệt trừ được tận gốc u minh và phá tan được 10 phiền não ma thì lúc bấy giờ mới được xem nhưchúng ta vĩnh viễn không còn bị sợ hãi bởi phiền não ma địch quân có thể xâm nhập ta nữa.

Ở đây thưa qúi vị trong bài kệ này đã dậy cho chúng ta những yếu lý tu tập hết sức đặc biệt chúng tôi xin tóm tắt lại trước khi chúng tôi kết thúc buổi giảng này. Trong đời sống hàng ngày người Phật tử chúng ta khi nghe pháp, hoan hỷ trong pháp có được niềm tin trong Phật Pháp, đây là sự chiến thắng mà chúng ta dành được, nhưng chúng ta chỉ gìn giữ sự chiến thắng đó chớ không nên có sự kiêu ngạo. Cũng vậy khi chúng ta có tâm hoan hỷ trong việc bố thí xả tài thì thiện pháp này được xem như là một chiến thắng chúng ta đạt được, hãy giữ hạnh bố thí đó nhưng không nên có sự kiêu mạn đối với hạnh bố thí của mình. Chúng ta có thể giữ giới, thành tựu được giới thanh tịnh, giới thanh tịnh được xem như là một thành quả chiến thắng nên gìn giữ thành quả đó, nhưng không nên kiêu mạn với giới hạnh thanh tịnh của mình rồi chúng ta dừng lại. Không phải như vậy. Và ở đây thưa qúi vị chúng tathể đạt được trạng thái tâm định do thiền hiệp thế thành tựu tức là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền v.v... nhưng khi đạt được thì chúng ta phải hiểu cần phải giữ chiến thắng này nhưng không nên có sự đắm nhiễm say mê, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi nào chúng ta đã dùng gươm trí và đánh tan ma quân tức là phiền não ma thì lúc đó chúng ta mới thật sự an tâm, và lúc đó chúng ta mới thật sự là người đã được giải thoát, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, sau đời sống này không còn đời sống khác.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57132)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.