Giáo Lý Về Phật Dược Sư

03/09/20163:22 CH(Xem: 21821)
Giáo Lý Về Phật Dược Sư

GIÁO LÝ VỀ PHẬT DƯỢC SƯ
Khenchen Palden Sherab Rinpoche và Khenpo Tsewang Dongyal Rinpoche 
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ | Ed Contaldi (Pema Ngodrub) hiệu đính bản Anh ngữ

 

medicine-buddhaPhật Thích Ca Mâu Ni đã ban những giáo lý về Phật Dược Sư vào thời điểm hoàn hảo và tại địa điểm hoàn hảo – Vaishala [Tỳ Xá Ly], Ấn Độ. Khi Ngài thiền định về sự chữa lành, Ngài phóng hào quang về phương Đông, và những luồng ánh sáng quay trở về Ngài từ cõi Tịnh Độ Phương Đông. Tất thảy đại chúng lúc ấy bắt đầu thấy tám vị Phật Dược Sư trên bầu trời. Lúc này, Đức Thích Ca giới thiệu giáo lý, thứ được gìn giữ như là Kinh Dược Sư. Giáo lý này rất phổ biếnẤn Độ và đến Tây Tạng vào thế kỷ tám. Đại Sư Shantarakshita[1], vị nổi tiếng về những lời tán thánnghi quỹ mà Ngài soạn cho tất thảy những vị Phật Dược Sư, đầu tiên giới thiệu giáo lý Phật Dược SưTây Tạng. Các giáo lý của Ngài được trao truyền trong một dòng truyền thừa không gián đoạn. Thực hành Phật Dược Sư chiếm vị trí quan trọng trong mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.

Theo những giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Dược Sư, Phật Dược Sư là vị Phật đại diện cho năng lực chữa lành của chư Phật. Ngài sở hữu sức mạnh làm xoa dịu mọi che chướng về thân, tâm và cảm xúc. Trong cõi Tịnh Độ của Ngài ở phía Đông của vũ trụ này, được biết đến là “Hài Lòng Qua Sự Thấy” hay “Dễ Nhìn” (men do trong tiếng Tạng), Phật Dược Sư liên tục chuyển Pháp luân, chữa lành cho chúng sinh trong mọi vũ trụ và ban Giáo Pháp về mọi cấp độ, đặc biệtĐại thừa. Toàn bộ cõi Tịnh Độ của Ngài là một kho thuốc – thứ chữa trị mọi bệnh tật bằng cách cân bằng các yếu tố (đất, gió, lửa, nước và hư không).

Theo giáo lý của Đức Phật Thích Ca, có bảy hóa thân khác của Phật Dược Sư, mỗi vị với màu sắc và cõi Tịnh Độ riêng. Sangye Menla, Phật Dược Sưchúng ta thảo luận ở đây có màu xanh dương và an trụ ở “Hài Lòng Qua Sự Thấy”. Những vị Phật Dược Sư này có nhiều màu sắc khác nhau, chẳng hạn vàng, hồng, đỏ và xanh dương. Chư vị ngự tại những cõi Tịnh Độ như Quang Thắng, Diệu Bảo, và Vô Ưu. Vị Phật Dược Sư thứ tám, màu vàng và cõi Tịnh Độ của Ngài, “Bất Khả Phân” là thế giới này.

vô số cõi Tịnh Độ ở khắp nơi. Các cõi Tịnh Độ không phải là những hiện tượng tự nhiên xuất hiện; thay vào đó, chúng là kết quả của những đại nguyệnnỗ lực của chư Bồ Tát. Các bậc vĩ đại đang trên hành trình đến Phật quả tìm kiếm cách tốt nhất để làm lợi lạc chúng sinh. Chư Bồ Tát khao khát tạo ra những cõi thanh tịnh như một hình tướng của hoạt động bi mẫn; các vũ trụ được tịnh hóa trở thành nơi cư ngụ mà chư Bồ Tát dâng tặng cho sự vun bồi các khả năng tâm linh của những chúng sinh cao cấp. Cuối cùng, chư Bồ Tát có thể thanh lọc bản tính luân hồi của một vũ trụ, khiến nó trở thành trạng thái Tịnh Độ hoàn hảo. Hành động như vậy làm tăng trưởng bồ đề tâm trong vũ trụ này cũng như tất thảy các vũ trụ khác.

Phật Dược Sư cung cấp cõi Tịnh Độ của Ngài cho những chúng sinh mong mỏi đầu thai để chữa lành và làm lợi lạc chúng sinh chìm đắm trong luân hồi. Những chúng sinhtiến bộ cao và chư Bồ Tát tìm đến cõi Tịnh Độ của Ngài để đạt tới giác ngộ cuối cùng nhờ lời cầu nguyệnthực hành tâm linh. Nhờ ý địnhsức mạnh của thực hành, một vũ trụ tràn ngập ân phước gia trì của chư Phật. Các yếu tố thô lậu và bất tịnh được tịnh hóa bởi sự hiện diện của một vị Bồ Tát.

Rất lâu trước kia, Phật Dược Sư là một người như chúng ta. Hướng về Phật quả, bản tính bồ đề tâm của Ngài phát triển dần qua vô số đời, nhờ đó tạo ra một tâm thức rộng lớn tới mức Ngài dễ dàng có được kiến thức về vô số vũ trụ. Một lần, sự tỉnh thức của Phật Dược Sư chạm tới vũ trụ mà sự chuyển hóa thành cõi Tịnh Độ sẽ làm lợi lạc vô lượng chúng sinh. Sau đó, Ngài nỗ lực không mệt mỏi với mục tiêu tịnh hóa vũ trụ đó. Khát khao hóa hiện một cõi Tịnh Độ chữa lành của Phật Dược Sư được tự nhiên viên thành với việc Ngài đạt được Phật quả.

Trong quá trình trở thành một vị Phật, Bồ Tát sẽ định nghĩa những cách thức mà nhờ đó Ngài sẽ làm lợi lạc cho hữu tình chúng sinh trực tiếp và hiệu quả nhất. Các đại nguyện rõ ràng này khởi lên từ bồ đề tâm. Như thế, những kiểu Tịnh Độ khác nhau xuất hiện cho các chúng sinh khác nhau, phù hợp với nhu cầu của họ. Như một phương tiện thiện xảo đến từ bồ đề tâm, các chúng sinh cao cấp và chư Bồ Tát có thể tái sinh trong một vũ trụ nơi cung cấp các kiểu lợi lạc nhất định.

Khi còn là một Bồ Tát, Phật Dược Sư đã tuyên bố mười hai đại nguyện – thứ nêu rõ các cách thức mà Ngài làm lợi lạc chúng sinh. Ngài tuyên bố chúng với vô số chư Phật và Bồ Tát khắp hư không. Bên cạnh đó, Ngài thề sẽ chưa thành Phật nếu Ngài chưa hoàn thành việc tịnh hóa và hoàn thiện cõi Tịnh Độ Tịnh Lưu Ly.

Tuyên bố một chuỗi mười hai lời nguyện, Ngài miêu tả các thực hành bồ đề tâm, thứ định hình hành trình qua mười địa Bồ Tát của Ngài. Ngài chọn những đặc tính này là đối tượng của các lời cầu nguyệnthực hành của Ngài. Một cách tuyệt đối, những hứa nguyện của Phật Dược Sư mang sức mạnh của chân lý. Chúng là sự cô đọng của con đường Bồ Tát. Chúng ta có thể đặt trọn niềm tin vào những đại nguyện này.


MƯỜI HAI ĐẠI NGUYỆN CỦA PHẬT DƯỢC SƯ
 

  1. Trong cõi Tịnh Độ của tôi, nguyện mọi chúng sinh hiển bày 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của một vị Phật. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
  2. Nguyện mọi hữu tình chúng sinh sinh trong cõi Tịnh Độ của tôi chiếu tỏa hào quang sáng ngời – thứ ánh sáng xua tan mọi tăm tối. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
  3. Bất kỳ ai sinh ra trong cõi Tịnh Độ đó, nguyện họ tận hưởng sự trù phú về vật chấtthoát khỏi mọi bận tâm thế tục. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
  4. Nguyện chúng sinh trong cõi Tịnh Độ đó sở hữu một tầm nhìn ổn định về tri kiến thanh tịnh. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
  5. Nguyện chúng sinh sinh ra trong cõi Tịnh Độ của tôi chú tâm tới sự thanh tịnh của hành động. Nguyện kết quả của ác nghiệp bởi những hành động trong quá khứ có thể được trì hoãn tới thời điểm có lợi nhất cho sự phát triển tâm linh. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
  6. Nguyện cầu họ tăng trưởng sức khỏe về thân và tâm. Nguyện họ thoát khỏi mọi bất tiện hay rối loạn, thứ ngăn cản sự phát triển tâm linh. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
  7. Nguyện cầu Hồng danh của tôi trở thành Mật chú chữa lành mọi bệnh tật khổ đau. Nguyện cầu âm thanh Hồng danhhình ảnh Hóa thân của tôi trở thành phương thuốc xoa dịu mọi đớn đau. Nguyện cầu âm thanh Hồng danh của tôi và sự quán tưởng hình tướng của tôi chữa trị mọi rối loạn và bệnh tật về thân. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
  8. Nguyện cầu những người nữ nào muốn trở thành nam đều được toại nguyện. Nguyện cầu sự lựa chọn đó trực tiếp dẫn tới giác ngộ. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
  9. Nguyện cầu những kẻ mang tà kiến hay niềm tin sai lầm về Giáo Pháp lập tức phát triển tri kiến đúng đắn khi họ nghe thấy danh hiệu của tôi. Kết quả là, nguyện cầu họ nỗ lực tiến hành các hoạt động Bồ Tát. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
  10. Nguyện cầu những ai sống trong sợ hãi và dễ dàng bị điều khiển, cảm thấy bị đe dọa bởi sự giam hãmtrừng phạt, bỏ lại đằng sau nỗi sợ về tai họa. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
  11. Nguyện cầu những kẻ mà sinh kế phụ thuộc vào việc bắt giữ và giết hại chúng sinh khác đều được đáp ứng mọi nhu cầu vật chất khi họ nghe thấy danh hiệu của tôi. Nguyện cầu sự tự do của họ sẽ dẫn đến việc nhận ra bản tính Bồ Tát bên trong. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.
  12. Khi nghe thấy Hồng danh của tôi, nguyện cầu những ai đang chịu đau khổ vì bất cứ kiểu đói, khát hay lạnh, đều được cung cấp mọi thứ cần thiết. Nguyện cầu thức ăn, đồ uống và quần áo giải phóng họ khỏi những bận tâm thế tục để họ có thể bắt đầu làm lợi lạc tha nhân. Nếu điều này không xảy ra, nguyện tôi không thành Phật.

Sau khi Đức Phật Dược Sư vĩ đại phát những đại nguyện này, Ngài giữ gìn hứa nguyện trong tất thảy các đời làm Bồ Tát. Khi chúng ta thực hành Phật Dược Sư, chúng ta cần ghi nhớ những hứa nguyện này và khao khát làm giống như vậy, vì mọi chúng sinh. Nếu chúng ta làm vậy với lòng từ, bi và bồ đề tâm, điều này sẽ đem lại lợi lạc cho chính chúng ta cũng như mọi chúng sinh khác.

Khenpo Tsewang Dongyal Rinpoche và Khenchen Palden Sherab RinpocheHai vị Khenpo Rinpoche đã ban giáo lý về Phật Dược Sư này vào ngày 24-26 tháng 5 năm 2003 tại Padma Samye Ling.

 

Nguyên tác: Teaching on the Medicine Buddha by Khenchen Palden Sherab Rinpoche and Khenpo Tsewang Dongyal Rinpoche.

 

 

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Mọi sai sót là lỗi của người dịch. Xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc.Mọi công đức có được xin hồi hướng hết thảy chúng sinh, nguyện tất cả nhanh chóng thành tựu quả vị Phật Dược Sư.



[1] Shantarakshita – cũng được gọi là Khenpo Bodhisattva, Bồ Tát Viện Trưởng. Vị học giả vĩ đại này của truyền thống Đại thừa là viện trưởng Học viện Phật giáo Nalanda. Ngài được Vua Trisong Detsen mời đến Tây Tạng, nơi Ngài thành lập Tu viện Samye và truyền giới xuất gia cho 7 người Tây Tạng đầu tiên, như thế thiết lập Tăng đoàn Tây Tạng, theo truyền thống Sarvastivadin của Tổ Long Thọ. Ngài đã nỗ lực để giữ gìnduy trì giáo lý Phật Đà và bắt đầu thiết lập Phật PhápTây Tạng. Tuy nhiên, những thế lực ma quỷ chống đối Giáo Pháp và gây nhiều cản trở. Quyền lực của Vua Trisong Detsen cũng như sức mạnh của Bồ Tát Shantarakshita không thể điều phục chúng, vì thế họ đã thỉnh mời Guru Rinpoche đến Tây Tạng.








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.