4. Giai Cấp Không Quan Trọng

02/12/201812:10 CH(Xem: 3962)
4. Giai Cấp Không Quan Trọng
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH
 

 

4. GIAI CẤP KHÔNG QUAN TRỌNG

 

(1) Hòa nhập như sông chảy vào biển lớn

 

“ Cũng giống như, khi các sông lớn – như sông Ganges ( sông Hằng), sông Yamunā, sông Aciravatī, sông Sarabhū, và sông Mahī – chảy ra biển lớn, các sông này bỏ tên cũ và địa danh của chúng, và chỉ được gọi là biển lớn. Cũng vậy, khi thành viên của bốn giai cấp – Sát-đế-lỵ (khattiyas), Bà-la-môn ( brahmins) , Phệ-xá ( vessas), Thủ-đà ( suddas) (6) – sau khi xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình trong Pháp và Luật được Như Lai tuyên thuyết, họ từ bỏ tên và giai cấp trước kia và chỉ được gọi là các Sa môn đệ tử của Phật Thích Ca ”.

 

                              ( Tăng Chi BK III. Ch 8 (II):19, tr562-563)

 

(2) Mọi người đều có thể chứng đắc mục tiêu tối thượng

 

“Giả sử có một cái hồ nước trong lành, mát mẻ dễ chịu, trong suốt với bờ hồ mượt mà đẹp đẽ. Nếu có một người bị thời tiết nóng làm cháy da, kiệt sức, mệt mỏi, khô cổ, khát nước, đến từ phương đông hoặc phương tây, hoặc phương bắc hoặc phương nam, hoặc bất cứ nơi nào, khi đã đến hồ nước người ấy sẽ uống nước để giải trừ cơn khát và cơn sốt nóng bức. Cũng vậy, nếu  bất cứ người nào từ giai cấp Sát-đế-lỵ, xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình, hay từ giai cấp Bà-la-môn, hay từ giai cấp Phệ-xá, hay từ giai cấp Thủ-đà-la, sau khi được gặp Pháp và  Luật do Như Lai tuyên thuyết, người ấy phát triển tâm từ, bi, hỷ, xả, và từ đó đạt được nội tâm an tịnh, ta nói rằng chính nhờ nội tâm an tịnh, người ấy đã thực hành con đường đúng đắn của bậc sa-môn khổ hạnh.

 

“ Này các Tỷ-kheo, nếu  bất cứ người nào từ giai cấp Sát-đế-lỵ, xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình, hay từ giai cấp Bà-la-môn, hay từ giai cấp Phệ-xá, hay từ giai cấp Thủ-đà-la, bằng cách tự mình chứng ngộ với thắng trí, ngay ở đây và bây giờ thể nhậpan trú vào tâm giải thoát, tuệ giải thoát, nghĩa là tâm giải thoát mọi lậu hoặc nhờ đã đoạn trừ mọi cấu uế phiền não, thì  vị này là một sa môn khổ hạnh vì đã đoạn trừ các lậu hoặc.

 

                              ( Trung BK I, Kinh số 40, tr 620- 622 )

 

(3)Tiêu chuẩn giá trị tâm linh

 

[ Đức Phật hỏi Vua Pasenadi ( Ba-tư-nặc):]

 

-  Thưa Đại vương, Đại vương nghĩ thế nào ? Giả sử Đại vương đang có chiến tranh và cuộc giao tranh sắp xảy ra. Rồi một thanh niên Sát-đế-lỵ đi đến, người này không được huấn luyện, không có kỹ năng, chưa thực hành, không có kinh nghiệm, rụt rè, run rẫy, sợ hãi, sẵn sàng bỏ chạy . Đại vươngsử dụng người ấy không ?

 

-  Bạch Thế Tôn, chắc chắn là không.

 

- Rồi một thanh niên Bà-la-môn đi đến…, một thanh niên Phệ-xá…, một thanh niên Thủ-đà-la… người này không được huấn luyện… sẵn sàng bỏ chạy . Đại vươngsử dụng người ấy không ?

 

-  Bạch Thế Tôn, chắc chắn là không.

 

-   Thưa Đại vương, Đại vương nghĩ thế nào ? Giả sử Đại vương đang có chiến tranh và cuộc giao tranh sắp xảy ra. Rồi một thanh niên Sát-đế-lỵ đi đến, người này đã được huấn luyện, có kỹ năng, đã thực hành, có kinh nghiệm, gan dạ, can đảm, táo bạo, sẵn sàng giữ vững vị trí của mình . Đại vươngsử dụng người ấy không ?

 

- Bạch Thế Tôn, con sẽ sử dụng người ấy.

 

- Rồi một thanh niên Bà-la-môn đi đến...,  một thanh niên Phệ-xá…, một thanh niên Thủ-đà-la…,  người này được huấn luyện… sẵn sàng giữ vững vị trí của mình . Đại vươngsử dụng người ấy không ?

 

- Bạch Thế Tôn, con sẽ sử dụng người ấy.

 

- Cũng vậy, thưa Đại vương, khi một người đã xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình, dù người ấy thuộc giai cấp nào, nếu người ấy đã đoạn trừ năm chi (năm  triền cái) và thành tựu năm chi (năm thiền chi), thì bố thí cho vị ấy được quả phước lớn. Năm chi nào đã được từ bỏ ? Tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo hối và nghi. Năm chi nào người ấy đã thành tựu ? Ngưới ấy đã thành tựu giới uẩn vô học, định uẩn vô học, tuệ uẩn vô học, vô học giải thoát uẩnvô học tri kiến giải thoát uẩn. Như vậy, bố thí cho một vị đã đoạn trừ năm chi và thành tựu năm chi sẽ được quả phước lớn.

 

 

          Là một vị vua đang lâm chiến

          Sẽ sử dụng thanh niên thiện xảo cung tên,

          Người hùng mạnh kiên cường,

          Chứ không chọn người hèn yếu

          Dù nguồn gốc cao sang ,

          Cần vinh danh người hành xử cao thượng,

          Dù nguồn gốc thọ sanh thấp kém,

          Người hiền trí đã thành tựu

          Đức nhẫn nhục hiền hòa.

 

          ( Tương Ưng BK I, Ch, III , (III): IV, tr 219-222)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 20873)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.