Tổng quan về giáo lý dòng Nyingma Cổ Mật – Tứ Pháp Bảo Man

25/01/20243:06 SA(Xem: 4143)
Tổng quan về giáo lý dòng Nyingma Cổ Mật – Tứ Pháp Bảo Man

Giới thiệu sách mới :


TỔNG QUAN VỀ
GIÁO LÝ DÒNG NYINGMA CỔ MẬT
Tác giảLongchenpa, Kyabje Dudjom Rinpoche
Biên dịch: Nhất Diệp, Quốc Trung
Hiệu đính: lama Trí Không 

blank

Trong những năm gần đây, Mật tông đã trở nên phổ biến, và một số học giả Mật tông cho rằng, Mật tông được gọi là Vô thượng thì không cần học kinh điển Hiển tông, thậm chí còn cho rằng trong đời này có thể nhập đàn pháp Vô thượng Mật thừa rồi , thì nhiều đời sau đã chắc chắnnhân duyên học tập Hiển tông nên kiếp này không cần học thêm về kinh luận Hiển tông. Những ai giữ quan điểm này ắt hẳn nên có chút thay đổi khi đọc luận này và nên biết rằng Kinh luận Hiên tông thực sự là nền tảng của Mật pháp . Nếu không phải vậy thì tôn giả Longchenpa vì sao phải soạn ra bộ luận này.


Tuy luận này tương đối ngắn, nhưng đã giải thích ngắn gọn, đầy đủ và trọn vẹn từ Tiểu thừaĐại thừa đến Mật thừa; trong Mật thừa thì giảng nói từ ngoại Mật đến Vô thượng mật; trong Vô thượng mật lại trình bày từ Sinh khởi thứ đệ đến Đại viên mãn, Thứ tự cửu thừa của Trường phái Ninh Mã đã bao hàm tất cả. Lấy Đại viên mãn và Đại viên mãn Kiến để quy kết, hầu hết đều thuộc truyền thống của phái Nyingma . Giáo nghĩa được trường phái Nyingma truyền thừa là các pháp môn không thể nghĩ bàn của Phật giáo Ấn Độ, trong Hiển tông đề cao Đại viên mãn Kiến (Đại Trung Quán) làm cứu cánh còn trong Mật pháp đề cao Đại viên mãn Đạo làm cứu cánh.

  • MỤC LỤC:
CHƯƠNG 1: HƯỚNG DẪN ĐỌC
1. Việc thiết lập năm sự lựa chọn
2. Làm thế nào để hiểu “Tứ pháp"
3. Sự thiết lập “thứ bậc đạo” của tứ tông
4. Tông nghĩa tứ tông
4.1 Giảo nghĩa tông Ti Bà Sa
4.2 Tông nghĩa Kinh bộ tông
4.3 Tông nghĩa Duy thức tông

4.4 Tông nghĩa của Trung Quán Tông
5. Phái Ứng Thành đánh giá cảc tông phái khác như thế nào
6. Thứ tự cửu thừa của phái Nyingma
7. Cửu thừa trong xuất thế gian pháp
8. Cộng cơ đạo quả của nội ngoại Mật thừa
8.1 Cơ - Đại Trung Quán (tư tưởng Như Lai tạng)
8.2 Đạo - Du Già Hành
8.3 Quả - Thành Phật 
9. Ý thú của ba thừa ngoại mật 
9.1 Sự thừa
9.2 Hành thừa 
9.3 Du già thừa 
10. Ý nghĩa của tam thừa trong nội mật
11. Tổ chức của bản luận
11.1 Quay tâm về giáo pháp

11.2 Thực hành giáo pháp như con đường 
11.3 Trên đường tu dẹp trừ vọng tưởng
11.4 Tịnh vọng thành giác
12. Lời kết 

CHƯƠNG 2: THÍCH CHÍNH VĂN 109
Quy Y Thuật Ý
Thứ nhất: Hướng tâm vào pháp
Thứ hai: Thực hành pháp như con đưòng đạo
Thứ ba: Giải trừ vọng niệm trên con đường tu đạo
Thứ tư: Thanh tịnh vọng thành bản giác
Luận chủ hồi hướng

PHỤ LỤC: TỨ BỘ TÔNG NGHĨA YẾU LƯỢC
Tiểu thừa
1 - Tì bà sa bộ (Hán. 毗婆沙部. Phạn. Vaibhāṣika)
2 - Kinh Lượng bộ (Hán. 經量部. Phạn. Sautrāntika)
Đại thừa
3 - Duy thức tông
4 - Trung quản tông
A - Ngoại tông
1 - Tự tục phái
2 - Phái Ứng thành
B - Nội Tông - Đại Trung Quán

LỜI BẠT



  • THỈNH SÁCH LIÊN HỆ:
A- Tại Hà Nội:
1- bạn Phương Minh : sdt +84 82 2618888
2- bạn Nguyễn Phương : sdt 091 7835988
3- bạn Nguyễn Chi : sdt 094 5200991
4- bạn Bảo Khang : sdt +84 34 3322371

B- Tại Hồ Chí Minh :
1- bạn Việt Long sdt : +84 91 6713931
2- bạn Quế Như sdt 096 6528528
3- bạn Trương Khuyên sdt : 090 6836720

C- Tại Đà Lạt
Bạn Bảo Châu : 098 2797245
Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…