6. Chấp Nhận Sửa Sai Từ Người Khác

09/04/20193:27 SA(Xem: 3114)
6. Chấp Nhận Sửa Sai Từ Người Khác
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 
  

6. CHẤP NHẬN SỬA SAI TỪ NGƯỜI KHÁC

[ Tôn giả Mahāmoggallāna ( Đại Mục-Kiền-Liên) nói với các Tỷ-kheo] :

Chư hiền, nếu có một Tỷ-kheo yêu cầu như thế này: ‘Mong rằng chư Tôn giả sửa sai tôi, tôi cần được chư Tôn giả sửa sai’, tuy nhiên, nếu vị ấy khó sửa saisở hữu những tính cách làm cho vị ấy khó sửa sai, nếu vị ấy thiếu kiên nhẫn và không đón nhận lời chỉ dạy một cách đúng đắn, thì những vị Tỷ-kheo đồng tu nghĩ rằng không nên sửa sai hay chỉ dạy vị ấy, và rồi họ sẽ nghĩ về ví ấy như là một người không đáng tin cậy.

-  Thế nào là những tính cách làm cho vị ấy khó sửa sai ? (1) Ở đây, vị Tỷ-kheo có những dục vọng bất thiện và bị các dục vọng bất thiện chi phối; đây là tính cách làm cho vị ấy khó sửa sai. (2) Lại nữa, vị Tỷ-kheo khen mình chê người;  đây là tính cách làm cho vị ấy khó sửa sai.(3) Lại nữa, vị Tỷ-kheo  sân hận và bị sân hận chi phối…(4)…phẫn nộ và tức giận bởi vì sân hận…(5)…phẫn nộ và bướng bỉnh bởi vì sân hận…(6)…phẫn nộ, và thốt ra những lời nói xoay quanh sự sân hận…(7) Lại nữa, khị bị khiển trách, vị ấy chống đối người đã khiển trách mình…(8) … khị bị khiển trách, vị ấy tỏ ra coi thường người khiển trách mình…(9)… khị bị khiển trách, vị ấy trở lại buộc tội người đã khiển trách mình…(10) khị bị khiển trách, vị ấy tránh né vấn đề, lái vấn đề qua chuyện khác, và biểu lộ sự sân hận, oán ghét, cay cú…(11) … khi bị khiển trách,vị ấy không giải thích được hành động của mình cho người khiển trách…(12) Lại nữa, vị Tỷ-kheo tỏ ra khinh miệt và xấc láo…(13)… đố kỵ và keo kiệt…(14) lừa đảo và dối trá…( 15) bướng bỉnh và kiêu căng…(16)Lại nữa, vị Tỷ-kheo dính mắc với các quan điểm của mình, chấp thủ chúng mạnh mẽ, và từ bỏ chúng thật khó khăn; đây là tính cách làm cho vị ấy khó sửa sai. Đây gọi là những tính cách làm cho vị ấy khó sửa sai.

- Này chư hiền, nếu có một Tỷ-kheo yêu cầu như thế này: ‘Mong rằng chư Tôn giả sửa sai tôi, tôi cần được chư Tôn giả sửa sai’, tuy nhiên, nếu vị ấy dễ sửa saisở hữu những tính cách làm cho vị ấy dễ sửa sai, nếu vị ấy kiên nhẫn và đón nhận lời chỉ dạy một cách đúng đắn, thì những vị Tỷ-kheo đồng tu nghĩ rằng  nên sửa sai hay chỉ dạy vị ấy, và rồi họ sẽ nghĩ về ví ấy như là một người đáng tin cậy.

-  Thế nào là những tính cách làm cho vị ấy dễ sửa sai ? (1) Ở đây, vị Tỷ-kheo không có những dục vọng bất thiện và không bị các dục vọng bất thiện chi phối; đây là tính cách làm cho vị ấy dễ sửa sai. (2) Lại nữa, vị Tỷ-kheo  không khen mình chê người;  đây là tính cách làm cho vị ấy dễ sửa sai.(3) Lại nữa, vị Tỷ-kheo không  sân hận và không bị sân hận chi phối…(4)…không phẫn nộ và tức giận bởi vì sân hận…(5)…không phẫn nộ và bướng bỉnh bởi vì sân hận…(6)…không phẫn nộ, và không  thốt ra những lời nói liên quan đến sân hận…(7) Lại nữa, khị bị khiển trách, vị ấy không chống đối người đã khiển trách mình…(8) … khi bị khiển trách, vị ấy không tỏ ra coi thường người khiển trách mình…(9)… khi bị khiển trách, vị ấy không buộc tội trở lại người đã khiển trách mình…(10)… khi bị khiển trách, vị ấy không tránh né vấn đề, không  lái vấn đề qua chuyện khác, và không biểu lộ sự sân hận, oán ghét, cay cú…(11) … khi bị khiển trách,vị ấy giải thích được hành động của mình cho người khiển trách…(12) Lại nữa, vị Tỷ-kheo không tỏ ra khinh miệt và xấc láo…(13)… không đố kỵ và keo kiệt…(14)…không lừa đảo và dối trá… (15)…không bướng bỉnh và kiêu căng…(16) Lại nữa, vị Tỷ-kheo không  dính mắc với các quan điểm của mình, không chấp thủ chúng mạnh mẽ, mà từ bỏ chúng thật dễ dàng ; đây là tính cách làm cho vị ấy dễ sửa sai. Này chư hiền, đây gọi là những tính cách làm cho vị ấy dễ sửa sai.

-  Giờ đây, này chư hiền, một Tỷ-kheo cần phải tự mình suy luận như sau:

(1) ‘ Đối với người có những tham dục bất thiện và bị tham dục bất thiện chi phối, ta không ưa thíchcảm thấy khó chịu. Nếu ta có những tham dục bất thiện và bị tham dục bất thiện chi phối thì người khác cũng không ưa thíchcảm thấy khó chịu đối với ta.’ Một Tỷ-kheo nhận biết như vậy sẽ phát tâm  như sau: ‘Ta sẽ không có những tham dục bất thiện và sẽ không  bị tham dục bất thiện chi phối.’

(2) “ Một kẻ tự khen mình chê người…(16)… ‘ đối với  một người dính mắc với các quan điểm của mình, chấp thủ chúng mạnh mẽ, và từ bỏ chúng thật khó khăn, thì ta không ưa thíchcảm thấy khó chịu. Nếu ta dính mắc với các quan điểm của mình, chấp thủ chúng mạnh mẽ, và từ bỏ chúng thật khó khăn, thì người khác không ưa thíchcảm thấy khó chịu đối với ta.’ Một Tỷ-kheo nhận biết như vậy sẽ phát tâm  như sau: ‘Ta sẽ không dính mắc với các quan điểm của mình, không chấp thủ chúng mạnh mẽ, và sẽ từ bỏ chúng thật dễ dàng.’

“Giờ đây, này chư hiền, một Tỷ-kheo cần phải tự  kiểm điểm lại chính mình như sau : (1) ‘ Ta có những tham dục bất thiện không  và ta có bị tham dục bất thiện chi phối không ?’ Nếu, sau khi tự kiểm điểm, vị ấy nhận biết rằng: ‘ Ta có những tham dục bất thiện và ta bị những tham dục bất thiện chi phối’, thì sau đó vị ấy phải nỗ lực từ bỏ những tính cách bất thiện ấy. Nhưng nếu sau khi tự kiểm điểm, vị ấy nhận biết rằng : ‘ Ta không có những tham dục bất thiện và ta không bị những tham dục bất thiện chi phối ’, thì vị ấy có thể sống hoan hỷ, ngày đêm tu tập trong các thiện pháp.

(2) “ Lại nữa, này chư hiền, một Tỷ-kheo cần phải tự  kiểm điểm lại chính mình như sau : ‘ Ta có khen mình chê người không ?...(16)…Ta có dính mắc với các quan điểm của mình, chấp thủ chúng mạnh mẽ, và từ bỏ chúng thật khó khăn không ?’ Nếu, sau khi tự kiểm điểm, vị ấy nhận biết rằng: ‘ Ta có dính mắc với các quan điểm của mình…’, thì sau đó vị ấy phải nỗ lực từ bỏ những tính cách bất thiện ấy. Nhưng nếu sau khi tự kiểm điểm, vị ấy nhận biết rằng : ‘ Ta không  dính mắc với các quan điểm của mình…’, thì vị ấy có thể sống hoan hỷ, ngày đêm tu tập trong các thiện pháp.

- “Này chư hiền, khi một Tỷ-kheo tự  kiểm điểm lại chính mình như vậy, nếu vị ấy thấy rằng tất cả các pháp bất thiện chưa được đoạn trừ hết trong tâm, thì vị ấy phải nỗ lực đoạn trừ tất cả các pháp  bất thiện ấy. Nhưng nếu sau khi vị Tỷ-kheo tự  kiểm điểm lại chính mình, vị ấy thấy rằng tất cả các pháp bất thiện đã được đoạn trừ hết trong tâm, thì vị ấy có thể sống hoan hỷ, ngày đêm tu tập trong các thiện pháp. Cũng giống như một thiếu nữ thích trang điểm, khi nhìn  mặt mình trong một tấm gương soi trong sáng hay trong một chậu nước trong, và thấy một vết dơ hay chất bẩn bám trên mặt, thì cô ấy sẽ nỗ lực tẩy xóa vết bẩn ấy, nhưng nếu cô ấy không thấy vết dơ hay chất bẩn  nào trên mặt mình, cô ấy sẽ hoan hỷ nghĩ rằng : ‘Thật là vui thích khi mặt ta được sạch sẽ ’; cũng vậy, khi một Tỷ-kheo tự  kiểm điểm lại chính mình như vậy… thì vị ấy có thể sống hoan hỷ, ngày đêm tu tập trong các thiện pháp.”

                                      ( Trung BK I, Kinh số 15, tr 219 -230 )

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 20873)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.