Pháp, Thiền Vấn Đáp | HT. Giới Đức

09/07/20225:50 SA(Xem: 9654)
Pháp, Thiền Vấn Đáp | HT. Giới Đức
PHÁP, THIỀN VẤN ĐÁP | HT GIỚI ĐỨC 
TỔNG HỢP 16 BUỔI PHÁP THOẠI
.
Pháp, Thiền Vấn Đáp | Buổi 16 | HT Giới Đức | Ngày 05/07/2022
1- (10:35) Thưa thầy, Vợ chồng con năm nay đã trên 50 mà không có con. Hằng ngày chúng con ăn chay, tụng kinh, niệm Phật… cố gắng sống đời một Phật tử chơn chánh, mong nhờ phước báu hộ trì cho chúng con một mụn con, trai hay gái cũng được. Mấy tháng nay, vợ contin mừng, thật là tạ ơn Trời Phật. Tuy nhiên, chúng con vẫn lo lắng, canh cánh bên lòng những chuyện có thể xẩy ra: Ví dụ hư thai, sẩy thai, bé có khuyết tật hoặc ngũ quan không toàn hảo, bẩm sinh khí huyết không đầy đủ… Pháp Phật mầu nhiệm. Xin thầy chỉ dạy vợ chồng con sẽ sống ra sao, cầu nguyện thế nào; việc Phước nên làm những gì để bé sinh ra tương đối mạnh khoẻ và ngũ quan toàn hảo… Xin đội ơn Thầy.
2- (20:43) Bạch Ht., Con tu tập thiền bắt đầu bằng việc theo dõi hơi thở vào ra. Vì quá sơ căn nên khi nhớ khi quên, khi theo dõi được khi không! Hơi thở nó vô hình vô tướng nên đôi khi không nắm bắt được. Sực nhớ, có lần Ht. nói, nếu theo dõi như vậy thất bại thì nên niệm “phồng, xẹp”. Hít vô, bụng phồng lên, ghi nhận “phồng, phồng” thở ra bụng xẹp lại, ghi nhận “ xẹp, xẹp” - như phương pháp thiền của ngài Mahāsi. Xin Ht. cho con hỏi: Niệm hơi thở có thể là Định, cũng có thể là Tuệ. Vậy niệm “phồng, xẹp” có Định và có Tuệ không? Mong Ht. chỉ giáo!
3- (30:20) Bạch Sư Ông! Trong quyển Niệm Phật Luận của Thái Hư Đại Sư có nói rằng: - Niệm danh hiệu Phật A Di Đà một câu là tức khắc diệt được trọng tội sinh tử trong 80 ức kiếp. - Khi lâm chung chỉ cần 10 niệm (Phật A Di Đà) hiện tiền thì tức khắc được vãng sanh. - Trì danh hiệu Phật A Di Đà một ngày một đêm… thì tức khắc thấy Phật A Di Đà ngay trước mắt… Con biết bên Nam truyền không có Phật Di Đà và kinh Di Đà - nhưng con chỉ muốn hỏi: Sao quý sư không qua tu tập bên Đại thừa, niệm Phật A Di Đà, 1 câu là diệt hết trọng tội trong 80 ức kiếp, hoặc 10 niệm là được vãng sanh - đâu cần phải cõng mang, nghiên cứu cả Tam tạng Thánh điển, mà số lượng bằng 16 con voi kéo; phải tu tập 37 phẩm trợ đạo phức tạp và nhiêu khê như thế? Câu hỏi có khi không phải, mong Sư Ông hoan hỷ xá tội!
4- (34:00) Bạch Sư Trưởng cùng chư Tăng Ni HKST. Con có một vài thắc mắc trong Bát Chánh Đạo: - Về Chánh Niệm: Có một vị Đại Ht. bên Đại Thừa khi giảng về Chánh Niệm vị ấy dạy: Chánh Niệmtỉnh thức, Chánh Niệm là soi sáng… Còn bên Nam Truyền thì định nghĩa Chánh Niệm như thế nào? - Về Chánh Định: Từ lâu, ai cũng nghĩ Chánh Định cũng có từ Tứ thiền, bát định; nhưng rồi sau đó người có trí hiểu rằng, đấy là Định của Bà-la-môn tự ngàn xưa. Vậy, còn Định, được gọi là Chánh Định thì Định ấy như thế nào? Bởi vì chắc chắn phải có Định (Giới, Định, Tuệ). Xin chỉ giáo.
5- (46:40) Bạch ngài, Trong Thất Giác Chi: Niệm, trạch pháp, tấn, hỷ, an, định, xả - con thắc mắc 3 chi phần hỷ, an, định. Tại vì hỷ, an, định là lộ trình tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm là lộ trình của thiền chi (hỷ, an, định cũng tương tợ hỷ, lạc, nhất tâm). Vì đây là 7 chi pháp giác ngộ mà sao trong đó có lộ trình thiền định. Xin ngài giải nghi cho.
6- (53:53) Xin admin trang Ngoạ Tùng Am cho tôi gởi câu hỏi đến ngài trưởng lão Ht. là: - Con người sau khi chết đi về đâu? - Quả báo kẻ độc ác, gian ác sẽ ra sao? - Tội bất hiếu với cha mẹ thì nhận chịu quả báo như thế nào”? Cảm ơn admin!
7- (1:05:50) Thưa Sư Cả, Trong thế gian, ma quỷ là vô hình, nhưng có người thấy còn đa phần không thấy. Còn trong Phật giáo ma, quỷ có phải là một loại chúng sanh ở dạng vô hình như thế gian quan niệm? Nhân và quả của loại ma, quỷ ấy ra sao? Và, cũng theo Phật giáo, ma quỷ ấy có nhập vào người này người kia hay không?
8- (1:06:21) Thưa Ht. và quý sư. Nhà ở của con có một căn phòng nhỏ trên gác, không sang trọng gì nhưng sạch sẽ, tươm tất - ở đấy con có thờ một tượng Phật Thái mạ vàng… Nơi ấy con dành để tịnh tâm, đôi khi lại đọc tụng một vài biến kinh. Con trân quý không gian ấy, nhưng con không đốt đèn, xông trầm hay thắp hương… sợ ô nhiễm. Con thường cắm một bình hoa, thường là hoa quý, đẹp, Thỉnh thoảng con cũng cúng một đĩa quả, loại quả tươi, đẹp… Con thích những Cái Đẹp để cúng Phật. Thưa Ht., con là nữ thích mình đẹp! Nhưng con chưa rõ hoàn toàn, là dâng cúng hoa quả đẹp hằng ngày như vậy, phước quả mai hậu sẽ ra sao ạ?
9- (1:07:22) Thưa Sư, Con thấy 5 triền cáiche lấp, che mờ tâm trí trong tu tập cũng như trong sinh hoạt đời thường. Tuy con biết theo giáo pháp - là nếu tu tập thiền chỉ - khi 5 thiền chi tầm, tứ, phỉ, lạc, nhất tâm xuất hiện thì nó đối trị 5 triền cái: hôn trầm thuỵ miên, nghi, sân, trạo cử và dục. Biết vậy nhưng con không tu thiền được, nên con muốn hỏi, người bình thường muốn đối trị 5 triền cái nhưng không tu thiền chỉ có được không? Và cách tu tập ấy ra sao!
10- (1:08:04) Bạch ngài, Con ở Hà Nội, con thường hay nghe pháp của ngài và hay xem những sinh hoạt của chùa, nhất là hình ảnh trì bình khất thực mỗi buổi sáng Chủ Nhật Vàng. Hình ảnh ấy tưởng như là Đức Phậtchư Tăng thời xưa hiện về. Con chợt nuôi dưỡng ý nguyện được xuất gia tu học. Nhưng con chưa rõ, là một thanh niên muốn xuất gia phải cần có những điều kiện gì? Xin ngài chỉ giáo!

Pháp, Thiền Vấn Đáp | Buổi 15 | HT Giới Đức | Ngày 28/06/2022
1- (3:00) Kính bạch Ht., Con là tỳ-khưu Bắc phái, con thường đọc tụng kinh Thủ Lăng Nghiêm - có tích truyện Dâm Nữ Ma Đăng Già - đọc chú quyến rũ Tôn giả A Nan. Ngài vốn là bậc Thánh Nhập Lưu mà vẫn bị dính bẫy của Ma Đăng Già - như là bài học cho Thanh niên Tăng thời nay trước mọi cám dỗ về sắc dục. Bạch Ht., Nam Tông không có kinh Thủ Lăng Nghiêm - nhưng không biết có tích truyện này không, và tích truyện ấy nó ra sao, chuyện Ma Đăng Già ấy ra sao?
2- (10:38) Bạch ngài Trưởng lão cùng chư Tăng, con có thuộc câu Kinh Lời Vàng: “Như ong kiếm tí mật thôi, Sắc hương chẳng hại, lá chồi cũng không! Khẽ khàng chút nhuỵ lót lòng, Bậc Thánh cũng vậy, thong dong vào làng…” Hình ảnh chư Tăng HKST đi trì bình sáng Chủ Nhật Vàng rất đẹp, rất trân quý… như bản sao lưu hình ảnh Đức Phậtchư Tăng thuở xưa làm cho chúng con xúc động tâm linh. Chúng con vốn ở xa, mong được đặt bát một lần trong đời để gieo duyên với giáo pháp - nhưng tuần nào Nhà Chùa cũng không thông báo lộ trình… làm cho chúng con chẳng có cơ hội nào cả. Nhà Chùa như cắt đứt duyên lành của chúng con vậy. Xin ngài và chư Tăng cho biết lý do tại sao ạ?
3- (17:37) Thưa Thầy. Con là Phật tử Bắc phái, con không học nhiều, biết nhiều về giáo pháp giác ngộ, giải thoát… nhưng con và cả đại gia đình con cháu đều có thọ trì tam quy, ngũ giới và hằng làm các việc lành. Chúng con thường cúng dường Tam Bảo, hộ độ chư Tăng Ni, từ thiện xã hội, ấn tống kinh sách, hùn công đức xây chùa tháp, giúp các quỹ dưỡng lão, cô nhi, phóng sanh… Con không biết là những việc lành ấy có phải là Ba-la-mật không? Vì con nghe Thầy hay giảng là ai tu tập cũng phải có Ba-la-mật cả ạ.
4- (20:44) Thưa Sư Ông. Người thực hành Minh Sát Tuệ thì luôn với Như Lý Tác Ý (Yonisomanasikāra) có nghĩa là Như Chân Như Thật khởi ý nghĩ hay khởi tư duy. Ví dụ, vô thường thì khởi tư duy đúng với vô thường; khổ thì khởi tư duy đúng với khổ; vô ngãbất tịnh cũng y như thế. Nếu khởi tâm ngược lại, sai hướng thì gọi là Phi Như Lý Tác Ý (Ayonisomanasikàra).Vậy cho con hỏi: Trường hợp 1, vị ấy có thể đi vào dòng Thánh, đắc Đạo, Quả. Còn quả báo của những hành giả Phi Như Lý Tác Ý sẽ ra sao?Còn nữa, đệ tử chưa minh sát nổi như trường hợp 1, nhưng đệ tử cũng thường thực tập minh sát về việc lành, như giữ giới, bố thí cúng dường, các Ba-la-mật hay hành thiền… thì quả báo sẽ ra sao ạ?
5- (29:01) Bạch Ngài. Mấy tháng nay, con thường nghe ngài giảng trên FB, trên Youtube… nên hiểu rằng, người tu Phật, là cư sĩ phải có Tam Quy, Ngũ Giới và biết tịnh tâm tham thiền. Đấy là căn bản. Nhưng bạch ngài, con ở miền Bắc, đến chùa này, chùa kia… con thấy mình chưa đặt Đức Tín với các vị Sư, Thầy nào cả - có nghĩa là con chưa có Tam Quy… Vậy xin ngài cho con hỏi, con không có Tam Quy nhưng con hằng sống tốt, trong tâm vãn quý kính Tam Bảo… vẫn làm lành lánh ác, thỉnh thoảng con cũng tự nguyện thọ bát quan trai tháng 4 ngày. Không biết trường hợp của con có tu tập đúng chánh pháp không? Nói cách khác, tu tập mà chưa thật sự quy y với một vị Sư, Thầy nào cả có được không ạ? Xin ngài và chư Tăng chỉ giáo!
6- (35:12) Thưa Thầy, Có lần con nghe thầy giảng về 4 loại thức ăn, nghe đến chỗ thày kể chuyện thọ dụng vật thực (Đoàn Thực) phải quán tưởng như ăn thịt con mình khi đi qua sa mạc… mà vô cùng kinh cảm, sợ hãi. Vậy biết làm thế nào thầy ơi! Vật thực hiện nay cao sang, mỹ vị… đầy cám dỗ. Xúc Thực thì qua mắt tai mũi lưỡi thân… phô bày gợi dục, gợi cảm… khả ái, khả lạc… Tư Niệm Thực thì khó tránh khỏi thời đại 4.0… khó nuôi dưỡng niệm lành. Như vậy thì Thức Thực, thức tái sanh chắc phải đoạ vào 4 đướng ác thôi. Xin Thầy chỉ giáo cách tu tập nào về 4 loại thức ăn này - để ngăn ngừa quả báo khổ đoạ trong tương lai. Câu hỏi này vô cùng khẩn thiết đối với con - vì con là tu sĩ còn sơ cơ…
7- (42:40) Thưa Sư Ông, Con sống trong môi trường không được tốt. Xung quanh con đa phần là những người làm con bực mình, khó chịu. Con thường cáu gắt, nổi nóng, giận tức… kể cả trên các mạng truyền thông… sao con người thời nay xấu xa, độc ác, dâm tà, vô luân, vô đạo… đến như thế được! Con đã nổi giận một cách vô ích, chỉ làm khổ mình thôi! Nhưng con không biết cách làm chủ được cơn sân. Xin Sư Ông chỉ bày cho phương pháp đối trị các cơn giận!
8- (53:00) Thưa Thầy, Theo lời dạy Thầy dạy, con đọc Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Ngay từ ý nghĩa của hai chữ Đạo và Đức trong Đạo Đức Kinh cũng rất lạ với con. Đạo đức con hiểu ý nghĩa bình thường là những khái niệm luân thường chuẩn mực đạo lý của con người. Nhưng nghĩa của chữ đạo và đức trong đạo đức kinh của Lão Tử thì hoàn toàn khác: - Đạo là thể, là bản nguyên của vũ trụ. - Đức là cái dụng của đạo. Ý nghĩa này thật lạ đối với con, nếu không hiểu đúng ý nghĩa của hai từ chủ đạo này thì khó thể nào đi vào đọc để hiểu Đạo Đức Kinh của Lão Tử được. Kính Thầy từ bi dành ít thời gian quý báu của buổi Pháp, Thiền Vấn Đáp giảng cho chúng con ý nghĩa thâm sâu của hai từ này và nội dung cốt lõi của Đạo Đức Kinh. Nội dung này có sự đồng nhất như thế nào với nội dung tinh yếu của lời dạy của Đức Phật ạ?
.
Pháp, Thiền Vấn Đáp | Buổi 14 | HT Giới Đức | Ngày 22/06/2022
1- (2:14) Bạch Ht., Con học và tu theo Tứ Diệu Đế. Tu theo Tứ Diệu Đế nghĩa là tu tập Bát Chánh Đạo. Tu Bát Chánh Đạo để thấy ra Diệt Đế. Nhưng con thắc mắc, hoài nghiDiệt đế là diệt hết không còn gì - không còn gì thì có gì hư vô, ngoan không? Chẳng lẽ tu là để không còn gì cả hay sao? Để đạt hư vô, đạt ngoan không hay sao ạ? Đội ơn Ht.!
2- (11:30) Kính bạch thầy! Thời gian gần đây trên mạng xã hội lan truyền clip vị sư Tây Tạng bị nữ diễn viên nổi tiếng người Ấn Độ vu oan. Trước đám đông, vị sư ấy vẫn chấp nhận xin lỗi dù mình không hề có lỗi và cũng không có một lời biện minh nào cả. Sự việc cứ tưởng rằng là xong cho đến khi một clip khác lan truyền để chứng minh sự việc trên vị sư bị hàm oan. Đến lúc này, vị sự ấy mới lên tiếng, khuyên mọi người không nên chỉ trích nữ diễn viên kia nữa và hãy tha thứ vì không ai là hoàn hảo cả. Con thật khâm phục vị sư này vì còn quá trẻ mà lại có tâm rộng lượng và điềm tỉnh như vậy. Con cũng biết rằng, trong quá khứ rất nhiều vị đệ tử đức Thế Tôn gặp nững chuyện tương tự. Vậy thì nhân quả của các trường hợp này là gì? Và cách tu tập để có tâm thái bình thản trước nghịch cảnh như thế nào ạ? Kính tri ân thầy.
3- (17:52) Bạch Ht., Đệ tử không hiểu mấy cụm từ: Phiền não Niết-bàn và Ngũ uẩn Niết-bàn. Mong Ht. cho đệ tử lời giải.
4- (22:07) Thưa ngài cùng chư Tăng Ni, Đời sống thế gian này quả thậtmệt mỏi, dường như là phải vật lộn, tranh đấu suốt cả cuộc đời. Từ xưa đến nay, dù đi cho hết kiếp quả địa cầu thì con người vẫn vậy: - Đói nghèo quá thì phải tìm kế mưu sinh để vươn lên đủ ăn, đủ mặc… - Khổ cực quá, khổ thân, khổ tâm... thì phải tìm cách xa lìa cái khổ để được an vui,… - Làm ăn thất bại thì phải cố gắng, nỗ lực cho được thành công… Nói tóm lại, ai ai cũng phải sống bị đoanh vây giữa khổ vui, thành bại, được mất, khen chê, vinh nhục… đau khổ hạnh phúc… Vậy thì làm sao chúng con thoát ra được cái tròng ấy? Kính tri ân ngài và chư Tăng Ni.
6- (27:12) Thưa Ôn, Con là tăng sinh trẻ thuộc Đại thừa. Con thường tụng Đại Bi, thập chú, Di Đà, Lăng Nghiêm… Trong kinh Thủ Lăng Nghiêmlời nguyện của Tôn giả A Nan, có đoạn: “Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập Như nhất chúng sanh vị thành Phật Chung bất ư thử thủ Nê hoàn…” Đoạn này có 2 chỗ con không hiểu: - Ngũ trược ác thế là gì mà ngài A Nan nguyện vào đó trước tiên để cứu độ chúng sanh? Và, nếu có một chúng sanh chưa thành Phật thì tôn giả không vào Niết-bàn? Nay tôn giả ấy đã Niết-bàn rồi mà chúng sanh hiện nay thì… đã thành Phật đâu? - Theo Sử Theravāda thì tôn giả Ananda chỉ đắc quả A-la-hán trong kỳ kết tập Phật ngôn sau Phật Diệt độ 3 tháng. Và nếu một vị đắc quả A-la-hán rồi - thì không thể đắc quả Chánh Đẳng Giác được. Xin Ôn từ bi giảng giải cho con với ạ? Tôn kính.
7- (35:34) Bạch Ht., Con là tỳ-kheo-ni Bắc phái nhưng lại tu theo Tứ Niệm Xứ mà Ht. đã giảng dạy nhiều nơi. Con đã lớn tuổi, muốn có Pháp để nương tựa cuối đời nên hành thiền khá tinh tấn, ngày 4 thời theo lộ trình tịnh chỉ. Gần đây con bị 2 trở ngại là hay buồn ngủ và đói bụng, nhất là ban đêm. Chính chúng làm trở ngại cho việc hành thiền của con. Xin Ht. chỉ dạy cho con pháp đối trị. Đội ơn Ht.
8- (44:07) Thưa Thầy, Con ở trong lớp Phật Học Căn Bản ở Úc của Thầy. Con xin được giấu tên vì sợ các chị rầy la làm phiền Thầy. Số là chị Lan Vân có dâng Thầy 4 câu thơ chữ Hán, ai cũng khăn hay nhưng mà con lại không hiểu nghĩa: “Khổ hải trầm u vô lượng kiếp, Phiêu lung tầm đạo mịch chân tu; Dĩ lai sơ ngộ thiền quang dẫn, Ý nguyện nhất tâm kính Đạo Sư.” Xin Thầy từ bi hạ cố giải nghĩa cho con với ạ. Kính tri ân Thầy!
9- (47:37) Thưa Ôn, Người già đang bệnh tật nhưng lại suy nghĩ mình không được sống bao lâu nữa, vậy nên mở Kinh, pháp gì để người ấy nghe ạ?

Pháp, Thiền Vấn Đáp | Buổi 13 | HT Giới Đức | Ngày 14/06/2022
1- (7:20) Kính bạch ngài, con nghiên cứu Tứ Diệu Đế được mấy tháng nay… và khi thực hành thì con tu tập Bát Chánh Đạo. Tuy nhiên, khi nghe nhiều bài giảng của quý thầy, quý sư… con thấy Chánh Niệm các vị giảng hơi khác nhau. Ví dụ: - Là niệm tưởng chơn chánh. - Ghi nhận trọn vẹn đối tượng. - An lập thực tại. - Nắm bắt thực tại - Chụp bắt như thực đối tượng. - Trọn vẹn với Cái Đang Là ... Còn nhiều nữa. Con vô cùng hoang mang. Xin ngài cho con nghe một ngữ nghĩa chính xác để con có thể tu tập được. Tri ân ngài cùng chư Tăng Ni.
2- (18:50) Kính lạy Ht., Con hỏi một câu hơi ngớ ngẩn nhưng vì nó đeo bám trong óc hoài, xin Ht. tha thứ. Rằng là Giáo pháp của Theravāda cụ thể, thiết thực, dễ nắm bắt, dễ thực hành… Sự thực ấy đã được minh chứng bằng hằng trăm cơ sở tu tập thiền minh sát trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nếu so về lượng, dù các nước Theravāda như Tích Lan, Thái, Miến, Cao Miên, Lào… là quốc giáo đi nữa … thì vẫn ít hơn so với Đại thừa trên thế giới? Đơn cử như Việt Nam - nhiều chùa Đại thừa đông hằng ngàn tín đồ… còn Nguyên thuỷ vẫn rất ít ỏi. Con không hiểu tại sao? Nếu câu hỏi của con vô ích thì Tăng đoàn có thể xoá bỏ! Kính.
3- (25:30) Thưa Ht., Do hoàn cảnh gia đình, con phải sinh sống tại một hòn đảo ngoài khơi Phan Thiết. Ở đây không có sư, thầy nào giảng thiền, dạy thiền. Hiện con sưu tầm trên mạng rất nhiều bài giảng vả cũng đọc được rất nhiều sách của Ht. Con đọc lui đọc tới bộ Đại sử MCĐMVNN - rồi con lấy kiến thức Phật học ở đây để tu tập Tứ Niệm Xứ rất tinh cần… Vậy xin hỏi Ht., con tu tập như vậy, có thể nào con sẽ được Vào Dòng - khỏi rơi đoạ vào 4 đường ác được không ạ? Xin tri ân Ht.!
4- (32:30) Bạch ngài, Con thường nghe pháp của Ht. Viên Minh và ngài. Ngài Viên Minh giảng cao quá, con khó lãnh hội thấu đáo; nhưng ngài lại hay giảng thuận thứ nên con dễ lãnh hội hơn. Mới đây, ngài Viên Minh giảng, có 2 đoạn con thật sự không hiểu hết. Đó là: - Kinh điển là một trở ngại. - Niết-bàn là đại mộng. Quả thật con rất hoang mang. Mong ngài chỉ giáo ạ!
5- (40:27) Bạch Ht. cùng chư Tăng Ni. Câu hỏi của con có tính cách kinh điển chứ không phải có nội dung tu tập - nhưng cứ mãi thắc mắc không yên. Đấy là: Con có nghe một vị Ht. người Myanmar giảng rằng: Các vị Phạm thiên nhờ có tai nên có thể nghe pháp để đắc đạo quả được; còn các vị Phạm thiên vô sắc không có tai nên không nghe pháp được nên không thể đắc đạo quả? Sự thực này như thế nào, mong Ht. cùng chư Tăng Ni giải thích giúp con. Kính tri ân Ht.!
6- (48:58) Thưa thầy, Con được coi là Phật tử vì có Tam quyNgũ giới. Nhưng ngũ giới thì con lại phá giới hoài. Con rất bất an. Tuy nhiên, tâm con lại cứ muốn tu. Vậy cho con hỏi: - Làm thế nào để khỏi bất an, ray rức khi con phạm giới? - Con còn muốn tu sa-di và tỳ-kheo nữa và nếu con quyết tâm thì đời này có thể đắc được pháp, đắc được thiền, đắc được đạo quả không ạ? Tri ân thầy.
7- (55:50) Bạch ngài cùng chư Tăng Ni, Con thường thấy một số người đã chết rồi, thân thể và tay chân lạnh ngắt, cứng đơ… nên cho vào quan tài đóng lại. Tuy nhiên, người chết kia lại tự hồi sinh, sống lại… Hiện tượng ấy phải được giải thích làm sao theo giáo lý của đức Phật ạ? Cảm ơn ngài và chư Tăng Ni.

Pháp, Thiền Vấn Đáp | Buổi 12 | HT Giới Đức | Ngày 07/06/2022
1- (5:15) Bạch ngài, Con là tu sĩ Bắc phái nhưng con lại tu tập Tứ niệm xứ của Nguyên thuỷ! Nhờ ngài, con mới hiểu là “Quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã” là Tứ niệm xứ của đại thừa chưa rốt ráo. Tuy nhiên, con lại rất bối rốiTứ niệm xứ của Nguyên thuỷ lại có nhiều cách giảng và giải thích khác nhau. Mong ngài chỉ bày cho con cách dễ hiểu, dễ hành… mà cũng là cốt lõi, tinh yếu nhất! Con kính tri ân.
2- (14:18) Kính bạch Sư Ông, Con xin có câu hỏi về giới luật: Khi được học giới bổn, con được dạy rằng, y nội của sa-di không được phép may có điều, chỉ có tỳ-kheo mới được mặc y nội có điều. Con rất thắc mắc và không biết điều luật này nằm ở đâu trong quyển giới bổn nào? Mà con thấy y vai trái của sa-di cũng có may điều mà? Con đã suy nghĩ, nhưng không thông suốt được, xin Sư Ông giúp con ạ. Con xin tri ân!
3- (19:56) Thưa Thầy, Con không có duyên với việc hành thiền hay sao - mà mỗi lần ngồi chừng 10 phút thì phát sanh: - Hồi hộp… rồi như hụt hơi… - Tim thì đập loạn xạ… Xin Thầy cho con biết lý do tại sao và cách đối trị ạ?
4- (24:29) Kính bạch Thầy, Xin Thầy từ bi cho con hỏi một vấn đề về việc xuất gia ạ. Như con thấy ở một số nước có truyền thống Phật giáo hoặc ở phía Nam của nước ta việc xuất gia thọ giới đắp y khá là dễ dàng, ngược lại phía Bắc thì khó khăn hơn, phải cần thời gian thử thách rồi mới cho xuất gia thọ giới. Như vậy thì có ưu và nhược điểm gì ở hai trường hợp này ạ? Con kính tri ân thầy ạ!
5- (30:12) Bạch Ht., Con có nghe vài lần Ht. chỉ dạy cách đối trị Sân mà chưa được nghe cách đối trị Tham. Đời con bị lôi cuốn, bị dính mắc, bị khổ sở… vì nhiều tham muốn quá. Từ khi được nghe Pháp, học Pháp… con khởi đức tin muốn thay đổi cuộc đời, thay đổi tâm tánh… nên con muốn tu cho bớt tham muốn để đời sống được nhẹ nhàng, thảnh thơi hơn. Mong Ht. chỉ dạy.
6- (40:04) Dạ thưa Sư Ông, Nếu như sau khi chếttái sinh tức khắc vậy thì thờ phụng tổ tiên ông bà quá vãng… mồ mả, hóa chả là vô nghĩa phải không ạ? Vấn đề này làm con trăn trở mãi, xin Sư Ông khai thị ạ?
7- (45:48) Thưa Ht. cùng chư Tăng Ni, Theo con và chư Phật tử đều biết rằng, hành thiền đưa đến sự định tĩnh tâm hồn và trí tuệ được sáng suốt. Lợi ích ấy dường như là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, có vị thiền sư rất uy tín ở Myanmar có nói với thiền sinh rằng: “Hành thiền dễ đưa đến ngã mạn và chấp trước!”. Vậy, con là một Phật tử - con sẽ hiểu sao về mâu thuẫn trên? Tri ân ngài!
8- (48:42) Thưa Ht., Có vài lần Ht. có giảng dạy là trong 6 cõi trời Dục Giới có 2 cõi đáng sống nhất là Đao Lợi vả Đẩu Suất. Con căn cơ thấp thỏi, không dám nghĩ đên giác ngộ giải thoát - chỉ mong tu kiếp sau được sinh lên 1 trong 2 cõi ấy. Xin Ht. hoan hỷ chỉ bày nhân tu tập cặn kẽ để con có thể hành trì… Đội ơn Ht.

Pháp, Thiền Vấn Đáp | Buổi 11 | HT Giới Đức | Ngày 24/05/2022
1- (04:30) Kính bạch Thầy và chư Tăng Ni, Con xin hỏi mà có lẽ cũng nhiều người thắc mắc. Qua buổi Pháp, Thiền Vấn Đáp vừa rồi có nói "vong linh" điều có thật? Con xem trên mạng có một vị thầy nói là chết đi con người phải đi tái sinh ngay không thể tồn tại 49 ngày hay 100 ngày, vấn đề này thực hư thế nào ạ?
2- (11:35) Thưa Thầy, khi trong tâm con có phát khởi một nguyện lực thì làm thế nào để có thể thành tựu nguyện lực đó ạ?
3- (16:00) Thưa Thầy và thưa đại chúng HKST, con có nghiên cứu sử thế giới - và con thắc mắc tại sao dân miền Bắc luôn có binh lực mạnh mẽ họ luôn đánh chiếm miền nam. Ví như tại Ấn Độ cổ xưa, tộc người Aryan từ miền Bắc đánh chiếm tộc Dravidien? Trung Quốc cũng vậy là các tộc người phương Bắc như Mông Cổ, Mãn Châu tràn xuống đáng chiếm Bắc Hàn, Nam Hàn cũng vậy. Việt Nam cũng thế - từ bờ sông Dương Tử bị đánh đuổi xuống và hiện tại miền Bắc đánh thắng miền Nam… Trong lịch sử chưa có nước nào từ Nam đánh chiếm lên Bắc ạ?
4- (19:40) Thưa Thầy, trong buổi Pháp, Thiền Vấn Đáp, Thầy đã giảng về hơi thở quán pháp thứ 13 Vô Thường Tùy Quán rất rõ ràng, và cũng rất gần với các Tuệ Minh Sát từ 1 đến 4, là tuệ thấy danh sắc, tuệ thấy nhân duyên, tuệ thấy duyên diệt và tuệ thấy sanh diệt. Riêng hơi thở quán pháp thứ 14 là Ly Dục Tùy Quán, có phải là quán trạng thái tâm đã ly dục như thất giác chi: niệm - trạch pháp - tinh tấn - hỷ - khinh an - định - xả? Và có phải là tương đương với các tuệ minh sát từ tuệ thứ 5 đến tuệ thứ 11 là tuệ diệt, tuê kinh sợ, tuệ nguy hiểm, nhàm chán, tuệ muốn giải thoát, tuệ suy tư, và tuệ hành xả trong 16 tuệ minh sát.
5- (23:56) Bạch Thầy, chiều nay trong khi con đang ngồi học thì đưa mắt ra ngoài ngắm cảnh thì thấy cây cối, rừng núi, lá cây phấp phới, thấy người đi tham quan, thấy chim hót. Lúc đầu, con thấy nó rất tự nhiên, sau nó bắt đầu định danh như gió, người lớn, trẻ nhỏ, người nam, người nữ, chim... tiếp theo phát sinh tưởng tượng. Con thấy vậy và con quay trở lại không để tưởng dẫn dắt nữa, có phải mình chỉ nên thấy như lúc đầu đúng không ạ? Con thấy nó diễn ra rất nhanh, vậy nên nếu để được cái thấy hồn nhiên trong sáng đó thì cần phải thực sự tỉnh giác nhiều hơn, mới không bị nó dẫn dắt đi. Con thấy tiến trình nó diễn ra như vậy có đúng chưa ạ?
6- (27:15) Thưa Thầy và chư Tăng, con có câu hỏi vế A-tỳ-đàm. Bất cứ ai cũng có danh-sắc, nhưng có thể nào một người đang sống không có “danh” mà chỉ có sắc trong thời gian ngắn? Nếu có thì mới tình trạng một người lên đồng hay ma nhập tức là “danh” từ nơi khác gá vào sắc pháp này. Nếu không thì giải thích thế nào về hiện tượng lên đồng hay ma nhập ạ?
7- (33:47) Thưa Thầy, con 24 tuổi mới tìm hiểu về thiền định. Có lần con tới một chùa Bắc tông, quý thầy dạy con quán hơi thở; con cũng ngồi theo con quán hơi thở đến khi thấy nó ngắn lại đến mức gần như tắt thở. Lúc này, phần thân dưới có cảm giác như tê tê và nhẹ hẳn lên. Có lần khác thì người và mặt con cứ rần rần, lúc đó con rán tập trung cao độ vào hơi thở thì thấy nóng và một đốm sáng trong mắt lòa ra, vì chưa có kinh nghiệm nên con sợ quá buông thả sự chú tâm - mở mắt ra. Con không biết liệu lúc đó con có nên cố gắng tập trung tiếp không ạ?
8- (40:06) Bạch Thầy, Xin Thầy giải đáp thắc mắc giúp con ạ. Trong giới luật, Đức Phật không nhận vật phẩm cúng dường là thịt sống hoặc đồ ăn còn mầm sống. Vậy có được nhận nhưng loại hoa quảhạt giống bên trong như ổi, táo... không ạ?
9- (45:40) Dạ bạch Thầy! Có một điểm con đang thắc mắc về hai chữ “như thực” cũng như trong cách thực hành của con trong thời gian qua. Con xin được trình bày và kính mong Thầy giải đáp giúp con ạ. Thường thì con hay nghe chỗ này chỗ kia, hay nghe mọi người và một số vị sư chia sẻ về cách quán sát tâm mình trong lúc khởi lên cơn sân, hầu như con đều nghe họ nhắc đến hai chữ “như thực”. Khi có một pháp đến tác động lên thân tâm khiến cho tâm mình nổi sân, thì mình nên bỏ qua đối tượng và trở về hiện quán xem những cảm xúc, những tác động trên thân tâm mình, trở về quan sát một cách "như thực" và không dùng lý trí hay tình cảm để xen dự vào, nó sao thì mình quan sát nó đang diễn tiến như vậy thôi, thì lần hồi cơn sân sẽ tự động lắng giảm. Con cũng hay thực tập như vậy, và quả thật sau nhiều lần như vậy con cũng cảm nhận được diễn tiến cơn sân cũng như sự lắng giảm lần hồi của nó. Nhưng con lại khởi lên một thắc mắc như thế này, tại sao mỗi lần cơn sân có mặt con đều quan sát nó, hiện quán nó, như thực nó, nhưng những lần sau cơn sân vẫn dễ khởi như thường, ít nhiều gì qua nhiều lần quan sát như thực như vậy thì mình cũng phải có một kinh nghiệm hay một nội lực gì đó để mà ngăn cản cơn sân ngay từ lúc ban đầu, chứ tại sao cứ đợi cơn sân tác động lên thân tâm mình lúc ấy mình mới "như thực" quan sát. Và hai chữ "như thực" này nó có thật sự "như thực" hay không, hay nó cũng chỉ là do tưởng và thức của mình dệt thành. Có lần con cũng nghe Thầy cũng có hai loại là "như thực" chân đế, và "như thực" khái niệm, đã là khái niệm thì sao mình còn gọi nó là "như thực" thưa Thầy?

Pháp, Thiền Vấn Đáp | Buổi 10 | HT Giới Đức | Ngày 10/05/2022
1- (4:30) Xin Ht. và chư Tăng cho con hỏi mấy điều: - Lễ Phật Đản có phải là ngày giáng sinh của Đức Phật không? - Tại sao bên Đại thùa gọi là lễ Phật Đản mà bên Nguyên thuỷ và hầu hết trên thế giới lại gọi là lễ Vesak? - Và tại sao Nguyên thuỷ và trên thế giới chỉ tổ chức ngày Rằm - còn Đại thừa lại tổ chức từ ngày mồng 8 đến Rằm ạ? Xin đội ơn Ht. và chư Tăng!
2- (12:39) Bạch ngài, Cứ mỗi dịp lễ Phật Đản về, con lại thắc mắc, hình ảnh thái tử đi 7 bước trên 7 đoá sen, tại sao lại 7 mà không 8,9,10? Còn nữa, còn một tay chỉ thượng, một tay chỉ hạ rồi tuyên bố: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”? Trời đất ơi! Một cậu bé vừa ra đời mà sao lại đại ngã mạn như vậy? Tại sao dám cả gan tuyên bố, trên trời, dưới trời chỉ có Ta là “độc tôn”? Trong khi dó, tinh yếu cốt lõi giáo pháp của ngài là Vô Ngã? Xin ngài và chư Tăng khai thị?
3- (28:57) Bạch Ht. cùng quý sư, Con thường nghe quý sư, thầy hay một số Phật tử tu học lâu năm thường hay nói câu: “Vạn sự tuỳ duyên” khi gặp việc gì, sự cố gì đó xảy ra! Theo con nghĩ, người Phật tử khi gặp việc gì, sự cố gì thì phải chú tâm, quan sát - chính xác hơn là chánh niệm tỉnh giác để xử lý sự việc đó… chứ ai đời lại tuỳ duyên, tuỳ duyên… cái gì cũng tuỳ duyên…giống như thả xuôi, buông xuôi... có vẻ tiêu cực quá ạ! Xin Ht. cho con một lời dạy.
4- (38:42) Bạch Ht., Con là Phật tửgia đình vợ con và bận rộn khá nhiều về sinh kế… Con cố gắng tu giữ giới, bố thí, cúng dường… Giữ 5 giới đã rất khó khăn; còn bố thí, cúng dường - do chật vật về bạc tiền nên cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, trên mạng có một số cư sĩ giảng pháp, dạy thiền, còn “gián tiếp” tuyên bố mình đắc đạo, đắc thiền nữa… Con nghĩ, đời sống gia đình thì vợ chồng ân ái, đời sống với ngũ dục hằng ngày… con cái trăm chuyện phải lo toan… thì làm sao có thể tu tập nghiêm túc, đắc cái này, đắc cái kia được? Hay họ chỉ là kẻ nói dối? Làm thế nào để kiểm tra những lời tuyên bố ấy là thực hay giả ạ? Xin Ht. chỉ giáo!
5- (47:49) Thưa ngài và quý sư, Con vừa đọc bài Pháp Có 1 Chi Phần: Hành (sankhāra) và con hiểu hành là lăng xăng tạo tác các nghiệp 3 cõi 6 đường. Trong lúc dó, tư (cetanā) cũng có nghĩa là tạo tác, là nghiệp 3 cõi, 6 đường? Vậy, hành và tư giống nhau hay sao? Hay là có khác nhau nhưng con chưa hiểu thấu ạ? Xin ngài và quý sư hoan hỷ giảng giải ạ.
6- (53:46) Thưa Ht., Đệ tử rất bối rối về Tuỳ niệm Phật vì mỗi thiền sư, pháp sư giảng nói khác nhau. Xin được đơn cử: - Ví như Ht. hay giảng là nên niệm Buddho, Buddho… hay Araham… Araham… - Có vị dạy nệm Ân Đức Phật - có 9 hồng danh - chẳng lẽ phải nghĩ tưởng đến cả 9 ân đấy hay sao? - Có vị dạy phải tưởng tượng hình ảnh Đức Phật trước mặt, nhiếp tâm vào hình ảnh ấy… Xin Ht. giải thích rõ cho đệ tử ạ.

Pháp, Thiền Vấn Đáp | Buổi 9 | HT Giới Đức | Ngày 04/05/2022
1- (01:20) Bạch Ht., Tuần trước có câu hỏi về 4 loại thức ăn. Hôm đó, chư Tăng Ni đã giải thích khá rõ ràng về ngữ nghĩa của 4 loại thức ăn ấy. Về phần tu tập 4 loại thức ăn thì Ht. bảo mọi người xem lại bài kinh gì đó. Quả thật con không rành tìm kiếm, chỉ xin Ht. giải thích cặn kẽ nhưng ngắn gọn để cho con dễ nắm bắt và cũng dễ tu tập. Xin Ht. hỷ xả!
2- (16:27) Bạch ngài, Con thấy tại các trường Đại học tại Ấn ĐộTích Lan có rất nhiều giảng viên là cư sĩ, thậm chí giáo sư là Bà-la-môn hay Hindu giáo. Đấy là về pháp học, còn pháp hành, thì một nam nữ cư sĩ 5 giới, 8 giới… có thể nào dạy thiền cho chư tăng ni 227 giới hay 250 giới? Tuy là câu hỏi không đi vào trọng tâm, nhưng cũng là thắc mắc rất quan trọng đối với con - vì con đang hướng dẫn cho 1 vị thầy mà con lại sợ tội!
3- (26:18) Bạch Ht., Con hay nóng nảy, tức giận… đôi khi rất nguy hiểm trong giao tiếp cũng như trong công ăn việc làm. Xin Ht. chỉ dạy cho con tu tập tâm từ từng bước một. Đội ơn Ht.!
4- (32:20) Kính thưa Thầy cùng chư Tăng Ni. Con xin có câu hỏi như sau: Con muốn lạy sám hối mỗi ngày nhằm giảm bớt nghiệp trong quá khứ cũng như tăng phước lành trong kiếp hiện tại, nhưng con không biết việc này có đúng Chánh pháp hay không? Nếu đúng theo Chánh pháp thì con nên niệm hồng danh của vị Phật nào khi lạy sám hối là đúng? Và cách hành như thế nào nhằm trọn vẹn việc sám hối này thưa Thầy? Con xin thành kính tri ân Thầy cùng chư Tăng Ni!
5- (37:22) Thưa Thầy, Con thấy trên đời này có quá nhiều người nghèo đói đến tận cùng như một số nước châu Phi và cũng quá nhiều người cùng cực đau khổ do chiến tranh hay bệnh tật… Khi hỏi nguyên nhân tại sao thì các vị giảng sư đa phần trả lời là do nhân xấu ác từ kiếp trước, do nghiệp quá khứ chi phối. Nếu như thế thì có rơi vào "tất định nghiệp" hoặc "định mệnh thuyết" hay là rơi vào "thường kiến" không ạ?
6- (46:10) Bạch Ht. cùng chư Tăng Ni, Bồ Đề Đạt Ma là tổ của thiền tông Trung Quốc, sau đó được truyền vào Việt Nam - nên nhiều chùa của Việt Nam có thờ tượng Tổ Đạt Ma cỡi cành lau qua sông… Chỗ này, câu hỏi của con có 2 nội dung: - Nhân vật Bồ Đề Đạt Ma có nhiều cuộc tranh luận trên mạng… nhất là khi vị này nói chuyện với vua Lương Vũ Đế… Vậy, sự thật lịch sử của nhân vật này như thế nào? - Và, thiền của Tổ Đạt Ma có gì giống nhau, khác nhau so với Thiền của PGNT ạ? Xin Ht. chỉ giáo.
7- (55:24) Thưa Thầy, Con đang học quyển Phật Học Căn Bản và cũng có theo dõi các bài giảng về 16 tuệ minh sát của Thầy. Con nắm khái lược 4 tuệ đầu tiên là quan trọng nên minh sát để thấy rõ danh sanh danh diệt, sắc sanh sắc diệt như thế nào… không có Cái Ta nào ở đấy cả, đấy là lợi ích rất lớn cho con. Ở đây con biết khái lược danh sắc vô thường… Còn Vô Thường Tuỳ Quán trong mục quán pháp - thì con chưa hiểu tới - xin thầy giảng rộng và có những ví dụ cụ thể. Xin tri ân Thầy.

Pháp, Thiền Vấn Đáp (Buổi 8) | HT Giới Đức | Ngày 26/04/2022
1- (02:31) Thưa Thầy, con từng tu tập thiền Samatha và cả Vipassanā. Lớp thiền nào con thụ giáo đều dạy thiền sinh ghi nhận từng 1 tác oai nghi, cử chỉ một cách chăm chú, chậm rãi… nhất là khi sinh hoạt giao tiếp. Lâu dần, con chỉ chánh niệm tỉnh giác được khi khi con chậm rãi đi đứng, làm việc… còn nhanh một chút là con không chánh niệm tỉnh giác kịp. Thầy dạy thiền nhiều năm cả định và tuệ - chắc đã trải nghiệm, kinh qua rồi - xin Thầy cho con lời dạy.
2- (09:00) Bạch Ht., con còn thanh niên, người Việt ở Đức, con tu thiền theo thiền phái của ngài Ajhan Chah! Và người thân, bạn bè ở Pháp, Thuỵ Sĩ, Úc… hầu như đều tu theo các vị thiền sư Theravāda cả. Và, không biết tại sao Mahāyana không thể phát triển ở phương Tây mà chỉ phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc, Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông? Xin thưa, con chỉ tò mò thôi, nếu Ht. thấy mất thì giờ thì không cần trả lời.
3- (16:10) Bạch Ht, gia đình con nhiều đời tu theo truyền thống Đại thừa, cụ thể là theo Tịnh Độ. Ba me con mỗi tháng ăn chay 4 kỳ, đôi khi 8 kỳ… và ít khi bỏ quên các thời khoá tụng niệm. Rồi còn đủ thứ cầu nguyện, lúc nào cũng nghiêm nghiêm cẩn cẩn… con cháu không ai dám lại gần… Mới đây, ba me con bắt con phải ăn chay và phải tụng kinhtu tập như ba me vậy. Chẳng lẽ tu tập rồi cứ suốt đời nghiêm túc như thế, không có một nụ cười, không có một niềm vui nào cả hay sao? Con còn nghe nói, tu bên Ht. còn nghiêm khắc hơn nữa, ngày chỉ ăn một bữa và cả hằng trăm giới luật thì ai chịu thấu. Tu sao khổ quá vậy ạ?
4- (22:37) Bạch ngài cùng chư Tăng Ni, con mới nghiên cứu giáo pháp Nguyên thuỷ chừng 1 năm nay. Cho con hỏi một câu hỏi thuộc về Pháp học: là về chữ Niệm. Trong ngũ căn ngũ lực có niệm, trong thất giác chi có niệm, trong bát chánh đạo có niệm, trong tứ niệm xứ có 4 niệm. Rồi còn thập tuỳ niệm, niệm 32 thể trược, niệm tứ oai nghi… nữa. Sao mà rối rắm quá chữ niệm này. Xin Ht. và chư Tăng giải thích nghĩa của các chữ Niệm ấy có gì giống nhau có gì khác nhau ạ?

5- (28:21) Kính Thầy, con là người tối tăm, ngu muội… tuy gia đình theo truyền thống thờ Phật nhưng chỉ biết thắp hương, lễ bái, ngăn làm việc ác, cố gắng làm việc lành. Đã nhiều năm qua, con thương những con chó, con mèo bị người ta bạc đãi quăng vất góc chợ, xó đường đem về chăm sóc, nuôi dưỡng. Bao nhiêu bạc tiền có được con đem nuôi náng chúng với tâm yêu thương. Thấy hình ảnh chư Tăng đi trì bình khất thực như Đức Phậtchư Tăng thuở xưa, con xúc đồng quá. Con thì ở tận Củ Chi… không thể tận tay dâng quý Thầy một chiếc bánh, một hộp sữa… Cho con được hỏi: Bố thí cho các loài động vậtcúng dường 1 chiếc bánh cho vị sư thì có kết quả giống nhau, khác nhau ra sao ạ?
6- (37:52) Con có một câu hỏi xin được trình lên sư ông cùng quý chư Tăng ạ. Con có một người bạn năm nay cũng 26 tuổi bạn đó là nữ ạ. Hiện tại bạn đó đang vướng phải một vấn đề là bạn ý cũng chưa có nhiều cơ duyên được tiếp cận đến Phật giáoGiáo pháp mặc dù bạn đã quy y với chùa Bắc tông. Bạn ấy có đi xem bói ở các cô đồng thì họ nói là bạn đó có vong theo cùng có căn ông nọ căn bà kia, rồi họ đưa ra một chi phí giải căn là 20 triệu ạ. Ở chỗ con tuy cũng có chùa nhưng ít có nhân duyên được nghe pháp mà trong những nơi đó một phần vẫn duy trì các nghi lễ tín ngưỡng, một phần hầu đồng - cúng bái rất nhiều ạ. Con cũng có khuyên bạn và nói cho bạn nghe về ý nghĩa của quy y Tam Bảo, khuyên bạn luôn sống một cách sáng suốt, định tĩnh, sống một cách trong lành chịu khó tham gia làm nhiều việc phước thiện để hồi hướng cho những vị oan gia trái chủ cũng như cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của mình... Bạn cũng có nghe con một phần nhưng con cảm thấy trong tâm bạn vẫn còn lo sợ nên nay con trình lên Sư Ông để Sư Ông cùng quý chư Tăng chia sẻ để bạn đó có thêm niềm tin nơi Tam Bảo, và không còn sự sợ hãi ạ.
7- (49:04) Thưa Thầy, đọc câu chuyện về cuộc đời Đức Phật, con đặc biệt ấn tượng ngài Sariputta, bậc đại trí tuệ và có lòng kính tín tuyệt đối đối với Đức Phật. Do nhân duyênnguyện lực gì mà có được một nhân duyên giữa Thầy và đệ tử thâm sâu như vậy ạ?
8- (52:13) Thưa Thầy, con nhận xét có khi không phải xin Thầy bỏ qua cho - Phật giáo Việt Nam hiện nay đang mạt pháp, suy đồi, khắp các chùa chiền đông như quân nguyên nào xin xăm, bói quẻ, cúng sao, giải hạn, đủ các loại cúng kiếng… rồi còn cúng bùa, yểm vong, ma chay, trai đàn chẩn tế… Có hiện tượng chơn chính, đối nghịch lại là có một số nơi tu tịch cốc, nhịn ăn; ghép mình vào đời sống tu tập rất nghiêm khắc về giới luật. Loại thứ nhất thì phải lánh xa, loại thứ 2 thì tốt nhưng ít người tu nổi. Vậy thì thưa Thầy, có nguyên lý, phương pháp nào tu tập vẫn đạt hiệu quả, nhưng nhẹ nhàng, tự nhiên và “dễ thở” hơn không? Con muốn tu một đạo Phật mà người tại gia ai cũng có thể hành trì được.
9- (57:28) Có lần con nghe Ht. nói, người có căn cơ đức tin thì nên niệm Phật. Vậy cho con hỏi, niệm Phật là mình đọc tụng các hồng danh của Phật hay là tưởng nghĩ đến chân dung tướng hảo quang minh của ngài rồi tâm mình có hỷ có an rồi đi vào cận định đúng không ạ?

Pháp, Thiền Vấn Đáp (Buổi 7) | HT Giới Đức | Ngày 23/04/2022
1- (03:14) Thưa Thầy, Con xin hỏi lộ trình tu tập của người phát nguyện hạnh Bồ-tát (nguyện Chánh Đẳng Giác) và người nguyện giải thoát giống và khác như thế nào? Người tu hạnh Bồ-tát có thể thay đổi nguyện lực thành giải thoát ví như Ngài Ajhan Mun. Vậy con xin hỏi người tu tập nguyện giải thoát, sau khi chứng quả nhập lưu thì có thể thay đổi nguyện lực thành hạnh Bồ-tát (Chánh Đẳng Giác) không ạ? Con kính tri ân Thầy!
2- (13:56) Bạch Ht., Con mới tìm hiểu về đạo Phật gần đây, con thấy rất hay về nhân quả nghiệp báo. Con bắt đầu sợ hãi những việc làm bất thiện, tuy nhiên, do quá khứ đã làm những việc không nên làm, nói rõ là việc bất thiện nên tâm con thường vị thiêu đốt, ray rức, sợ hãi… Xin Ht. cho con một lời chỉ giáo? Con có thể tìm gặp ngài hoặc chư Tăng để sám hối tội lỗi hay không? Hoặc con phải làm như thế nào ạ?
3- (17:33) Thưa Thầy, Con đã và đang thực tập thiền minh sát. Con hướng tuệ đến danh, thấy danh vô thường, vô ngã, hướng tuệ đến sắc, thấy sắc vô thường, vô ngã… Tại chỗ này, con thắc mắc như sau: Vị thiền sư nào, bài giảng nào về 16 tuệ minh sát cũng nói hành giả sẽ thấy rõ Tam tướng: Vô thường, khổ, vô ngã - nhưng tại sao con chỉ thấy vô thường, vô ngã mà không thấy khổ? Xin thầy chỉ giáo?
4- (20:50) Thưa Sư Ông, Con vừa đọc xong Pháp có 1 chi phần là Như Lý Tác Ý nơi trang Ngoạ Tùng Am. Con hiểu là phải khởi tâm, hướng tâm như chân như thật… Mà, như chân như thật rốt ráo thì phải là Chân đế Paramattha. Nhưng nếu cháu nhìn thấy một người hành hạ động vật, cháu cũng hướng tâm thấy đúng như vậy thì có thể gọi là Như Lý Tác Ý không? Tương tự vậy khi cháu nhìn thấy 1 tên trộm cắp, khởi tâm nhìn thấy kẻ trộm cắp? Và rồi sao nữa? Thấy kẻ hành hạ động vật cháu khởi thương tâm? Cháu bất bình, phẫn nộ… Kẻ trộm cắp cũng thế… Vậy tất cả đều là Như Lý Tác Ý? Có phải có 2 loại là Chân đế và Tục đế?
5- (25:16) Thưa Ht. cùng chư Tăng! Đệ tử chưa hiểu rõ lắm về 4 loại thức ăn: Đoàn thực, xúc thực, tư niệm thựcthức thực. Xin Ht. giảng giải, đồng thời cho đệ tử rõ về sự tu tập 4 loại thức ăn ấy. Kính thành tri ân ạ!
6- (30:52) Thưa Thầy, Con đang tập khí công và yoga. Các vị hướng dẫn có nói về luân xa. Luân xa là một cách nói khác về các huyệt đạo trong cơ thể, nếu các huyệt đạo kinh mạch không bị tắc nghẽn thì sức khỏe tốt ổn định, do vậy tập khí công và yoga là nhằm vào việc giúp khai thông những tắc nghẽn này. Tuy nhiên, có một quan điểm khác nói về việc khai mở luân xa sẽ bị tẩu hỏa nhập ma, rối loạn tâm trí. Hai quan điểm này có chống trái nhau không ạ. Kính Thầy khai thị!
7- (33:51) Kính bạch Thầy và chư Tăng, Cho con hỏi luân hồi có phải là sự lặp đi lặp lại một sự việc, cũng như kiếp người - khi mình chưa nhận được bài học thì phải trôi đi quẩn lại hay không ạ? Nếu đúng như vậy thì làm thế nào thoát ra khỏi sự luân hồi ạ? Con xin tri ân Thầy.
8- (38:50) Con kính đảnh lễ Thầy và quý Tăng Ni! Con biết do nghiệp bất thiệt, si mê không phân biệt thiện và bất thiệntái sanh làm súc vật. Con cọp sanh ra vốn ăn thịt con vật khác để sống. Nếu không giết chúng sanh khác thì nó lấy gì ăn? Như vậy nó lại tiếp tục tạo nghiệp. Thì nhân quả và nghiệp của nó giải thích ra sao ạ? Con kính tri ân Thầy và Tăng đoàn. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
9- (43:36) Thưa thầy, “người xuất giamột đời sống phạm hạnh” là sống thế nào ạ? Và, chữ “phạm” nghĩa là gì? Một người cư sĩ thì làm thế nào sống theo “phạm hạnh “ được? Xin thầy giải thích cho con với!
10- (50:06) Bạch Ht., Hôm giảng thiền, Ht. có nói “tất cả những hình ảnh hiện ra trong tâm khi hành thiền - từ quá khứ cũng như hiện tại - đều là danh, thuộc tưởng tri”! Theo con thiển nghĩ, hình ảnh là sắc - sao HT bảo là danh, lại còn xác định là tưởng tri? Con bối rối lắm. Xin HT cũng chư tăng minh giải!
11- (53:13) Bạch Ht., Con là tu sĩ Đại Thừatu tập Tứ Niệm Xứ. Thầy chúng con thường dạy về Thân là xem thân có 32 thể trược, quán sát nó đề lìa xa bất tịnh. Quán sát các cảm giác, các thọ đều là khổ. Lắng nghe tâm, quán sát tâm thấy chúng đều vô thường. Quán sát chư pháp, tất thảy chúng đều vô ngã. Từ lâu chúng con đều tu tập như vậy. Nhưng Ht. lại giảng Tứ Niệm Xứ rất khác, lại còn phân chia Tứ Niệm Xứ có 3 cấp độ. Con thật sự không hiểu thấu! Mong Ht. chỉ dạy bằng những ví dụ cụ thể ạ.

Pháp, Thiền Vấn Đáp | Buổi 6 | HT Giới Đức | Ngày 19/04/2022
1- (2:50) Bạch Thầy, Con có tu tập cố gắng giữ giới, làm việc lành… nhưng đôi khi vì công ăn việc làm con cũng bị dính một số xấu ác. Xin Thầy chỉ dạy cho con cách nào có thể loại trừ tà kiến, cũng cố chánh kiến và loại trừ hết những tư duy bất thiện? Tri ân Thầy!
2- (11:36) Bạch Ht. cùng chư Tăng Ni. Bây giờ việc học đạo, học thiền… tràn đầy những bài giảng trên mạng… Chúng con nghe xem mà không biết phải tin ai, nghe ai? Thậm chí, có vị chỉ là cư sĩ mà đóng vai như vị đạo sư dạy cách chứng đạo, chứng thiền nữa! Cho con hỏi, nếu có người chưa đạt gì cả mà dạy cho mọi người như thế có giúp cho người nghe thành tựu được cái gì hay không?
3- (20:33) Kính bạch ngài! Con có câu hỏi xin ngài giải đáp giúp con: Trên đường đi bộ con gặp một đàn kiến đang tha một con giun đất còn sống, đau đớn quằn quại vì kiến cắn, vì lòng từ bi đối với con giun con tính cứu nó, nhưng nghĩ lại rằng nếu mình làm như vậy thì sẽ cướp mất đồ ăn của đàn kiến kia. Ngoài ra con nghĩ có khi đây là nhân quả nghiệp báo mà con giun phải gánh chịu, thành ra con không biết phải làm sao ạ?! Xin ngài cho con một lời khuyên. Con xin chân thành tri ân!
4- (26:05) Namo Buddhāya. Namo Dhammāya. Namo Sanghāya. Kính bạch Thầy! Con có một vài suy nghĩ như sau... 1. Những quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo, và những nước có nhiều trường Thiền lớn - cả thế giới đến học tập, mà sao cứ khổ triền miên vì nội bộ xung đột nhau hay vỡ nợ như đất nước Sri Lanka hiện nay. Không lẽ họ tu sai hay bị tác động bởi cộng nghiệp xấu trong quá khứ chăng? Theo con nghĩ, nếu một người bình thường sống đúng với Chánh pháp như lời Phật dạy, thì cuộc sống sẽ rất an lạc. 2. Dạ con ở tận Sài Gòn, con có duyên nghe được Pháp của Thầy qua mạng, điều này đã mang lại cho con sự an lạc và nhiều thiện lành khi đối diện với cuộc sống đời thường. Mỗi lần nghe là một lần mới lạ... Lần đầu tiên con niệm ân đức Phật Araham. Ban ngày trong tỉnh thức thì không sao, nhưng nửa đêm thức giấc muốn niệm thì không thể nhớ ân đức Araham, mà chỉ nhớ Sammā-sambuddho. Bây giờ không còn quên nữa nên con niệm cả 2 ân đức Araham và Sammā-sambuddho cùng một lúc. Vậy có tham lam không Thầy? Và những khi tham dự lễ tại chùa, đạo tràng niệm A Di Đà Phật thì con niệm thầm Araham- Sammā-sambuddho, vậy có phải mình cố chấp không ạ? Mong Thầy và quý Sư chỉ giáo ạ!
5- (36:37) Con xin chào Sư Ông và chư Tăng Ni. Con có biết đến thiền chỉthiền quán qua kinh Nikāya. Thiền chỉ thì con chú ý vào hơi thở ở trước mũi. Còn thiền quán thì con rải tâm từ, chú ý trên thân như 32 thể trược và có khi con niệm 5 thủ uẩn bằng định nghĩa như trong kinh. Sư Ông cho con hỏi 2 câu ạ: 1. Con ngồi thiền như vậy có đúng lời Phật dạy chưa ạ? 2. Con ngồi kiết già và xả thiền là con hít vào thở ra 3 hơi thở rồi mở mắt, sau đó con lấy 2 bàn tay xoa bóp mắt, mặt, tay, và duỗi chân thẳng ra xoa bóp để hết tê rồi con mới đứng dậy. Như vậy con xả thiền có đúng không ạ? Con có nghe một người tu tập ở chùa nói là xả thiền không cho xoa bóp duỗi chân?
6- (40:49) Thưa Thầy, con xin gửi lời thành kính tri ân Thầy đã mang lại cho Phật tửđạo hữu gần xa chương trình Pháp, Thiền Vấn Đáp quý báu này. Con có 2 câu hỏi xin được Thầy giải đáp giúp: 1. Thầy nói về nhân duyênđiều kiện sinh của danh và sắc. Vậy nhân duyênđiều kiện là hai chữ khác nhau phải không thưa thầy? Xin được thầy giảng rõ thêm nếu có sự khác nhau này. 2. Trong buổi 2, thầy có giảng về tưởng danh - là những hình ảnh xuất hiện trong đầu. Trước con hay nghĩ tưởng trong ngũ uẩnsuy tưởng của tâm. Nay nghe thầy giảng thấy đúng như cái mình hay thấy khi nhìn ngắm tâm của mình. Tự nhiên có những hình ảnh không biết ở đâu hiện lên (không phải là kí ức, không phải là điều gì thân quen, không rõ xuất phát từ đâu). Hai ví dụ cụ thể con đã trải qua mà chưa giải thích được: Một là, con nhìn thấy một ngôi nhà gỗ trong khu rừng, có hai ông bà lão ngồi trước hiên nhà, hai gương mặt con chưa từng gặp trong đời, nhưng hiện ra rất rõ ràng. Hai là, khi nhắm mắt, con hay thấy một ma trận hình ảnh nhiều khuôn mặt hiện lên, như dạng tổ ong vậy, nhưng khuôn mặt rõ ràng nhất là khuôn mặt của bà ngoại con, con cũng không rõ vì sao chỉ có khuôn mặt bà là rõ ràng nhất, mà luôn luôn hiện ra. Con kính trọng bà, mến phục bà, muốn được như bà, nhưng không quá thương đến vậy, không quá nhớ nhung hằng ngày. Vậy thưa Thầy, những hình ảnh tự nhiên xuất hiện trong tâm mình, mà không do suy tưởng, không do tạo tác, thì từ đâu đến thưa Thầy?
7- (48:44) Thưa Thầy, Cho con hỏi về tánh biết của con người và xin Thầy giảng thêm về sự vận hành của Pháp?
8- (55:48) Kính thưa Sư Ông và chư Tăng! Trong đầu con lâu lâu có những cái những cái suy nghĩ tiêu cực như chết chóc và những cái ý thức không tốt và đa nghi về người khác. Làm như thế nào để duyệt tâm xấu đó? Con gặp người nghèo khổhoàn cảnh khó khăn là con rất thương họ và muốn khởi tâm giúp đỡ họ liền. Con không biết tại sao khi con ở một mìnhsuy nghĩ xấu, bất thiện lại xuất hiện trong đầu con ạ?

Pháp, Thiền Vấn Đáp | Buổi 5 | HT Giới Đức | Ngày 13/04/2022
1. (03:28) Thưa Thầy, Một vị Tu Đà Hoàn cắt đứt 3 sợi dây thân kiến, hoài nghigiới cấm thủ. Xin Thầy giải thích cho con nghe rõ ràng về giới cấm thủ? Ví như một người giữ giới đàng hoàng, nghiêm túc, trong một buổi tiệc, vị ấy cương quyết không uống rượu, khư khư giữ chặt giới này - có được gọi là chấp thủ giới, giới cẩm thủ hay không? Chấp vào giới này là tốt chứ, sao lại phải cắt ạ?
3. (11:26)Thưa Ht., Con có một thắc mắc nhỏ, không quan trọng lắm - nhưng nó cứ lẩn vẩn trong óc, không hỏi không được. Đức Phật đi tuyên thuyết giáo pháp trải qua thời gian bao nhiêu năm? Bắc truyền thì nói 49 năm, Nam truyền thì nói 45 năm. Con số này đúng thì con số kia sai. Vậy con số nào là chính xác ạ?
4. (16:48) Bạch Ht., Hôm vừa rồi, Ht. dạy quán danh sắc, rồi còn phân cấp quán danh sắc cấp độ tục đế (pannatti) và cấp độ chân đế (paramattha). Vậy làm thế nào để biết mình đã đạt được cấp độ chân đế này ạ? Xin tri ân Ht.!
5. (19:11) Thưa Thầy, Con có một thắc mắc: Đức Phật dạy điều kiện lý tưởng cho một vị tỳ kheo tu chỉ tịnh và quán minh là góc rừng, cội cây, một ngôi nhà trống hay nơi nghĩa địa… Nhưng Thầy lại tạo cảnh Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng đẹp quá! Đẹp đến chỗ tỉ mỉ từng khóm cây, cụm đá… Như thế có được gọi là dính mắc không? Có sai với lời dạy của Đức Phật không? Có chi không phải xin Thầy bỏ qua cho ạ!
6. (22:14) Bạch Ht., Con là Phật tử Nguyên thuỷ. Con biết một vị Chánh Đẳng Giác, Độc Giác hay Thanh Văn Giác… vị nào trước đó cũng tu tạo Ba-la-mật cả, là điều kiện cần và đủ. Trong 10 Ba-la-mật ấy, ví dụ Bố thí - làm thế nào để phân biệt: "Đây là Bố thí đưa đến phước báu nhân thiên và đây là Bố thí Ba-la-mật đưa đến chánh trí, đạo quả, Niết-bàn ạ? Xin thầy chỉ giáo!
7. (29:41) Bạch Sư Ông, Nếu đời này con tu tậpđức tin tương đối vững chắc vào Tam Bảo, vào thiện pháp, vào nhân quả nghiệp báo và làm việc gì cũng lấy trí tuệ soi đường… thì cũng được xem như là có Chánh kiến. Tuy nhiên, con chưa rõ là Chánh kiến ấy kiếp sau có còn hay không? Có thể bị đi lạc đâu không? Vậy có cách tu tập, lập tâm, lập trí, lập hạnh nguyện để Chánh kiến ấy được nuôi dưỡng cho đến ngày đắc đạo quả, Niết-bàn không ạ?
8. (38:27) Thưa Sư, Tôi năm nay đã già, muốn tu tập Tứ Niệm Xứ để có chỗ tựa nương tinh thần vững chắc trước khi nhắm mắt, xuôi tay. Tôi lùng trên mạng, tôi đã đọc khá nhiều bài kinh về Tứ Niệm Xứ. Nhưng khi thực hành, tôi không hiểu nổi câu kinh văn này: "Hành giả quán thân trên thân, quán thân ngoài thân, quán trong ngoài thân!" Và thọ cũng thế? Vậy thế nào là quán thân bên ngoài và quán thọ bên ngoài? Xin tri ân Sư.
9. (44:40) Thưa Thầy, Con có một người bạn rất thân, thân từ thuở học trò… cho đến bây giờ, tuổi trung niên, vẫn còn chia ngọt sẻ bùi cho nhau. Đã vài năm nay con bắt đầu tu tập bố thí, trì giới và hành thiền… Tuy sơ cơ nhưng thấy có hạnh phúc, an lạc cho bản thângia đình. Nghĩ đến bạn, con khuyên lơn tu tập, nhưng bạn con luôn luôn bảo: "Ôi! Tôi trăm công nghìn việc, luôn bận rộn việc công ty, rồi nào chuyện gia đình vợ con, bạn bè… xã hội… có thì giờ đâu mà tu chứ?" Vậy trường hợp của bạn con, con khuyên làm sao cho có hiệu quả? Nói cụ thể hơn là: "Bận rộn công việc như thế có tu được không ạ?" Kính tri ân Thầy.
10. (49:34) Thưa Thầy, Thiên Chúa giáo thì có 2 cõi: Thiên đườngĐịa Ngục. Phật giáo thì có 6 cõi: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A-tu-la, Người, Trời. Cho con hỏi, Địa ngục giữa 2 tôn giáo có gì giống nhau, có gì khác nhau? Và cõi Địa ngục ấy có thật không? Cõi Địa Ngục của Phật giáo nó kinh khiếp đến như thế nào? Kính đội ơn thầy!

Pháp, Thiền Vấn Đáp | Buổi 4 | HT Giới Đức | Ngày 09/04/2022
1. (5:12) Thưa Thầy, Con bị ám ảnh bởi một nỗi đau bi ai từ thuở nhỏ, vốn tưởng thời gian trôi qua thì nỗi đau đó cũng mờ nhạt dần nhưng nó vấn vương mãi cho đến cuộc sống hiện tại. Mặc dù trong lòng đã không còn sân hận như trước đây nữa, con cũng luôn xác định là tâm mình sẽ buông xảtha thứ. Nhưng mỗi khi bị khơi gợi lại nỗi đau thì tâm con vẫn bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi. Rất mong được Thầy chỉ đường dẫn lối giúp con hướng đi và cách tu tập như thế nào để có thể làm tiêu tan được hết vết bi thương này. Con biết ơn Thầy!
2. (13:58) Dạ kính bạch Thầy! Con có câu hỏi mong được Thầy giải đáp ạ. Đức Phật có dạy tránh xa 5 loại nghề nghiệp nguy hại để nuôi thân mạng. - Đồ tể, giết mổ động vật. - Buôn bán vũ khí, chất nổ, đao kiếm sát thương. - Buôn bán người, nô bộc hay súc vật để giết thịt. - Buôn bán độc dược, độc chất. - Buôn bán rượu, các chất say. Vậy nếu như mình mua các thực phẩm làm sẵn như: heo, bò, cá... về dùng thì bản thân mình có mang tội và có tái sanh theo vào con đường súc sanh để trả nghiệp không ạ?
3. (22:16)Thưa Thầy con có nghe một vị Thầy nói: “Nam truyền họ không tin có Phật A Di Đà nhưng họ lại tin Đức Phật Di Lặcvị lai có tuổi thọ và cảnh giới thù thắng đã được nhắc đến trong các bài kinh. Vậy chẳng phải là đang mâu thuẫn hay sao? Xin Thầy cho con kiến giải về Phật Di Lặc trong giáo lý Theravāda để con hiểu thêm ạ. Con kính tri ân Thầy ạ.
4. (20:31) Kính Thầy, Con có thực tập theo buổi Thiền tập phân biệt danh sắc Thầy dạy. Mục đích của việc thấy danh sắc là để giảm dần việc chấp lầm thân ngũ uẩn là ta. Từ nhỏ, ai cũng đã có thể thấy được 12 sắc thô: Mắt tai mũi lưỡi thân, sắc thanh hương vị xúc chạm... Tuy nhiên xin Thầy giảng vì sao pháp nhìn 12 sắc thô hiện nay khi thiền tập có thể giúp giảm được thân kiến? Các giai đoạn nhận biết sẽ được thay đổi như thế nào trong khi thiền tập? Vì việc bắt đầu hiện nay mới là sự biết của thức tri thôi ạ? Con kính tri ân Thầy.
5. (30:52) Thưa Thầy, Con không phải là cư sĩ - người ở đời rât tầm thường, lại có quá nhiều xấu ác trong quá khứ, nhưng con muốn tu. Vậy một người đầy những tội lỗi như con, nếu kiên trì tu tập thì có thể đắc thiền, đắc pháp hay không? Xin thầy từ bi chỉ giáo!
6. (39:21) Bạch Ht., Có vị thầy cũng được coi là đức cao, địa vị lớn có giảng cho hằng trăm người nghe rằng: "Đây là thời mạt pháp, chúng sanh phước mỏng, nghiệp dày. Vậy, nên tu tập bố thí, trì giới… và cầu nguyện tha lực! Không nên tu thiền. Coi chừng tu thiền sẽ trở nên ngây dại, có thể bị tẩu hoả ma nhập, nguy hiểm lắm!". Vậy xin Ht. cho chúng con một lời dạy đúng chánh pháp. Vô cùng tri ân!
7. (45:23) Thưa Sư Ông, Cháu là học trò nhỏ, là sinh viên dang học Phật. Cháu đã nghe rấtt nhiều bài giảng của Sư Ông, cháu nắm bắt được những tinh yếu sau đây: - Quan sát tâm mình mà tu. - Pháp đang- là, hiện tại bây giờ đây! - Tuệ tri như thực… Vân… vân… Nhưng vừa rồi cháu xem trên trang Ngoạ Tùng Am… Sư Ông lại dùng “lý trí” để phân tích quá chi li… rất chi là rắc rối, khó hiểu. Dường như là nó mâu thuẫn với cả hằng chục bài giảng của Sư Ông trước đây? Xin Sư Ông chỉ giáo.
8. (48:07) Kính Thầy, Con nghe thầy giảng rằng là: "Bát chánh đạo là độc lộ, độc đạo, là con đường duy nhất dẫn đến chấm dứt khổ ưu, phiền não". Và rằng là: "Nơi nào có Bát chánh đạo, có thực hành chánh đạo, thành tựu Bát chánh đạo… thì nơi ấy có thánh nhân ra đời". Ở đây con có 2 thắc mắc: - Rất nhiều phái tu Phật mà họ không tu theo Bát chánh đạo thì sao? - Cư sĩ cũng có thể tu tập Bát chánh đạo để chấm dứt khổ ưu phiền não thì cần gì xuất gia, cần gì thành lập Giáo hội Tăng Ni? Câu hỏi của con có khi không phải, mong Thầy và chư Tăng bỏ quá cho!
9.(55:27) Thưa Ht., Có một vị Đại đức học thiền lâu năm về nước, nhiều lần dạy thiền có nói rằng: "Tu thiền là phải thấy ánh sáng, con nhớ từ Pāli là Nimitta! Vị ấy nói không có ánh sáng, không thấy ánh sáng là tu chưa đúng". Con có 2 câu hỏi: - Con tu Tứ Niệm xứ… không thấy ánh sáng, vậy con đã tu sai? - Ánh sáng (nimitta) này là cái gì ở trong thiền vậy? Xin Ht. chỉ giáo!
10. (01:01:00) Bạch Ngài, Con theo dõi những bài giảng của ngài trong nhiều năm, con thấy ngài không những pháp học pháp hành đều thông đạt, mà mọi kiến thức về thế gian trí cũng rất uyên bác. Vậy cho con hỏii điều này nghe có vẻ thất kính với chư Tăng Ni nhưng vì là thắc mắc chân chính của con. Đó là, khi Phật tử trai tăng cúng dường, dù Bắc hay Nam tông thì đều là quá thịnh soạn gấp hằng chục lần con nhà khó, kẻ bình dân chung chung… Con nghĩ rằng, phàm người tu học, nhất là sa môn thì nên thanh bần, đạm bạc, tri túc, dị giản - nhưng tại sao chư tăng ni Nam Bắc tông thường thọ dụng những bữa ăn cao sang sơn hào hải vị như thế? Không rơi vào cực đoan quá lợi dưỡng hay sao! Có điều gì không phải, con xin sám hối!

Pháp, Thiền Vấn Đáp | Buổi 3 | HT Giới Đức | Ngày 05/04/2022
1. (3:20) Kính Thầy, con xin có câu hỏi ạ! Thưa Thầy, vừa rồi khi Thầy giảng về lộ trình "Thuần quán", Thầy có đề cập đến "Sát-na định". Con có thể hiểu "Cận định", "An chỉ định" là kết quả của thực hành "Thiền chỉ". Nhưng "Sát-na định" là kết quả của quá trình tu tập như thế nào để có được. Xin Thầy giảng giải. Con kính tri ân Thầy.
2. (8:00) Dạ kính bạch Thầy, con xin được hỏi. Trước đây con có được nghe một vị Thượng toạ giảng nói muốn ngồi thiền được phải có nhiều phước và khi hưởng sự an lạc trong thiền là đang hưởng phước báu nếu ngồi thiền nhiều mà không chịu làm phước thì sẽ hưởng hết phước và sẽ không ngồi an định được nữa. Nhưng nay con học môn PHCB thấy có 10 việc sinh ra phước báu trong đó có 1 việc là “tham thiền”, tham thiền sinh ra phước báu. Con thấy 2 điều này có phần mâu thuẫn, con chưa được hiểu rõ. Kính mong Thầy từ bi chỉ dạy thêm cho con để con được hiểu hơn ạ. Con kính tri ân Thầy và kính chúc thầy luôn mạnh khoẻ, tứ đại điều hoà, thân tâm thường an lạc.
3. (15:17) Kính bạch Sư Ông! Trước đây con là người giàu cảm xúc dễ bị cảm xúc chi phối, sau một thời gian con thực tập chánh niệm và hiểu được hầu hết các cảm xúc là do tưởng mà ra; nên mỗi khi có sự việc gì đến con chỉ quan sát tâmcố gắng không phát sinh một ý nghĩ hay tư tưởng nào. Dần dần bản thân con cũng không còn cảm xúc buồn, vui, nóng, giận chi phối nhiều như trước nữa. Đôi khi con cũng thấy lạc lõng và mất sự kết nối với mọi người như trước. Giờ con thấy mọi việc đều rất bình thường không có gì làm con hứng thú cả và nhiều lúc con không cảm nhận được sự tồn tại của mọi người xung quanh. Mong Sư Ông cho con biết thực tập như vậy là đúng hay sai ạ?
4. (15:55) Thưa Thầy! Con làm đầu bếp trong một nhà hàng. Con mới tập sự thực hành thiền định đề mục hơi thở mỗi ngày vài thời, mỗi thời chừng 30 phút, vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ. Con ngồi thở nhẹ nhàng, thảnh thơi vậy thôi, nhưng cũng có được năng lượng an lành trong ngày. Thế rồi con muốn sâu hơn, tăng thêm thời lượng và sự tập trung vào hơi thở cũng cẩn mật hơn. Nhưng khi làm vậy thì tâm hay rời khỏi hơi thở vả lại hiện ra món ăn này, món ăn kia… Con kéo hơi thở về, một hồi thì nó chạy đi! Thưa Thầy, con không biết tại sao lại như thế? Đấy có phải là nghiệp không, hay là phóng tâm, con không hiểu và cách đối trị nó như thế nào ạ?
5. (29:40) Bạch Ht.! Con đọc kỹ kinh Đại Niệm XứTứ Niệm Xứ, đồng thời nghe giảng Tứ Niệm Xứ trên các trang mạng. Và con đã chọn cho mình đề mục Niệm Thọ. Con đã sử dụng Tuệ Tri để nhìn ngắm các thọ khổ hay lạc. Tuy nhiên, con chưa đạt được Tuệ Tri Như Thực vì vẫn bị Khổ, Lạc, Hỷ, Ưu chi phối. Nhưng con tin tưởng rằng một thời gian sau con sẽ làm được. Và khi Thọ không còn chi phối thì Ái Thủ Hữu không thể duyên khởi nữa, vòng tử sinh luân hồi bị cắt đứt? Bạch Ht., không biết sự thấy biết ấy có đúng chăng?
6. (33:20)Thưa Thầy và quý sư, con hỏi điều này có khi không phải nhưng vì nó là ưu tư trăn trở của con. Con là người nữ, con thấy mang thân nữ thì ai cũng muốn làm đẹp. Phải đẹp từ diện mạo, xiêm áo, trang sức, mỹ phẩm… rồi như thể khoác bên ngoài trăm thứ để bao che bên ngoài. Một lúc con chợt tỉnh ngộ, mình không còn là của mình nữa, mình được đánh giá sang hèn, đẹp xấu… bởi cái bên ngoài ấy. Còn nữa, người nữ phải lấy chồng - một người dưng xa lạ nào đó, rồi để phục dịch họ, đau đớn sinh con đẻ cái cho họ, còn hầu hạ mẹ chồng, cha chồng… không phải là cha mẹ mình. Ôi! Còn hằng trăm cái khổ khác nữa khi phải mang thân nữ. Vậy xin Thầy hoặc chư sư dạy giúp con, phải tu tập như thế nào để kiếp sau có được thân nam ạ?
7. (41:24) Thưa Ht., tôi là người miền Bắc, đã già, đã kinh qua nhiều cuộc chiến, đã kinh nghiệm mọi thứ trên cuộc đời. Bây giờ, đã hồi hưu. Bạn bè hồi hưu của tôi đa phần sống đời vật chất, hưởng thụ… thì tôi thấy nó tệ quá. Khá hơn chút, họ tìm vui đầm ấm, sum vầy nơi cháu con - cũng tạm được. Riêng tôi lại muốn có một đời sống tinh thần cao hơn, lâu dài hơn, vững bền hơn, thanh cao hơn, ấy là niềm tin tôn giáo, và tôi đã lựa chọn Phật giáo. Nhưng thôi, khi đọc, nghiên cứu về đạo Phật thì nó là cả một biển trời mênh mông kinh điển với trăm ngàn luận giải khác nhau, không biết đâu là tinh yếu cốt lõi để tu tập. Vậy, xin Ht. chỉ bày cho tôi 5 dòng 7 chữ gì đó thôi, giáo pháp ngắn gọn ngắn gọn nhưng dễ tu, dễ hành… để tôi có thể hành trì làm chỗ nương tựa tinh thần vào cuối cuộc đời! Xin tri ân Ht.!
8. (47:10) Bạch ngài, con đang thực hành tu tập theo thiền của ngài Ajhan Chah! Thiền của ngài luôn đề cập quán sát tâm, minh sát tâm, xem cái tâm nó loay hoay lang thang ở đâu. Đối với ngài, thiền ở trong công việc, nơi cống rãnh, nơi chợ hoa… Tất cả mọi đối tượng, tất cả pháp đều là thiền. Vậy cho con được hỏi, thiền với truyền thống 16 tuệ minh sát - mới đưa đến Đạo, Quả… còn thiền không kinh qua 16 Tuệ Minh Sát… như thiền của ngài Ajhan Chah - có gì giống nhau, có gì khác nhau? Xin tri ân ngài!

Pháp, Thiền Vấn Đáp | Buổi 2 | HT Giới Đức | Ngày 02/04/2022
1. (7:12) Thưa thầy! Thầy có giảng khi thực hành thiền chỉ (samatha) thì 5 thiền chi sẽ đối trị được với 5 triền cái. Trường hợp người không thực hành thiền chỉ, thì đối trị 5 triền cái này bằng cách nào ạ. Con kính tri ân Thầy.
2. (24:14) Thưa thầy! Xin thầy giải thích hộ con trường hợp như sau: Khi con chuẩn bị đi vào giấc ngủ, thì tự nhiên tâm con nó yên tĩnh, một niềm an lạc nhẹ nhàng đến lạ lùng, con nghe tiếng xe chạy ngoài đường mặc dù ồn ã, nhưng bên trong vẫn yên tĩnh, như trong nghe chỉ nghe, vì thích thú với trạng thái này nên con đã tác ý để cố nghe tiếng xe, nhưng trong con cảm thấy mờ mờ có cái gì ấy biết là con đã cố ý để nghe tiếng xe. Con trải qua trạng thái này tầm 15-20p. Lúc dậy con thấy người thật nhẹ nhàng sảng khoái. Từ đấy đến giờ con chưa được trải nghiệm trạng thái đấy lần nào nữa. Vậy trường trên của con có phải Kiến tịnh không ạ? Con nên ứng sử ra sao khi trạng thái này đến với con lần nữa. Con xin tri ân thầy!
3. (28:07) Kính bạch Sư Ông, con rất thích sách Người trồng hoa và chàng tu sĩ của Sư Ông, nhất là truyện Hoa Thiên Hương. Con đọc nhiều lần nhưng vẫn không thể hiểu được hết những tầng lớp sâu về ý thiền, ý đạo trong tác phẩm đó. Con kính xin Sư Ông giảng giải thêm cho con hiểu hơn về ý nghĩa truyện, về các hình tượng cậu thanh niên Mư-jo-chư, về hình tượng hoa Thiên Hương... Hoa Thiên Hương có phải là một loài hoa có thật không ạ, hay nó là một hình ảnh ẩn dụ thôi ? Con xin thành kính tri ân Sư Ông!
4. (29:40) Dạ thưa Sư Ông. Con có nghe một Sư cô nói là: “Đức Phật chứng ngộDuyên Khởi chứ không phải chứng ngộ Tứ Diệu Đế”. Có thật như vậy không? Xin Sư Ông chỉ dạy thêm cho con ạ!
5. (35:56) Thưa thầy! Thực hành Ba-la-mật có phải là Bồ Tát Đạo? Hiện nay, chư Tăng Ni Phật tử ai cũng phải thực hành Ba-la-mật - nghĩa là đang đi theo Bồ Tát Đạo? Vậy làm thế nào để biết Ba-la-mật đã thuần thục hay chưa thuần thục?
6. (38:55) Bạch Ht. con thực tập thiền chỉ chưa được bao lâu theo pháp Niệm hơi thở. Cách đây 1 tuần con thấy ánh sáng nhưng không biết ánh sáng ấy ở nơi mũi, nơi mắt hay ở nơi hơi thở… Tuy nhiên, khi có ánh sáng thì con thấy thân tâm nhẹ nhàng, lâng lâng rất dễ chịu, 3, 4 hôm nay ánh sáng ấy mất, tâm con bồn chồn, khó chịu… Vậy xin Ht. chỉ bày giúp con làm sao lấy lại được ánh sáng ấy? Con vô cùng đội ơn.
7. (42:23) Thưa Ôn, Con đang thực hành Tứ Niệm Xứ, quán Thân Thọ Tâm Pháp. Theo lời dạy của Ôn, con đã sử dụng Tinh tấn, Chánh niệm, Tỉnh giác để quán - nghĩa là sử dụng Bát Chánh Đạo. Nhưng Ôn cũng có nói, Bát Chánh Đạo thuộc tục đế, Bát Thánh Đạo thuộc xuất thế? Vậy làm sao để phân biệt Bát Chánh ĐạoBát Thánh Đạo? Xin Ôn giảng giải cho con.
8. (44:40) Bạch ngài, Có vị sư Nguyên thuỷ dạy rằng: Muốn giác ngộ giải thoát phải đi bằng cỗ xe Trí tuệ, tức là cỗ xe thuần quán mà không cần kinh qua một thiền chứng nào? Con không rõ lắm cụm từ “cỗ xe thuần quán”, xin ngài giải thích?
9. (48:35) Dạ, con kính chào Sư Ông! Con có thắc mắc đã lâu, mong được Sư Ông chỉ dạy cho con hiểu: Con nhớ có một thầy từng nói: "Trường hợp thuộc 12 già nạn thì không được xuất gia." Vậy, người bị cận; hay mắt hơi yếu có tính là trong già nạn không ạ?
10. (52:30) Con thấy các vị xuất gia Theravāda thì dùng thức ăn uống cúng dường (có thể là chay hoặc mặn) tùy hỷ, có lẽ con nhớ không sai đó là theo nguyên tắc tam tịnh nhục. Nhưng có một khoảng thời gian cách đây đôi ba năm, ở Sài Gòn, có một vị sư tên Tâm Phúc (cách ăn mặc con thấy giống Bắc tông) nhưng treo biển nhận tất cả cúng dường: cá sấu, rùa, ba ba,... Nhiều người ý kiến, nảy sinh ra nhiều quan điểm. Từ đó, trong con liền xuất hiện thắc mắc. Vậy, nếu như Phật tử cúng dường dù là thịt mèo, thịt chó,... miễn là tam tịnh nhục thì các Sư cũng thọ dùng được bình thường đúng không ạ?
11. (56:29) Nếu khôngĐịa Ngục thì có tái sinh không Sư Ông? Vì con không biết đâu là điển tích gốc của truyện Đức Phật Gotama. Có sách thì ít thiên hướng huyền bí, thần thoại, có sách thì nhiều. Ngoài ra, con người của chúng talinh hồn không, hay mình có thể tin theo lý giải của khoa học đương thời?

Pháp, Thiền Vấn Đáp | Buổi 1 | HT Giới Đức | Ngày 29/03/2022
1.(7:20) Bạch Ht. Con có nghe một video vị Tt. giảng là nên tu theo Đại thừa vì ĐT ở trong sinh tửcứu độ chúng sanh, còn bên Tiểu thừa thì nhàm chán sinh tử, rời xa sinh tử thì đâu có cứu độ chúng sanh được? Vậy có đúng chăng? Niết-bàn Tiểu thừa rời xa sinh tử và Niết-bàn Đại thừa ở trong sinh tử? Xin Ht. từ bi kiến giải!
2.(13:40) Ht. rất nhiều lần giảng dạy: Hãy chú tâm, quan sát vì nó cũng là thiền đó. Con là thợ sửa máy vi tính, con chú tâm quan sát rất tinh tế, cẩn mật bao nhiêu năm trời mà có thấy thiền ở chỗ nào đâu? Xin Ht. hoặc chư Tăng giải cho con mối nghi này!
3.(22:00) Có nhiều vị Thiền Sư, Pháp sư… giảng về ngũ uẩn tương tự nhau: "Phải vòo sâu trong định mới thấy các sắc rã tan, các thọ rã tan, danh sắc rã tan,… mới chứng ngộ được ngũ uẩn giai không!" Con rất bối rối, xin Ht. minh giải!
4.(28:10) Thưa thầy, xin thầy bỏ lỗi. Con vừa đọc trộm trên mạng nơi nhóm của Pt. Úc Châu có bài thơ của thầy trong tập Chèo Vỡ Sông Trăng. Sông Trăng đẹp vậy mà Chèo Vỡ tan tành còn gì nữa đâu. Và bài thơ thì cực kỳ khó hiểu: "Niềm Tin Nằm nghiêng nghe hơi thớ Mặc máu chảy về đâu Ta có chỗ gối đầu Là mảnh trăng bên cửa!" Đấy là Niềm Tin có chỗ gối đầu mảnh trăng bên cửa? Bí hiểm quá, nó đảo lộn không gian vật lý xung quanh? Thầy giải mã giúp con, vì con điên cả cái đầu!
5.(33:00) Bạch Ht. Con nghe một vị Ht. hữu danh, không nhớ là vị nào có giảng: "Cụm từ Đạo PhậtPhật giáo có ngữ nghĩa hoàn toàn khác nhau!". Thật con không hiểu, vì Đạo Phậtcon đường Phật dạy mà Phật giáo cũng là kinh giáo Phật dạy? Xin Ht. giúp con mở rộng kiến văn.
6.(37:50) Con là hành giả tu tập nhiều năm theo truyền thống Myanmar, cụ thể là ngài Mahāsi. Con rất nghiêm túc, cẩn mật từ li từng tí, từng cái nếm, sở đụng, ngửi, thấy thấy, nghe nghe,… con mệt mói quá! Hôm kia duyên lành con nghe Ht. giảng, đại lược là: "Thiền tự nhiên như ăn, như uống, như thở… nhẹ nhàng, an vui, tự tại…". Con sung sướng quá, con xả hết, không tu kiểu đó nữa… con trở lại chánh niệm tỉnh giác tự nhiên… cái gì cũng đang là, như thực... thì con nghe thấy mình như thay đổi con người mới. Xin Ht. giảng thêm cho con về Thiền Tự Nhiên này ạ!
7.(44:56) Xin Hòa thượng giải thích cho con sự khác biệt của Tam pháp ấn giữa Phật giáo nguyên thủy là: "Vô thường, Khổ (Duhkha), Vô Ngã" và Phật giáo Đại thừa: "Vô thường, Vô Ngã, Niết-bàn". Con tri ân Thầy!
8.(57:30) Kính bạch Ht. Vô ngã có nghĩa là vô sở đắc, vậy tại sao kinh truyền thống nguyên thuỷ lại có việc đắc các quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán ạ? Xin Ngài từ bi chỉ dạy ạ!

Kính thông tri đến chư vị đạo hữu! Những video bài giảng của ngài Giới Đức gần đây, lác đác vài nơi đã chỉnh sửa lại nội dung rồi đăng lên lại trang cá nhân của mình. Vì vậy, Ban biên tập xin chư vị tôn trọng ngài Giới Đức, tôn trọng Pháp; không nên cắt, xén. Trường hợp chia sẻ những video của trang Ngoạ Tùng Am, Ban biên tập rất hoan hỷ; nhưng xin trích dẫn nguồn ở bên dưới trang của mình. Xin cảm ơn chư vị! Ban biên tập. https://www.facebook.com/HuyenKhongSo... https://www.facebook.com/NgoaTungAm/ http://huyenkhongsonthuong.com/ https://huyenkhongsonthuong.web.app/#/ * Đường dẫn tải App Huyền Không Sơn Thượng: IOS: https://apps.apple.com/us/app/huyền-k... Android: https://play.google.com/store/apps/de...






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2855)
07/08/2023(Xem: 2112)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.