Pháp tu hàng ngày

05/06/20174:04 SA(Xem: 9005)
Pháp tu hàng ngày

PHÁP TU HÀNG NGÀY
[Advice for Daily Practice]
Lama Zopa Rinpoche | Hồng Như chuyển ngữ

 

CHƯƠNG MỘT: PHÁP TU SƠ KHỞI

Lama_Zopa_RinpocheMục tiêu đời sống này là mang lợi ích đến cho chúng sinh. Lợi ích lớn nhất có thể tặng chúng sinh là đưa chúng sinh thoát khổ sinh tử, thoát cả nguyên nhân tạo khổ. Để làm được việc này, bản thân mình phải đạt quả giác ngộ. Muốn đạt quả giác ngộ phải hoàn tất pháp lam-rim. 1 Muốn hoàn tất pháp lam-rim, phải làm sạch ác nghiệp tích lũy từ vô lượng kiếp, và phải làm đầy kho bồ công đức, đây là hai điều kiện ắt có để đạt đạo.

Đời sống chỉ như giấc mơ đêm qua, có gì chắc thật lắm đâu để mà bám dính. Lời khuyên của thầy ở đây là để cho các con có thể sống đời sống này, một đời sống vô cùng quí giá chỉ đến lần này thôi, sao cho tròn đầy có ý nghĩa nhất. Trong quá khứ, các con đã từng sinh ra chết đi không biết bao nhiêu lần, gieo bao nhiêu nhân tố tạo khổ đau sinh tử, vậy mà gần như chưa từng biết sống cho Phật Pháp, chưa từng biết sống để độ sinh. Vậy bây giờ các con hãy cứ hành trì, nhiều ít tùy khả năng. Đừng lo lắng. Hãy sống vui.

NỘI DUNG PHÁP TU SƠ KHỞI

Tu pháp sơ khởi là để làm sạch chướng ngại cản trở chứng đạo bồ đề—nhiễm tâm, ác nghiệp, phá giới phạm giới— và để tích lũy thật nhiều công đức, tất cả đều vì lợi ích của chúng sinh. Thêm vào đó, muốn cho quả giác ngộ chín mùi trong tâm thức, các con cần thọ lực gia trì của đạo sư nhờ tu pháp đạo sư du già.

Vậy các con nên lấy pháp đạodu già làm nền để tu pháp sơ khởi. Đang hành trì pháp đạodu già nào thì hãy chọn pháp ấy làm nền tu pháp sơ khởi, ví dụ 6 Thời Công Phu Đạo Sư Du Già, hay Cúng Dường Đạo Sư (Lama Chopa), hay Đạo Sư Du Già Lama Tông Khách Ba (Ganden Lha Gyama, còn gọi là Bách Thiên Đâu Xuất Tịnh Độ)*, hay pháp đạodu già bổn tôn pháp chủ, ví dụ như Tara Đạo sư Du già.

Trong lúc tu đạodu già, các con hãy chú tâm vào pháp quán đạodu già ở nhiều thời điểm khác nhau—ví dụ sau khi quán ruộng phước, hay khi trực quán pháp lam-rim đến câu kệ thuộc tiêu đề “tâm kính đạo sư”—để đắc pháp tâm kính đạo sư, chứng đạo sư là Phật. Hãy quán chiếu tiêu đề “đạo sư là Phật” dựa vào lời Phật dạy, lý trí suy xét, và kinh nghiệm bản thân, dựa vào những điều hỗ trợ cho cái tâm thấy sư phụ là hết thảy Phật đà, thấy hết thảy Phật đà chính là sư phụ của con.

Dưới đây là các pháp sơ khởi đặc trưng2: ·
Qui y3 ·
Sám Hồng Danh4 ·
Cúng Mạn đà la5 ·
Trì chú Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva, Dorje Sempa)6 ·
Trì chú Mật Thệ Kim Cang (Samaya Vajra, Damtsig Dorje) 7 ·
Pháp cúng đốt Kim Cang Đà Kỳ (Vajra Daka, Dorje Khadro) 8 ·
Pháp cúng nước9 · Ganden Lha Gyama10 ·
Tụng Bát Nhã Tâm Kinh11 ·
Tụng Kinh Kim Cang12 ·
Tụng Kinh Chánh Pháp Sanghata13 ·
Tụng Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim14 ·
Nhập thất tu Nyungne Sám Pháp15 ·
Trì chú Om Mani Padme Hum16 ·
Trì tụng Tứ Vô Lượng Tâm17 ·
Tong-len, pháp cho và nhận18 ·
Đúc tượng tsa-tsa19

SỐ LƯỢNG

Các con có thể được sư phụ giao cho nhiều pháp để tu với túc số lớn, xin đừng lo lắng—đây là chuyện một đời. Nếu đang đi làm hay đi học, cách hoàn tất túc số là mỗi ngày làm một ít. Khi nhập thất đương nhiên có thể làm nhiều hơn, nhập thất hai ngày cuối tuần, hay một tuần, hai tuần, một tháng, hai tháng hay nhiều hơn. Nếu con nhập thất tu pháp sơ khởi thì trong thời công phu đầu ngày hãy chú tâm vào pháp đạodu già, chủ yếu phát khởi tâm kính đạo sư.

Trong thời công phu tiếp theo, hãy dành khoảng nửa tiếng cho lam-rim, thời gian còn lại tu công phu sơ khởi, lấy pháp đạodu già làm nền. Làm như vậy thì nhập thất tu sơ khởi cũng là nhập thất tu lam-rim. Công phu tu lamrim hỗ trợ cho công phu tu sơ khởi càng thêm mãnh liệt năng lực tịnh nghiệp tích phước, và công phu tu sơ khởi cũng khiến công phu tu lam-rim càng thêm hữu hiệu, mau chóng đưa tâm xoay về với đạo bồ đề.

 
Xem tiếp:
pdf_download_2
Pháp Tu Hàng Ngày


Ghi chú:

* Nd: nếu chưa từng tu pháp đạo sư du già thì có thể chọn pháp Ganden Lha Gyama vì pháp này ai cũng có thể tu, không cần thọ truyền khẩu hay quán đảnh.


2 Nd. – Các pháp sơ khởi thường đi kèm với túc số. Sư phụ sẽ tùy trường hợp mà hướng dẫn đệ tử tu pháp nào và túc số bao nhiêu. Túc số phổ thông là 100 ngàn mỗi pháp.
3 Nd. Pháp tu qui y: tụng câu qui y đếm túc số. Đọc thêm bài giảng (tiếng Anh) của Lama Zopa Rinpoche về pháp qui y: http://www.lamayeshe.com/article/chapter/refuge-three-jewels
4 Nd. Lạy Phật đếm túc số theo nghi thức Sám Hồng Danh. Đọc thêm bài giảng (tiếng Anh) của Ngài Lama Zopa Rinpoche http://www.lamayeshe.com/article/chapter/benefits-making-prostrations http://www.lamayeshe.com/article/chapter/prostration http://www.lamayeshe.com/article/chapter/motivation-thirty-five-buddhas-practice http://www.lamayeshe.com/advice/thirty-five-buddhas-confession-and-purification-practice
5 Nd. Đọc thêm bài giảng (tiếng Anh) của Lama Zopa Rinpoche về pháp cúng Mandala: http://www.lamayeshe.com/article/chapter/mandala-offering http://www.lamayeshe.com/article/chapter/four-ways-offering-mandala 6 Nd. Tụng chú Kim Cang Tát Đỏa đếm túc số. Đọc thêm bài giảng (tiếng Anh) của Lama Zopa Rinpoche và pháp tu Kim Cang Tát Đỏa http://www.lamayeshe.com/article/commentary-vajrasattva-practice http://www.lamayeshe.com/article/chapter/short-vajrasattva-meditation
7 Nd. Tụng chú Mật Thệ Kim Cang đếm túc số. Nghi quĩ hành trì: http://shop.fpmt.org/Samayavajra-Damtsig-Dorje-PDF_p_1175.html
8 Nd. Đọc thêm bài giảng (tiếng Anh) của Lama Zopa Rinpoche về pháp Dorje Khadro: http://www.lamayeshe.com/article/burning-offering-dorje-khadro
9 Nd. Đọc thêm bài giảng (tiếng Anh) của Lama Zopa Rinpoche về pháp cúng nước : http://www.lamayeshe.com/article/chapter/water-offerings
10 Nd. Còn có tên là Bách Thiên Đâu Xuất Tịnh Độ. Đây là pháp tu đạodu già lấy đức Tông Khách Ba làm đấng bổn sư. Đọc thêm bài giảng (tiếng Anh) của Lama Zopa Rinpoche: http://www.lamayeshe.com/article/lama-tsongkhapa-guru-yoga-ganden-lha-gyäma 11 Nd. Tụng Bát Nhã Tâm Kinh đếm túc số.
12 Nd. Tụng Kinh Kim Cang đếm túc số. Đọc thêm bài giảng (tiếng Anh) của Lama Zopa Rinpoche về lợi ích tụng Kinh Kim Cang: http://fpmt.org/wp-content/uploads/teachers/zopa/advice/pdf/BensofVajracttrsapr06.pdf Chánh Văn Kinh Kim Cang, bản dịch của HT Thích Trí Quang: http://thuvienhoasen.org/a760/kinh-kim-cuong-bat-nha-ba-la-mat
13 Nd. Tụng Chánh Pháp Sanghata đếm túc số. Đọc thêm bài giảng (tiếng Anh) của Lama Zopa Rinpoche về lợi ích tụng Kinh Sanghata: http://fpmt.org/wp-content/uploads/teachers/zopa/advice/pdf/BensofSanghatastraapr06.pdf
14 Nd. Đọc thêm về lợi ích tụng kinh Ánh Sáng Hoàng Kim ở phần sau sách này. Chánh văn Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim, bản dịch của HT Thích Trí Quang: Đọc kinh: http://thuvienhoasen.org/p16a1769/tong-quan Nghe MP3: http://youtu.be/ZrRPaGwzwgU
15 Nd. Tu Nyungne Sám Pháp đếm túc số.

6 Nd. Đọc thêm bài giảng của Lama Zopa Rinpoche: Giảng về Khóa Nhập Thất Mani (tiếng Anh): http://www.lamayeshe.com/article/teachings-mani-retreat
17 Tứ Vô Lượng Tâm: pháp này giúp phát tâm bồ đề, tích lũy vô vàn bầu trời công đức. Vừa tụng vừa quán và đếm túc số. Chủ yếu đừng đọc suông, phải quán niệm ý nghĩa lời tụng. Có thể tụng bài dài một lần, tụng bài ngắn đếm túc số, rồi kết thúc bằng bài dài. 18 Tong-len, cho và nhận: đếm túc số pháp này với bài kệ số 95 trong pháp Lama Chopa, hay với bài kệ của đức Long Thọ: “Nguyện khổ chúng sinh / trổ quả nơi con / Nguyện hạnh phúc con / chúng sinh hưởng đủ.” Phần đầu là tu pháp nhận, phần sau là tu pháp cho, dùng bài kệ này để đếm túc số bằng tràng hạt. Tong-len là phương pháp thành tựu tâm bồ đề, đạt đại niết bàn một cách mãnh liệt chóng vánh, vì người tu nhờ đó mau chóng tịnh nhiễm tâm, tích lũy công đức lớn. Khi đi trên con đường này, người tu tự nhiên sẽ đạt quả giải thoát luân hồi, đạt hết phúc lợi của mọi kiếp vị lai, huống chi là phúc lợi đời này. Đừng chỉ đọc suông, phải chú tâm vào ý nghĩa của lời tụng.
19 Đúc tượng bằng đất sét hay thạch cao.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.