2. Giới Hạnh

21/07/20183:31 SA(Xem: 5109)
2. Giới Hạnh
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY 
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂN

2. GIỚI  HẠNH

(1) Quan sát nội tâm về đạo đức

- “ Này Rahula (La-hầu-la), con nghĩ thế nào ? Mục đích của cái gương là gì ?”

-  “ Bạch Thế Tôn, mục đích của cái gương là để soi chiếu. “

- “ Cũng vậy, này Rahula, một hành động về thân được thực hiện sau khi đã soi chiếu nhiều lần; một hành động về lời nói được thực hiện sau khi đã soi chiếu nhiều lần; một hành động về ý  được thực hiện sau khi đã soi chiếu nhiều lần .

“ Này Rahula, khi con muốn làm một hành động về thân, con hãy soi chiếu về hành động ấy như thế này: ‘Hành động về thân mà ta muốn làm có đưa đến tổn hại cho chính mình, hay làm tổn hại người khác, hay làm tổn hại cả hai không ? Đây có phải là một hành động bất thiện về thân đưa đến hậu quả khổ đau, quả báo đau khổ ?’. Khi con soi chiếu, nếu con biết rằng: ‘Hành động về thân mà ta muốn làm đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc làm tổn hại người khác, hoặc làm tổn hại cả hai ; đây là một hành động bất thiện về thân đưa  đến khổ đau, với quả báo đau khổ ’, thì con phải nhất định không làm hành động về thân ấy. Nhưng khi con soi chiếu, con biết rằng : ‘Hành động về thân mà ta muốn làm sẽ không đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc không  làm tổn hại người khác, hoặc không làm tổn hại cả hai ; đây là một hành động thiện về thân đưa  đến an vui, với quả báo an vui ’, vì vậy con có thể làm hành động về thân ấy.

“ Cũng vậy, này Rahula,  khi con đang làm một hành động về thân, con hãy soi chiếu về hành động ấy như thế này: ‘Hành động về thân mà ta đang làm có đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc làm tổn hại người khác, hoặc làm tổn hại cả hai không ? Đây có phải là một hành động bất thiện về thân đưa đến hậu quả khổ đau, quả báo đau khổ ?’  Khi con soi chiếu, nếu con biết rằng: ‘Hành động về thân mà ta đang làm đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc  làm tổn hại người khác, hoặc làm tổn hại cả hai ; đây là một hành động bất thiện về thân đưa  đến khổ đau, với quả báo đau khổ ’, thì con phải ngưng ngay hành động về thân ấy. Nhưng khi con soi chiếu, con biết rằng: ‘Hành động về thân mà ta đang làm  không đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc không làm tổn hại người khác, hoặc làm tổn hại cả hai ; đây là một hành động thiện về thân đưa  đến an vui, với quả báo an vui ’, như vậy con có thể tiếp tục làm hành động về thân ấy.

“ Cũng vậy, này Rahula, sau khi con đã làm một hành động về thân, con hãy soi chiếu về hành động ấy như thế này: ‘Hành động về thân mà ta đã làm có đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc làm tổn hại người khác, hoặc làm tổn hại cả hai không ? Đây có phải là một hành động bất thiện về thân đưa đến hậu quả khổ đau, quả báo đau khổ ?’  Khi con soi chiếu, nếu con biết rằng: ‘Hành động về thân mà ta đã  làm đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc làm tổn hại người khác, hoặc làm tổn hại cả hai ; đây là một hành động bất thiện về thân đưa  đến khổ đau, với quả báo đau khổ ’, như vậy con phải thú nhận hành động ấy, con cần phải tiết lộ, trình bày rõ ràng trước vị  Đạo sư của con, hoặc các bạn thiện tri thức đồng phạm hạnh. Sau khi đã thú nhận, đã tiết lộ, đã trình bày rõ ràng, con cần phải biết chế ngự phòng hộ trong tương lai. Nhưng khi con soi chiếu, con biết rằng: ‘Hành động về thân mà ta đã làm không đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc không làm tổn hại người khác, hoặc không làm tổn hại cả hai ; đây là một hành động thiện về thân đưa  đến an vui, với quả báo an vui ’, thì con có thể an trú trong niềm  hoan hỷ , tiếp tục rèn luyện ngày đêm trong các thiện pháp.”(4)

                    ( Trung Bộ Kinh II, số 61: Kinh Giáo Giới La-hầu-la, tr.174-177 )

 

(2) Thành tựu giới hạnh

“ Này các Tỷ-kheo, thế nào là thành tựu giới hạnh ? Ở đây, vị thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói láo, từ bỏ uống rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện, vì đó là nguồn gốc của mọi sự bất cẩn. Như vậy gọi là thành tựu giới hạnh.

                                                    ( Tăng Chi BK I, Ch VII: 61, tr. 677)

(3) Bảo vệ vô lượng chúng sinh

“ Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị thánh đệ tử  từ bỏ hủy diệt sự sống, từ bỏ sát sanh. Bằng cách từ bỏ sát sanh, vị thánh đệ tử đã ban cho vô lượng chúng sinh được thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Bằng cách ban cho vô lượng chúng sinh được thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức, chính vị ấy cũng được hưởng vô lượng tự do thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Đây là bố thí thứ nhất, một đại bố thí, bố thí căn bản đầu tiên, theo truyền thống, cổ xưa, không bị ô nhiễm và không bao giờ bị ô nhiễm trước đây, không đang bị ô nhiễm và sẽ không bị ô nhiễm trong tương lai, không bị các Sa-môn và Bà-la-môn có trí bác bỏ.

          “ Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị thánh đệ tử từ bỏ lấy của không cho và tránh xa lấy của không cho. Bằng cách từ bỏ lấy của không cho và tránh xa lấy của không cho, vị ấy đã ban cho vô lượng chúng sinh được thoát khỏi mọi sợ hãi.…Và chính vị ấy cũng được hưởng vô lượng tự do thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức . Đây là bố thí thứ hai …

          “ Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị thánh đệ tử từ bỏ tà dâm và tránh xa tà hạnh trong các dục. Bằng cách từ bỏ tà dâm và tránh xa tà hạnh trong các dục, vị ấy đã ban cho vô lượng chúng sinh được thoát khỏi mọi sợ hãi… Và chính vị ấy cũng được hưởng vô lượng tự do thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Đây là bố thí thứ ba …

            “  Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị thánh đệ tử từ bỏ nói láo và tránh xa việc nói láo. Bằng cách từ bỏ nói láo và tránh xa việc nói láo, vị ấy đã ban cho vô lượng chúng sinh được thoát khỏi mọi sợ hãi…. Và chính vị ấy cũng được hưởng vô lượng tự do thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức.  Đây là bố thí thứ tư …

           “Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị thánh đệ tử từ bỏ uống rượu men, rượu nấu và các chất gây say nghiện,  tránh xa việc uống rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện, vì chúng là nguồn gốc của sự bất cẩn. Bằng cách từ bỏ uống rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện, vị thánh đệ tử đã ban cho vô lượng chúng sinh được thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Và chính vị ấy cũng được hưởng vô lượng tự do thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Đây là bố thí thứ năm, một đại bố thí, bố thí căn bản đầu tiên, theo truyền thống, cổ xưa, không bị ô nhiễm và không bao giờ bị ô nhiễm trước đây, không đang bị ô nhiễm và sẽ không bị ô nhiễm trong tương lai, không bị các Sa-môn và Bà-la-môn có trí bác bỏ.”

                                                  ( Tăng Chi BK.III, Ch IV:39, tr.621-622)

 

(4) Bất thiện và thiện

 

“ Này các Tỷ-kheo, ta sẽ giảng cho các ông biết thế nào là bất thiện và thế nào là thiện.  Và thế nào là bất thiện ? Sát sanh, lấy của không cho, tà dâm, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hậntà kiến. Như vậy là bất thiện.

 

“ Và thế nào là thiện ? Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không tham dục, bao dung và có chánh kiến. Như vậy là thiện.”

 

 

                                        ( Tăng Chi BK IV, Ch.XVIII : 178. Tr 603)

 

 

(5) Cấu uếthanh tịnh

 

“ Này Cunda, cấu uế về thân có ba loại . Cấu uế về lời nói có bốn loại. Cấu uế về ý có ba loại.

 

“ Và thế nào là cấu uế về thân có ba loại ? (1) Ở đây, có người hủy hoại mạng sống. Kẻ ấy giết người, tay dính máu, chuyên đả thương và bạo động, tàn nhẫn đối với chúng sinh.(2) Người ấy lấy của không cho, trộm cắp tài sản của kẻ khác trong làng hay trong rừng. (3) Người ấy phạm tà dâm. Người ấy có quan hệ tình dục với những phụ nữ được mẹ hoặc cha che chở, được cha mẹ, anh, chị, hoặc bà con che chở; những phụ nữ được Giáo pháp bảo vệ; nhửng phụ nữ có chồng được pháp luật bảo vệ nếu ai xâm phạm họ ; hoặc thậm chí với những phụ nữ đã đính hôn. Như vậy là cấu uế về thân có ba loại.

 

“ Và này Cunda, thế nào là bốn loại cấu uế về lời nói ? (1) Ở đây, có người nói láo; khi được gọi hầu tòa, hay dự một buổi họp,  hay đến chỗ có bà con thân quyến, hay đến các tổ hợp, hay đến trước mặt hoàng tộc, và được hỏi như một nhân chứng : ‘ Này hiền giả, hãy nói những gì ông biết ’, và mặc dù người ấy không biết, vẫn nói là ‘Tôi biết’; mặc dù có biết, người ấy nói :’’Tôi không biết ’; dù không thấy, người ấy nói : ‘Tôi thấy’, hoặc dù có thấy, người ấy nói: ‘ Tôi không thấy’, người ấy hoàn toàn biết rõ việc nói láo có chủ ý của mình, hay vì mục đích của người khác, hoặc vì một vài  quyền lợi nhỏ nhen nào đó.

(2)  Người ấy nói hai lưỡi; nghe điều gì ở chỗ này đến nói ở chỗ kia để gây chia rẽ những người này; nghe điều gì ở chỗ kia đến nói ở chỗ này để gây chia rẽ những người kia; như vậy, người ấy ly gián những người đang hòa hợp, là kẻ xúi giục ly gián, vui thú phá hòa hợp, ưa thích phá hòa hợp, khoái trá phá hòa hợp, là kẻ đưa ra những lời nói phá hòa hợp. (3) Người ấy nói lời độc ác; nói lời cộc cằn, nặng nề, làm tổn thương người khác, làm xúc phạm kẻ khác, đưa đến phẫn nộ, không đưa đến định tâm. (4) Và người ấy nói những lời phù phiếm; nói vào thời điểm không thích hợp, nói lời sai sự thật, nói lời vô nghĩa,  nói lời trái với Giáo phápGiới luật; vào thời điểm không thích hợp, người ấy nói những lời vô giá trị, vô lý, thái quá, không lợi ích. Như vậy là bốn loại cấu uế về lời nói.

 

          “ Và, này Cunda, thế nào là ba loại cấu uế về ý ? (1) Ở đây, có người tham lam; người ấy tham muốn tài sản của người khác và nghĩ rằng : ‘ Ôi, ước gì những tài sản của người khác trở thành của ta !’ (2) Hoặc người ấy có tâm sân và những ý định hận thù như thế này:‘ Cầu mong những loài hữu tình này bị giết, bị sát hại, bị cắt đứt, bị tiêu diệt, không còn tồn tại !’ (3)  Hoặc người ấy có tà kiến, có tầm nhìn điên đảo như thế này: “ Không có bố thí, không có kết quả bố thí, không có  tế lễ , không có kết quả tế lễ; không có kết quả các hành vi thiện ác; không có đời này, không có đời sau; không có mẹ , không có cha; không có các loài hóa sanh; không có các sa môn, Bà-la-môn trong đời này đã tự mình thành tựu thắng trí và tuyên bố cho đời này và đời sau được biết’. Đó là ba loại cấu uế về ý.

          “ Này Cunda, như vậy là mười loại ác nghiệp…Chính vì chúng sinh dấn thân vào  mười loại ác nghiệp này mà sau khi chết , các cảnh giới địa ngục, súc sinhngạ quỷ và những cảnh giới bất hạnh khác đang chờ đón họ.”

          “ Và này Cunda, có ba loại thanh tịnh về thân. Có bốn loại thanh tịnh về lời. Ba loại thanh tịnh về ý.

          “ Và, này Cunda , thế nào là  ba loại thanh tịnh về thân ? (1) Ở đây, có người   từ bỏ sát sanh, từ bỏ hủy hoại mạng sống. Dẹp bỏ roi và vũ khí, có lòng thương xót  quan tâm đến kẻ khác, sống với tâm từ đối với tất cả các loài hữu tình.(2) Từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho. Người ấy từ bỏ trộm cắp tài sản của người khác trong làng hay trong rừng. (3) Từ bỏ tà dâm, tránh xa tà hạnh trong các dục. Người ấy  không quan hệ tình dục với những phụ nữ được cha, mẹ che chở , được cha mẹ, anh,  chị em hay bà con che chở, , được Giáo pháp che chở,  những phụ nữ có chồng được pháp luật bảo vệ nếu ai xâm phạm họ; hoặc thậm chí với những phụ nữ đã đính hôn. Như vậy là ba loại thanh tịnh về thân

 

          “ Và, này Cunda, thế nào là bốn loại thanh tịnh về lời ? (1) Ở đây, có người từ bỏ  nói láo, không nói lời vọng ngữ.  Khi được gọi hầu tòa, hay dự một buổi họp,  hay đến chỗ có bà con thân quyến, hay đến các tổ hợp, hay đến trước mặt hoàng tộc, và được hỏi như một nhân chứng : ‘ Này hiền giả, hãy nói những gì ông biết ’, và  vì  không biết, người ấy  nói là ‘Tôi không biết’; và vì  có biết, người ấy nói : ‘ Tôi có  biết ’; vì không thấy, người ấy nói : ‘Tôi không thấy’, hoặc vì có thấy, người ấy nói: ‘ Tôi có thấy’. Như vậy, người ấy  không cố ý  nói láo vì mục đích riêng mình, hay vì mục đích của người khác, hoặc vì một vài  quyền lợi nhỏ nhen nào đó.(2) Người ấy từ bỏ nói hai lưỡi; không nói  hai lưỡi. Khi  nghe điều gì ở chỗ này không  đến nói ở chỗ kia để gây chia rẽ những người này; nghe điều gì ở chỗ kia không đến nói ở chỗ này để gây chia rẽ những người kia.  Như vậy, người ấy hòa hợp  những kẻ đang chia rẽ, là người khuyến khích tình thân hữu, là người  ưa thích hòa hợp, vui mừng trước sự hòa hợp, sung sướng trước sự hòa hợp, là người nói lên những lời nói cổ động cho sự  hòa hợp. (3) Người ấy từ bỏ  lời nói độc ác, không nói lời thô bạo.  Người ấy nói những lời dịu dàng, êm tai, dễ thương, thấm tận trái tim, lễ độ, được nhiều người ưa thích, được nhiều người vui lòng. (4) Người ấy từ bỏ nói lời phù phiếm, không nói những lời phù phiếm. Người ấy  nói đúng thời điểm thích hợp, nói  đúng sự thật, nói lời lợi íchnói đúng với Giáo phápGiới luật; vào thời điểm thích hợp  người ấy nói những lời đáng ghi nhớ, hợp lý, dung hòa, và lợi ích. Như vậy là bốn loại thanh tịnh về lời nói.

          “ Và, này Cunda, thế nào là  ba loại thanh tịnh về ý ? (1) Ở đây, có người không tham lam; người ấy không tham muốn tài sản của người khác và không nghĩ rằng: ‘Ôi, ước gì những tài sản của người khác trở thành của ta !’ (2) Người ấy bao dung và không có những ý định hận thù, người ấy nghĩ như thế này:‘ Cầu mong những loài hữu tình này sống hạnh phúc, không thù hận, khổ đau, và lo âu !’ (3) Người ấy có chánh kiến, có tầm nhìn đúng đắn  như thế này:  “Có bố thí, có kết quả bố thí, có tế lễ , có kết quả  tế lễ; có kết quả các hành vi thiện ác; có đời này, có đời sau; có mẹ, có cha; có các loài hóa sanh; có các Sa môn, Bà-la-môn trong đời này đã tự mình thành tựu thắng trí và tuyên bố cho đời này và đời sau được biết ’’.  Đó là ba loại thanh tịnh về ý .”

           “ Này Cunda, như vậy là mười loại thiện nghiệp…Chính vì chúng sinh dấn thân vào  mười loại thiện nghiệp này mà sau khi chết, cánh giới chư thiên, thế giới loài người, và những cảnh giới thiện lành khác đang chờ đón họ.”

                                        ( Tăng Chi BK IV, Ch XVII : 176, tr 585 – 594 )





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 23914)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :