Kệ Ngôn 29: Bậc Trí Đi Tới Bằng Nhiệt Thành

18/12/20202:36 CH(Xem: 1826)
Kệ Ngôn 29: Bậc Trí Đi Tới Bằng Nhiệt Thành
blank
Kệ Ngôn 29:
Bậc Trí Đi Tới Bằng Nhiệt Thành
Giảng sư: TT. Pháp Đăng

Tinh cần giữa phóng túng
Tỉnh thức giữa trầm mê

Bậc trí như tuấn mã

Bỏ sau lưng ngựa què

Chánh văn kệ ngôn pháp cú do Thượng Tọa Giác Đẳng dịch từ Pali

Appamatto pamattesu suttesu bahujaagaro
Abalassa.m-va siighasso hitvaa yaati sumedhaso.

Lê Văn Phúc chuyển biên, Minh Hạnh biên tập

ĐĐ Pháp Đăng : Duyên sụ của bài kệ này được đức Phật thuyết giảng về hai vị tỳ khưu nhận đề mục thiền quán để tu tập. Hai vị nhận đề mục từ vị Đạo sư nhưng khi vào rừng thì một vị lo tinh tấn tu tập, còn một vị phung phí nhiều thời gian chễnh mãng, đi quơ củi ngồi hơ trong canh một, canh hai, lo ngủ nghỉ không tiếp tục tu tập. Với duyên sự như vậy đức Phật nói vì chúng sanh có cơ tánh tham ái trói buộc do vô minh nên chúng sanh thường hay lười biếng. Việc đáng thì không làm, việc không đáng thì cố gắng mà làm. Và vì như vậy cho nên đối với sự chễnh mãng hay sự phóng tâm mê muội, sự si mê che đậy và sự ưa thích trong ngũ trần dục lạc họăc là ưa thích ngủ nghĩ, hoặc là ưa thích trong đời sống này nên không thể nào chấm dứt được khổ đau.Đức Phật thường có Phật hạnh, nghĩa là đối tất cả chư tăng khi đã nhận đề mục tu thiền quán từ đức Phật, sau khi tu tập về trình pháp với đức Phật, Ngài thường hỏi vấn đề như là tu tập như thế nào, thuận lợi trong vấn đề đi bát, trú xứ có thích hợp không và tu tậptiến hóa không, đề mục thiền quánấn chứng không, có đạt được mục đích cuối cùng chưa? cũng là nhân duyên như vậy nên để vị tỳ khưu không giải đãi hoặc bị chướng duyên, chướng ngại nào trong vấn đề tu tập mà rải rác đây đó chúng ta nghe rất nhiều câu chuyện có những vị tỳ khưu vì trục trặc trong vấn đề trú xứ khi đến ở những khu rừng, những trú xứ như vậy nhiều khi bị ảnh hưởng, cháy cốc xá rất cực khổ trong vấn đề chỗ ở. Nhân cơ hội này đức Phật mới dạy là vị tỳ khưu mà trú xứ không thích hợp ta tránh xa những trú xứ đó. Nên chúng ta thấy điều đức Phật dạy người tu thiền qúan ngòai vấn đề có bạn thích hợp, trú xứ thích hợp, chỗ ở thích hợp, có điều kiện tu tập rồi đề mục hợp với tánh của chúng ta nữa. Chúng ra rất thuận duyên, thuận gió, thuận buồm xuôi gió như vậy thì sẽ dễ đạt được kết quả.

.

Còn riêng về hai vị tỳ khưu này một vị rất siêng năng tinh tấn, một vị biếng nhác lơ đễnh phận sự của mình. Nhân cơ hội này đức Phật nhắc nhở, động viên cho mọi người biết rằng sự lười biếng là cận y duyên xấu ảnh hưởng từ đời này sang đời khác chứ không phải riêng đời này. Ngài thường nhắc nhở những việc xứng đáng làm cố gắng làm và những việc không xứng đáng thì bỏ qua. Nếu khôngcố gắng tu tập thì bốn đường ác đạo luôn chờ đón người nào dễ duôi lười biếng, con đường ác đạo như cánh cửa mở rộng cho mình đi vào bốn khổ cảnh đó.

Kinh Pháp Cú kệ 28 Đức Phật thuyết

Tinh cần giữa phóng túng
Tỉnh thức giữa trầm mê
Bậc trí như tuấn mã
Bỏ sau lưng ngựa què

Qua những tích chuyện Pháp cú Ngài thuyết về sự lười biếng, sự lười mỏi, sự dễ duôi quên gánh nặng phiền não hoặc là bỏ gánh nặng xuống tự tâm mình chứng đắc được các đạo quả hoặc thóat ly được tất cả các phiền não chướng duyên, ác pháp. Vì như vậy đức Phật ngài mới dạy đừng có buông lung, đừng bỏ chánh niệm, những việc đáng làm thì nên làm, đừng lười biếng chễnh mãng lo ăn ngủ khi đến trời tối thì hối hả làm thì chuyện đau thương xảy ra.

Trong chuyện Bổn sanh cũng có câu chuyện tương ứng như câu chuyện này:

Đức Phật nói lúc ta còn làm đạo sĩ vị tỳ khưu này là một trong các đệ tử của ta. Vị tỳ khưu này lúc làm lại không làm, lúc không làm lại làm, gây ra tai nạn và trở ngại cho hội chúng. Ngài kể là Ngài kêu những đệ tử vào rừng những ngày lấy củi, bẽ củi. Thì trong đòan đó có một vị đạo sĩ rất bê trễ. Đi vào thấy sớm quá kiếm chỗ nằm ngủ. Khi thấy các vị sư huynh, sư đệ bẽ củi xong hết rồi vị này mở mắt ra sợ mình không bẽ được một bó củi để tròn bổn phận của mình trong ngày đó nên vị này trèo lên một cây mà nhánh xanh vị này đu và bẽ như vậy bị nhánh cây quẹt vào mắt bị đau, rồi sau đó bó thành bó củi đem về. Các vị trước đem về trước nên bỏ trước. Vị này đem về sau bỏ lên trên hết. Người lo việc cơm nước cho các vị đạo sĩ đó sáng hôm sau nấu cháo thì lấy bó củi trên hết dè đâu ngay bó củi tươi. Cô này khi trời mờ mờ tối thì đem bó củi đó vào nhúm lửa. chụm hòai vì bó củi tươi không cháy được và làm cho bữa ăn hôm đó với thời gian quá trễ mà bữa cháo chưa rồi. Bấy giờ các đạo sĩ vào bạch với vị Thầy. Vi Đạo sĩ mới quở vị đó là việc làm chễnh mãng như vậy gây ra sự trở ngại cho hội chúng. Bây giờ vị này bê tha như vậy mà trong quá khứ vị này cũng bê tha như vậy. Cần làm thì không chịu làm. Lúc không có làm lại quay qua làm rồi hối hả bẽ một bó củi tươi làm trở ngại như vậy. Chính riêng bản thân của mình mà không có sự siêng năng, không có sự năng nỗ, không có sự tinh tấn thì sẽ đưa đến sự thất bại, không thành công. Chính sự siêng năng tinh tấn sẽ đưa đến nhiều kết quả tốt đẹp.

Nên đức Phật ngài nói những thói hư tật xấu, những tánh lười biếng, hoặc tánh dễ duôi quên mình, thất niệm cần phải được lọai bỏ. Không lọai bỏ như vậy nó trở thành thường cận y duyên trong hiện tại này cũng như trong quá khứ, tương lai. Người nào có tánh ưa gây gỗ thì không phải là vị ấy gây gỗ trong kiếp này mà là đã từng gây gỗ trong kiếp quá khứ quá nhiều. Khi gặp cảnh như vậy không chịu đựng được. Những vị ngồi ở không, chuyện đáng nói thì không nói, chuyện không đáng nói lại nói. Nói những chuyện tạp sự vô ích thì không phải kiếp hiện tại gặp đức Phật mà trong quá khứ những vị này hay có thói hư là chuyện mình không nói, nói chuyện người qua nói lại. Như vậy hết giờ giấc mà không đưa đến sự lợi ích.

Đức Phật ngài luôn tán thán những người có hạnh siêng năng cần cù và tạo được tánh hạnh tốt đẹp. Thường con người chúng ta ai ai cũng thích dễ, sợ khó, ham sướng. Tham ái che đậy, tham ái trói buộc , vô minh che đậy chúng sanh nên luôn luôn lúc nào họ cũng thích sung sướng. Khi họ thích sung sướng như vậy họ không hiểu một điều dù cho đức Phật, bậc đạo sư của chúng ta, kiếp chót Ngài thành tựu Phật quả nhưng Ngài cũng rất tinh tấn chứ không lười biếng. Nên Ngài mới dạy trong Bát Chánh ĐạoChánh Tinh Tấn, trong Thất Giác Chi có Cần Giác Chi, trong Ngũ Căn thì có Tấn Căn, trong Ngũ Lực có Tấn Lực, trong Ngũ Quyền có Tấn Quyền. Chính vì như vậy mà trong giáo pháp của đức Phật sự siêng năng hàng ngày khuyến khích chúng ta trong sự siêng năng không lơ dểnh, bỏ quên phận sự mình để bỏ những thói hư tật xấu cùa chúng ta.

Vì người đời thường đi tới thầy bói hay những người coi tướng, coi tay, họ mong rằng cái số mình sung sướng. Nhung chúng ta biết người muốn sung sướng thì ăn no ngủ kỷ, làm biếng làm. Người sống trong đời làm cha mẹ mà lo tròn phận sự cha mẹ của mình đó là một điều gian nan. Như khuyên con không làm điều ác, khuyên con làm việc lành, giới thiệu con vào đời, dựng vợ gả chồng cho con đúng lúc và trao tài sản cho con đúng thời. Chính năm phận sự này của cha mẹ là một con người làm cha, làm mẹ có năm phận sự làm tròn rất gian nan. Nên đức Phật mới gọi cha mẹ như là trời, biển, siêng năng làm cả đời của mình mà huấn luyện được đứa con tốt đẹp. Không phải sự lười biếng, sự sung sướng của mình, sự thích dễ, sợ khó của mình mà đạt được kết quả này. Ai mà sung sướng thì không bao giờ đạt được mục đích phạm hạnh. Mà phạm hạnh, cái mục đích tối thượng này không có với một người lười biếng, một người mà ham sướng sợ khổ, thích dễ sợ khó mà đạt được kết quả này.

Đức Phật ngài vẫn dạy trong vấn đề chúng ta tu họchạn chế trong vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ. Bởi vì đức Phật nói cái ăn uống no nê, cái ngủ nghỉ nhiều, cái hôn trầm thuy miên làm cho tâm ta tối. Bởi vậy nói ham ăn thì lú, ham ngủ thì mê, nghĩa là ham ngủ thì mê muội nhiều và không sáng suốt. Chính vì như vậy đối với đức Phật, bậc Đạo sư ngài luôn luôn dạy sự tinh tấn, tinh cần, sự siêng năng, năng nổ của chúng ta, không để chúng ta rơi rớt vào khổ cảnh. Chính vì như vậy nên đức Phật ngài mới dạy vị tỳ khưu này việc cần làm, cần làm để lọai bỏ những phiền não.

Chúng ta không bao giờ có đủ được. Người nghiền rượu uống rượu không bao giờ biết đủ. Người hưởng trong thú vui dục lạc không bao giờ biết đủ. Nên đức Phật ngài nói lòng tham của chúng ta vô bờ, vô bến mà đổ vào bao nhiêu nó cũng không bao giờ lấp được. Cho nên phải hạn chế sự ngủ nghỉ, sự siêng năng tinh tấn vì các bậc thánh thành tựu đạo quả không có sự dễ duôi, sự lười biếng mà bằng sự tinh tấn siêng năng.

Trong Bát Chánh ĐạoChánh Tinh Tấn là có sự siêng năng cần mẫn. Tinh tấn đó không phải là không có pháp hỗ trở. Bởi vì ngài nói rằng Chánh Tinh TấnChánh Kiến để thấy được điều lầm lạc nên gọi là lọai bỏ tà tinh tấn. Nghĩa là thận, cần, tu, bảo. Chánh kiếntrí tuệ. Trí tuệ thấy được việc làm đó là việc làm không đúng. Tinh tấntrí tuệ. Trí tuệ thấy được việc làm này là việc làm tốt đẹp. Việc làm này là đúng theo việc làm của bậc thánh, còn việc làm kia là không đúng theo bậc thánh. Trong bài kinh bốn mươi đại pháp thì đức Phật nói nhờ có chánh kiến thấy được cái đúng, cái sai, cái thận cần, trừ cần là cái ác pháp cần phải lọai bỏ. Bởi vì chánh kiến nó thấy được nó trừ đi ác pháp xấu xa hoặc sự dễ duôi. Rồi chánh kiến nó thấy được đúng đắn nên sự tu tập có sự tu cần, gìn giữ những thiện pháp hoặc là thận cần, gần gủi những pháp tốt, nương vào những pháp tốt hoặc gần những bạn lành để có thể tu tập viên mãn cái hạnh tinh tấn của mình. Đức Phật nói chánh kiến thấy được sự đúng đắn, và sai lầm làm cho chánh cần hiển lộ. Chánh cần này luôn có sự tinh tấn, tinh tấn đúng như pháp chứ không phải là tinh tấn trong vấn đề nói chuyện cho hết giờ hay như tinh tấn trong bài kệ pháp cú này, tinh tấn bẻ những nhánh củi trong ban đêm để ngồi hơ như vậy thì đức Phật nói không phải là chánh tinh tấn mà là tinh tấn sai lầm và không có trí tuệ để thấy được khổ đau, cái khổ đau trong luân hồi hoặc không thấy an lạc trong con đường giác ngộ.

Người có chánh tinh tấn, chánh kiến sẽ đưa đến sanh y, có nghĩa là có thuận duyên để kiếp sau chúng ta có thể tu tập sớm thành tựu con đường giác ngộ hơn. Nên đức Phật nói rằng trong đời sống này mình tinh tấn, mình làm bữa hôm nay có trễ một chút xíu thì mai mình xong sớm. Trong kiếp này mình tinh tấn tu tập cho nỗ lực thì trong kiếp sau mình sanh ra nhiều khi có 7 tuổi mình có thể đắc được đạo quả. Như chúng ta nghe những câu chuyện những vị sa di Pandita, sa di Samkicca những sa di này mói có 7 tuổi thôi, cạo tóc một cái là đắc được đạo quả. Những vị này đã tinh tấn, đã tu tập trong quá khứ đã làm. Trong đời sống của mình tu tập cũng như người làm việc hôm nay mà làm trễ, nghỉ trễ chút xíu thì mai mình sẽ xong sớm. Chánh kiến làm cho chánh tinh tấn đưa đến sự cố gắng siêng năng mà tu tập để có thể đủ duyên thì mình đắc đạo quả. Còn nếu không đủ duyên thì đưa cho mình sanh y đến những cảnh giới tốt đẹp, trong những gia đình tốt đẹp trong những dòng họ tốt đẹp, trong điều kiện thuận lợi tốt đẹp để kiếp sau mình thuận duyên, thuận phước để mà tu. Đức Phật nói người có phước duyên nhiều, có thắng duyên thì sau này vị đó dễ dàng tu tập và vị đó không bị trái duyên, nghịch cảnh, không sanh ra trong những gia đình còn bị chướng duyên, nhiều trở ngại cho mình và mình muốn tu tập thì rất là thuận duyên, thuận lợi, thuận cảnh, mình tu tập thì dễ thành công.

Chánh tinh tấnchánh kiến để thấy được hai điều: một là đạo chi, hai là sanh y. Đạo chiđạo quả đưa đến chấm dứt luân hồi do sự tinh tấn, do trí tuệ thấy được sự tinh tấn đó đúng mức, tinh tấn cố gắng lên đưa đến sanh y tốt đẹp, đưa đến kiếp lai sanh thuận lợi rất là nhiều trong vấn đề sức khỏe, cơ thể, hoặc gia đình, tài sản, hoặc trú xứ, hoặc bậc đạo sư, bạn hữu đầy đủ hơn, dễ dàng hơn. Chánh kiến để hỗ trợ cho chánh tinh tấn để lọai bỏ tà tinh tấn, tu tập chánh tinh tấn để đưa đến đạo chi hay sanh y.

Chánh tinh tấn còn có chánh tư duy. Suy nghĩ về khổ đau của luân hồicố gắng lên để tinh tấn tu tập, suy nghĩ về những khổ cảnh luôn chờ đón những người dễ duôi, không tinh tấnkhổ cảnh luôn chờ đón những người sanh vào những gia đình thấp hèn hoặc những gia đình khổ đau, bần hèn, đê tiện. Hạnh phúc luôn chờ đón những người có phước tinh tấn, nỗ lực, siêng năng, cố gắng làm những việc thiện sự, công đức để tạo cho mình duyên lành. Siêng năng làm những việc như bố thí, trì giới, thính pháp, thuyết pháp họăc là cải chánh tri kiến, phục vụ hồi hướng phước hay tùy hỷ phước. Vì mình tinh tấn trong chánh tư duy, suy nghĩ những điều nào đáng làm. Một ngày mà mình không làm việc lành thì ngày đó không xứng đáng ăn vật thực. Một ngày không làm thì một ngày không ăn. Có nghĩa là nhiều khi một ngày không làm được việc lành thì ngày đó mình không ăn. Mình ăn như vậy là mình đã hưởng hết phước mà mình không tạo phước cho to lớn đuợc. Nên người có chánh tu duy như vậy làm cho sự siêng năng tinh tấn của mình nổi lên, sẽ vượt lên.

Như đức Phật dạy vi phạm thiên Khumara xuống hỏi đức Phật ban đêm un khói, ban ngày chiếu sáng. Có nghĩa là người nào sống trong đời mà thấy được khổ đau ban đêm nằm suy nghĩ. Mình suy nghĩ đến những thiện pháp, suy nghĩ thiện pháp ngày mai mình đi làm phước như thế nào, ngày mai mình vào nghe pháp lúc mấy giờ, mình có tác ý suy nghĩ mấy giờ mình vào nghe pháp đừng để sự lười biếng để sáng thúc dậy mình tỉnh táo vào nghe pháp hoặc là có thể giữ giới cho trong sạch hoặc bố thí hoặc tu tập hạnh hành thiền. người có chánh tư duy như vậy nên đức Phật nói ban đêm chúng ta suy nghĩ nên gọi là ban đêm un khói, ban ngày chiếu sáng. Có nghĩa là ban đêm mình suy nghĩ đúng đắn thì ban ngày mình thực hiện cái hạnh lành đó. Nên đức Phật nói là chánh tư duy hỗ trợ cho chánh tinh tấn, sự siêng năng đúng đắn,sự siêng năng có căn cứ, cơ sở. Và khi mình siêng năng suy nghĩ, siêng năng làm có sự suy nghĩ, sắp xếp trước, mình làm phước như thế nào là làm phước cao thượng, làm phước như thế nào là hợp lý, làm phước như thế nào gọi là làm phước các vị thánh tán thán.



Trong những đệ tử của đức Phật có những người có thiện tâm như nàng tín nữ Pathda hướng về đức Phật nàng nguyện những bông hoa được rải lên và bông hoa này xoay vòng trên đầu đức Phật, có nghĩa là trên tầng cao để che cho đức Phật với lời thỉnh đức Phậtchư tăng ngày mai đến nhà trai tăng mặc dù ở rất là xa. đức Phật ngài dạy cho chư tăng đến nhà của nàng Páthda để trai tăng, phát thẻ cho những vị thánh tăng, những vị có thần thông để bay đến đó được. Nên chúng ta biết một người có suy tư mà cần làm những điều lành, điều thiện, cần làm những điều tốt, điều đẹp đó đối với đức Phật ngài cũng tán thán, luôn hướng đến những người có sự tinh tấn thì nàng Pát đa này có sự tinh tấn hộ trì cho chư tăng cũng dịp để mình nghe pháp vì nàng ở xa bậc Đạo sư quá đi bây giờ không có ở gần để đi đến bậc Đạo sư được và biết bậc Đạo sư là bậc thương tưởng cho chúng sanh, ngừơi nào có tâm hướng về ngài luôn.

Chánh tư duy sẽ hỗ trợ cho thiện hạnh công đức của chúng ta. Chúng ta chọn sanh thú tốt đẹp. chánh tư duy sẽ đưa đến sanh y.

Đạo chi là gì? Trong suy tư chơn chánh ban đêm mình suy nghĩ ban ngày mình làm sự công đức đó nên gọi là ban đêm un khói, ban ngày chiếu sáng. Khi ban đêm mình suy nghĩ đến điều thiện, ban ngày thực hành hạnh lành này. Như vậy sẽ đưa mình đến đạo quả, nếu không cũng đưa mình đến sinh y tốt đẹp, là đưa mình tái sanh về cảnh giới tốt đẹp mà không đưa mình vào cảnh giới khổ đau. Người có tinh tấn là người có chánh tư duy là ban đêm mình suy nghĩ mình làm hoặc ban đêm mình suy nghĩ mình cần làm cái gì, ban ngày mình thực hiện cái gì. Ban đêm mình tu mấy giờ, mấy tiếng, ngồi thiền mấy tiếng, ban ngày mình đi kinh hành mấy tiếng. Suy nghĩ như vậy thì ngày mai mình thực hành đúng như vậy. Thì do chánh tư duy đó sẽ hỗ trợ cho chánh tinh tấn. Và chánh tinh tấnchánh tư duy để lọai bỏ tà tư duy. Cái chánh tinh tấn đó có chánh tư duy hỗ trợ đưa đến sanh y hoặc đưa đến đạo chi tốt đẹp.

Chánh tinh tấn đó luôn luôn có chánh niệm. chánh niệm là gì? Như niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Chánh tinh tấn đưa đến ba thiện hạnhthân thiện hạnh, khẩu thiện hạnh, ý thiện hạnh. Và thân thiện hạnh là khéo tác ý và làm cho bốn niệm xứ được viên mãn. Bốn niệm xứniệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp và sẽ nương vào thất giác chi làm cho mình giải thóat sanh lên. Chánh niệm để thấy được tà tinh tấn, bỏ tà tinh tấn, thấy được và hỗ trợ chánh tinh tấn. Cho nên trong sự siêng năng tinh tấn của chúng tavẫn có chánh tư duychánh niệm đi vòng quanh. Nó đi bao vòng với nhau như vậy. Sự tinh tấn, cố gắng, siêng năng của chúng ta do sự tinh tấn, siêng năng của chúng ta mà trong đó có chánh kiến điều nào nên làm, điều nào không nên làm. Và chánh tin tấn cần chánh tư duy việc nào cần, việc nào không cần làm, sắp đặt việc làm cho chu đáo. Và chánh tinh tấn cần chánh niệm để hỗ trợ cho chánh tinh tấn. Và cuối cùng thành tựu được con đường bát chánh hoặc thành tựu được phạm hạnh cuối cùng .

Một ngừoi tinh tấn siêng năng đạt được kết quả tốt đẹp. Còn người không có trí tuệ, không biết việc nào cần làm, việc nào không cần làm thì người này không đạt được kết quả tốt đẹp. chính vì như vậy nên đức Phật ngài mới khuyên chư tỳ khưu tăng hoặc thiện nam tín nữ hãy cố sự siêng năng, tinh tấn lên vì trong đời có sự siêng năng tinh tấnthiện trí thức luôn luôn tán thán sự tinh tấn của chúng ta. Mà một người nào có sụ tinh tấn, không thối chí, không ngừng lại, không có bỏ nửa chừng thì người đó như con ngựa mạnh khỏe vượt qua con ngựa ốm gầy. Sự tinh tấn siêng năng như con ngựa, con ngựa vượt qua con ngựa yếu hèn. Tỳ khưu phải tinh tấn như con cá trên đất vẫy vùngsợ hãi biết bao. Thì người tinh tấn sanh ra trên đời này thấy được khổ đau trong đọa xứ luôn chờ đón mình nếu mình dễ duôi thì khổ đau vẫn chờ đón mình. Các vị đó cố gắng siêng năng, không dễ duôi, không dừng lại nửa chừng, giải thóat được sinh lên do sự tu tập của mình nương theo.

Khéo tác ý làm cho ba thiện hạnh sanh lên. Ba thiện hạnh nương vào bốn niệm xứđể ý đến bốn niệm xứ đó để tu tậpthất giác chi. Chính thất giác chi này luôn luôn để ý đến khéo tác ý. Khi khéo tác ý như vậy thì làm cho thất giác chi viên mãn đến minh và giải thóat viên mãn. Một người có sự tinh tấn tu tập siêng năng như vậy thì người này đủ duyên thì thành tựu thánh đạo, thánh quả. Nếu mình không đủ duyên thì mình cũng tái sanh về thiên giới, nhân giới thành tựu sự tốt đẹp mà không đưa mình vào sự khổ đau.

Người tinh tấn siêng năng sẽ không rơi vào khổ thú, khổ ác thú Còn người không tinh tấn siêng năng vì không có suy tư, không có trí tuệ nên người đó dễ duôi quên mình, làm biếng như vậy nên cuối cùng luôn luôn gặp nhiều khổ đau, không đưa đến sụ tốt đẹp viên mãn. Thời gian qua không bao giờ trở lại. Cũng ngày này nhưng mà năm khác, tuổi khác, già đi chứ không phải ngày này nó dừng lại hòai. Ngày tháng luôn thoi đưa, chúng sanh đang bị thời giờ giết mình từ giờ, từ phút, từ giây. Cho nên phải siêng năng tinh tấn để tận dụng thời gian này không lỗi lầm, tận dụng một cách khôn ngoan, vượt qua bến bờ sinh tử luân hồi, hoặc là có thể vượt qua những khổ đau.

Tất cả những người Phật tử hay tăng tín đồ trong thời kỳ của đức Phật là những người đó luôn suy nghĩ mình phải tạo phước như thế nào. Như vậy quí vị thấy trong thời kỳ của đức Phật có những vị bỏ ra tài sản của mình để hộ trì Phật pháp, bỏ ra thời gian của mình để hành trì giới hạnh, bỏ ra thời gian của mình để tu tập để tận dụng như vậy chứ không dễ duôi, sự quên mình, thất niệm.đức Phật ngài đạt Phật quả với sự tinh tấn tu hành khổ hạnh dưới cội bồ đề. Ngài phát nguyện 49 ngày dù cho da thịt máu có khô đi ngài cũng không dễ duôi. Chính vì sự tinh tấn không ngừng nghỉ của ngài mà ngài đạt đạo quả niết bàn như vậy. Nên ngài nói tất cả những vị tỳ khưu nào mà không tinh tấn thì không có thể nào thành đạt được cái gì hết.

Những người nam cư sĩ hoặc là những cư sĩ cũng có sự tinh tấn tận dụng thời gian tu tập, tận dụng thời gian nghe pháp hoặc là hành thiền hoặc làm những hạnh lành mà không thối chí trọn ngày, trọn đêm như vậy thì sự tinh tấn này đưa đến kết quả. Và pháp tinh tấn này ta biết rằng là thận cần, trừ cần, tu cần và bảo cần. Thận cần là gần gũi, siêng năng. Gần gũi siêng năng các bậc hiền trí, gần gũi siêng năng những đề mục hướng tâm, không rời bỏ những thiện tâm. Trừ cần là trừ những ác pháp trong đó có những tư tưởng bất thiện, lọai bỏ tà tư duy. Tu tập chánh tư duy là điều lành mình cần phải làm .

Thí dụ một ngày nghe pháp hoặc tinh tấn tu thiền, giữ gìn như vậy đừng để cho nó lui sụt. Cố gắng làm thêm một chút xíu. Nếu không thì phải giữ như vậy chứ đừng để cho thối thất, bảo vệ những thiện pháp không để cho nó lui sụt, đó là bảo cần. Bảo cần là chúng ta cố gắng tu thêm những thiện pháp, cố gắng tu thêm một chút nữa. cứ mỗi ngày tu thêm một chút xíu nữa như người tập tạ vậy đó. Bữa nay một kí. Lâu ngày thêm một gam, hai gam, ba gam rồi một kí, cứ tăng như vậy, cuối cùng có thể nhất lên một khối 100 kí. 150 kí, thân hình cũng nở nang và có sức khỏe dẻo dai. Chính sự tinh tấn hoặc sự tinh tấntu tập thêm một tí. Cứ thêm một tí như vậy cuối cùng nó cũng thành đạt kết quả tốt đẹp.

Thí dụ Ngài gặp vị đạo sĩ nào đắc chứng được thiền thì Ngài nói rằng người ta đắc chứng được tại sao mình không đắc chứng được. Mình phải đắc chứng đựơc và Ngài phải cố gắng một thời gian không có lâu chỉ cần ba, bốn tháng là Ngài đắc được thiền vô sở hữu xứ, phi phi tưởng xứ. Vị thầy đó đắc được như thế nào thì Ngài cũng đắc được như thế đấy. Trong kiếp đức bồ tát Ngài làm một phàm nhântrong đời sống luân hồi của ngài thì lúc nào Ngài cũng có sự tinh tấn.

Trong thập độ ba la mậttinh tấn ba la mật, là sự tinh tấncuối cùng không từ bỏ sự tinh tấn đó. Chúng ta phải hiểu rằng pháp tinh tấn đó ngài đã tu tập. Nên ngài mới nói rằng người siêng năng tạo cho mình sự siêng năng, kiếp này người đó siêng năng mà kiếp sau người đó cũng siêng năng và từ đây thói hư tật xấu được chấm dứt. Người không có siêng năng, kiếp này lười biếng, kiếp trước họ cũng đã lười biếng rồi. Nên quí vị biết người tu tập gần đến quả vị thánh nếu ai quán xét kiếp của chúng ta, kiếp gần gần đó, kiếp nào cũng tốt hết. Từ xa xưa thì những thói hư tật xấu của chúng ta có. Trong mỗi kiếp luân hồi mà người đó tu tập lần lần lên mà trong kiếp đó mà không có thân cận bạn hiền, không gặp được bậc thánh, không nghe được pháp bậc thánh thì chúng ta thường thường bị dễ duôi.

Tại sao có nhiều người đi đến coi thầy bói coi. Thầy ơi thầy coi tướng con coi sướng không. Cái số con có sướng hay không, cái số con có cực hay không? Mà những người đi coi bói gặp Pháp Đăng thì Pháp Đăng nói câu này: Làm biếng thì sung sướng, siêng năng thì cực khổ. Vậy bây giờ con muốn siêng năng hay con muốn làm biếng. Người siêng năng thì làm việc này xong rồi thì làm việc tiếp theo còn người làm biếng ăn rồi kiếm chỗ nằm, kiếm chỗ nghỉ. Như vậy là sung sướng. Người siêng năng là phải khổ cực rồi. Người siêng năng thì làm việc này rồi thì nghĩ ngày mai phải làm việc gì, mốt mình phải làm việc gì. Người siêng năng đồng nghĩa với cực khổ. Còn người sung sướng đồng nghĩa với làm biếng. Vậy cô chọn cái người siêng năng hay người làm biếng đây. Nếu chọn người siêng năng thì cô đừng có than sao số con cực. Không phải là cực đâu. Con làm những thiện hạnh. Con tu những hạnh lành. Nó cực. Mình tu những hạnh lành, mình tích tụ những phước báo sẽ đưa mình đến đạo chi hoặc sanh y. Nếu mình thấy chánh kiến, thấy đúng, hiểu đúng thì cực khổ gian nan nhưng đưa mình đến giác ngộ. Còn cái lười biếng kia, hoặc tận dùng thời gian đi đánh bài hoặc thời gian ngồi nói dóc, thời gian uống rượu men, rượu nấu như vậy thì thời gian đó là tà tinh tấn. Đó là phải hiểu như vậy.

Đức Phật ngài giảng dạy như vậy để ngài khích lệ thiện pháp mà hiểu đúng, học đúng hành đúng và cuối cùng sẽ đưa đến sự tốt đẹp cho mình dứt khổ đau trong luân hồi mà sự luân hồi đau khổ để cho người lười biếng tái sanh qua lại trong vấn đềđức Phật ngài nói: Người ngu thích ngủ, ham ăn. Muôn đời tiếp tục trôi lăn luân hồi. Chính vì như vậy mà sự tinh tấn ngài luôn luôn dạy, người ham ăn ham ngủ như là con heo vậy. con heo thích ăn, thích ngủ chỉ bán thân làm hàng thôi. Người ngu thích ngủ ham ăn như vậy tiếp tục trôi lăn luân hồi và người đó không bao giờ giải thóat được. Chính người tinh tấn siêng năng mới thấy mình cực khổ. Bởi vì người Phật tử vào trong chùa mà nói con cực thì chắc chắn người Phật tử đó siêng năng. Còn người Phật tử vô chùa nói con sung sướng thì biết rằng người Phật tử đó làm biếng vì không phụ làm trong chùa hoặc là ăn rồi quăng ra đó để cho người ta dọn dẹp. Như vậy người đó không có kết quả gì tốt đẹp.

Đức Phật kể lại một vị tỳ khưu tinh tấn làm 16 phận sự trong chùa, quét dọn chùa chiền như vậy, người nam nữ cư sĩ vào chùa họ thấy hoan hỷ quá đi. Chùa chiền, đường kinh hành, chánh điện chung quanh dọn dẹp sạch sẽ, nhà vệ sinh, ở đâu cũng dọn dẹp sạch sẽ hết. Phật tử họ hoan hỷ, họ cúng dường cho chư tăngđức Phật rất nhiều. Lúc bấy giờ chư tăng mới tán thán vị đó dọn dẹp sạch sẽ như vậy. Người Phật tử nào vào chùa cũng khen tặng như vậy và những người Phật tử, thiện tín, thí chủ họ hoan hỷ quá họ cúng dường đến đức Phậtchư tăng. Lúc bấy giờ đức Phật mới nói rằng không phải vị tỳ khưu này bây giờ mới làm lợi ích cho hội chúng đâu mà trong quá khứ vị này cũng đã làm như vậy rồi. Trong cái kiếp quá khứ với năm trăm đạo sĩ ở trong rừng mà chỉ có một người đệ tử siêng năng thôi. Một vị này rất siêng năng. Lúc bấy giờ không có nước uống thì vị này siêng năng mới đẽo một gốc cây làm thành cái máng rồi múc nước dưới một cái giếng. Chắt chiu từng giọt nước đổ lên một cái máng cho những con thú uống. Những con thú uống thấy vị đạo sĩ này không đi hái trái cây rồi cuối cùng thấy vị này ốm yếu xanh xao như vậy. Lúc bấy giờ những con thú bàn với nhau. Chúng thấy mít thì bẽ mít đem tới dâng. Người nào ăn xòai thì bẽ xòai, ăn trái này, trái kia, trái lê, trái lựu, những trái cây trong rừng thì mỗi người đem đến một ít. Chúng đem đến chất hàng mấy xe bò. Lúc bấy giờ 500 vị đao sĩ thấy các lòai thú nó đem đến như vậy rất nhiều. Đức Phật nói rằng kiếp đó vị đó làm đạo sĩ cũng không bỏ rơi gánh nặng siêng năng của mình, đã tinh tấn làm cho hội chúng sống thỏai mái như vậy. Đức Phật cũng tán thán vị này và dứt pháp thọai đó. Vị tỳ khưu tinh tấn siêng năng đó cũng thành tựu quả vị a la hán.

Đức Phật cũng tuyên bố là sự siêng năng tinh tấn đưa chúng ta đến kết quả lợi íchgiác ngộ, giải thóat chứ không đưa chúng ta vào khổ đau. Nếu trong chùa có vị tỳ khưu siêng năng tinh tấn, chùa chiền dọn dẹp trong ngòai tươm tất thì người thiện tín vô cũng thấy hoan hỷ. Còn nếu mình không tu tập, không hành thiền, không phục vụ cho chư tăng, bỏ thời gian mà không có làm gì lợi ích cho bản thân của mình. Đem đến sự sa đọa thì đó là điều khổ đau mà đức Phật ngài nói rằng phải có chánh kiến, có trí tuệ để thấy được vịệc làm đúng, việc làm sai, cố gắng làm việc làm đúng, không làm việc làm sai.

Kính bạch quí ngài. con cũng rất cố gắng trình bày bài giảng hôm nay và con nghĩ đến đây cũng vừa phải lẻ. Và cũng với sự tinh tấn, siêng năng trong những thiện sự, công đức, xin kính dâng phần phước này che chở cho chúng sanh và xin hồi hướng phần phước này đến tất cả quí vị Phật tử, cũng như chư thiên hộ trì chánh pháp , cho tất cả chư tăngPhật tử tu hành được thuận duyên.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57132)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.