3. Nói Đúng Pháp/ Đúng Đối Tượng

10/09/20182:14 SA(Xem: 4615)
3. Nói Đúng Pháp/ Đúng Đối Tượng
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương IV. CHÁNH NGỮ

 

3. NÓI ĐÚNG PHÁP/ ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG            

 

 

“ Này các Tỷ-kheo, một cuộc nói chuyện không đúng pháp là khi nói với năm hạng người [không thích hợp ] này, sau khi cân nhắc so sánh hạng người này với hạng người kia. Thế nào là năm ? Một cuộc nói chuyện về lòng tin lại nói với người không có lòng tin; một cuộc nói chuyện về đức hạnh lại nói với người kém đạo đức; môt cuộc nói chuyện về học tập (Chánh pháp) lại nói với người ít học tập (Chánh pháp); một cuộc nói chuyện về bố thí lại nói với kẻ keo kiệt; một cuộc nói chuyện về trí tuệ lại nói với người ngu si.

 

(1) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về lòng tin không đúng pháp khi nói với người không có lòng tin? Khi hành giả  nói chuyện về lòng tin, một người không có lòng tin sẽ mất bình tĩnh, khó chịu, hung hăng, và bướng bỉnh; người này biểu lộ sự tức giận, sân si, và cay cú. Vì sao vậy ? Bởi vì bản thân người ấy không có lòng tin và không thích nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về lòng tin đã chọn sai đối tượng  khi  nói với người không có lòng tin.

 

(2) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về đức hạnh không đúng pháp khi nói với người kém đạo đức ? Khi hành giả nói chuyện về đức hạnh, một người kém đạo đức sẽ mất bình tĩnh, khó chịu, hung hăng, và bướng bỉnh; người này biểu lộ sự tức giận, sân si, và cay cú. Vì sao vậy ? Bởi vì bản thân người ấy không có đức hạnh và không thích nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về đức hạnh đã chọn sai đối tượng  khi  nói với người kém đạo đức .

 

(3) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về học tập (Chánh pháp) không đúng pháp khi  nói với người ít học tập (Chánh pháp) ? Khi hành giả nói chuyện về học tập (Chánh pháp), một người ít học tập (Chánh pháp) sẽ mất bình tĩnh, khó chịu, hung hăng, và bướng bỉnh; người này biểu lộ sự tức giận, sân si, và cay cú. Vì sao vậy ? Bởi vì bản thân người ấy không học tập (Chánh pháp) và không thích nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về học tập ( Chánh pháp) đã chọn sai đối tượng  khi nói với người không học tập (Chánh pháp).

 

(4) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về bố thí không đúng pháp khi  nói với người keo kiệt ? Khi hành giả nói chuyện về bố thí, một người keo kiệt sẽ mất bình tĩnh, khó chịu, hung hăng, và bướng bỉnh; người này biểu lộ sự tức giận, sân si, và cay cú. Vì sao vậy ? Bởi vì bản thân người ấy không biết bố thí và không thích nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về bố thí đã chọn sai đối tượng  khi  nói với người keo kiệt.

 

(5) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về trí tuệ không đúng pháp khi nói với người ngu si ? Khi hành giả nói chuyện về tri tuệ, một người ngu si sẽ mất bình tĩnh, khó chịu, hung hăng, và bướng bỉnh; người này biểu lộ sự tức giận, sân si, và cay cú. Vì sao vậy ? Bởi vì bản thân người ấy không có trí tuệ và không thích nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về trí tuệ đã chọn sai đối tượng  khi nói với người ngu si.

 

“ Như vậy, một cuộc nói chuyện không đúng pháp là khi nói với năm hạng người [không thích hợp ] này, sau khi cân nhắc so sánh hạng người này với hạng người kia.

 

“ Này các Tỷ-kheo,  một cuộc nói chuyện đúng pháp là khi nói với năm hạng người [ thích hợp ] này, sau khi cân nhắc so sánh hạng người này với hạng người kia. Thế nào là năm ? Một cuộc nói chuyện về lòng tin được nói với người có lòng tin; một cuộc nói chuyện về đức hạnh được  nói với người có đạo đức; môt cuộc nói chuyện về học tập (Chánh pháp) được nói với người biết nhiều (về Chánh pháp); một cuộc nói chuyện về bố thí được nói với người hào phóng; một cuộc nói chuyện về trí tuệ được nói với người có trí tuệ.

 

(1) ) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về lòng tin đúng pháp  khi nói với người có lòng tin? Khi hành giả  nói chuyện về lòng tin, một người có lòng tin sẽ không mất bình tĩnh, không  khó chịu,  hung hăng, và bướng bỉnh; người này không biểu lộ sự tức giận, sân si, và cay cú. Vì sao vậy ? Bởi vì bản thân người ấy có lòng tinhoan hỷ khi nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về lòng tin đã chọn đúng đối tượng  khi nói với người có lòng tin.

 

(2) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về đức hạnh đúng pháp khi nói với người có đạo đức ? Khi hành giả nói chuyện về đức hạnh, một người có đạo đức sẽ không mất bình tĩnh, không khó chịu, hung hăng, và bướng bỉnh; người này không biểu lộ sự tức giận, sân si, và cay cú. Vì sao vậy ? Bởi vì bản thân người ấy có đức hạnhhoan hỷ khi nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về lòng tin đã chọn đúng đối tượng  khi nói với người có đạo đức .

 

(3) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về học tập (Chánh pháp) đúng pháp khi nói với người biết nhiều ( về Chánh pháp) ? Khi hành giả nói chuyện về học tập (Chánh pháp), một người biết nhiều (về Chánh pháp ) sẽ không mất bình tĩnh, không khó chịu, hung hăng, và bướng bỉnh; người này không biểu lộ sự tức giận, sân si, và cay cú. Vì sao vậy? Bởi vì bản thân người ấy hiểu biết (Chánh pháp) và hoan hỷ khi nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về học tập (Chánh pháp) đã chọn đúng đối tượng  khi nói với người biết nhiều ( về Chánh pháp).

 

(4) Và thế nào là một cuộc nói chuyện về bố thí đúng pháp khi nói với người hào phóng ? Khi hành giả nói chuyện về bố thí, một người hào phóng sẽ không  mất bình tĩnh, không khó chịu, hung hăng, và bướng bỉnh; người này không biểu lộ sự tức giận, sân si, và cay cú. Vì sao vậy? Bởi vì bản thân người ấy biết bố thí và thích nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về bố thí đã chọn đúng đối tượng  khi nói với người hào phóng.

 

(5) “Và thế nào là một cuộc nói chuyện về trí tuệ đã chọn đúng đối tượng khi nói với người có trí tuệ ? Khi hành giả  nói chuyện về trí tuệ, một người có trí tuệ sẽ không mất bình tĩnh, không  khó chịu,  hung hăng, và bướng bỉnh; người này không biểu lộ sự tức giận, sân si, và cay cú. Vì sao vậy ? Bởi vì bản thân người ấy có trí tuệhoan hỷ khi nghe chuyện ấy. Như vậy là một cuộc nói chuyện về trí tuệ đã chọn đúng đối tượng  khi nói với người có trí tuệ.

 

“ Này các Tỷ-kheo,  một cuộc nói chuyện đúng pháp là khi nói với năm hạng người [ thích hợp ] này, sau khi cân nhắc so sánh hạng người này với hạng người kia.

 

                    ( Tăng Chi BK II, Ch.V, (XV):157, tr 606-610 )

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 20873)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.