Phần sáu: Chương Hai mươi mốt: Hoạt động Giác ngộ Vô-Niệm để làm Lợi lạc Chúng sinh

24/10/20162:50 CH(Xem: 2684)
Phần sáu: Chương Hai mươi mốt: Hoạt động Giác ngộ Vô-Niệm để làm Lợi lạc Chúng sinh
PHÁP BẢO CỦA SỰ GIẢI THOÁT
Gems of Dharma, Jewels of Freedom
cẩm nang kinh điển, xác thực và dễ hiểu của Phật giáo Đại thừa
của Đại Bồ Tát Tây Tạng thế kỷ 12 Jé Gampopa
Bản dịch Anh ngữ từ tiếng Tây Tạng của Ken và Katia Holmes
dựa trên những giảng nghĩa chi tiết theo
truyền thống của Dòng Kagyü
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

 

 

Phần sáu
Chương Hai mươi mốt
Hoạt động Giác ngộ Vô-Niệm để làm Lợi lạc Chúng sinh

Trước hết ta phát triển Bồ đề tâm, kế đó con đường được thực hànhcuối cùng kết quả, Phật quả, được thành tựu. Bởi tất cả những mục tiêu này được theo đuổi chỉ để tiệt trừ đau khổ của chúng sinhđảm bảo cho hạnh phúc của họ, ta có thể tự hỏi là trong thực tế làm thế nào có thể mang lại lợi lạc cho chúng sinh khi Phật quả được thành tựu, bởi chư Phật thì không có hoạt động hay nỗ lực thuộc về khái niệm (1). Tuy nhiên, dù chư Phật không suy nghĩ hay nỗ lực, việc làm lợi lạc cho chúng sinh một cách tự nhiên và không gián đoạn đã xảy ra. Nếu ta tự hỏi làm thế nào điều này có thể xảy ra, câu trả lời được đưa ra trong phần tóm tắt của chương này:

 

“Hoạt động giác ngộ được tóm tắt trong ba điểm: các thân cao quý của chư Phật thành tựu các lợi lạc của chúng sinh mà không có tư tưởng, khái niệm. Tương tự như thế, ngữ tráng lệ và tâm cao quý của chư Phật thành tựu các lợi lạc của chúng sinh mà không có tư tưởng, khái niệm.”

 

Các ví dụ của việc làm lợi lạc chúng sinh một các vô-niệm về thân, ngữ và tâm – được đưa ra trong Mật điển Đại Thừa Tối Thượng:

 

“Giống như Đế Thích, tiếng trống, các đám mâyPhạm Thiên, giống như mặt trời và viên ngọc quý là Như Lai; ngoài ra cũng như một tiếng vang, như không gian và như mặt đất.”

 

1. CÁC VÍ DỤ VỀ CÁCH THỨC CÁC THÂN TƯỚNG CAO QUÝ CỦA ĐỨC PHẬT THÀNH TỰU ĐIỀU TỐT LÀNH CHO CHÚNG SINH MỘT CÁCH VÔ NIỆM

 

Trích dẫn “Như sự hiển lộ của Đế Thích” đưa ra một ví dụ về việc làm thế nào Kâya (thân) vô niệm có thể mang lại lợi lạc cho chúng sinh. Trong ví dụ, Đế Thích, Thủ hộ của các vị Trời, an trụ trong cung điện của Ngài tên là “Nhà Chiến Thắng”, cùng với một tập hội các thiên nữ trẻ. Cung điện được làm bằng đá bê-rin thanh tịnhrực rỡ đến nỗi hình ảnh phản chiếu của Đế Thích xuất hiện trên những bức tường và người ở bên ngoài có thể nhìn thấy. Nếu con người sống trên trái đất có thể nhìn thấy hình ảnh này của Đế Thích và những vui thú thiêng liêng của Ngài trong những cõi trời ở trên họ, họ sẽ khát khao và cầu nguyện được sống như thế. Với một mục tiêu như thế trong tâm, họ có thể thực hiện những nỗ lực chân thành để có đức hạnh và nhờ đức hạnh của họ, họ có thể được tái sinh trong một trạng thái như thế sau cái chết (2). Cái nhìn gây hứng khởi cho họ xảy ra mà Đế Thích không cần có chút nỗ lực nào.

Tương tự như thế, những người đã đi vào con đường tốt lành nhất và nuôi dưỡng niềm tin và những đức hạnh tương tự sẽ nhìn thấy những thân tướng của chư Phật viên mãn được tô điểm bằng những tướng tốt và vẻ đẹp đặc biệt của các Ngài; họ nhìn thấy các Ngài, đi, đứng, ngồi, nằm, giảng dạy Giáo pháp, thiền địnhthành tựu mọi loại huyền diệu. Như một kết quả của việc nhìn thấy những điều như thế, họ sẽ kinh nghiệm niềm tin và khát khao đạt được trạng thái như thế. Để trở thành như thế, họ sẽ thực hành các đức hạnh đó. Bồ đề tâm và những thực hành cần thiết khác là nguyên nhân của các đức hạnh này. Kết quả là cuối cùng họ sẽ thành Phật. Sự hiển lộ sắc thân của chư Phật xảy ra mà không có sự nghĩ tưởng và chuyển động nào (3).

 

“Giống như thân tướng phản chiếu của Thủ hộ các vị Trời xuất hiện trên bề mặt trong trẻo của đá bê-rin, thân tướng được phản chiếu của Vua các Đấng Chiến Thắng xuất hiện trên bề mặt trong trẻo của tâm chúng sinh.”

 

2. CÁC VÍ DỤ VỀ CÁCH THỨC NGỮ THANH TỊNH CỦA ĐỨC PHẬT THÀNH TỰU ĐIỀU TỐT LÀNH CHO CHÚNG SINH MỘT CÁCH VÔ NIỆM

 

Trích dẫn “như trống thiêng” mang lại cho ta ví dụ về cách làm thế nào ngữ (lời dạy) của chư Phật có thể thành tựu hạnh phúc của chúng sinh mà không cần đắn đo, suy tính. Trong ví dụ, đó là âm thanh của một tiếng trống (4) trong cõi của các vị trời. Nó âm vang như kết quả của các thiện hạnh trước đây của các vị trời. Tiếng trống không nghĩ tưởng hay có ý hướng, nhưng âm thanh của nó truyền đạt các thông điệp chẳng hạn như Mọi sự có điều kiện đều vô thường! điều đó khuấy động các vị trời đang có khuynh hướng xao lãng đức hạnh.

 

“Giống như trong các cõi trời thiêng liêng và nhờ năng lực của đức hạnh trước đây của các vị trời, không cần đến bất kỳ tư tưởng, nỗ lực, vị trí, tâm thức hay hình tướng nào, trống Pháp liên tục khuấy động tất cả các vị trời vô tư với những từ “vô thường”, “đau khổ”, “vô ngã”, và “an bình” cùng với bốn Pháp ấn là biểu hiện của Phật pháp: “Mọi vật có điều kiện đều vô thường,”

 

“Mọi hiện tượng không có bản ngã,” “Mọi hiện tượng ô nhiễm mang lại đau khổ” và “Toàn bộ niết bàn là an lạc…”

 

Như trong ví dụ, không chút nỗ lực hay suy tính nào, lời của chư Phật truyền dạy cho những người đã sẵn sàng để đón nhận các giáo lý thích hợp với họ.

 

“… Cũng thế, không chút nỗ lực v.v.. (Pháp Thân) trùm khắp tất cả chúng sinh mà không loại trừ ai, với ngữ của các Đấng Giác ngộ, giảng Pháp cho những người đã sẵn sàng.”

 

Theo cách trên, ngữ của chư Phật thành tựu hạnh phúc của chúng sinh mà không cần đến tư tưởng.

 

3. CÁC VÍ DỤ VỀ CÁCH THỨC TÂM VIÊN MÃN CỦA ĐỨC PHẬT THÀNH TỰU ĐIỀU TỐT LÀNH CHO CHÚNG SINH MỘT CÁCH VÔ NIỆM

 

3a. Giống như một đám mây

 

Trong ví dụ này, trong mùa gió mùa, các đám mây tụ họp trong bầu trời mà không cần nỗ lực và đổ mưa xuống mặt đất không chút suy tính, khiến cho mùa màng phát triển và những thứ khác xuất hiện:

 

“Giống như các đám mây trong mùa gió mùa, tạo nên những khối nước đổ xuống mặt đất mà không cần nỗ lực – là điều kiện cho những mùa màng bội thu..”

 

Tương tự như thế, hoạt động của tâm Phật, không cần đến sự suy tính nào, đổ trận mưa Pháp xuống chúng sinh đang tu tập đức hạnh và làm thuần thục mùa màng tốt lành của họ:

 

“..Cũng như các đám mây đại bi tạo nên một trận mưa giáo lý siêu việt của các Đấng Chiến Thắng mà không chút suy tính..”

 

Như thế tâm Phật thành tựu hạnh phúc của chúng sinh mà không cần đến tư tưởng.

 

3b. Giống như Phạm Thiên

 

Trong ví dụ này, Phạm Thiên, Thủ hộ của các vị Trời, hiển lộ sự hiện diện của Ngài trong mọi cõi trời nhưng không bao giờ rời cõi trời Phạm Thiên của mình. Tương tự như vậy, không từng rời khỏi Pháp Thân, Đức Phật hiển lộ mười hai công hạnh và những hiện thân tương tự khác đối với những người đang tu tập đức hạnh, bằng cách đó mang lại lợi lạc cho họ.

 

“Giống như Phạm Thiên, chưa từng ra khỏi cõi trời Phạm Thiên, biểu thị những hiển lộ trong mọi cõi trời khác mà không cần nỗ lực, Đấng Chiến Thắng cũng thế, chưa từng rời khỏi Pháp Thân, biểu lộ những hiện thân của Ngài ở khắp mọi nơi cho những người đầy đủ thiện nghiệp mà không cần nỗ lực.”

 

3c. Giống như mặt trời

 

Trong ví dụ này, các tia nắng mặt trời làm cho các đóa sen và vô vàn loại hoa khác đồng thời nở rộ mà không cần đến bất kỳ suy tính nào. Tương tự như vậy, không cần bất kỳ tư tưởng hay nỗ lực nào, các tia sáng giáo lý của chư Phật làm nở rộ những đóa sen tâm thức của các loại đệ tử khác nhau, với những nguyện ước khác nhau.

 

“Giống như mặt trời, không có bất kỳ suy tính nào, nhờ những chiếu rọi đồng thời những tia sáng của nó, khiến cho các đóa sen nở rộ và làm những cây cỏ khác trưởng thành, cũng thế, những tia nắng giáo lý siêu việt của chư Như Lai đổ xuống các đóa sen là những chúng sinh đang tu tập đức hạnh mà không cần đến bất kỳ suy tính nào.”

 

Dùng ví dụ này về mặt trời theo một cách khác, giống như tia phản chiếu của mặt trời xuất hiện đồng thời trên mọi bề mặt đủ sáng và phẳng lặng, cũng thế, Phật xuất hiện đồng thời với mọi đệ tử có khuynh hướng thanh tịnh sâu xa thích đáng.”

 

“Trong tất cả những bình nước - là những đệ tử thanh tịnh - xuất hiện một cách tự nhiên vô số tia phản chiếu của mặt trời Phật.”

 

3d. Giống như một viên ngọc như ý

 

Trong ví dụ này, giống như một viên ngọc như ý không suy tưởng và không nỗ lực khi tạo tác mọi sự được khẩn cầu, cũng thế, nhờ Đức Phật mà các mục đích tương ứng với những động lực khác nhau của Thanh Văn và các đệ tử khác được thành tựu:

 

“Giống như một viên ngọc như ý, không có tư tưởnghoàn toàn đáp ứng một cách tự nhiên ước nguyện của những người ở trong tầm ảnh hưởng của nó, cũng thế, nhờ viên ngọc Phật như ý, những người có các động lực khác nhau sẽ được nghe những loại giáo lý khác nhau. Tuy nhiên, những điều này xảy ra mà không có bất kỳ suy tính nào (trong tâm Phật).”

 

Tương tự như trên, có thêm ba ví dụ nữa (5), - các ví dụ về một tiếng vang, các ví dụ về không gian và các ví dụ về mặt đất – cho thấy làm thế nào chúng sinh có thể được lợi lạc nhờ chư Phật mà không có bất kỳ suy tính nào trong tâm các Ngài.

Đây là chương hai mươi mốt, về hoạt động giác ngộ vô-niệm,

trong tác phẩm Pháp Bảo của sự Giải thoát

 

----------------------------------

(1) Đây là một câu hỏi có giá trị đối với hầu hết những người bình thường, bởi đối với họ hoạt động hàm ý tư tưởngnỗ lực.

 

(2) Có một vài cách giải thích về câu chuyện này. Trong một số giải thích, nó được trình bày là khi nghiệp nói chung của một miền là tốt, người ta có thể nhìn thấy những thế giới thiêng liêng, ở trên họ trong không gian. Sự phô diễn hầu như huyền diệu này của những phản chiếu trong cung điện của Đế Thích không chỉ khiến cho người ta cảm kích lối sống của Ngài mà còn mang lại cho họ một sự hiểu biết rằng Ngài đã đạt được trạng thái đó nhờ đức hạnh trước đây của Ngài. Với sự tác động quyến rũ này trước mặt họ, họ cảm thấy hứng khởi để thực hiện giống như thế. Trong những cách giải thích khác về ví dụ này, chính vẻ sáng ngời như-viên ngọc của thế giới chúng ta đã phản chiếu những thế giới thiêng liêng.

 

(3) Có nghĩa là chư Phật không có ý hướng gây truyền cảm hứng cho mọi người như thế và các hiện thân của các Ngài không giống như các phóng chiếu là cái có một nguồn mạch ở một nơi và một sự xuất hiện ở một nơi khác. Việc quán chiếu về điều này giúp ta hiểu rằng Phật là tinh túy tâm của mọi người.

 

(4) Không có cái trống nào được nhìn thấy hay tìm thấy, chỉ là âm thanh của một tiếng trống.

 

(5) Trong Mật điển Đại Thừa Tối Thượng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.