Chương X. THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG

14/03/20205:30 SA(Xem: 2683)
Chương X. THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương X. THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG
  

 

GIỚI  THIỆU

 

 

Trong phần cuối của hợp tuyển này, chúng ta chuyển từ cộng đồng thành lậpchủ đích đến cộng đồng tự nhiên, đi từ gia đình đến xã hội rộng lớn hơn và rồi đến quốc gia. Các kinh văn được đưa vào đây hiển lộ cho ta thấy trí tuệ thực tiển và nhạy bén của Đức Phật, khả năng đáp ứng với tuệ giác kỳ lạ và trực tiếp  rõ ràng của Ngài đối với những vấn đề thực tiển. Mặc dù Ngài chấp nhận cuộc sống của một du-tăng khổ hạnh (samana), một người xuất gia đứng bên ngoài mọi tổ chức xã hội, từ đằng xa, Ngài nhìn về các tổ chức xã hội trong thời đại của Ngài và đề nghị những lý tưởng và cách sắp xếp để hỗ trợ cho sự an vui về mặt thể chất, tinh thần, tâm lý của những người vẫn còn đắm chìm trong những giới hạn của cuộc đời. Rõ ràng là Ngài đã thấy lời giải đáp cho một xã hội lành mạnh nằm trong việc hoàn thành trách nhiệm của mình đối với người khác. Ngài xem trật tự xã hội như một bức tranh thêu về những mối quan hệ đan quyện và chồng chéo lên nhau, mỗi mối quan hệ đặt lên con người nhiều bổn phận đối với người đối tác ở phía bên kia trong tương quan của cả hai phía .

Điểm này được thấy rõ nhất trong Kinh Văn X, 1, một trích đoạn từ bài pháp thoại Đức Phật giảng cho một thanh niên tên là Sigalaka (Thi-ca-la-việt). Ở đây, Đức Phật xem xã hội như được xây dựng bằng sáu mối quan hệ song đôi: cha mẹ và con cái, vợ chồng, bạn bè đối với nhau, chủ nhân và công nhân, thầy trò, nhà lãnh đạo tôn giáotín đồ. Đối với mỗi mối quan hệ, Đức Phật đề nghị năm bổn phận ( hoặc là sáu trong một trường hợp) mà mỗi bên phải hoàn thành đối với người đối tác ở phía bên kia. Ngài thấy cá nhân – mỗi cá nhân – như đang đứng ở một điểm, nơi mà ‘ sáu phương hướng’  hội tụ lại, do đó có bổn phận phải tôn trọng những phương hướng này bằng cách thi hành những bổn phận bao hàm trong mối quan hệ đó.

Đức Phật xem gia đình như là đơn vị nền tảng của việc hội nhập xã hội và hòa đồng văn hóa. Chính là mối quan hệ thương yêu gần gũi giữa cha mẹ và con cái đã nuôi dưỡng đức hạnhý thức trách nhiệm nhân đạo cần thiết cho một trật tự xã hội đoàn kết gắn bó. Bên trong gia đình, các giá trị ấy được truyền lại cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, và như vậy, một xã hội hài hòa tùy thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ đáng tôn trọng và nồng ấm giữa cha mẹ và con cái. Trong Kinh Văn X, 2 (1) Ngài giải thích bằng cách nào cha mẹ là nguồn phúc lợi tuyệt vời đối với con cái, và trong Kinh Văn X, 2 (2) Ngài nói rằng con cái không thể nào đền đáp công ơn cha mẹ tương xứng bằng cách đem lại nhiều phúc lợi vật chất cho cha mẹ, nhưng chỉ bằng cách xây dựng cho cha mẹlòng tin, cách hành xử đạo đức, tâm bố thítrí tuệ , mới có thể đền đáp được công ơn cha mẹ. Quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái tùy thuộc vào tình thương yêu và kính trọng lẫn nhau giữa vợ chồng. Bài kinh được tuyển chọn cho Kinh Văn X, 3 cung cấp đường lối hướng dẫn đối với mối quan hệ giữa các đôi vợ chồng, nêu rõ rằng hôn nhân lý tưởng là cuộc hôn nhân trong đó cả vợ và chồng đều cùng chia sẻ cam kết về cách hành xử đức hạnh, tâm bố thí và các giá trị tâm linh.

Trong phần kế tiếp, tôi đã  tập hợp những  kinh văn  bàn về thái độ xã hội của người gia chủ. Hai bài đầu tiên, Kinh Văn X, 4 (1)-(2), khẳng định rằng ngườì gia chủ tận tụy sẽ vì lợi lạc của nhiều người mà khởi xướng và dẫn dắt các thành viên gia đình mình trong việc phát triển lòng tin, đức hạnh, học tập (Giáo pháp), bố thítrí tuệ. Kinh Văn X, 4 (3) thảo luận những phương cách đúng đắn để tạo ra tài sản, đó là phải thực hành trong phạm vi giới hạn của nghề nghiệp chơn chánh (chánh mạng). Chiều hướng tâm linh thể hiện bằng cách khẳng định rằng gia chủ sử dụng tài sản ‘ mà không bị trói buộc , say đắm, và bị cuốn hút mù quáng vào tài sản.’  Kinh Văn X, 4 (4) nói về năm ngành nghề bị cấm đối với người cư sĩ thuần thành, bị cấm vì chúng liên hệ đến sự tổn hại các chúng sinh khác, dù trong thực tế hay có tiềm năng gây tổn hại . Kinh văn X, 4 (5) sau đó giải thích năm phương cách đúng đắn để sử dụng tài sản. Lời giải thích cho thấy rằng tài sản kiếm được một cách chơn chánh sẽ phải được sử dụnglợi lạc của bản thânlợi lạc cho người khác; sau khi người gia chủ đã bảo đảm được lợi lạc cho bản thângia đình, người ấy cần sử dụng tài sản trước tiên là để thực hành những hành động phước đức để phục vụ cho người khác.

Phần kế tiếp đưa chúng ta trở lại với vấn đề giai cấp xã hội, được đề cập từ góc độ của người xuất gia trong Phần VII. Trái với niềm tin thông thường, Đức Phật không cổ động công khai cho việc xóa bỏ hệ thống giai cấp, mà trong thời đại của Ngài chưa đạt đến mức độ phức tạpgắt gao như  trong các thế kỷ sau, chủ yếu như  đã được hoạch định trong các sách luật của Ấn giáo. Có lẽ Ngài thấy rằng sự phân hóa xã hội và những trách nhiệm liên hệ khác nhau là không thể tránh được. Nhưng Ngài đã bác bỏ những tuyên bố cho rằng hệ thống giai cấpthiêng liêng dựa trên nhiều lý do, về thần học, đạo đứctâm linh. Về thần học, Ngài đã bác bỏ tuyên bố của Bà-la-môn cho rằng hệ thống giai cấp là do Phạm thiên, là vị trời sáng tạo vạn vật, tạo ra; thay vào đó Ngài xem hệ thống giai cấp chỉ là một tổ chức xã hội có nguồn gốc thuần túy từ con người. Về mặt đạo đức, Ngài bác bỏ niềm tin cho rằng vị trí giai cấp là dấu chỉ của giá trị đạo đức, những người thuộc giai cấp cao hơn đương nhiên có vị trí đạo đức cao thượng hơn.  Thay vào đó, Ngài cho rằng chính hành động của một người xác định giá trị đạo đức của người ấy, và bất cứ ai trong bất cứ giai cấp nào thực hiện những hành động xấu ác sẽ hạ thấp giá trị đạo đức của người ấy và bất cứ ai thực hiện những hành động thiện lành sẽ nâng cao vị trí đạo đức của người ấy. Và về mặt tâm linh, như chúng ta đã thấy trước đây, Ngài cho rằng bất cứ ai từ bất cứ giai cấp nào đều có thể tu tập Giáo phápđạt đến mục tiêu tối thượng.

Những lập luận này được trình bày ở đây trong Kinh Văn X, 5, (1)-(4).  Các cuộc đàm thoại được ghi lại trong các bài kinh này – trong đó hệ thống giai cấp được xem như là một khuôn mẫu mà người Bà-la-môn tìm cách áp đặt lên xã hội – gợi ý rằng ở miền đông bắc Ấn độ, nơi xuất phát Phật giáo, sự phân biệt giai cấp chưa đạt đến mức độ gắt gao và đầy uy quyền như đã có thể đạt được ở miền  trung và tây Ấn độ. Cũng thú vị để ghi nhận rằng khi liệt kê các giai cấp theo thứ tự, người Bà-la-môn đặt họ lên vị trí hàng đầu và người Sá-đế-lỵ thuộc hạng hai, thì Đức Phật lại sắp xếp người Sát-đế-lỵ lên hàng đầu và Bà-la-môn thuộc hàng hai. Về phương diện này, có lẽ Ngài đã theo chiều hướng nổi bật ở các tiểu bang miền đông bắc của tiểu lục địa thời bấy giờ.

Trong Kinh Văn X, 5 (1) Đức Phật lập luận bác bỏ tuyên bố của người Bà-la-môn, do người Bà-la-môn Esukārī nêu lên, cho rằng trật tự xã hội phải được thiết lập dựa trên một hệ thống phục vụ theo đẳng cấp cố định, như là mọi người thuộc các giai cấp thấp hơn phải phục vụ người Bà-la-môn, trong lúc người Thủ-đà , là tầng lớp ở dưới cùng của bậc thang giai cấp, phải phục vụ tất cả mọi người khác. Trái lại, Đức Phật chủ trương rằng sự phục vụ phải dựa trên các cơ hội dành cho người có người có thăng tiến về đạo đức. Người Bà-la-môn Esukārī còn cho rằng những người trong mỗi giai cấp có các bổn phận cố định của chính họ  theo vị trí giai cấp của họ; điều này có vẻ như là bước mở đầu cho lý thuyết svadharma ( = nhiệm vụ  của bản thân trong xã hội ) đã trở nên nổi bật trong các sách luật Ấn giáo, ý tưởng cho rằng mỗi giai cấp có những bổn phận của chính họ mà họ phải hoàn thành nếu họ muốn gặt hái một sự tái sanh tốt đẹp hơn và tiến đến giải thoát tối hậu. Một lần nữa, Đức Phật bác bỏ quan điểm này, Ngài chủ trương rằng “ Giáo Pháp siêu xuất thế gian” là tài sản chung của mọi người. Bất cứ ai tuân theo các nguyên tắc hành xử đức hạnh, bất kể thuộc giai cấp nào, đều là người đang tu tập “  thiện Pháp.”

Trong Kinh Văn X,5, (2) , tôn giả Mahākaccāna ( Đại-ca-chiên-diên), tự thân là một  Bà-la-môn, lập luận chống lại tuyên bố của người Bà-la-môn cho rằng hệ thống giai cấp có nguồn gốc siêu phàm và chỉ có người Bà-la-môn là “ con trai của Phạm thiên, thuộc dòng giống Phạm thiên.” Tôn giả giữ vững quan điểm rằng đây “ chỉ là lời nói trong thiên hạ.”  Hệ thống giai cấp chỉ thuần túy là ước lệ xã hội, và những người thuộc bất cứ giai cấp nào đều có thể tự mình tỏ ra xứng đáng hay khiếm khuyết về mặt đạo đức. Trong Kinh văn X, 5 (3)-(4) Đức Phật một lần nữa bác bỏ ý tưởng cho rằng vị trí giai cấp được xác định từ nguồn gốc họ sinh ra, và đề nghị định nghĩa lại về khái niệm Bà-la-môn và kẻ bần cùng, theo đó  những người này được xác định giá trị bằng phẩm chất đạo đức của chính họ chứ không phải bằng nguồn gốc họ sinh ra.

Phần tiếp theo xem xét  khái quát về viễn kiến chính trị của Đức Phật.  Vào thời đại của Ngài, tiểu lục địa Ấn độ được chia thành mười sáu tiểu bang, thuộc hai kiểu thể chế:  các nước cộng hòa bộ tộc, và các nước theo chế độ quân chủ. Chúng ta đã thấy ví dụ về lời khuyên của Đức Phật đối với các nhà lãnh đạo các nước cọng hòa trong Kinh Văn X, 3, (4), về sáu điều kiện để không bị suy tàn mà Ngài đã dạy cho người Vajjis. Tuy nhiên, miền bắc Ấn độ đang nhanh chóng trải qua một sự chuyển biến về đất đai lãnh thổ làm đảo ngược khuynh hướng trật tự chính trị hiện hành. Các vương quốc của nhiều tiểu bang đang mở rộng lãnh thổ và nuốt trọn các vương quốc yếu thế hơn, và các nước cộng hòa nhỏ bé vào thời kỳ đó cũng đang ở trong tình trạng chờ ngày bị sáp nhập. Cạnh tranh nhau trong các tuyên bố về lãnh thổ và tài sản đưa đến việc gia tăng các hoạt  động quân sự và xung đột bằng bạo lực. Miền đất này đang nhanh chóng hướng đến một thời kỳ của những cuộc đấu tranh giành quyền lực tàn nhẫn và các cuộc chiến xâm lược ác liệt, được mô tả một cách  xúc động trong các câu kệ sau ( Tương Ưng BK 1:28 ):

                                Những người có vô số  của cảitài sản ,

                   Ngay cả người Sát-đế-lỵ đang  cai trị đất nước,

                   Vẫn nhìn nhau bằng đôi mắt tham lam,

                   Với tham dục không bao giờ thỏa mãn.

 

Vì sự chiến thắng của chế độ quân chủ có vẻ không thể nào tránh được, Đức Phật tìm cách bảo vệ chống lại sự lạm quyền bằng cách đề nghị một khuôn mẫu vương quốc trong đó nhà vua sẽ phục tùng một quyền lực cao hơn, một tiêu chuẩn tốt đẹp  khách quan có thể chế ngự việc thực thi quyền hành  độc đoán. Ngài nhận thức rằng trong một thể chế quân chủ, toàn thể xã hội noi theo gương của vị vua cai trị họ, dù tốt hay xấu. Vì vậy, trong Kinh Văn X , 6, (1) Ngài mô tả vai trò của nhà vua, cách hành xử  của nhà vua  có một  năng lực huyền bí tạo ảnh hưởng trong vương quốc của mình. Trong thời đại của những cuộc đấu tranh quân sự để chiếm đoạt lãnh thổ, Ngài đã lên án việc sử dụng chiến tranh như một phương tiện để giải quyết các xung đột. Kinh văn X, 6, (2) khẳng định rằng chiến thắng chỉ nuôi dưỡng  thù hận và duy trì  vòng chiến đấu để trả đũa lại. Trong Jātakas, là những câu chuyện về tiền thân Đức Phật, nói rõ hơn khi  tóm tắt những phẩm chất cần có của một vị vua anh minh với hệ thống gồm mười đức tính của nhà vua: biết bố thí, hành xử đức hạnh, biết từ bỏ, chân thật, dịu hiền, nghiêm khắc với bản thân, không sân hận, không gây tổn hại, kiên nhẫn, và không chống lại nguyện vọng của dân chúng.(1) Thí dụ, Chuyện tiền thân Kukka, mô tả vị vua đức hạnh như là người “ theo đúng mười phẩm chất này của nhà vua, cai trị theo  Giáo pháp, mang lại thịnh vượng và thăng tiến cho chính nhà vua và những người khác, và không gây phiền muộn cho bất cứ ai,” (Jātakas III, 320).

 

Để bảo đảm rằng nhà vua có một tiêu chuẩn cai trị mẫu mực để noi theo, Đức Phật đã thiết lập lý tưởng về “ vị Chuyển Luân Thánh Vương” ( rājā cakkavattī ), một vị vua chơn chánh cai trị theo đúng Giáo pháp,  là qui luật khách quan về sự chơn chánh. Chuyển Luân Thánh Vương là vị đối tác thế gian của Đức Phật; đối với cả hai, bánh xe là biểu tượng của quyền lực. Như Kinh Văn X, 6, (3) chỉ rõ, Giáo pháp mà vị Chuyển Luân Thánh Vương tuân theo là nguyên lý  đạo đức cho việc cai trị của nhà vua.  Nhà vua trải rộng sự bảo vệ cho tất cả mọi loài trong vương quốc của mình, cho mọi người trong các giai tầng xã hội và thậm chí cho cả chim muông và cầm thú. Được biểu tượng hóa bằng hình ảnh bánh-xe-báu thiêng liêng, là qui luật của sự chơn chánh giúp nhà vua có thể chinh phục thế giới bằng các biện pháp hòa bình và thiết lập một nền cai trị an bình mang tính phổ quát, dựa trên sự tuân thủ năm giới và mười thiện nghiệp, như được mô tả trong Kinh Văn X, 6, (4).

 

Một trong những nhiệm vụ của nhà vua là ngăn cản tội phạm xâm nhập vào vương quốc của mình, và để giữ cho vương quốc được an toàn không có tội phạm, ngài phải ban tặng của cải cho những người thiếu thốn. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, nghèo đói được xem là mảnh đất nuôi dưỡng tội phạm và vì thế việc xóa bỏ nghèo đói trở thành một trong những nhiệm vụ của hoàng gia. Nhiệm vụ này được đề cập trong số những nhiệm vụ của vị Chuyển Luân Thánh Vương trong Kinh Văn X, 6, ( 6), trong đó cho thấy, từ chỗ thất bại trong việc xóa bỏ nghèo đói, bằng cách nào mà tất cả tội phạm phát sinh như: trộm cắp, giết người, nói láo, và những tội phạm khác. Nhiệm vụ của nhà vua trong viêc xóa bỏ nghèo đói được kết hợp trong Kinh Văn X, 6, (6). Ở đây, trong một câu chuyện được cho là đề cập dến một quá khứ xa xăm, một vị quốc sư trí tuệ  - không ai khác hơn là Đức Phật trong một tiền kiếp của Ngài – khuyên nhà vua phương cách đúng đắn để chấm dứt nạn trộm cắp và băng đảng tội phạm đang gieo tai họa cho vương quốc của nhà vua, đó không phải là áp đặt các hình phạt nặng nề  và áp dụng luật pháp nghiêm khắc hơn, nhưng là bằng cách ban phát cho dân chúng những phương tiện cần thiết để họ có thể kiếm sống một cách tử tế. Một khi dân chúng được hưởng một tiêu chuẩn sống đầy đủ , thì họ sẽ không còn quan tâm đến việc xâm hại kẻ khác và đất nước sẽ vui hưởng thái bình an lạc.







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 20875)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.