Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Rinpoche

29/12/20233:30 SA(Xem: 873)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Rinpoche
TIỂU SỬ VẮN TẮT
ĐỨC SHECHEN RABJAM RINPOCHE

blankShechen Rabjam Rinpoche, sinh năm 1967, là cháu ngoại và vị kế thừa tâm linh của Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche[1]. Kể từ khi ông ngoại qua đời vào năm 1991, Rabjam Rinpoche đã nhận trách nhiệm trao truyền các giáo huấn của Dilgo Khyentse Rinpoche và đang hoàn thành tầm nhìn của Kyabje Rinpoche về việc bảo tồn các giáo huấn và nền văn hóa của Phật giáo Tây Tạng.

Rabjam Rinpoche là vị thứ bảy trong dòng các vị Rabjam. Vị Rabjam Rinpoche đời thứ hai đã thành lập Tu viện Shechen ở Kham, miền Đông Tây Tạng. Tu viện trở thành một trong sáu Tu viện Nyingma chính ở Tây Tạng, nhưng đã bị phá hủy vào giữa thế kỷ hai mươi. Lên ba tuổi, Rabjam Rinpoche bắt đầu thọ nhận giáo lý từ ông ngoại đáng kính và giờ đây đang nắm giữ dòng truyền thừa không gián đoạn này. Ngài được Dilgo Khyentse Rinpoche nuôi dạy và đã tham dự hầu hết các buổi giảng, Drupchen (nghi lễ 9 ngày) và quán đỉnh mà Dilgo Khyentse Rinpoche ban trong vòng hai mươi lăm năm. Ngài du hành tới khắp nơi trên thế giới cùng với Khyentse Rinpoche và lần đầu tiên viếng thăm phương Tây năm 1976.

Đầu những năm 80, Dilgo Khyentse Rinpoche xây dựng Tu viện Shechen Tennyi Dargyeling ở Nepal và thiết lập Rabjam Rinpoche là Tu viện trưởng. Hiện nay, có khoảng 450 tu sĩ đang nghiên cứuthực hành dưới sự dẫn dắt của Ngài. Rabjam Rinpoche đã thiết lập một ban điều hành và tổ chức trong cộng đồng tu sĩ, một hình mẫu về sự giáo dục, tính kỷ luật hoan hỷhoạt động nhân đạo.

Rabjam Rinpoche đã thành lập Phật Học Viện Shechen và Trung Tâm Nhập Thất Shechen ở Nepal. Để đáp ứng nhu cầu của nữ giới mong mỏi thực hànhnghiên cứu trong truyền thừa của Dilgo Khyentse Rinpoche, Ngài xây dựng lại và cải thiện cơ sở vật chất của Ni viện Sisinang ở Bhutan, nơi hơn 180 vị Ni đủ mọi lứa tuổi đang nghiên cứuhành trì. Theo mong ước của Dilgo Khyentse Rinpoche, Ngài xây một Tu việntrung tâm nghiên cứu nhỏ của trường phái Nyingma ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), Ấn Độ.

Rinpoche rất quan tâm tới việc bảo tồn văn hóa Tây Tạng. Ngài đã hoàn thành việc xây dựng các bảo tháp cho dự án hòa bình. Tu viện Shechen ở Tây Tạng nổi tiếng về phong cách Cham (vũ điệu linh thiêng) đặc biệt và các nghi lễ cũng như sự trì tụng. Rabjam Rinpoche đang phục hồi truyền thống đó. Dưới sự lãnh đạo của Ngài, các vũ công Shechen đã trình diễn ở khắp châu Âu và Nam Mỹ. Trong nỗ lực bảo tồn truyền thống vẽ tranh linh thiêng, Ngài thành lập Trường Mỹ Thuật Tsering. Cuốn sách “The Great Medicine” [tạm dịch: Đại Dược] của Ngài đã được xuất bản bằng tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác.

Rabjam Rinpoche cũng đặc biệt quan tâm tới các dự án nhân đạo. Ngài đang duy trì truyền thống Phật giáo Tây Tạng chân chính, giống như điều đã được ông ngoại dạy cho Ngài, kết hợp với niềm yêu thích hiện đại về những nhu cầu của cộng đồng và mỗi cá nhân trong đó.

Rinpoche đã coi sóc việc dạy dỗ Khyentse Yangsi Rinpoche, vị tái sinh trẻ của Dilgo Khyentse Rinpoche. Ngài cũng là chủ tịch của Trường Shechen, một trường tu sĩ ấn tượng bao gồm của nền giáo dục thế tục.


Nguồn Anh ngữ: https://shechen.org/spiritual-development/teachers/shechen-rabjam-rinpoche/.
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ năm 2017, hiệu đính toàn bộ năm 2023. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.