3. Giải Quyết Các Tranh Chấp Trong Tăng Đoàn

09/04/20193:24 SA(Xem: 2864)
3. Giải Quyết Các Tranh Chấp Trong Tăng Đoàn
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 
  

3. GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG TĂNG ĐOÀN

Tôn giả Ānanda củng với Sa-di Cunda cùng đi đến yết kiến Thế Tôn. Sau khi đảnh lễ Ngài, hai vị ấy ngồi xuống một bên, và Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn :

-  Bạch Thế Tôn, Sa-di Cunda nói rằng vị thầy của Kỳ-Na Giáo là Nātaputta vừa mới từ trần.(4) Sau khi vị thầy từ trần, các đệ tử Kỳ-Na-giáo chia rẽ, tách làm hai, không có nơi nương tựa. Con nghĩ rằng: ‘Đừng để cho xảy ra tranh chấp trong Tăng đoàn sau khi Thế Tôn nhập diệt. Vì việc tranh chấp như thế sẽ đem đến tổn hạibất hạnh cho đa số, đem lại mất mát, tổn hại  và đau khổ cho chư thiênloài người.’

-   Này Ānanda , thầy nghĩ thế nào ? Những pháp này ta đã dạy cho thầy sau khi ta đã trực tiếp tuệ tri chúng – như là, Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Giác ChiBát Thánh Đạo – này Ānanda, thầy có thấy thậm chí có  hai Tỳ-kheo nào khẳng định khác nhau về các pháp này ?

-  Bạch Thế Tôn, con không thấy thậm chí có hai Tỷ-kheo nào khẳng định khác nhau về các pháp ấy. Nhưng bạch Thế Tôn, có những vị sống sùng kính Thế Tôn, sau khi Thế Tôn nhập diệt, những vị này có thể tạo ra việc tranh chấp trong Giáo đoàn về nề nếp sinh hoạt và về Giới bổn Pātimokkha. Việc tranh chấp như thế sẽ đem đến tổn hạibất hạnh cho đa số, đem lại mất mát, tổn hạiđau khổ cho chư thiênloài người.

- Này Ānanda, việc tranh chấp trong Giáo đoàn về nề nếp sinh hoạt và về Giới bổn Pātimokkha chỉ là điều nhỏ nhặt. Nhưng nếu có sự tranh chấp xảy ra trong Giáo đoàn về đạo lộ  hay đường hướng tu tập, sự tranh chấp này sẽ đem đến tổn hạibất hạnh cho đa số, đem lại mất mát, tổn hại  và đau khổ cho chư thiênloài người.

-  Này Ānanda,, có sáu gốc rễ của  tranh chấp. Thế nào là sáu ? Ở đây,  một tỳ kheo sân hận và có thái độ thù nghịch. …( giống Kinh Văn VIII, 8 )… chấp thủ quan điểm của mình, cương quyết giữ chặt chúng, và từ bỏ chúng thật khó khăn. Một tỷ kheo như thế sống chung không cung kính tôn trọng bậc Đạo sư, không tôn trong Pháp, không tôn trọng Tăng đoàn, và không hoàn thành việc tu tập rèn luyện. Vị ấy gây nên sự tranh chấp trong Tăng đoàn, đưa đến tổn hạibất hạnh cho đa số, gây nên sự mất mát, thiệt hại, và khổ đau cho chư thiênloài người. Này các Tỷ-kheo, nếu các thầy thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm mình hay từ người khác, các thầy phải nỗ lực từ bỏ cái gốc rễ tranh chấp bất thiện đó.  Và nếu các thầy không thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm mình hay từ người khác, các thầy phải tu tập như thế nào để cho gốc rễ tranh chấp bất thiện đó không sinh khởi trong tương lai. Bằng cách đó gốc rễ tranh chấp bất thiện này được từ bỏ và sẽ không sinh khởi trong tương lai…

-  Và thế nào là giải quyết một vấn đề về giới luật bằng sự hiện diện ? Ở đây, các Tỷ-kheo đang tranh chấp : ‘ Đây là Pháp’, hoặc ‘ Đây không phải là Pháp,’ hoặc ‘ Đây là giới luật,’ hoặc ‘ Đây không phải là giới luật’. Tất cả những Tỷ-kheo ấy phải tập họp lại trong hòa hợp. Rồi, sau khi đã tập hợp lại, qui chế của Giáo pháp phải được đem ra phân tích thảo luận. Một khi qui chế Giáo pháp đã được đem ra phân tích thảo luận, vấn đề giới luật nêu trên cần phải được giải quyết theo đúng tinh thần của qui chế Giáo pháp.  Như vậy là giải quyết một vấn đề về giới luật bằng sự hiện diện.  Và cũng là việc giải quyết một số vấn đề giới luật khác ở đây theo cách này, qua viêc giải quyết bằng sự hiện diện.(5)

-  Và thế nào là ý kiến của đa số ? Nếu các Tỷ-kheo ấy không giải quyết được một vấn đề giới luật tại nơi cư trú ấy, họ phải đi đến một nơi cư trú khác có số  Tỷ-kheo nhiều hơn. Tất cả những Tỷ-kheo ấy phải tập họp lại trong hòa hợp. Rồi, sau khi đã tập hợp lại, đường lối hướng dẫn áp dụng Giáo pháp phải được soạn thảo  (6). Một khi đường lối hướng dẫn áp dụng Giáo pháp đã được soạn thảo, vấn đề giới luật nêu trên cần phải được giải quyết theo đúng tinh thần của đường lối hướng dẫn áp dụng  Giáo pháp. Như vậy là ý kiến của đa số. Và cũng là việc giải quyết một số vấn đề giới luật khác ở đây theo ý kiến của đa số…

-  Và thế nào là trải cỏ che lấp ? Ở đây, khi một số Tỷ-kheo rơi vào việc gây gỗ, tranh cãi, và tranh chấp nhau rất sâu nặng, họ có thể nói và làm nhiều việc không xứng đáng với hạnh sa-môn. Tất cả những Tỷ-kheo ấy phải tập họp lại trong hòa hợp.  Sau khi đã tập hợp lại, một  Tỷ-kheo khôn ngoan trong số những vị cùng vào một phe bên này phải từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y về phía một bên vai, chấp tay lên, và bạch với Tăng chúng như thế này :’Kính xin các Tôn giả trong Tăng chúng hãy nghe tôi. Khi chúng tôi rơi vào việc gây gỗ, tranh cãi, và tranh chấp nhau rất sâu nặng, chúng tôi đã nói và làm nhiều việc không xứng đáng với hạnh sa-môn. Nếu Tăng chúng chấp thuận, thì vì lợi ích của những Tôn giả đó cũng như vì lợi ích của chinh tôi, nay giữa Tăng chúng, tôi sẽ thú nhận, bằng phương pháp gọi là ‘trải cỏ che lấp’, bất cứ tội nào của các Tôn giả ấy cũng như bất cứ tội nào của chính tôi, ngoại trừ những trọng tội và những tội có liện quan đến cư sĩ.’

- Rồi một Tỷ-kheo khác cùng một phe với nhóm kia, phải từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y về phía một bên vai, chấp tay lên, và bạch với Tăng chúng như thế này : ‘Kính xin các Tôn giả trong Tăng chúng hãy nghe tôi. Khi chúng tôi rơi vào việc gây gỗ, tranh cãi, và tranh chấp nhau rất sâu nặng, chúng tôi đã nói và làm nhiều việc không xứng đáng với hạnh sa-môn. Nếu Tăng chúng chấp thuận, thì vì lợi ích của những Tôn giả đó cũng như vì lợi ích của chinh tôi, nay giữa Tăng chúng, tôi sẽ thú nhận, bằng phương pháp gọi là ‘trải cỏ che lấp’, bất cứ tội nào của các Tôn giả ấy cũng như bất cứ tội nào của chính tôi, ngoại trừ những trọng tội và những tội có liên quan đến cư sĩ.’

- Như vậy gọi là ‘trải cỏ che lấp’. Và cũng là việc giải quyết một số vấn đề giới luật khác ở đây bằng phương pháp trải cỏ che lấp.

                   ( Trung BK III, Kinh số 104, tr 65 – 76 )

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 20870)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.