- Chương I. CHÁNH KIẾN – Giới thiệu
- Chương II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂN – Giới thiệu 63
- Chương III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN - Giới thiệu
- Chương IV. CHÁNH NGỮ
- Chương V. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP – Giới thiệu
- Chương VI. LỢI LẠC CHO MÌNH và LỢI LẠC CHO NGƯỜI KHÁC - Giới thiệu
- Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH - Giới thiệu
- Chương VIII. TRANH CHẤP
- Chương IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
- Chương X. THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG
- LỜI KẾT
5. CÙNG SỬA SAI CHO NHAU
- Này các Tỷ-kheo, ta sẽ giảng cho các thầy về việc sống chung giữa những người bất thiện và việc sống chung giữa những người thiện. Hãy chú ý lắng nghe. Ta sẽ giảng.”
- “Thưa vâng, bạch Thế Tôn.” Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
- Và thế nào là việc sống chung giữa những người bất thiện, và những người bất thiện sống với nhau như thế nào ? Ở đây, vị Tỷ-kheo trưởng lão suy nghĩ như sau: ‘Một vị trưởng lão – hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên, không nên sửa sai ta. Ta không nên sửa sai một vị trưởng lão – hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên. Nếu một vị trưởng lão sửa sai ta, có thể vị ấy làm như vậy mà không có thiện cảm, không làm một cách có thiện cảm với ta. Lúc đó ta sẽ nói ‘Không !’ với vị ấy và sẽ gây rắc rối cho vị ấy, và thậm chí khi thấy tội của mình, ta cũng sẽ không sửa sai. Nếu một vị trung niên sửa sai ta…Nếu một vị thiếu niên sửa sai ta, có thể vị ấy làm như vậy mà không có thiện cảm, không làm một cách có thiện cảm với ta. Lúc đó ta sẽ nói ‘Không !’ với vị ấy và sẽ gây rắc rối cho vị ấy, và thậm chí khi thấy tội của mình, ta cũng sẽ không sửa sai.’
- Cũng vậy, vị Tỷ-kheo trung niên suy nghĩ như sau…, vị tỷ-kheo thiếu niên suy nghĩ như sau: ‘Một vị trưởng lão – hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên, không nên sửa sai ta. Ta không nên sửa sai một vị trưởng lão… và thậm chí khi thấy tội của mình, ta cũng sẽ không sửa sai.
Chính bằng cách này mà có việc sống chung giữa những người bất thiện, và chính bằng cách này mà những người bất thiện sống với nhau.
- Và thế nào là việc sống chung giữa những người thiện, và những người thiện sống với nhau như thế nào ? Ở đây, vị Tỷ-kheo trưởng lão suy nghĩ như sau: ‘Một vị trưởng lão – hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên, nên sửa sai ta. Ta nên sửa sai một vị trưởng lão – hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên. Nếu một vị trưởng lão sửa sai ta, có thể vị ấy làm như vậy với thiện cảm, chứ không phải làm mà không có thiện cảm với ta. Lúc đó ta sẽ nói ‘Tốt !’ với vị ấy và sẽ không gây rắc rối cho vị ấy, và khi thấy tội của mình, ta sẽ sửa sai. Nếu một vị trung niên sửa sai ta…Nếu một vị thiếu niên sửa sai ta, có thể vị ấy làm như vậy với thiện cảm, chứ không phải làm mà không có thiện cảm với ta. Lúc đó ta sẽ nói ‘Tốt !’ với vị ấy và sẽ không gây rắc rối cho vị ấy, và khi thấy tội của mình, ta sẽ sửa sai.’
“ Cũng vậy, vị Tỷ-kheo trung niên …, vị tỷ-kheo thiếu niên suy nghĩ như sau: ‘Một vị trưởng lão – hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên, nên sửa sai ta. Ta nên sửa sai một vị trưởng lão… và khi thấy tội của mình, ta sẽ sửa sai.
Chính bằng cách này mà có việc sống chung giữa những người thiện, và chính bằng cách này mà những người thiện sống với nhau.”
( Tăng Chi BK I, Ch II (VI):11, tr 146 – 148 )