Quy Y Và Tâm Tỉnh Thức

29/01/201712:39 SA(Xem: 6371)
Quy Y Và Tâm Tỉnh Thức

 

QUY Y VÀ TÂM TỈNH THỨC
GENDUN RINPOCHE
Viên Lạc chuyển ngữ

(Phần tiếp theo của cuốn Heart Advice of Mahamundra Master –
Lời Tâm Huyết của Đạo Sư Đại Thủ Ấn)

Heart Advice of Mahamundra MasterTheo quan điểm của thế giới tâm linh, đời sống của ta hiện nay là một bước ngoặt, ta có sự lựa chọn hoặc đi lên hoặc đi xuống. Ngay lúc này, chúng ta đang có lựa chọn hướng đi nào cho cuộc đời mình. Nhưng ta không có cả ngàn lựa chọn. Về cơ bản chúng ta có sự sự lựa chọn giữa một bên là con đường dẫn đến sự thả buông mọi vướng mắccon đường khác là theo đuổi sự lợi thân. Mặc dù dòng chảy của nghiệp (đọc thêm phần nghiệp) tạo ra nhiều giới hạn, nhưng mang được thân người ta vẫn còn có tự do để chọn lựa đi tới sự tỉnh thức hay tiếp tục ở lại với mê lầm và khổ. Nếu ta chọn con đường tỉnh thức ta nên có một quyết định rõ ràng và không thoái lui. Quyết định này mang tính cá nhân và không ai khác có thể làm thay ta. Một khi đã có sự lựa chọn rõ ràng, ta sẽ dễ dàng vượt qua hết các trở ngại và có sự tiến bộ.

Để tâm nguyện trở nên mạnh mẽ và quyết định của mình không xoay chuyển, ta nên tạo duyên để bản thân mình gần gũi với lời dạy của Đức Phật. Ta nên hiểu tỉnh thức vượt thoát khổ có nghĩa là gì? và giác ngộlợi ích như thế nào đối với bản thân và người khác?. Hiểu thấu về giác ngộ đem đến hướng đi rõ ràng trong đầu và trái tim ta tràn đầy niềm tin tưởng và lòng thành kính. Khi đó con đường đến sự tỉnh thức trở nên dễ dàng.

Khó khăn sẽ nảy sinh khi chúng ta không có một cam kết chắc chắn. Mặc dù chúng ta có thể hiểu là mình đang ở giai đoạn bước ngoặc, và bước một vài bước thăm dò đi về phía pháp, sau một thời gian ta lại có thể nói với bản thân: “ Ngày trước cũng không đến nỗi tệ” và quay trở lại những theo đuổithế gian, chỉ không lâu sau đó ta thấy: “ thế này thì thật khổ, cuối cùng thì Pháp vẫn tốt hơn cả”. Nếu ta bị giằng co bởi đời sống thế giancon đường tỉnh thức, khó khăn chắc chắn sẽ nảy sinh. Tuy nhiên, ngay khi ta bắt đầu trân quý những giá trị và phẩm chất của giác ngộ và hướng tâm hoàn toàn về đó, chúng ta bắt đầu tự tiến bộ.

Để tìm thấy con đường tỉnh thức từ những nền tảng mù mờ, nhầm lẫn, chúng ta không những cần có một quyết định rõ ràng,  ta cũng cần một vị thầy tâm linh, cũng như các phương pháp tu tập và những bạn đồng hành trên con đường tu tập.

Ta sẽ gặp được những điều kiện trên khi ta dấn thân vào pháp tu được gọi là “Quy Y”. Quy y là một hành động tự trong tâm hướng về cốt tủy của Pháp. Mỗi pháp tu đều bắt đầu từ đây. Ta quy y nơi tâm giác ngộ, quy y nơi giáo phápquy y nơi cộng đồng bạn tu chỉ dẫn ta trên con đường giải thoát. Chúng ta tìm kiếm nơi họ phước lành, giúp đỡ và bảo hộ, đồng thời ta cũng mong ước tất cả chúng sinh cùng nhận được sự giúp đỡ tương tự. Trong nội tâm, ta quy y cho tất cả chúng sanh và cùng với tất cả chúng sanh. Khi quy y, ý nguyện vị tha trở thành cốt tuỷ của sự tu tập. Nhưng nếu chỉ tụng niệm, lễ nghi thì không đủ, mục đích của ta là xây dựng được ước nguyện sâu xa hướng tới giải thoátPhật Quả vì tất cả chúng sanh.

Để quy y, ta cần một niềm ước ao tin tưởng nơi Tam Bảo: nơi Đức Phật, đích đến ,vv… Nơi phẩm chất phi thường của giác ngộ, nơi giáo pháp cũng là con đường của ta, và nơi tăng thân, cộng đồng của những người cùng tu tập sẽ giúp đỡ và hướng dẫn ta trên hành trình của mình.

Về mặt thực tại, quy y bảo vệ ta khỏi những vấn đề ta có thể gặp phải trong cuộc sống. Về mặt tự tánh, quy y giúp ta giải thoát bản thân hoàn toàn khỏi thế giới điều kiện nhờ thực hành pháp. Bước vào pháp tu quy y, ta từng chút từng chút một tích luỹ tự dosử dụng sự tự do ấy để làm lợi ích cho người khác.

 Ý nguyện chân thật, tận tâm mong muốn tiến bộ nhanh chóng để ta có khả năng giúp đỡ người khác tốt hơn, là những điều kiện tiền đề để thâm nhập được vào con đường tỉnh thứccuối cùng ngộ ra Phật Tánh. Tận sâu trong tâm, ta mong ước giải thoát tất cả chúng sanh khỏi khổ đau của họ, chúng ta biến ý nguyện này thành hành động bằng cách nghiên cứu pháp, quán chiếuthực hành pháp bằng cả thân, khẩu, ý.  Đây là điều đem lại cho cuộc đời ta ý nghĩa thực sự: thực hành pháp để giải thoát tất cả chúng sanh khỏi khổ đau. Chỉ với mục đích như vậy, ta bước tới con đường tâm linh.

Nếu chúng ta thực sự muốn giúp đỡ tất cả chúng sanh, ta phải đạt tới giác ngộ. Chỉ khi đó ta mới ở vị trí có thể dẫn dắt chúng sanh trên con đướng hướng tới giác ngộ. Một bậc giác ngộ toàn hảo đã ngộ ra sự tự do tuyệt đối của Phật – họ đã phá bỏ mọi che chướng và phát triển tất cả các phẩm chất giác ngộ, Các vị Phật thì đã hoàn toàn thoát khổ bởi vị họ không còn nhìn thực tại theo cái nhìn nhị nguyên và không còn chìm trong sự xô đẩy của phiền não. Đó chính là ý nghĩa của từ “ thoát khỏi mọi che chướng”. Khi tất cả những che chướng bị phá bỏ hoàn toàn, phẩm chất của Phật Tánh sẽ biểu hiện sáng rõ.

Những phẩm chất của Phật là sự biểu hiện của tâm tỉnh thức, các bậc giác ngộ sẽ cùng lúc thành tựu ý nguyện lợi lạc chúng sanhhoá hiện vô vàn các hoá thân khác nhau để giúp đỡ chúng sanh. Do đó, giác ngộ mang lại ích lợi nhất cho bản thân, bởi vì ta đạt tớt tự do hoàn toàn, và cùng với đó, mang tới ta khả năng tốt nhất để giúp ích người khác, tâm tỉnh thức cùng lúc hoá hiện tất cả các phẩm chất của từ bi.

Để đạt tới giác ngộ, ta cần con đường dẫn lối. Đức Phật đã chỉ ra con đường này. Thúc đẩy bằng lòng từ bi, Ngài đã dạy rất nhiều các phương pháp khác nhau để đạt tới mục tiêu cao quý nhất, bắt đầu từ đời sống hiện tại mà ta đang có. Sau đó, phương pháp và những lời giảng của ngài được viết lại và biên soạn thành các bộ kinh, luận bao gồm cả lời dạy trực tiếp từ Đức Phật và các bài bình giảng của các học trò của ngài sau này. Những Kinh Luận trên là nền tảng của truyền thừa qua chữ viết, đi cùng với đó là dòng truyền thừa khẩu truyền xác thực.

Trong truyền thừa khẩu truyền, bắt nguồn từ Đức Phật, pháp tu và hướng dẫn được truyền từ thầy sang trò. Người trò quán chiếu áp dụng vào thiền tập cho tới khi họ đạt tới chứng ngộ như thầy của mình. Bằng cách này, không chỉ từ ngữ mà ngay cả ý nghĩa thực sự của lời Đức Phật được tiếp nối, duy trì cho tới tận ngày nay, và đó là Phật Pháp ta hiện có.

Tăng là nơi trì giữ Phật Pháp được truyền lại, là đoàn thể những người được nhận pháp, hiểu Pháp và hành trì Pháp. Họ có thể là thiền sư, bậc thầy hoặc bạn tu- những người thực tâm tu hành, tuỳ vào mức độ giác ngộ về Pháp và năng lực, họ là những đồng hành vô cùng quý giá và mang đến sự giúp đỡ lớn lao.

Mục đích của ta là giác ngộ thành Phật, những chỉ dẫn và pháp tu trên đường thành Phật là Pháp, đoàn thể những ai nguyện giúp đỡ người khác trên con đường tâm linh là Tăng, họ cũng là những người trì giữ Pháp và truyền đạt lại. Ba yếu tố trên là điều thiết yếu nếu ta muốn đạt tới giác ngộ. Mục tiêu tối thượng của ta là Thành Phật, và ta có thể nghĩ rằng vậy ta chỉ Quy Y Phật là đủ, tuy nhiên, Pháp và Tăng là chốn nương tựa không thể thiếu để thành Phật Quả. Vì vậy, ta quy y cả ba nơi, gọi là Quy Y Tam Bảo. Phật Pháp Tăng thì quý báu như những viên Ngọc Như Ý, nơi xứng đáng nhận được sự tôn kínhbiết ơn.

Tất cả các vị Phật và Bồ Tát trong quá khứ đã đi theo cách này và quay về nương tựa quy y Tam Bảo. Họ đã nương tựa nơi Tăng và thực hành Pháp, cuối cùng đạt đến giác ngộ. Không có ai trong số họ tự tìm thấy con đường, mà không có sự chỉ dẫn về pháp tu và đích đến, ngay cả khi họ đã tu tập trong nhiều đời trước. Tất cả chúng sanh cần phương pháp và hướng dẫn cũng như bạn đồng hành để giải thoát bản thân khỏi những ngộ nhận, mê lầm, để ngộ ra trí tuệ tỉnh thức hoàn toàn. Do vậy, quy y nơi Tam Bảo là không thể thiếu , đây chính là quy luật tâm linh vũ trụ

Khi quy y, ta hướng năng lượng của thân, khẩu và ý tới sự thực hành Pháp, với sự quyết tâm mạnh mẽ dấn thân vào những việc thiện làm lợi lạc cho bản thân và cho tất cả chúng sanh trong vũ trụ.

Chúng ta quy y không chỉ cho bản thân mà còn để đạt tới nhanh chóng khả năng dẫn dắt tất cả chúng sinh thoát khổ.

Quy y bao gồm cả thái độ, tinh thần cởi mở, tin tưởng nơi đích đến là sự giác ngộ và sự thực tập hàng ngày mà qua đó ta tìm thấy đường đi của mình hướng tới tinh thần cởi mở và tin tưởng trên. Chúng ta quán tưởng (tưởng tượng) tất cả chúng sanh trong không gian, loài người cũng như không phải loài người, cùng hội tụ xung quanh ta và ta đang hướng tất cả họ cùng tìm về nơi nương tựa. Không gian phía trước mặt ta, là chúng hội Chư Phật và Bồ Tát, cùng với tất cả cội nguồn quy y khác. Ta đưa tâm ý chú tâm về phía họ và phát khởi lòng tin tưởng nơi khả năng giải thoát chúng sanh khỏi khổ luân hồi của chư Phật, Bồ Tát, nơi năng lực bảo hộ chúng ta khỏi mọi sự sợ hãi khổ đau. 

Với niềm tin tưởng, bao quanh ta là chúng sanh khắp pháp giới, ta đọc niệm câu quy y. Ta quán tưởng đầy khắp không gian phía trước, là ánh sáng toả ra từ cội gốc của sự nương tựa đáp lại lòng tin tưởng nơi ta. Ánh sáng đó tan hoà vào ta mang theo sự phước lành của thân, khẩu ý của chư Phật và làm thức dậy trong ta niềm kính ngưỡng sâu sắc tới họ. Tràn đầy lòng sùng mộ và tin tưởng, ta tiếp tục thực hành các pháp tu khác, những pháp tu này lại làm sâu rộng thêm sự hiểu biết và trân quý nơi ta về pháp Quy Y.

Phật, Pháp Tăng, Tam bảo là sự biểu hiện của Giác Ngộ, và biểu hiện ở những cấp độ khác nhau. Khi chúng ta trở nên ý thức được những phẩm chất của giác ngộ và bắt đầu nhìn thấy năng lực cứu khổ của Tam Bảovô cùng quý báu và không thể thiếu, ta bắt đầu buông bỏ tính kiêu mạnthái độ lợi thân. Ta nhận ra rằng ta không thể tự tìm thấy con đường tỉnh thức, và ta tin tưởng nương tựa nơi năng lực gia trì của Tam Bảo.

Khi ta mở lòng với năng lực gia trì của Tam Bảonỗ lực đúng đắn trong thực hành, thì những che chắn như là cái nhìn nhị nguyên sẽ dần bị xua tan và phẩm chất của trí tuệ bản lai của tâm sẽ hiển lộ không chướng ngại.

Khi ta cởi mở,  tâm ta tràn đầy bình anhỷ lạc, và tâm sẽ tự biểu lộ bản tánh sáng tỏ, sống động tự nhiên của nó. Tự tin và trí tuệ sẽ thay thế những rối mờ phiền não. Ta biết chính xác những gì ta phải làm, không hề bị phá bĩnh bởi sự ráng sức của bản ngã. Nếu ngược lại, ta theo đuổi sự thực hành pháp như một một người đang trong chiến trận và nghĩ như vầy: “ tôi phải thực hành, tôi phải chiến thắng, tôi phải đạt đến giác ngộ” khi ấy bám chấp bản ngã đã chiếm được lãnh địa trung tâm. Ta đánh mất “ giác ngộ” cho những khái niệm xa vời đủ loại. Mắc kẹt trong nỗ lực tham, cố gắng để phù hợp với hình ảnh bậc thánh hay hình ảnh giác ngộ, ta không còn muốn nghe đến điều gì khác nữa.

Nếu như ta gặp phải khó khăn trở ngại, ta không tự chất vấn bản thân nhưng một mực khẳng định đó là do lỗi của vị thầy hoặc là do sự chỉ dẫn của Pháp có vấn đề. Nhưng nếu mọi việc đều diễn biến tốt đẹp, ta trở nên kiêu hãnh và suy nghĩ tự mãn: “tôi tu tập giỏi, tôi chắc chắn là một nhà tu hành đích thực”. Thực tế thì, ta chẳng có chút tiến bộ nào, do quá chắc chắn về ý niệm của ta về giác ngộ khiến ta đóng luôn cánh cửa hướng tới sự giác ngộ thực sự. Tâm trở nên vô cùng nhỏ hẹp, cục bộ, sự gia trì không tới được với ta, và sự tu hành của ta để mất hoàn toàn điểm then chốt.

Nếu ngược lại, ta phát triển thái độ rộng mở và đón nhận, và từ sâu thẳm trong tâm, ta hướng bản thân đến với sự an lành của tất cả chúng sanh, như vậy thì tỉnh thức không còn quá xa. Chúng ta trở nên cởi mở trong mọi tình huống, ta ứng xử với tình huống như một sự phước lành và chấp nhận chúng với tâm buông xả. May mắn cũng như khổ đau không còn khuấy dậy tâm kiêu mạn hay buồn nản- Ta đón nhận chúng như là những món quà giúp ta hoá giải những trở ngại gây ra bởi nghiệp.

Khi ta quy y, ta từ bỏ kiêu mạn; từ bỏ tâm chỉ biết bản thân và hướng tới một thứ mạnh mẽ hơn bản thân mình: Giác ngộ, Tam Bảo là biểu hiện của tâm Giác ngộ. Cùng lúc đó, ta cũng hướng bản thân đến với bậc thầy tâm linh, người hội tụ đủ  3 yếu tố trong mình: Phật, Pháp Tăng – nền tảng của con đường Phật Pháp, niềm tin tưởng của ta nơi họ là cốt tuỷ của sự thực hành. Nếu khôngniềm tin tưởng, tự ta sẽ thấy mọi khó khăn xuất hiện là khổ và chướng ngại và ta nhanh chóng đánh mất lòng can đảm. Nhưng nếu ta hướng về Tam Bảo với một niềm tin tưởng không đổi dời, thì mọi khó khăn sau đó sẽ chuyển hoá, trở thành sự giúp ích cho sự phát triển những phẩm chất tâm linh.

Bản thân thầy cũng có kinh nghiệm xúc động về năng lực của việc quy y trong lần trốn thoát của thầy khỏi Tây Tạng. Cùng với một nhóm những người đồng hành, thầy đang trên đường đi xuyên qua dãy núi. Đến cuối thung lũng, với cả hai mặt đều là những núi đá thẳng đứng, nhóm của thầy đã gặp quân lính Trung Quốc, họ cắm trại ở chân thung lũng và chắn hết đường sang bên kia núi. Sợ hãilo lắng bao phủ đoàn người đi, mọi người đều cho rằng không thể tiếp tục chuyến vượt biên qua Ấn độ. Mọi thứ trông như thể không có hi vọng để trốn thoát, quân lính thì rất đông và có đầy đủ vũ khí. Thầy đã cầu nguyện tới Tam Bảochậm chạp bước tiếp, thầy tin tưởng rằng Tam Bảo sẽ bảo hộ thầy. Đoàn người dần tới gần quân lính, và bước qua họ, gần đến nỗi thầy có thể nghe tiếng họ nói chuyện và ngửi thấy mùi thuốc lá họ đang hút. Nhưng tuyệt đối không xảy ra chuyện gì, họ có vẻ như không biết sự hiện diện của cả nhóm.

Từ lúc đó trở đi, thầy và các bạn đã không còn chút sợ hãi, thay vào đó là sự tin tưởng  và chắc chắn rằng Tam Bảo thực sự luôn ở đó với thầy và đem đến sự bảo hộ khi cần thiết. Mặc dù thầy đã tới rất gần quân lính Trung Quốc, nhưng cả nhóm vẫn có thể vượt qua đèo để tới Ấn Độ mà không có thêm khó khăn nào. Đó là do niềm tin của thầy nơi pháp Quy Y. Sự bảo hộ của Tam Bảo luôn hiện hữu, bất cứ ai trong số chúng ta đều có thể nhận được, chỉ phụ thuộc vào niềm tin của ta nơi họ. Đối với một số các con, suy nghĩ này có vẻ thông thường, với một số khác có thể sẽ thấy cách nghĩ này  hơi kỳ lạ và các con tin rằng mình không thể nghĩ như vậy hoặc chưa sẵn sàng để thực hành pháp theo cách này. Tuy nhiên, thứ con đang nghĩ có thể là sự lầm tưởng lớn, bởi vì tâm của tất cả chúng sinh đã sẵn có những phẩm chất của giác ngộ, và ta có thể mang những tâm giác ngộ này ra bằng một chút ít nỗ lực. Tất nhiên là, trong khi thực hành thì có những khác biệt khác nhau giữa những người khác nhau.

Chúng ta nên tu tập tâm linh theo nhịp phù hợp, hài hoà với bản thân và với khả năng của chính mình.

Nhờ biết đến Pháp, ta có được cái thấy mới về thế giớinhiệm vụ của ta ở chốn này. Chúng ta nên thâm nhập cái thấy mới này một cách nhẹ nhang, hơn là lao nhanh như thác đổ. Chúng ta không nên ép uổng bản thân phải làm những điều tốt và đặt ra yêu cầu quá mức cho chính mình như là: “từ giờ trở đi, tôi chỉ sống cho giáo Pháp”, như thế ta chỉ tự tra tấn mình khi liên tục quở trách bản thân vì đã không đạt tới mục tiêu đề ra.

Chúng ta cần sự thả lỏng cũng như nhẫn nại với bản thân, khắc nghiệt với bản thân trong trường hợp này là hoàn toàn không phù hợp. Tốt hơn là ta nên có sự chuyển hoá từ từ những xu hướng của mình một cách nhẹ nhàng không áp đặt- không tạo lập một mục tiêu quá cao hoặc mục tiêu không thể đạt tới sẽ dẫn tự trách bản thân. Chúng ta không được rơi vào trạng thái tâm tự rằn vặt mình khi ta tự đặt cho mình mục tiêu không thể với tới. Phật Pháp thì không yêu cầu sự không thể, chỉ cần ta thay đổi cách nhìn của mình.

Thực tế thì khi ta biết đến Pháp và có thể đã gặp được thầy cho thấy hạt giống của duyên nghiệp có mặt trong ta, một tiềm năng mà ta nên tạo không gian để lớn mạnh. Điều quan trọng là, chúng ta nên phát triển niềm tin tưởng vào Tam Bảo như là phương tiệnmục tiêu tới Pháp, bởi vì đó là cách để tâm của ta có thể thay đổi và biểu hiện những phẩm chất của nó. 

Những Phật tử mà tiềm năng của họ đã đạt đến độ chín lớn lao, người mang theo họ kho tàng quý báu của năng lượng thiện lành, họ có thể thể nhập và cốt tuỷ của sự tu tập một cách dễ dàng và với niềm tin không xoay chuyển. người khác chỉ có thể trân quý pháp và cảm thấy hoan hỷ vì có một thứ tồn tại trên đời được gọi là pháp, điều này khiến công cuộc tâm linh trở nên có thể. Niềm hỷ lạc và sự thu hút của Pháp ảnh hưởng tới họ sẽ làm bừng lên sự tiến bộ tâm linhdần dần dẫn dắt họ tới niềm tin tưởng, tới cảm phục sâu sắc và tiến tới tham dự vào sự thực hànhtu tập.

Do vậy, ứng dụng Pháp là nỗ lực rất cá nhân bắt đầu từ nơi mình đang đứng. Bắt đầu bằng việc phát triển niềm thành kính nơi Tam Bảo, quy y nơi Tam Bảo và làm lớn mạnh tâm tỉnh thức, trong ý nguyện và trong hành động cụ thể. Phật Tánh là tiềm năng của sự giác ngộ thì đã nằm sẵn trong mỗi chúng ta, Những che chướng phủ kín Phật Tánh sẽ dần dần bị xoá bỏ.

Có thể ta sẽ không thể tưởng tượng được rằng ta có thể giác ngộ mục tiêu cao cả như là Phật Tánh và nghĩ rằng Phật Tánh ở rất xa, có thể ta còn nghĩ là hoàn toàn không thể đạt tới. Tuy nhiên, khi chúng ta biết con đườngphương tiện, Phật Tánh không ở quá xa. Thực tế thì, Phật Tánh đang ở rất gần, Bởi vì Tâm là là sự giác ngộ, Tâm thực đã là Phật, Chỉ vì sự vô minh, với những màng che đậy, nên ta như người mù trước bản tánh thực sự.

Tilopa, một trong những bậc giác ngộ vĩ đại của Ấn Độ, đã diễn đạt theo cách sau: “ Bởi vì vô minh, chúng sanh thấy sự khác biệt giữa bản thân họ và giác ngộ, và tìm kiếm ở bên ngoài họ. Đây là điều khiến họ khổ sở. Thật bất hạnh”

Để có thể biểu lộ giác ngộ trong ta, ta phải hướng toàn bộ đời sống tới sự hạnh phúc của chúng sanh. Chỉ khi ta từ bỏ cuộc chiến mang lại lợi ích cho bản thân, ta mới có thể kết thúc hành trình quanh quẩn trong luân hồi. Vì vậy, ngay từ khi khởi đầu bước trên hành trình tâm linh, chúng ta nên phát tâm Bồ Đề, ý nguyện vững vàng hướng toàn bộ năng lượng của ta tới mục tiêu giải thoát tất cả chúng sanh khỏi khổ. Chúng ta nên nhận ra ở đâu có không gian, ở đó có chúng sanh, và tất cả họ đều có nghiệp riêng nơi họ.

Nghiệp đã khiến tâm của họ bị dày vò bởi nhiều phiền não khác nhau, khiến họ phải trải nghiệm vô vàn những khổ sở ở những cõi sống khác nhau. Tất cả những chúng sinh đó, trong vô hạn kiếp sống, đã từng là cha và mẹ của những chúng sinh khác vô số lần. Và khi họ là cha và mẹ ta trong những đời sống trước đây, họ cũng chăm sóc ta bằng sự quan tâm, tình thương, và dịu dàng như là cha mẹ ta đã đối với ta trong kiếp này.

Ta có thể trân quý tình thương của chúng sanh mà ta đã nhận trong tất cả đời quá khứ khi quán chiếu đến sự chăm sóc của cha mẹ ta trong đời này.

Một vài người trong số chúng ta không biết làm thế nào để trân quý lòng từ bi của cha mẹ và nghĩ rằng họ sinh ra ta trên cõi đời này chỉ vì bản thân họ và như vậy họ có trách nhiệm đối với sự khổ đau của chúng ta. Sự thiếu thốn lòng biết ơn này chỉ ra rằng ta đã không quán chiếu đủ sâu sắc chiều sâu của lòng tận tuỵ. Khi mà ta đang lang thang sau khi phải dời bỏ thân xác cũ, ta tuyệt vọng tìm kiếm nương náu nơi thân xác mới là tử cung của người mẹ. Mẹ đã nuôi dưỡng ta từ trong bào thai bằng chính nguồn dinh dưỡng của mẹ và sinh ra ta cũng là lúc bà đau đớn tột cùng. Ta hoàn toàn không có mảnh vải che khi ta được sinh ra và không mang theo được thứ gì. Không có cha mẹ, ta có thể rơi vào muôn vàn nguy hiểm. Ta không có chút hiểu biết gì về thế giớihoàn toàn phụ thuộc vào tấm lòng yêu thương của những người quanh ta.

Nhờ có sự chăm sóc của cha mẹ mà ta còn sống, mẹ chăm lo, bảo vệ ta khỏi đói, rét và tắm rửa cho ta. Mẹ địu ta trên người và mặc quần áo. Mẹ nỗ lực đáp ứng đủ nhu cầu  và dỗ dành khi ta khóc. Cha mẹ giữ chúng ta tránh xa khỏi lửa bỏng, nước sâu và vách núi cao. Họ dạy ta cách bước đi và chăm sóc khi ta ốm. Họ lo lắng cho ta với sự tận tuỵ và có lúc họ phải thực hiện những hành động có hại cho bản thân họ để có thể giúp ta. Họ ban cho ta lòng từ tâm và dạy ta cách tồn tại trong đời để ta có thể chăm lo cho chính mình. Nhờ có họ, ta trở nên lớn lên thành người trưởng thành khoẻ mạnh và đầy đủ năng lực để hoà đồng và liên hệ được với những người khác.

Tất cả chúng sanh đã từng là cha mẹ ta trong một kiếp nào đó trong quá khứ, và tất cả họ đều giống ta, họ ước mong hạnh phúc, và mong tránh khỏi khổ đau. Mặc dù mong muốn có được hạnh phúc, họ lại không thể tìm thấy. Bị luẩn quẩn trong vô minh, họ không nhận ra rằng để có thể trải nghiệm hạnh phúc họ phải thực hiện các hoạt động thiện lành và để tránh khỏi khổ đau họ phải buông bỏ những hành động bất thiện. Bởi vì mối liên hệ nhân và quả đã không hiện rõ đối với họ, trong khi đi tìm kiếm hạnh phúc họ lại tiếp tục thực hiện các hành động bất thiện, và do đó lại dẫn đến khổ. Và bởi vì như vậy, họ tiếp tục lang thang từ đời này sang đời khác, tiếp tục kinh nghiệm khổ đau không dứt.

Khi ta ý thức được khổ đau của họ, ta phát triển cách nhìn của một vị Bồ Tác: ước nguyện giải thoát tất cả chúng sanh trong cõi luân hồigiải thoát khỏi quả của nghiệp. Ta quyết tâm từ giờ trở đi cống hiến mọi năng lực của mình tới mục tiêu cuối cùng này. Sự cam kết của ta không chỉ là những lời sáo rỗng. Hơn hết, quyết tâm như là một động lực để thay đổi bản thân đến tận gốc rễ, động lực có thể hoá giải mọi tâm vị kỷ. Khi chúng ta thực sự nắm được điều này, ta không còn là chủ của đời sống mình nữa. Đời sống ta khi đó không còn phục vụ mục đích cá nhân mà được dành để cống hiến toàn bộ tới sự giải thoát của tất cả chúng sanh.

Một khi tâm nguyện tỉnh thức đã được khơi dậy rõ rệt, một cách thuần khiết, vấn đề tiếp theoáp dụng vào trong mọi hành động của thân khẩu ý. Sự áp dụng những ước nguyện của mình vào hành động thực tế được gọi là dấn thân vào tâm giác ngộ” – ta cam kết dấn thân vào con đường giác ngộ. ví như chuyến đi tới Ấn độ, ước muốn đi và thực sự bước đi, Một khi ta đã cam kết bước đi trên con đường này, ta thực phát tâm không thoái chuyển của các vị Bồ Tác, ta sẽ không bỏ cuộc giữa đường và tiếp tục tu tập cho đến khi giác ngộ Phật Tánh.

Quyết định này cần có lòng dũng cảmsức mạnh của tâm – rụt rè và nhút nhát trước những khó khăn và trở ngại thì không phù hợp. Chúng ta nên thực hành bằng sự nhẫn nại và hoan hỷ, không bao giờ nghi ngờ khả năng đạt tới giác ngộ và dẫn dắt tất cả chúng sinh tới giác ngộ. Khi mà tâm thuần khiết Bồ đề, tâm giác ngộ, sinh khởi trong ta, thì mọi hành động, bao gồm cả những hành động thông thường, trở thành phương tiện để đi tới sự chứng ngộ.

Khi ta không ngừng hỏi bản thân, làm thế nào để giúp người khác, ta không còn phải lo lắng về điều kiện của mình, mọi thứ sẽ tự nhiên được chăm lo.      

Phát tâm tỉnh thức sẽ mạnh mẽ hơn khi ta chính thức nhận bồ tác giới dưới sự hướng dẫn của một vị thầy tâm linh. Khi ta nhận giới này, ta quán tưởng tất cả Phật và Bồ tác trong không gian trước mặt, và ta nguyện trước Phật và Bồ tác rằng ta sẽ thực hành tâm tỉnh thức trong mọi hoàn cảnh. Ta nguyện sẽ theo bước chân của họ trong mọi tình huống, và nỗ lực không ngừng để hành động vì lợi ích của tất cả chúng sanh, cho tới khi tất cả chúng sanh đạt tới giác ngộ. Ta nguyện sẽ không bao giờ quên bỏ lời nguyện của mình và sẽ làm mọi thứ có thể trong năng lực của mình để tiếp tục rộng mở tâm. Bằng cách dấn thân vào các pháp thực hành để đem đến sự an lành cho người khác, ta sẽ thấy sự nhận biết của ta về tự tánh tâm sẽ cùng lúc lớn mạnh theo. Khi ta ngộ ra tự tánh tâm hoàn toàn, ta trở thành Phật, có thể hoá hiện ra vô vàn hình tướng khác nhau để làm lợi lạc chúng sanh.                      

Chúng ta có thể nghi ngờ rằng liệu  hoàn toàn bỏ mặc những lợi ích bản thân và chỉ hướng tới phục vụ sự an lành của người khác có dẫn tới giác ngộ. Tuy nhiên, không có gì để nghi ngờ về điều này- Đức Phật là một ví dụ điển hình khi mà ngài đã hoàn toàng buông bỏ lợi ích bản thân và toàn tâm ý hướng tới sự giác ngộ. Shantideva, bậc hành giả nổi tiếngẤn Độ viết: Đức Phật dạy: “ kẻ ngốc sẽ lo sự anh lành của chính mình và không ngừng lang thang trong luân hồi. Người trí sẽ chăm lo sự an lành của người khác và đạt tới sự giác ngộ”.           

Người trí sẽ không chìm trong vấn đề và khổ đau. Họ sẽ nhận lấy những khó khăn của người khác và cho đi những điều kiện thuận lợithành công. Họ từ bỏ những thái độ bất thiện và nhờ những hành động thiện họ hiến mình không thoái lui vì lợi ích của người khác. Khi ta hành động theo cách này, ta phát triển thêm nữa tâm từ bi và trí tuệ, cho tới khi tâm bi tới tất cả chúng sanh trải rộng trong toàn bộ ta. Đây là chắc chắncon đường đến sự tỉnh thức.              

Nếu, ta chỉ nghĩ đến bản thân ta trước, ta luôn ở trong tình trạng chưa thành thục. Chúng ta không ý thức được cơ hội ta đang có để hành động vì lợi ích của người khác, bởi vì mối quan tâm chính của ta là trở nên quan trọng hơn, ảnh hưởng lớn hơn và bảo vệ danh tiếng của ta. Ta cố gắng để thu hút những điều kiện thuận lợi, thu thập thành công, và chuyển những khó khăn cho người khác.  Trước nhất là quan tâm tới lợi ích của bản thân, ta có ý định mở rộng thêm lợi ích của bản thân, ngay cả khi việc đó dẫn tới làm hại người khác. Làm như vậy, ta hoàn toàn đánh mất tâm tỉnh thức và quay vòng quay luân hồi và sự khổ ở luân hồi.  

Để tâm tỉnh thức vững vàng, ta cần sự cẩn trọng lớn           

Chúng ta, trong mỗi khoảnh khắc nên nhớ tới ước nguyện của mình, tự hỏi bản thân: lúc này đây ta đang làm việc vì sự thúc đẩy của tâm lợi lạc chúng sanh, hay ta đang làm việc vì sự thúc đẩy của tâm muốn lợi ích cho mình?  có phải tôi đang cố gắng sử dụng và điều khiển người khác, sử dụng họ cho mục đích của chính tôi, hay có phải tôi đang làm hại họ? trừ phi ta thành thực kiểm tra bản thân theo cách này, chúng ta đang đi vào con đường nguy hiểm là tưởng rằng ta đang có tâm tích cực lợi tha, trong khi thực tế ta chỉ làm mọi việc cho bản thân mình, và chẳng có chút thực lòng nào lo đến lợi ích của người khác. Nhận ra những xu hướng bất thiện giúp ta đối phó với chúng kịp lúc và tránh được những hành động bất thiện. Theo cách này, tâm vì chúng sanh sẽ dần lớn mạnh.        

Nếu ta muốn giúp người khác, quan trọng là ta không duy trì tâm tự ca ngợi bản thân. Mọi hành động vì lợi ích của người khác chỉ dừng lại ở sự giả vờ chỉ làm lớn mạnh tâm chấp ngã, và quay tiếp vòng khổ sở. Do đó, chúng ta nên phá bỏ xu hướng mọi việc chỉ  xoay quanh cái tôi và dần dần thoát khỏi tánh ích kỷ. Quyết tâm chắc chắn rằng sẽ không bao giờ làm hại ai, ngược lại làm mọi việc có thể để giúp họ, đây là nền tảng của sự tỉnh thức.               

Thông thường, khi quy y và phát triển tâm tỉnh thức được giảng giải tách biệt, như là hai bước khác nhau. Nhưng thực ra, hai bước này xảy ra cùng lúc. Khi chúng ta quy y, ta ý thức rằng mọi chúng sinh đều đang bị trói buộc trong vô minh và khổ, ta hỏi bản thân mìnnh đâu là sự bảo hộ tốt nhất cho họ. Sự bảo hộ tốt nhất là quy y nơi Tam Bảo, và ta do vậy đã khơi dậy tâm Bồ Đề, niềm ước mong đạt tới giác ngộ nhanh nhất có thể để ta có thể mang đến sự bảo hộ cho tất cả chúng sanhgiải thoát họ.       

Quy ythức tỉnh tâm Bồ Đề đi cùng nhau bởi vì nguyện ước làm lợi lạc tất cả chúng sanh là nền tảng và từ đó tạo hình  con đường, sự tu tập của ta sẽ phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào ước nguyện của bản thân. Về mặt này, quy y là sự biểu hiện của Bồ Đề tâm hành, và là bước đi đầu tiên của một vị Bồ Tác            

Ta có thể chọn mục đích quy y vì bản bản thân mình hoặc quy y vì lợi ích của người khác. Bên ngoài, sự tu tập có thể nhìn giống nhau, nhưng kết quả thì hoàn toàn khác biệt, ta hãy cùng nhìn vào ví dụ về hai người cùng trồng một cây ăn trái. Cả hai cùng đào một hố sâu, đặt vào bên trong gốc gây, và chăm bón hàng ngày. Nhưng người trồng cây trong sân nhà mình nghĩ: đây là đất của tôi, và khi cây trổ quả, tôi sẽ là người hưởng thụ. Cây và trái cây này là của tôi”  mục đích của người này khi trồng cây là mang lại hạnh phúc cho chính bản thân.                

Người đàn ông khác cũng trồng một cây ăn trái, ông ta chọn một nơi công cộng và nghĩ: đất này và cây này nữa, là của mọi người. Nguyện tất cả những ai ngang qua được hưởng trái và nghỉ dưới bóng mát của cây” anh ta thấy mình chỉ là người làm vườn, đang làm những việc lợi ích cho người khác. Tâm của anh ta mở rộng, hào phóng và anh ta không có gì để đề phòng.    

Người đàn ông kia thì ngược lại, vì sợ hãi ai đó sẽ lấy trộm trái cây của mình, nên phải trông chừng và có khi phải lập hàng rào. Khi quả càng đến ngày chín, sự lo lắng của ông ta càng lớn. Ông có thể trở nên hung dữ, nếu ông nghi ngờ có ai đó có ý định lấy trôm. Cả hai người này đều trồng cây đến ngày hái quả nhưng tâm của người không vì bản thân mình được thấy là nhẹ nhàng và tự do hơn. Nếu cây trổ quả, anh ta sẽ cảm thấy hoan hỷ khi nhiều người đến và hái trái. Rõ ràng là trồng cây đã đem lại hai kết quả khác nhau trong trường hợp này, bởi vì mục đích của hai người khác nhau khi bắt đầu làm việc. Điều tương tự cũng xảy ra khi ta quy ytu tập thẩm nhập các pháp. Quy y chỉ vì muốn bản thân được an toàn trở thành trở ngại trên con đường giác ngộ, bởi vì mục đích quyết định kết quả.                              

Khi chúng ta bắt đầu hiểu những phẩm chất vĩ đại ở trong Phật Pháp Tăng, một niềm hoan hỷ  lớn lao xuất hiện nơi tâm ta, cùng với đó là tâm khát ngưỡng được theo bước trên con đường Phật Pháp, theo tăng đoàn và các vị Phật giác ngộ. Tâm hỷ lạc cùng với nguyện ước này trở thành trung tâm trong đời sống của chúng ta.     

Mức độ phát triển tâm linh phụ thuộc vào sự cởi mở của tâm: Bồ Tác cống hiến hết trái quả của sự thực hành của mình tới người khác. Khi chúng ta thực lòng phát khởi tâm nguyện của con đường đại thừa, sự tu tập tâm linh của ta sẽ đạt đến kết quả tích cực không đo đếm được.  Đó là bởi vì khi chúng ta thực hành pháp của Đức Phật hoàn toànsự giải thoát của chúng sinh, một nguồn năng lượng hỷ lạc và không cạn kiệt sẽ toả ra từ đó. Tâm hỷ lạc được nuôi dưỡng bởi niềm tin tưởng của ta ở Tam bảolòng từ bi của ta tới tất cả chúng sanh, cùng với đó lá sự quyết tâm cống hiến bản thân cho sự tu tập. Khi đó sự quyết tâm của ta không trở thành những lời sáo rỗng, mà trở thành nguồn lực chân thật, nảy sinh từ tâm hỷ lạc.                  

 Tâm hỷ lạc sẽ xoá tan mọi tuyệt vọng trong đời sống ta. Ta thực sự hạnh phúc vì đã gặp được Pháp, kết quả của những thiện lành ta gom được trong đời trước và lòng từ của các bậc thầy. Ta đã được thọ nhận quy y, ta đã có được cách tiếp cận với khả năng giác ngộ, và ta có tất cả cơ hộ để sử dụng đời sống của mình một cách tốt nhất và ý nghĩa nhất. Tràn ngập năng lượng hoan hỷ, ta có thể cống hiến bản thân trên con đường tâm linh mà không thoái lui cho đến khi ta ngộ ra Phật Quả, và tất cả phẩm chất của giác ngộ. Ta sẽ không còn thấy khó khăn như là sự nguy hại đến hạnh phúc của bản thân mà ta coi khó khăn như là một thử thách để phát triển hơn nữa trên con đường tìm hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.

Ta hướng tâm tới sự an lành của tất cả chúng sinh, mang lại cho ta sức mạnh để vượt thoát tất cả khó khăn, trở ngại.     

Hết lần này đến lần khác, ta làm mới nguyện ước đạt tới giác ngộ để lợi lạc tất cả chúng sanh, và ta không cho phép bản thân đánh mất lòng can đảm khi rơi vào suy nghĩ nghi ngờ bản thân như: liệu mình có khả năng đạt tới mục đích này không” khi ta không có chút nghi ngờ, ta sẽ tràn đầy hỷ lạc, và sự thực hành của ta sẽ hoàn toàn tự nhiên. Khi mà ta càng thấm đượm hỷ lạc, ta sẽ thấy rõ ràng hỷ lạc đến từ pháp, đến sự tốt lành tiềm ẩn trong ta- khi ấy tâm hoan hỷ càng lớn, cho tới khi chúng trở nên không thể giới hạn. Niềm hạnh phúc này bao phủ ta và từ ta lan toả mạnh mẽ ra xung quanh.            

Tâm ta trở nên nhẹ nhàng và an nhiên, niềm tin tưởng của ta nơi Pháp lớn mạnh bền vững. Ánh sáng nội tâm gạt bỏ những trở ngại, và xu hướng tâm chỉ biết thân mình, và ta trở nên nhạy cảm hơn với nỗi khổ của người khác, nhưng tâm ta không bị tối hay bị cuốn vào sự khổ của họ. Ta cảm nhận một cách rõ ràng làm thế nào để giúp họ có được sự an lành. Pháp cho ta sự can đảm, sự tu tập của ta trở nên dễ dàng, như là đang tự vận hành, không cần đến sự thúc ép hay mệt nhọc.


Tâm hỷ lạc như là một ngọn lửa lớn, không thể kìm hãm lại – ngọn lửa đó  sẽ cháy từ bên trong, và tiêu huỷ mọi trở ngại.

Khi ấy sẽ chẳng còn chỗ cho sầu não, trì trệ, nghi hoặc, hay những suy nghĩ tự tra tấn bản thân. Niềm tin lớn mạnh đem lại sự sáng tỏ, năng lượng sẽ toả ra xoá tan tâm chấp ngã và tâm nghi hoặc. Tâm tự nhiên hướng tới sự tu tập. Ta không còn phải hỏi bản thân: có nên hay không nên? chẳng lẽ tôi lại không cần chút thời gian cho bản thân hay sao? khi mà sự chắc chắn của ta đã sâu sắc như vậy và niềm hỷ lạc có mặt, khi đó sự tu tập của ta không cần phải nỗ lực. Mọi thứ sẽ tự đi vào đúng chỗ của nó.                  

Tại sao ta có đôi khi kinh nghiệm sự nặng nề, uể oải, hay đau đầu, thứ cản trở ta  thực hành pháp? Tại sao lại có lúc ta thấy rất khó khăn hoặc có thể là không thể thực hành? sự tu tập trở nên khó khăn bởi vì ta đã không ngừng xoay quanh bản ngã, do vô minh, tham, và sân. Ta trở thành tù nhân bị giam giữ trong lưới phiền não. Ta căng thẳngliên tục nghi ngờ khả năng thực hành pháp và sự phát triển của lòng sùng mộ chân thật. Ta nghĩ: tôi nhất định phải làm tốt điều này. Tôi phải hoàn thành pháp này để trở thành một người tu tập giỏi” ta hoàn toàn bị xâm chiếm bởi suy nghĩ về bản thân và tự mang lại cho mình nỗi sầu khổ đến nỗi có khi ngay cả tụng một câu chú cũng không thể. Pháp thứ rất dễ dàng lại trở thành hết sức khó khăn và có khi còn trở thành một gánh nặng. Điều này xảy ra bởi vì ta đã bị bao phủ bởi sự tham, tham tu tập tốt, tham trở thành người tốt và thành công trong sự tu tập.            

Sự bám chấp vào ngã là gỗc rễ của mọi vấn đề. chúng ta không thể điều chỉnh để bản thân tự do tự bên trong, ta cảm thấy bị kéo đi về hai hướng cùng lúc. Một mặt, ta theo đuổi sự tự do mà ước muốn giải thoát bản thân khỏi sự bám chấp vào bản ngã , và một mặt khác, ta vẫn nắm giữ những điều ở thế gian bằng cả hai tay. Những khó khăn sẽ được cởi bỏ khi ta buông bỏ mọi hi vọng tìm thấy chút ít hạnh phúc trong túi mình ở thế giới này. Khi đó mọi thứ sẽ tự chúng đi lên, như trái bóng bay khi mà dây buộc bị tuột. khi mà những thứ nặng nề giữ ta lại bị cắt bỏ, tu tập sẽ trở nên dễ dàng, niềm tinhỷ lạc sẽ đẩy lên trên, 


Để trái bóng bay của sự thực hành bay lên, ta phải cắt dây buộc chúng vào tâm ngã chấp và thả bay bản thân vào không gian rộng mở của chốn nương tựa Tam Bảo         

       Trong đời sống hành ngày, ta có khả năng nỗ lực phi thường khi ta thực sự mong muốn thành tựu thứ gì đó, và ta kiên trì đến kinh ngạc, ngay cả khi ta phải đối mặt với những trở ngại dữ dội. Khi ta nảy sinh ý tưởng trong đầu, ta không còn biết đến mệt mỏi và không cần cả nghỉ ngơi. Ta cực kỳ nhiệt huyết- và tất cả vì những mục tiêu thế gian! ngược lại, khi đến với tu tập, ta nhanh chóng thấy pháp yêu cầu quá mức, trở nên khó chịu và có khi còn giận dữ, và bỏ cuộc ngay khi khó khăn mới phát khởi.           

Những gì chúng ta còn thiếu và những gì ta phải phát triển, đó là tâm nguyện thực sự hướng tới Pháp. Một động lực chân thật như vậy sẽ phát khởi tâm hỷ  và đưa tới sự thực hành tự nhiên, qua đó càng nhiều hơn nữa sự tự tin, lòng kính ngưỡng, từ bi nảy sinh. Khi đó con đường của chúng ta trở nên rất dễ dàng. Ta không còn phải hỏi bản thân: “ tôi nên tu tập bao lâu nữa? bởi vì câu trả lời đã rõ ràng: “ cho tới khi ta đạt tới đích cuối” sự tu tập của ta cần một sức mạnh thực sự – ta hoàn toàn buông bỏ bản ngã cho sự tu tập. niềm hỷ lạc của ta lớn tới mức, vào thời điểm cuối cùng, không còn có ai đó, không có tôi, chủ thể hay người tu tập. Mọi thứ tự nó vận hành. Trong trạng thái tâm thấu suốt, tâm ta kinh nghiệm sự tự do tuyệt đối. Con đường của sự quy y chân thật dựa vào tâm nguyện không vì bản ngã, dựa trên tâm từtâm bi.

Chuyển ngữ Viên Lạc

Bài dịch dành tặng cho Dì Quỳnh Nghệ An. Mọi công đức xin hồi hướng tới cha mẹ của Viên Lạc.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.