Kệ ngôn 24: Biết bảo trọng tự thân

18/12/20202:32 CH(Xem: 1861)
Kệ ngôn 24: Biết bảo trọng tự thân
blank
Kệ ngôn 24: Biết bảo trọng tự thân
Giảng sư: TT. Thích Bửu Chánh

Cần mẫn thường cảnh giác.
Sống trong sạch, tĩnh tâm,
Tự chế sống chúng pháp,
Tiếng lành ngày càng tăng.”
Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ Pali
U.t.thaanavato satimato sucikammassa nisammakaarino
Sa~n~natassa ca dhammajiivino appamattassa yaso-bhiva.d.dhati
Lê Văn Phúc chuyển biên - Minh Hạnh biên tập

TT Bửu Chánh: Chúng tôi xin góp một số ý kiến về bài kệ ngôn này như là một sự trao đổi đến toàn thể Chư Tôn Đức Tăng Ni và qúi Phật tử. Nói về giữ chánh niệm - U.t.thaanavato satimato - nỗ lực giữ chánh niệm, tịnh hạnhthận trọng, ai sống không phóng dật tiếng lành ngày tăng trưởng, vinh hạnh của người tinh tấnchánh niệm hành động trong thận trọng, chuyên chú tự chế sanh sống chơn chánh và không phóng dật sẽ tăng trưởng vững vàng. Như vậy ở đây chúng ta thấy người nỗ lực giữ chánh niệm tịnh hạnh hành thận trọng tự điều sống theo pháp và sống không phóng dật. Đó là quả lành rất tốt, tiếng lành ngày được tăng trưởng. Danh thơm sẽ được tăng trưởng. Đối với người không phóng dật, sống theo pháp, tự điều, thận trọng, tịnh hạnh, chánh niệm, nỗ lực, chuyên cần. Bài kinh pháp cú này phản ánh mối quan hệ nhân quả. Nhân là nhân lành, quả là quả tốt bởi vì tiếng lành, danh thơm đó là quả lành, còn nhân là nỗ lực tinh tấn tu hành, chánh niệm. Đó là nhân tốt hay nhân lành hay nghiệp trắng và nghiệp trắng này cho kết quả trắng tức là được tiếng thơm bởi vì tiếng thơm hay danh được vinh hạnh. Người sống biết suy xét, biết cố gắng, biết sống trong sạch ắt tạo được nghiệp tốt về mình.
.

“Cần mẫn thường tỉnh giác,
Sống trong sạch, cẩn tâm,
Tự chế, sống đúng pháp,
Tiếng lành càng tăng trưởng”
Khi đọc bài kệ này chúng ta thấy nhân và quả. Nhân tức là người sống biết suy xét, biết cố gắng, biết sống trong sạch. Còn quả là được các người khác nhìn tốt về mình hay là sự vinh hạnh, tiếng thơm hay danh vọng được phát triển, được tăng trưởng.
.

Có nhiều người muốn người khác nhìn tốt về mình. Có nhiều người muốn được tiếng thơm, tiếng lành. Có nhiều người muốn điều tốt đẹp về cho mình nhưng chỉ là ý muốn. Ý muốn đó có thành tựu hay không là do nhân lành mình có hay không. Nếu như nhân lành mình có thì dù mình muốn hay không muốn thì tiếng lành vẫn có. Còn như nhân lành mình không có thì tiếng lành mình cũng không có. Cho nên một điều lưu ýmọi người chúng ta ai cũng muốn có tiếng tốt về mình tuy nhiên đó chỉ là ước muốn còn được tiếng tốt hay không còn tùy thuộc nơi yếu tố nhân lành. Nghiệp lành hay nghiệp trắng quyết định cho quả lành, tiếng thơm hay là điều tốt mà mọi người nghĩ về mình.

Bài kinh này dạy chúng ta phải tinh tấn, chánh niệm, phải trong sạch, thận trọng, phải chuyên chú, tự chế, phải sanh sống chân chánh, không phóng dật, phải cần mẫn, phải siêng năng, phải tỉnh giác, phải sống trong sạch, cẩn tâm, tự chế, sống đúng pháp thì tự nhiên tiếng lành sẽ được tăng trưởng. Bài kinh Pháp Cú này nói nghiệp trắng, sanh quả trắng. Thường chúng ta muốn có muốn quả trắng nhưng chúng ta không tạo nghiệp trắng. Thường thì chúng ta tạo nghiệp đen mà chúng ta lại muốn quả trắng. Đó là điều nghịch lý trong cuộc sống ở mỗi người chúng ta. Như vậy bài kinh pháp cú 24 này dạy chúng ta sống tinh tấn, chánh niệm, nỗ lực, cẩn tâm, thận trọng, tự điều, không phóng dật.

Nỗ lực giữ chánh niệm.
Tịnh hạnh hành thận trọng.
Tự điều sống theo pháp.
Ai sống không phóng dật
Trong câu kinh này:
Cần mẫn thường cảnh giác.
Sống trong sạch cẩn tâm.
Tự chế sống đúng pháp
Tiếng lành càng tăng trưởng

Ba hàng đầu của câu kệ nói về nhân lành. Và câu “tiếng lành ngày tăng trưởng” là câu thứ tư nói về quả lành. Đó là phần thứ nhứt, chúng tôi muốn chỉ ra mối quan hệ nhân quả. Đây thuộc về qui luật. Cho nên mình muốn hay không muốn thì qui luật vẫn là qui luật. Nghiệp đen thì có quả đen. Nghiệp trắng thì có quả trắng. Nghiệp có đen có trắng thì kết quả có trắng, có đen. Nghiệp không đen không trắng thì kết quả không trắng không đen. Đó là qui luật. Đó là phần thứ nhứt, nhân quả trong câu kinh này. Đồng thời cũng nói rằng đức Phật dạy chúng ta hãy nỗ lực chánh niệm, tịnh hạnh, tự hành thận trọng, tự điều và sống theo pháp, không phóng dật.

Phần thứ hai trong phần trình bày của chúng tôi là gì? Thế nào là sống giữ chánh niệm hay có đầy đủ chánh niệm – satimato. Satimatu, satimato tức là chánh niệm ở trong Vi diệu pháp niệm hay chánh niệm là một tâm sở - Cetasikas . Tâm sở này cũng cùng đặc tính giống như tâm vương tức là biết. Tâm citta là tâm vương biết cảnh thì tâm sở - Cetasikas - cũng biết cảnh biết chánh niệm, khác với cái biết của tâm khác hay tâm sở khác. Biết chánh niệm là ghi nhớ, ghi nhận, biết ngay, biết cái tức khắc. Biết của chánh niệm thuộc về thiện, lành. Biết tham thuộc về bất thiện, biết chánh niệm thuộc về thiện. Trong Vi diệu pháp có đề cập tâm vươngtâm sở có bốn sự giống nhau đó là đồng sanh, đồng diệt, đồng nương, và đồng biết. Đồng sanh tức là tâm vương sanh thì tâm sở cũng sanh. Chánh niệm ở đây là tâm sở cùng sanh tâm vương làm công việc là biết cảnh. Cảnh gì, đề mục gì. Cái gì liên hệ tới thân là hơi thở. Khi chúng ta biết chú tâm chánh niệm hơi thở thì lúc đó ta có chánh niệm. Khi hơi thở đi vô, chúng ta biết. Khi hơi thở đi ra, chúng ta biết thì lúc đó có chánh niệm. Chánh niệm chỉ xuất hiện trong tâm thiện. Chánh niệm cùng đi chung với nghiệp thiện


Thế nào là giữ chánh niệm tinh tấn, tinh cần ? giữ chánh niệm trên những đề mục. Niệm là niệm cái gì, biết thọ, biết tâm, biết pháp. Biết thân niệm thân, biết thọ niệm thọ, biết tâm niệm tâm, biết thọ niệm thọ, biết pháp niệm pháp. Biết thân là biết hơi thở. Chú tâm vào hơi thở, ghi nhận, ghi nhớ hơi thở, biết rõ ràng về hơi thở đi vô và đi ra gọi là chánh niệm. Biết về cảm thọ vui hoặc buồn hoặc biết về tâm khi tâm thiện sanh lên thì cũng biết rõ. Pháp phiền trược là năm triền cái, những phiền não và biết những gì về trước mắt mình thấy, nghe, ngửi, đụng, nghĩ mình phải biết. Đó là giữ được chánh niệm. Chúng ta giữ chánh niệm tức là có tâm thiện, tâm lành. Chánh niệm chỉ xuất hiện trong tâm thiện mà thôi. Chánh niệm cũng có xuất hiện trong tâm vô ký trong tâm duy tác. Tuy nhiênchánh niệm của người phàm chúng ta thì chúng ta có tâm thiện. Người nào có chánh niệm thì tạo được nhân lành. Chánh niệm chỉ đi với nghiệp lành với tư tâm sở hay là nghiệp hay là tác ý thì đây là việc làm việc thiện. Do làm việc thiện là nhân lành sẽ cho quả lành. Nghiệp thì cho báo, nhân thì cho quả. Khi chánh niệm có mặt tức là khi chúng ta chú tâm vào chánh niệm, đề mục, cảnh là hơi thở hoặc đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. chúng ta có thêm nhân lành là vô tham, vô sân, có trí tuệ. Như vậy chúng tavô tham, vô sân và có trí tuệ là ba nhân lành gọi là giữ chánh niệm, được nghiệp lành.

Chúng tôi giải thích chữ chánh niệm và tại sao mình phải giữ chánh niệm. Có chánh niệm là có tất cả. Mất chánh niệm là mất tất cả. Có chánh niệm là có nghiệp lànhtư tâm sở. Niệm tâm sở xuất hiện thì tư tâm sở xuất hiện tức là nghiệp xuất hiện. “Này các tỳ kheo ta nói tư tâm sở tức là nghiệp". Có chỗ dịch là tác ý tức là nghiệp. Như vậy nghiệp lành xuất hiện tức là tư tâm sở xuất hiện khi có chánh niệm. Dễ nhất là chánh niệm trong hơi thở. Khi thở vô và khi thở ra.

Trong bài kệ này cũng xuất hiện một từ khác nữa, chúng tôi xin giải thích thêm tức là sống đúng theo pháp, sống theo lời dạy của Phật, sống theo chánh pháp, sống theo các pháp lành, xa các pháp bất thiện. Và chúng ta có từ là không phóng dật, là chánh niệm, còn hiểu theo nghĩa là chuyên cần chú niệm. Sống có nỗ lực, giữ chánh niệm, chánh hạnh, tự điều sống theo pháp thì được quả lành, tiếng tốt ngày càng tăng trưởng .
yaso-bhiva.d.dhati
d.dhati là tăng trưởng
yaso tiếng lành
Trong bài kệ nói lên những từ diẽn tả lối sống đạo đức, tinh tấn, chuyên cần, chánh niệm, thận trọng, cố gắng, trong sạch. Đó là những từ phản ảnh được lối sống đạo đức và do nhờ có lối sống đó mà tiếng lành được tăng trưởng. Đó là phần giải thích của chúng tôi về bài kệ 24 này.

Chúng tôi xin có hai ý nhấn mạnh:
Thứ nhứt là hai phạm trù nhân quả. Nhân lành thì cho quả lành hay phạm trù nghiệp trắng thì kết quả trắng.

Thứ hai là nhấn mạnh đến chánh niệm vì người có chánh niệm sẽ có tất cả. Người chánh niệmtinh tấn. Người chánh niệm sống theo pháp. Chánh niệmniệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Chánh niệm tức là chú tâm vào hơi thở, thở vào, thở ra, khi đi, đứng, nằm, ngồi, biết rõ là đi, đứng, nằm, ngồi. Và chánh niệm là khi tâm khởi lên như tâm tham thì người đó cũng biết đây là tâm tham, tâm không tham thì người này cũng biết là tâm không tham, tâm sân thì vị này cũng biết đây là tâm sân, tâm si thì vị này cũng biết ngay là tâm si, tâm không sân cũng biết ngay là tâm không sân, tâm không si cũng biết ngay là tâm không si. Như vậy chánh niệm tức là giữ tâm và chúng ta cũng phải biết ghi nhận cảm thọ, vui, buồn, không vui, không buồn của mình. Người chánh niệm cũng phải biết các pháp sanh lên và diệt đi, còn hay mất, tồn tại hay phát triển.

Ta có câu “khôn chết, dại chết, biết thì sống”. Như ý của bài kệ người sống biết cố gắng, biết sống trong sạch, dùng những từ "Biết" lập đi lập lại rất quan trọng. Tiếng Pali Vijanati là biết. Biết mới sống, biết đang thở vào, biết đang thở ra, biết đang đi, biết đang ngồi, biết đang nằm, biết đang đứng. Ở đây động từ "biết" được lập đi lập lại nhiều lần. Biết là sống mà không biết là chết. Người có chánh niệm là sống, người không chánh niệm là chết như quí vị đã học câu kệ lúc trứơc. Chuyên cần chú niệm là con đường bất diệt. Phóng dật đưa đến diệt vong. Người chú niệm không chết. Kẻ phóng dật cũng như chết. Ai sống không phóng dật thì tiếng lành ngày tăng trưởng. Sống phóng dật thì giống như người chết.

Chúng tôi nhấn mạnh chánh niệmchánh niệm có mặt thì tất cả những pháp thiện khác cũng có mặt. Chánh niệm có mặt thì giới hạnh có mặt. Giới hạnh có mặt thì trí tuệ có mặt. Trong kinh Trường bộ đức Phật dạy như vậy : “nơi nào có trí tuệ, nơi đó có giới hạnh.” Mình có chánh niệm mình sẽ không nói dối, nói đâm thọc, nói ác, nói xuyên tạc, mình giữ được giới phầncụ thểchánh ngữ. Có chánh niệm mình sẽ giữ được thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, tức là giữ được giới hạnh của mình. Khi có giới hạnh thì trí tuệ phát sanh. đức Phật dạy “Này các tỳ kheo ta nói nơi nào có giới hạnh thì nơi đó có trí tuệ. Nơi nào có trí tuệ thì nơi đó có giới hạnh. Này các tỳ kheo giới hạnh và trí tuệtối thắng trong đời.” Như vậy người có chánh niệm thì người đó có giới hạnh. Người có giới hạnh thì người đó có trí tuệ.

Trong bài kinh Sona Sutta, đức Phật dạy quan hệ giữa giới, định và tuệ rất rõ ràng. Cho nên khi có chánh niệm, tinh tấn, chuyên cần, chánh niệm thì những pháp thiện khác đều sinh lên. Do nhờ những thiện pháp, thiện nghiệp như vậy mà tiếng tốt ngày càng tăng trưởng, ngày càng phát triển. Đó là phần trình bày của chúng tôi về bài kệ 24 này. Đó là hai ý kiếnchúng tôi xin được đóng góp trong phần thuyết trình của mình./.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57137)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.