Thư Viện Hoa Sen

a. Ý Nghĩa ‘Mô Thức’

09/02/20213:18 CH(Xem: 4753)
a. Ý Nghĩa ‘Mô Thức’
WALTER LIEBENTHAL
TRIỆU LUẬN
肇 論
HONG KONG UNIVERSITY PRESS 1968
THÍCH NHUẬN CHÂU dịch 2020


4. GHI CHÚ VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ TRIẾT LÝ
CỦA TĂNG TRIỆU

 

a. Ý Nghĩa ‘Mô Thức’

Triết lý trong Triệu luận không phải là một hệ thống như chúng ta hiểu theo nghĩa Tây phương, với những thuật ngữ được định nghĩa chính xácchủ đề phân tích chi tiết để lập thành mối liên hệ chặt chẽ trong toàn thể vấn đề. Đúng hơn, triết lý nầy là một bức tranh, dựa trên truyền thống Trung Hoa và được truyền cảm hứng từ ảnh hưởng ngoại lai. Thay vì sự kiện, chúng ta tìm kiếm ảnh tượng; thay vì phân tích, chúng ta tìm thấy luận chứng. Luận chứng nầy không không nhất thiết phải đúng như tiêu chuẩn khoa học như chúng ta mong đợi, mà rất chân thật như được xác chứng. Triết học Trung Hoa trong phương diện nầy, không khác với nghệ thuật hoặc thi ca. Nó phiên giải cái đang là,[1] thay vì mô tả một cách khách quan.

Chúng ta quen nói về “hình ảnh” vốn thay đổi theo dòng lịch sử như hình ảnh Đức mẹ Đồng trinh Mary, hay hình ảnh Tổng thống Hoa Kỳ chẳng hạn. Điều đó có nghĩa gì? Không có sự thay đổi thực chất nào liên quan đến chuyển biến tâm thánh thiện, hay hình ảnh vị tổng thống, vốn đã ăn sâu trong hàng ngàn tâm trí. Điều nầy có thể hoặc không phù hợp với thực tế. Ngay cả khi nó xảy ra, cũng không để lại dấu ấn về một 'hình ảnh' có thể có ảnh hưởng đối với hành vi hay hành động của chúng ta. Sự kiện không khơi dậy cảm xúc của chúng ta trước khi chúng được giải thích và chuyển thành 'hình ảnh'. Khoảng trống vô nghĩachúng ta ấn định phải được lấp đầy với ý nghĩa, và do đó chúng ta tạo ra giá trị. Làm thế nào khác hơn để có thể tìm thấy định hướng? Tôn giáotriết học, thần thoại, hệ tư tưởng, sân khấu, nghi lễ hoặc thời trang, được diễn giải theo điều chúng mang ý nghĩa về những gì ta đang đối diện trong đời. Hình ảnh về thực tại, chẳng phải là thực tại, mà là những gì ta yêu và ghét, những gì ta đấu tranh và chết vì nó. Điều nầy có liên quan đến ý nghĩa về ‘sự thật’, một thuật ngữ được dùng với hai nghĩa. Sự thật thực tế của một dự kiến được quyết định bằng thực nghiệm, sự lý giải bằng phản ứng cảm xúc của chúng ta cho chúng ta biết mình phải đối mặt với điều gì, bạn hay thù. Tất nhiên, chúng ta có thể bị lừa. Chúng ta có thể nghi ngờ. Trong trường hợp đó, chúng ta tìm kiếm định hướng trong kinh nghiệm của quá khứ hoặc truyền thuyết mà mình là người thừa kế. Ở đó, chúng ta tìm thấy 'sự diễn giải' được lưu truyền, không chỉ bằng văn tự mà còn theo nhiều cách khác bao quát trong truyền thốngchúng ta sinh ra. Ổn định hơn các thể chế, các diễn giải thay đổi nhưng tồn tại và có thể truy nguyên qua toàn bộ lịch sử của một xã hội. Cách diễn giải nầy bền vững hơn cả thể chế, nó thay đổi nhưng vẫn tồn tại, và có thể truy tìm thông qua lịch sử của một xã hội.

Nhưng cách diễn giải vũ trụ không phải là mô thức, mà mô thức được rút ra từ thuyên giải vũ trụ. Thuyên giải vũ trụ được hình thành qua sự quan sát khi bằng phương pháp loại suy, một quan sát giả định các tỷ lệ vũ trụ rồi chuyển cho một đầu mối phổ quát. Chúng đại biểu cho môi trường được thuyên giải, trong đó chúng ta sống với hình tượngtiêu chuẩn giá trị của nó. Mô thức là những hình tượng riêng lẻ có thể chuyển nhượng và tái hiện ở các mô hình khác so với hình tượng phát xuất ban đầu.[2] Điều này sẽ rõ ràng ngay tức thì nếu bây giờ chúng ta tiếp tục chỉ ra những ví dụ cụ thể về cách diễn giải và mô thức ở Trung Hoa.

Trong phân tích của mình, tôi nhấn mạnh vào những mô thức hoặc motif này, nguồn gốc và sự phát triển của chúng. Điều này phải được phân biệt với vấn đề xác thực các nguồn mà từ đó Tăng Triệu đã hình thành ngôn ngữ của ngài[3]



[1] Tôi dùng ngôn từ trong ý nghĩa đặc biệt cho mọi quan điểm quy giá trị cho sự kiện. Xem bài báo của tôi, On World-interpretations, Santiniketan; 1956;88 pages.

[2] Hans Leisegang (1951) gọi chúng là Denkformen, trong tác phẩm Denkformen, Berlin. Nhưng ông chỉ phân biệt có hai mô thức, hình chóp và hình tròn. Theo tôi hiểu có nhiều mô thức hơn. Tiếng Pháp dùng chữ motif với cùng ý nghĩa này trong nghệ thuật, âm nhạc, văn chương... Mục đích của chúng ta là chỉ cần phân biệt “thuyên giải” vốn bất khả chuyển dịch (như là một toàn thể) và “mô thức” có thể chuyển dịch. Thể-Dụng, điều sẽ đề cập nhiều ở phần sau, vốn là ‘thuyên giải’ vì được lập trên loại suy, nhưng lại trở thành ‘mô thức’ khi bị thiên chuyển từ vũ trụ học (cosmology) để giải thích tác dụng của cá thể, của sự kiện chính trị... Một ví dụ khác có thể nhận ra, cơ khí Tây phương trở thành một mô thức ngay sau khi được phát minh (con người máy móc; l’homme machine); một số nhà vật lý học thuyên giải thế giới như là một cơ khí y như các Đạo sĩ thuyên giải “tất cả đều xảy ra’ khi thức tỉnh từ trạng thái nội quán ban sơ, hay các triết gia Ấn Độ thuyên giải sự tiến hóa của thế giới như một điều phong phú của nguyên lý sáng tạo. Trăm ngàn thuyên giải như thế ra đời, dần dần biến thành tín điều và đưa đến sự ràng buộc của quy tắc đạo đức và thậm chí luật lệ.

[3] Tôi có đề cập ở trước rằng ngôn ngữ của Tăng Triệu rất riêng biệt, chỉ để ý đến văn phong hơn là cách chọn lọc ngôn từ của ngài- văn từ và các dụ ngôn của ngài dùng không phổ biến. Tôi tự hỏi hay là ngài đã tự đặt ra một ẩn dụ mới mà ngài thông thạo hơn. So sánh trường hợp ngôn ngữ của ngài với ngôn ngữ của Tân-Đạo giáo và khuynh hướng Phật học, một người bạn của Thích Đạo Lâm, Tôn Xước 孫綽 (quan chức dưới triều Tần Mục Đế), đã viết trong lời nói đầu của Dụ đạo luận 喻道論. Hoằng minh tập, quyển 3 [0016b19] 夫佛也者體道者也。… 應感順通無為而無不… Đạo giả đạo vật giả dã. Ưng cảm thuận thông vi nhi bất vi giả - Phật là bậc đã thể hội được Đạo. Cảm ứng liền thông. Không làm mà không điều gì chẳng được thành tựu). Những lời nầy chứa đựng cốt tuỷ mô thức ẩn tàng sau tư duy triết học của thời đại chúng ta, kể cả trong Triệu luận. Cùng những thuật ngữ được dùng trong suốt trong chính nghĩa đó. Nhưng, dĩ nhiên, đây chỉ là nền tảng để từ đó Tăng Triệu bắt đầu và sau cùng, như chúng ta sẽ thấy, hầu như hoàn toàn được hoá giải.

Tạo bài viết
Ngày Quán Niệm Tháng Tư. Chủ đề: Nuôi dưỡng và trị liệu
free website cloud based tv menu online azimenu
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).