Tiểu Sử Đức Pháp Vương Jigmey Phuntsok

21/02/20184:01 SA(Xem: 8947)
Tiểu Sử Đức Pháp Vương Jigmey Phuntsok

TIỂU SỬ ĐỨC  PHÁP VƯƠNG JIGMEY PHUNTSOK
Nguyên tác: “Biography of H.H. Jigmey Phuntsok Dharmaraja” 
by Khenpo Sodargye Rinpoche
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

 

Jigmey Phuntsok
Pháp Vương Jigmey Phuntsok Rinpoche (1933-2004)

Nội dung

 

1.    Giới thiệu Học viện Phật giáo Ngũ Minh Larung
2.    Hiển lộ của ngài suốt nhiều cuộc đời
3.    Các Tiên tri về những hóa thân của ngài
4.    Nơi Sanh
5.    Đẳng cấp Tôn quý
6.    Sự sinh ra kỳ diệu
7.    Trong lòng mẹ
8.    Đóa Sen Trí tuệ Nở rộ
9.    Thoải mái trong thời gian đau khổ
10.  Những câu chuyện thú vị vào thời thơ ấu
11.  Cắt đứt cuộc đời tầm thường trong tuổi thanh xuân
12.  Sự việc siêu vượt trí tuệ phi thường
13.  Chứng ngộ triệt để pháp Đại Viên mãn
14.  Lìa bỏ quê hương
15.  Cuộc đời tu học
16.  Đi theo Đạo sư, nghiên cứu rộng rãi giáo lý như biển
17.  Chịu đựng tột bực những gian khó để thọ nhận Giáo pháp chân chính
18.  Đặc điểm Cao quý
19.  Sự chấp nhận đầy bi mẫn
20.  Từ chối nhận Dakini
21.  Truyền bá Kinh điển giữa âm thanh của súng đại bác
22.  Quán đảnh của Hộ Pháp
23.  Miễn trừ những khó nhọc của sự tù tội
24.  Những chuyến du hành trong giấc mộng
25.  Lòng Đại Bi
26.  Hoa Sen trắng từ nước bùn
27.  Đài kỷ niệm trong việc tái truyền bá Phật  pháp
28.  Chim đại bàng vàng giương cánh và bay vút lên bầu trời
29.  Ước nguyện của trái tim thanh tịnh
30.  Đích thân gặp ba Đức Văn Thù
31.  Sở hữu con mắt Trí tuệ
32.  Niềm tin vào việc truyền bá Giáo pháp và làm lợi lạc cuộc đời
33.  Khám phá một hang động
34.  Những dấu hiệu hiếm hoi của sự thành tự
35.  Mở màn việc truyền bá Giáo pháp trong những người Hán–Trung quốc
36.  Đích thân gặp Đức Văn Thù
37.  Nhận bốn loại đệ tử Hán-Trung quốc
38.  Thực sự là một bữa tiệc lộng lẫy
39.  Gặp gỡ Đức Ban Thiền Lạt Ma
40.  Đức Liên Hoa Sanh trong hiển lộ thuần tịnh
41.  Rương Kho tàng ở Chimpuk
42.  Một sự kiện ở miền trung Tây Tạng
43.  Câu chuyện về con dê đen
44.  Tại hang núi ở Nepal
45.  Hành hương tới ba đại bảo tháp
46.  Số phận vinh quang với Đức Đạt Lai Lạt Ma
47.  Những ngày ở Dharamsala
48.  Hành hương tới các thánh địa
49.  Ban lễ nhập môn cho vua Bhutan
50.  Du hành tâm linh tới Cõi Đâu Suất nhỏ
51.  Không thể mở cánh cổng bị ẩn dấu
52.  Pháp Hội vĩ đại
53.  Vượt Thái bình Dương
54.  Đến đại lục Châu Mỹ
55.  Tại Washington và New York
56.  Du hành đến Canada
57.  Đến Châu Âu
58.  Pháp âm tại Dokham
59.  Dấu chân ở Đông Nam Á
60.  Nhận quán đảnh vinh quang khi đang bị bệnh
61. Việc Giải thoát các sinh loài và điều phục kẻ xấu ác
62.  Một chuyến du hành đến miền nam
63.  Việc giảng dạy, thảo luậnbiên soạn lẫy lừng hiếm có
64.  Ước mong vĩ đại nhất

 

 

1 Giới thiệu Học viện Phật giáo Ngũ Minh Larung

 

Choeje (Pháp Vương) Jigme Phuntsok Rinpoche là hóa thân của terton vĩ đại Terchen Lerab Lingpa, một vị Thầy của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Mười ba. Năm 1980, khi muốn phục hồi Giáo pháp và làm lợi lạc mọi sinh loài, Jigme Phuntsok Rinpoche đã thiết lập “Học viện Phật giáo Ngũ Minh Larung” tại Thung lũng Larung gần Serthar, Tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan), Trung quốc. Địa điểm này được chọn lựa do bởi theo lịch sử, nó là một địa điểm linh thánh trong Kim Cương Thừa, nơi các tu sĩ đến để thành tựu “thân cầu vồng” (một mức độ cao cấp của sự thành tựu tâm linh) và chứng ngộ “bốn nghiệp”. Nó cũng được cho là địa điểm mà Đức Dudjom Rinpoche thứ Nhất an trụ, và tại đó mười ba đệ tử của ngài đã đạt được “thân cầu vồng”. Mục đích của học viện có thể được tóm tắt như bốn hoạt động: hợp nhất các Phật tử trong sự hòa hợp; duy trì những giới luật thanh tịnh; nghiên cứu, quán chiếu, và thực hành Thánh Pháp; truyền bá Giáo pháp và làm lợi ích tất cả chúng sinh.

 

Tháng Năm năm 1987, Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười đã chấp thuận việc thành lập học viện và tặng một tấm bảng trên đó ngài viết bằng tiếng Tây Tạng: “Học viện Phật giáo Ngũ Minh Larung” và gọi Pháp Vương Jigmey Phuntsok một cách tôn kính là “Bậc Hiền triết Choeje”. Trong lúc ấy, Ông Puchu Zhao, Ủy viên Hiệp hội Phật giáo Trung quốc, đã viết tên của học viện bằng tiếng Trung quốc. Với những sự kiện này, một kỷ nguyên phục hưng Phật giáo Tây Tạng đã bắt đầu.

 

Chương trình giảng dạy tại “Học viện Phật giáo Ngũ Minh Larung” bao gồm ba phần: Kinh thừa, Mật thừa, và văn hóa thông thường. Những giáo khóa chính trong Kinh thừa gồm có năm loại luận thuyết chính yếu: Luật (Vinaya), Hetuvidya (Nhân minh học), A tì đạt ma câu xá luận (Abhidharmakosa-Sastra), Trung Luận (Madhyamika) và Bát nhã ba la mật đa (Prajnaparamita). Mật thừa bao gồm luận tạng (shastra) bí mật, những chuẩn bị khác nhau của giai đoạn phát triển và giai đoạn thành tựu, Đại Viên mãngiáo huấn cốt tủy. Văn hóa thông thường thuộc về ngôn ngữ học, y học, ngôn ngữ Tây Tạng v.v..

 

Năm 1999, Học viện Phật giáo Ngũ Minh Larung được báo New York Times chứng nhận là một trong những trung tâmảnh hưởng nhất và rộng lớn nhất về việc nghiên cứu Phật Giáo Tây Tạng trong thế giới. Trong hơn 30 năm, học viện đã sản xuất hàng trăm học giảhành giả Phật giáo kiệt xuất, là những vị tiếp tục thành lập nhiều trung tâm Phật Pháp khắp thế giới. Bằng cách giảng dạy Giáo pháp thiêng liêng, đem lại sức sống mới cho văn hóa Tây Tạng, và cải thiện việc hợp nhất sắc tộc, họ đã thực hiện những đóng góp gây ấn tượng trong việc truyền bá Phật Pháp.

 

Hiện tại, có hơn mười ngàn tu sĩ Tây Tạng và Hán cư trú tại học viện. Thêm vào đó, hàng chục ngàn thành viên khắp thế giới tham dự việc nghiên cứu Giáo pháp qua những khóa học trực tuyến do vị Khenpo thâm niên của học viện là Sodargye Rinpoche.

 

Ngay từ hai trăm năm trước, thành tựu giả vĩ đại Dodrupchen Rinpoche Đệ Nhất đã viết trong Tiên tri Tương lai của ngài: “Tại Thung lũng Larung Danjian Ala Mutian, Guru Rinpoche sẽ xuất hiện là một người tên là Jigme. Vị này được bốn nhóm đệ tử Bồ Tát vây quanh. Việc giảng dạy Kinh điểnMật điển của ngài sẽ chói ngời như mặt trời rực sáng; hoạt động làm lợi lạc chúng sinh của ngài sẽ có thể chống đỡ các cõi trời và hỗ trợ trái đất; ngài sẽ hấp dẫn các sinh loài khắp mười phương và dẫn dắt họ đến con đường của sự giải thoát. Những ai thiết lập những nối kết với ngài sẽ được tái sinh trong Cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà.”

 

Tiên tri được cho là muốn nói đến Thung lũng Larung, do Thiên nữ xứ Mutian bảo trợ và được Núi thiêng Danjian và Núi Ala vây quanh, là một địa điểm được gia hộ. Ở đây Guru Rinpoche sẽ xuất hiệnPháp Vương Jigmey Phuntsok Rinpoche, vị sẽ dẫn dắt bốn nhóm đệ tử: các tăng, ni, cư sĩ nam, và cư sĩ nữ. Ngài sẽ truyền bá Phật Pháp khắp thế giới, và những người may mắn được nối kết với ngài chắc chắn sẽ được tái sinh trong Cõi Cực Lạc.

 

Tiên tri này đã xác định danh hiệu của Pháp Vương Jigmey Phuntsok Rinpoche, các đệ tử của ngài, địa điểm của Học viện, và những thành tựu của ngài trong việc mang lại lợi lạc cho chúng sinh. Quan trọng hơn nữa, những ai thiết lập một mối quan hệ với ngài sẽ tìm được sự tái sinh trong Cõi Cực Lạc Thuần tịnh của Đức Phật A Di Đà. Những hoạt động vĩ đại của ngài được thực hiện và trải rộng giống như đã được tiên tri, khi vươn tới trái tim sâu thẳm của nhiều người quanh thế giới. Chúng ta hãy cầu nguyện Kinh điểnMật điển được truyền xuống từ ngài, sẽ phồn vinh khắp thế giớitiếp tục làm lợi lạc vô số sinh loài!

 

 

TIỂU SỬ ĐỨC  PHÁP VƯƠNG JIGMEY PHUNTSOK
Nguyên tác: “Biography of H.H. Jigmey Phuntsok Dharmaraja” 
by Khenpo Sodargye Rinpoche
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

 

Giới thiệu

của Khenpo Sodargye

  1. 1.  Lời Nói đầu

Kính lễ Đức Văn Thù!

 

Từ thời gian vô thủy, trong thế giới bao la này, bởi lòng bi mẫnđiều kiện và những năng lực vô hạn của mình, vô số Chư Phật và Bồ Tát đã hiển lộ đủ loại hình tướng, làm lợi lạc vô số sinh loài ngụp lặn trong đại dương sinh tử vô hạn. Những công hạnh không thể tưởng tượng nổi của các ngài là điều mà những con người bình thường thực sự không thể đo lường được. Đặc biệt là những công hạnh của Trụ cột của mọi Cuộc Đời, Đạo sư tôn quý vô song, Đức Pháp Vương Viên Ngọc Như Ý Jigmey Phuntsok, bậc đã trải qua vô số kiếp, đi qua các cõi khắp mười phương, đã hiển lộ đủ loại hình tướng và nhân dạng để làm lợi lạc mọi sinh loài và truyền bá  Phật Pháp chân chính. Ngay cả một Bồ Tát đệ nhất địa cũng sẽ gặp khó khăn khi mô tả một cách đầy đủ những công hạnh đó, huống hồ là một nhà sư tầm thường với trí tuệ nghèo nàn như tôi!

 

Hãy đừng nói về những thời kiếp, bởi chỉ trong riêng đời này, với một thành viên trong đoàn tùy tùng Tây Tạng của ngài như bản thân tôi, những công đức khác nhau của việc làm lợi lạc cuộc đời, trước mặt đại chúng để chuyển hóa các sinh loài, đã được biết khá nhiều. Bởi ngày nay, số lượng đệ tử đang nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Pháp Vương gia tăng từng ngày, việc đạt được sự giác ngộ của Đức Phật qua viên ngọc vĩ đại nhất của Phật giáo Mật thừa là pháp Đại Viên mãn, có lẽ là ước muốn hầu như chắc chắn nhất của tất cả những đệ tử này. Hơn nữa, mọi thành tựu bí mật dựa trên niềm tin và lòng sùng mộ nơi Đạo sư kim cương. Giống như đại thành tựu giả Tilopa từng nói: “Nếu bạn muốn thành tựu Phật quả trong một đời người, bạn phải gia nhập cỗ xe bất hoại của Phật giáo bí mật, phát triển sự giác ngộ trên con đường của cỗ xe bí mật, hoàn toàn nương tựa vào niềm tin và sự tôn kính chính trực đối với Đạo sư kim cương. Nếu bạn muốn thiết lập niềm tin nơi Đạo sư, bạn phải chứng kiến các công đức của ngài, và nếu bạn muốn chứng kiến công đức của ngài, bạn phải hiểu rõ tiểu sử của ngài.”

 

Vì thế, bởi những lý do đã được đề cập trước đây, để những người nam và nữ tốt lành đã đi theo, hay những người không đi theo Pháp Vương, cùng với nhiều người từ mọi tầng lớp của xã hội, có được một sự hiểu biết đúng đắn về các công đứcđức hạnh của Rinpoche, tôi đã cầm cây bút của mình lên và ghi lại nhiều sự kiện từ cuộc đời phi thường siêu tuyệt của Pháp Vương.

 

Ngày nay, khi đọc nhiều tiểu sử hiện có, ta không thể tránh khỏi việc tạo ra những cái nhìn riêng tư. Bởi không nhận ra động lực, một số tác giả sử dụng một lớp tranh vẽ quá dày đặc màu sắc khi mô tả chủ đề liên quan của họ. Và trong thời đại này của sự dần dần ẩn giấu Giáo pháp chân chính, sự tán dương cường điệu này đã trở nên vô cùng phổ biến, và có thể được nhìn thấy một cách thực tiễn ở khắp nơi. Nó đã trở thành một chứng bệnh viết lách âm ỉ trong thế giới biên soạn. Trước kia, học giả vô song Mipham Rinpoche của Tây Tạng đã nói: “Ta không nên tán dương bất kỳ ai với ngôn ngữ lộng lẫy nhưng không thực, ngay cả Đạo sư căn bản của ta cũng không nên được tán dương bằng những lời giả dối.” Vì thế, toàn thể bản văn này được biên soạn tỉ mỉ theo sự thật, và hoàn toàn được hỗ trợ bởi những sự kiện có thực, không thêm thắt bất kỳ nội dung không thực nào, cũng không có những ngôn từ đẹp đẽ nhưng cường điệu. Điều đó có nghĩa là tác phẩm này hoàn toàn xác thực, và không thể bị nghi ngờ. Về sự kiện này, tất cả đệ tử của Pháp Vương có thể làm nhân chứng.

 

Liên quan đến công đức của riêng Rinpoche về thực hành Phật giáo, ngài cất giữ vô cùng bí mật và không bao giờ tiết lộ bất kỳ điều gì, vì thế bản văn này không thể ghi chép tiểu sử thâm sâubí mật của ngài về việc gặp gỡ các Bổn Tôn hay việc đạt được những thành tựu phi thường. Nó cũng được giới hạn khi nói về những phạm vi giấc mộng chói lọi của ngài và những công đức thông thường khác của việc làm lợi lạc cuộc đờitruyền bá Giáo pháp, tuy nhiên vẫn khó có thể thành tựu đối với những người nam và nữ bình thường.

 

Một cách trung thực, đối với một tu sĩ Tây Tạng tầm thường như tôi, việc biên soạn tiểu sử này bằng một ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ của mình dĩ nhiên là gây nên một số khó khăn. Và vì thế không thể sử dụng ngôn ngữ xúc động tuyệt đẹp nên dùng, cũng như không thể tránh khỏi việc xảy ra những sai lầm về ngôn ngữ. Nhưng những gì được biên soạn ở đây không phải là một chuyện tình, cũng không phải một tiểu thuyết về phong cách hiệp sĩ, bởi nó là ghi chép thực tế và khiêm tốn nhất về sự nghiệp cuộc đời của một con người thánh thiện đích thực trong việc làm lợi lạc cuộc đờitruyền bá Giáo pháp. Vì thế, cầu mong việc xem xét khi đọc tác phẩm này là sự đón nhận một viên ngọc đích thực!

 

 

 

2. Hiển lộ của ngài suốt nhiều cuộc đời

 

Suốt trong nhiều cuộc đời, Pháp Vương đã thực hiện đủ loại hiển lộ khác nhau để làm lợi lạc mọi sinh loài. Theo ghi chép lịch sử, khi Đức Phật nguyên thủy Phổ Hiền ở Cung điện Pháp Giới trong cõi sTug po bKod pa, xoay chuyển Bánh xe Pháp (Pháp Luân) Đại Viên mãn Chói ngời tối thượng, thì Rinpoche là vị thu thập các giáo lý của Ngài, tên là Bồ Tát của Ngưỡng cửa Kim Cương. Rinpoche là nam tử của De ba bZang skyong, vị sáng lập phái Đại Viên mãn trong cõi trời thứ ba mươi ba. Dưới Pháp tòa của Đức Bảo vệ Kim Cương, ngài là vị thu thập các giáo lý bí mật có tên là Bồ Tát của Ngưỡng cửa Trí tuệ. Dưới mười hai giáo trưởng của Đại Viên mãn, ngài là vị thu thập ba bộ Luận (sastra) bí mật nội tại, có tên là Bồ tát của Ngưỡng Cửa Kim Cương; Bà Mẹ của Mọi Cuộc Đời, cô của Đạo sư Thích Ca Mâu Ni vĩ đại của chúng ta; mẹ của bậc sử dụng sự chói ngời vĩ đại Garap Dorje khi ngài đến thế gian để truyền bá pháp Dzogchen (Đại Viên mãn), tên là bDe ldan dBang mo. Ngài là Bà La Môn Rộng lượng để Ước muốn, đệ tử lỗi lạc của Giáo thọ (Acharya) Jam dpal bShes gnyen. Khi Đức Liên Hoa Sanh vĩ đại sống trên hành tinh này, ngài là người kế vị Giáo pháp vương giả của giáo lý bí mật của ngài tại tám mộ địa ở Ấn Độ, tên là Shakyamitra, cũng như Jinamitra của Nepal, và là Kim Cương Điều phục Quỷ ma (rDo rje bDud ‘joms), một trong 25 đệ tử Tây Tạng. Trong thời kỳ gần đây của sự truyền bá Phật giáo, ngài là đại dịch giả Khro pu Lo tsa của Kashmir; bậc sử dụng sự Chói ngời vĩ đại rGod kyi lDem ‘phru can, Legs ldan rDo rje; Age Wangbo (Ngữ Không Chừng mực); Terton Pad ma ‘Phrin las và Terton Lerup Lingpa.

 

Hơn nữa, để chuyển hóa các sinh loài từ nguồn gốc tâm linh khác nhau, và để truyền bá các giáo lý của những trường phái và giới luật khác nhau, tại Ấn ĐộTây Tạng, bản thân ngài đã hiển lộ làm vị sáng lậplãnh đạo của những giáo phái khác nhau. Đạo sư Vĩ đại Kim Cương Pháp Giới đã tiên tri trong terma của ngài:

 

A La Hán Sa gi lha của Ấn Độ,

Kim Cương điều phục Quỷ ma dưới trướng của Đức Liên Hoa Sanh,

Pháp Vương Kun dga’ rGyal mtshan của Trường phái Sakya,

Đức Gelek Pelzang của phái Gelukpa,

Và Kun bzang Chos grags từ Minyak…

 

Như thế, đã rõ ràng rằng có lần Pháp VươngA La hán Sa gi lha của Ấn Độ (tác giả của ‘Luận giảng Dây Tết Hoa’); dưới chân Pháp tòa của Giáo thọ Orgyen vĩ đại của Tây Tạng, Đức Phật thứ hai Liên Hoa Sanh, đấng Sử dụng Kim Cương Chói lọi Điều phục Quỷ ma; Pháp Vương Sakya, Đức Sakya Pandita Kun dga’ rGyal mtshan, hiển lộ trên trái đất của Đức Văn Thù; một trong hai đệ tử lỗi lạc nhất của vị sáng lập dòng Gelukpa –Đức Tsongkhapa– tên là Gelek Pelzang (Khedrubje); Kun bzang Chos grags từ Minyak (người biên soạn luận giảng vĩ đại ‘Nhập Bồ Tát Hạnh). Và theo những ghi chép trong terma do Terton Kim Cương của Tánh giác Siêu vượt Bất tịnh biên soạn thì trước kia ngài là Pháp Vương Chos rgyal ‘Phags pa; vị sáng lập sMin Gling; bậc thông thái vĩ đại xứ Tawu tên là lHa lung dPal rdor; Lerup Lingpa, và sau năm cuộc đời nữa ngài sẽ là vị tướng chỉ huy đội quân cứu thế Kalachakra, người sẽ hạ thế và dẫn dắt 50.000 môn đồ, tiêu diệt những tôn giáo xấu ác. Cho đến lúc đó những ai đủ may mắn để thiết lập một ràng buộc với ngài sẽ có thể hóa thân vào thiên thể thuần tịnh Shambala.

 

3. Các Tiên tri về những hóa thân của ngài

 

Pháp Vương Viên Ngọc Như Ý là một đại thành tựu giả mà sự xuất hiện đã được Đức Phật Thích Ca Mâu Niđại tiên tri hơn hai ngàn năm trước trong ‘Luận Nền tảng của Văn Thù’. Bộ luận nói:

 

Đấng đức hạnh vĩ đại có danh hiệu bắt đầu với chữ ‘A’,

Sẽ hộ trì các giáo lý chân chính của Đức Phật,

sở hữu những sự tôn kính về trí tuệđức hạnh,

Ngài được tiên trichứng ngộ mức độ chân thật của sự tỉnh giác,

Và sẽ giác ngộ quả vị Bồ đề của ta.

 

Ở đây ‘A’ biểu thị chữ đầu tiên của danh hiệu của Pháp Vương bằng Phạn ngữ, A bHya La ksham.

 

Về danh hiệu của Đạo sư, một ngàn hai trăm năm trước, những chỉ định rõ ràng hơn nữa đã được đấng vận dụng sự chói lọi vĩ đại Liên Hoa Sanh ghi chép. Ngài đã tiên tri trong tác phẩm ‘Tấm Gương Huyễn hóa Thăm thẳm’:

 

Kim Cương Điều phục Quỷ ma, Nam tử của ta,

Ở Nyarong thuộc tỉnh Kham,

Trên bờ một con sông chảy chậm,

Trước ba chỏm núi tuyết tráng lệ,

Đạo sư thần chú bí mật sẽ sinh ra vào năm Thìn,

Và sẽ là Đức Lerup Lingpa,

Ngài sẽ thực hành con đường của cỗ xe tối thượng,

khám phá vô số terma,

Và nếu niềm tin có thể biến thành đặc ân,

Ngài sẽ hủy diệt vô số tai họa của thời đại hỗn độn,

truyền bá rộng rãi những giáo lý thông thường và bí mật.

Terton vĩ đại sẽ sống trên trái đất,

thọ hưởng tám mươi mốt tuổi,

Bảy vị trong các đệ tử của ngài sẽ đạt được Phật quả,

Và một trăm năm mươi vị trong đoàn tùy tùng của ngài sẽ đạt được chứng ngộ trung bình,

Hơn bốn ngàn người sẽ thiết lập những mối quan hệ định mệnh.

Về sau đứa con tâm linh của hóa thân ngài,

Sẽ được sinh ra ở Dokham trong năm Dậu,

Ngài tên là ‘A’ và sẽ tinh thông ba ngưỡng cửa,

Các giáo lý của ngài sẽ tồn tại trên trái đất trong ba ngàn năm,

Hơn sáu ngàn yogi (hành giả) sẽ làm thành đoàn tùy tùng của ngài,

Trong đó chín trăm người sẽ đạt được những chứng ngộ vĩ đại,

Bảy mươi ngàn người sẽ thiết lập những mối quan hệ định mệnh,

Đạo sư vĩ đại sẽ sống tới tuổi tám mươi sáu.

Hóa thân kế tiếp của ngài sẽ sinh ra ở miền trung Tây Tạng,

Tên ngài là Thịnh Vượng và ngài sinh vào năm Dần,

Ngài sống trên trái đất ba mươi ba năm,

giáo lý của ngài sẽ tồn tại trong hai trăm năm,

Ba vị trong các đệ tử của ngài đạt được thành tựu,

Hơn một ngàn người sẽ thiết lập những mối quan hệ định mệnh.

Ba cuộc đời sau cuộc đời này,

Tại điểm gặp nhau của Kham và Tsang,

Vào năm Thìn, ngài sẽ được sinh trong một gia đình quý phái,

Ngài sở hữu những vấn đề thực tế vi tế,

Và sẽ được gọi là Năng lực Kim Cương Không Chướng ngại,

Ngài sẽ trở thành Đạo sư của mọi Terma,

Truyền bá rộng rãi Giáo pháp và làm lợi lạc các sinh loài.

Samaya!

 

Rõ ràng hơn, đây là những tiên tri rất chi tiết mô tả các cuộc đời quá khứ, hiện tại và tương lai của Đạo sư.

 

Chính Terton Lerup Lingpa cũng mô tả rõ ràng bảy dấu hiệu mà hóa thân đứa trẻ tâm linh của chính ngài sẽ sở hữu. Trong ‘Bản văn về những Tiên tri trong Tương lai’ của ngài có viết:

 

Hiển lộ trên trái đất của Kim Cương Điều phục Quỷ ma,

Sẽ sinh ra trong năm Dậu tại địa điểm của Giáo pháp nguyên thủy,

Tên thân phụ sẽ là Hoa Sen,

Và tên thân mẫu là Hồ Ngọc bích,

Các bàn tay ngài biểu thị dấu hiệu của Dakini,

Ngài tinh thông ba ngưỡng cửa như-đại dương,

Và sẽ chứng ngộ khuôn mặt nguyên sơ của Giáo pháp.

 

Các phương diện về nơi sinh, thời gian, tên cha mẹ, những đặc điểm vật lý, những mức độ chứng ngộ v.v.. sẽ được giải thích lần lượt trong những đoạn sau.

 

Hành vi gây ấn tượng trong đời trước của ngài

 

Đời trước của Pháp Vương Lerup Lingpa, vị tìm kiếm kho tàng lừng danh khắp Tây Tạng, đã được sinh ra giữa vô số dấu hiệu kiết tường, vào năm 1856 (năm Hỏa Thìn) trong vành đai của hạt Nyarong, thuộc tỉnh Sichuan (Tứ Xuyên) ngày nay. Thân phụ của ngài là Yewa Darjey sở hữu trí tuệ cũng như lòng can đảm, và biểu lộ sự thành tựu tâm linh vĩ đại. Thân mẫu Orgyen Drolma của ngài là một hiển lộ của Khandro Trí tuệ trên trái đất, và rất dịu dàng, đức hạnh.

 

Đức Liên Hoa Sanh đã tiên tri:

 

Hiển lộ trên trái đất của Kim Cương Điều phục Quỷ ma,

Do định mệnh, sở hữu trí tuệ và lòng đại bi,

Bởi những nguyện ước vĩ đại,

Ngài sẽ sinh ra tại Nyarong vào năm Hỏa Thìn,

(Biểu hiện thú vật) của thân phụ ngài là rồng và của thân mẫu là khỉ.

 

Và trong ‘Những Giáo huấn Hoa Sen’ của ngài, thậm chí ngài đã đưa ra những tiên tri chi tiết:

 

Hiển lộ thân tướng của Kim Cương Điều phục Quỷ ma,

Hiển lộ về ngữ của Vajravarahi,

Hiển lộ về tâm của Liên Hoa Sanh,

Đấng bi mẫn vĩ đại sở hữu trí tuệ trọn vẹn,

Tại địa điểm Dokham tên là Leling,

Sẽ sinh ra vào năm Hỏa Thìn,

Và qua những hành động không xác định,

Sẽ làm lợi lạc cuộc đờiđáp ứng mọi ước nguyện của họ.

 

Kim Cương Bồ Đề cũng tiên tri trong ‘Những Tiên tri trong Tương lai’ của ngài:

 

Hiển lộ trên trái đất của Kim Cương Điều phục Quỷ ma,

Sẽ sinh ra tại Nyarong,

Những ai thiết lập mối quan hệ với ngài,

Sẽ tương tự như gặp Đức Liên Hoa Sanh trong thân người…

 

Từ lúc sinh ra, Đạo sư vĩ đại đã tự biểu lộvô cùng khác biệt với những người khác. Khi ngài còn rất nhỏ, cùng với một nhóm người khác, ngài đi săn trong rừng. Do bởi những che chướng của bào thai, là một đứa trẻ, ngài vẫn nhặt một cây súng trường và nhắm vào thú vật ở phía trước. Nhưng ngay lúc đó, ngài thình lình chứng kiến những thú vật đó chuyển hóa thành những bản văn của Dakini, hay đủ loại Bổn Tôn. Ngài lập tức nhớ lại dòng dõi chân thật của mình, và như thể được tỉnh thức khỏi một giấc mộng, ngài ném cây súng, vui vẻ nhảy múa và nói: “Tôi thấu hiểu, tôi thấu hiểu!”

 

Sau này, ngài nghiên cứu Giáo pháp dưới chân Patrul Rinpoche, Dzogchen Khenpo Bado và nhiều Đạo sư khác. Và bởi trí tuệ vô song của mình, ngài đã hoàn toàn thấu suốt mọi giáo lý trong một thời gian ngắn.

 

Do bởi nguyện ước trong những đời trước là khám phá những kho tàng ẩn dấu, từ lúc đó, Lạt ma vĩ đại đã bắt đầu du hành khắp xứ sở để làm lợi lạc mọi cuộc đời, và khám phá những giáo lý ẩn dấu sâu xa. Ở miền Trung Tây Tạng, Amdo và Kham, dựa vào nhiều thủ ấn thực tiễn (các nàng hầu), ngài đã khám phá vô số terma quý báu. Có lần Đức Liên Hoa Sanh đã nói:

 

Châu báu vô hạn của những kho tàng ẩn dấu của ta,

Giáp pháp bao lasâu xa,

Con trai tâm yếu vinh quang của ta, người sở hữu sự hiểu biết chắc chắn chiến thắng, và có ít ỏi sự bám chấp và trí tuệ vĩ đại,

Hiển lộ của Kim Cương Điều phục Quỷ ma tên là Leling,

Sau này sẽ được sinh ra trong năm Hỏa Thìn,

khám phá nhiều kho tàng trong miền Trung Tây Tạng và tỉnh Kham,

Ngài sẽ tham gia vô số hành động bị cấm đoán,

nếu không gặp những nghịch cảnh quỷ ma,

Sẽ sống trên trái đất hơn bảy mươi năm.

 

Từ lúc đầu, hơn ba trăm sáu mươi trang của vị tìm kiếm kho tàng vĩ đại bao gồm tiểu sử bí mật, chứa đựng nhiều câu chuyện ngoạn mục, nhưng bởi thiếu không gianthời gian, chúng tôi sẽ chỉ ghi lại một chút ít.

 

Phía trước ngọn núi thiêng LHang brag ở Nyarong, hàng ngàn người tín mộ đứng vây quanh và tất cả đang chờ đợi để chứng kiến vị tìm kiếm kho tàng khám phá một terma. Khi ngài có phần thoải mái hơn, ngay tức thì, ngài lấy ra một pho tượng Đức Phật A Di Đà từ những hòn đá rắn chắc. Tất cả những người hiện diện đã trải nghiệm niềm tin cực điểm nơi Vị Thầy.

 

một lần, khi đang khám phá các terma trong tỉnh Qinghai (Thanh Hải), các tinh linh bảo hộ địa phương và tinh linh trái đất có phần bối rối và bắt đầu đổ mưa đá và tạo những chướng ngại khác. Vị tìm kiếm kho tàng không những không chịu đựng bất kỳ họa hại nào, để trừng phạt họ, ngoài việc khám phá các terma, ngài cũng tịch thu toàn bộ của cải của các tinh linh. Cuối cùng, những tinh linh gây nên điều hiểm độc, và những tinh linh trái đất đó, cảm thấy hối hận và đã sám hối tội lỗi của mình trước mặt vị Đạo sư vĩ đại.

 

Cùng năm đó, những đội quân quỷ ma từ những vùng ranh giới hẻo lánh đã xâm lăng Tây Tạng lần thứ chín và chuẩn bị hủy diệt Phật giáo. Quân đội Tây Tạng đã bất lực trong việc chống lại hàng ngũ quỷ ma hung tợn, và những bậc đức hạnh vĩ đại của Tây Tạng đã cầu nguyện vị tìm kiếm kho tàng vĩ đại điều phục lũ quỷ ma. Vị Đạo sư cột một hòn đá vào một thân cây, nhưng không nghĩ rằng hòn đá, trong đó linh hồn của kẻ lãnh đạo đội quân quỷ ma bị bắt giữ, sẽ lẩn trốn. Ngay lập tức, vị Terton đích thân bắt đầu cuộc săn đuổi, và trên đường đi ngài gặp bảy kỵ mã đầy ấn tượng. Ngài hỏi họ có nhìn thấy một hòn đá lạ không. Họ đồng lòng nói: “Quả là một hòn đá lạ đã chuồn đi theo hướng đó.” Vị Đạo sư khẩn cấp đuổi theo hòn đá và cuối cùng bắt được nó. Cùng lúc đó, lực lượng quỷ ma đã bao vây cung điện Potala, và khi tiến vào điện Jokhang, thình lình vị tướng chính yếu bắt đầu đổ máu từ cả bảy lỗ, và chết tức thì, và thế là đội quân còn lại cũng quyết định rằng cách an toàn nhất là bỏ đi. Tây Tạng được cứu thoát một cách nhẹ nhàng khỏi tai họa lớn lao này.

 

một lần, khi Đạo sư đang thiền định, ngài đã chứng kiến Đức Liên Hoa Sanh cao như một tòa nhà hai tầng và có người cúng dường ngài ba giáo huấn vô hình, được chuyển hóa thành ánh sáng, và biến mất. Khi đi nhiễu núi thiêng Tsa ri, thình lình ngài chứng kiến bậc thành tựu vĩ đại Dam pa Sangs rgyas, là vị đã chuyển hóa thành năm chữ căn bản của năm vị Phật và đi vào trái tim ngài. Do bởi niềm tin bất ngờ này, vị Đạo sư vĩ đại đã ghi lại bảy lời khuyên về việc thiền định. Có lần tại núi thiêng dMu rdo, ngài gặp một yogi (hành giả) có vẻ uy nghiêm, ông ta trao truyền cho ngài những giáo huấncuối cùng chuyển hóa thành một điểm ánh sáng.

 

Và vào dịp khác, tại Sertar, trong tâm thuần tịnh của ngài xuất hiện hơn một ngàn dakini, họ đã cúng dường Đạo sư những vũ điệu Kim cương tuyệt đẹp. Cuối cùng tất cả họ tan lẫn vào nhau, chỉ để lại mười sáu vị. Một số vị mặc y phục Khampa, những vị khác mặc y phục Amdo, và thậm chí một số mặc áo quần truyền thống Trung quốc. Hai Dakini mặc y phục Trung quốc dâng lên vị tìm kiếm kho tàng mười sáu tiên tri sâu xa về sự nở rộ và suy tàn của Phật giáo Tây Tạng trong tương lai.

 

Về sau, Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười ba thỉnh mời vị tìm kiếm kho tàng vĩ đại đến Lhasa, và sau đó hai ngài đến Samye. Trước ngai tòa Đức Đại lục Hayagriva Pa lo’i Gling, vị terton đã khám phá một pho tượng Vajravarahi, và trong điện Jokhang ngài đã khám phá kinh điển ‘Viên Ngọc Như Ý bằng Giọt từ Trái Tim’. Sau đó, ngài ban những nhập môn và giảng dạy Giáo pháp cho Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười ba, Karmapa Thứ Mười lăm, Pháp Vương Sakya, Dodrupchen Rinpoche và những vị đức hạnh vĩ đại khác. Nhưng chủ yếu là cho Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười ba, và Đức Jamyang Khyentse Wangbo là giáo trưởng của ngài.

 

Đạo sư vĩ đại với đầy đủ công đức đã khám phá các terma và gặp gỡ các Bổn Tôn của mình dễ dàng như đi trên đất bằng. Từ hành động và lời nói của mình, rõ ràngsự nghiệp mà ngài mang lại lợi lạc cho cuộc đời gần như hoàn toàn viên mãn. Một hôm, khi trò chuyện với Dodrupchen Rinpoche, ngài đã nói về việc ra đi: “Chúng ta không còn cơ hội để gặp lại nhau trong cuộc đời này, trong thế giới bất tịnh này, và chúng ta sẽ phải chờ cho đến khi gặp lại nhau trong các cõi thuần tịnh.”

 

Trước khi mất, vị Đạo sư không chỉ biểu thị một cách lơ đãng rằng hóa thân trong tương lai của ngài sẽ truyền bá Giáo pháp tại Tu viện Nubzur, nhưng đã thực hiện những tiên tri chi tiết. Trong những năm sau này của ngài, vị khám phá kho tàng đã viếng thăm Tu viện Nubzur, nơi ngài đã ban nhập môn ‘Thực hành Phẫn nộ Liên Hoa Sanh’ cho Tulku Nubzur, và nói: “Ít năm nữa ta sẽ đến và thường xuyên sống ở đây, và truyền bá rộng rãi Giáo pháp thông thường và bí mật, cho đến lúc đó Lạt ma rTa shul sẽ là người giám hộ của ông. (Sau này, khi Pháp Vương đã truyền bá Giáo pháp tại Tu viện này, quả nhiên Lạt ma rTa shul Nub là vị giám hộ của họ.) Con có thể xây dựng một căn nhà cho ta. Vì sự kiện này thoát khỏi những nghịch cảnh, hàng năm Tu viện Nubzur nên thực hành chín ngày ‘Nguyên tắc chỉ đạo Dorje Phurba Bí mật Phẫn nộ Nhất’.”

 

Năm 1926 (năm Hỏa Hợi), thân vật chất của vị tìm kiếm kho tàng Lerup Lingpa đã nhập vào thế giới Giáo pháp giữa nhiều dấu hiệu kiết tường, tạm thời hướng về núi Huy hoàng Màu Đồng đỏ. Bởi trong cuộc đời này ngài đã không khai mở cánh cổng bị ẩn dấu, sứ mệnh của ngài sẽ tiếp tục sang đời sau, để lại sự nối tiếp cho tái hóa thân trên trái đất của ngài là Pháp Vương Jigmey Phuntsok. Có lần Đức Liên Hoa Sanh đã tiên tri:

 

Hiện thân thế gian Leling ở Kham và Tây Tạng,

Hiển lộ đủ loại hình tướng,

Đôi khi ngài hiển lộ hình tướng của vị thông thái,

Khiến những người khác kinh nghiệm niềm tin chân thật,

Đôi khi ngài hiển lộ hình tướng của kẻ ngu si,

Khiến những người khác cảm thấy phi thường,

Các công hạnh của ba cổng thân, ngữ và tâm của ngài,

Thì không thể đo lường đối với mọi người!

Giáo pháp của Đức Liên Hoa Sanh mà Leiling không phổ biến,

Sẽ tạm thời được Dakini canh giữ,

Khi chờ đợi hóa thân kế tiếp của ngài truyền bá rộng rãi.

 

4. Nơi Sanh

 

Trong ‘Kinh Những Danh hiệu Tinh khiết’, Đức Phật đã đích thân tiên tri: xứ sở được gia hộ bởi Đức Phật thứ hai Orgyen (Liên Hoa Sanh) và nhiều vị sử dụng ánh sáng vĩ đại, phạm vi thuần tịnh được hiển lộ bởi trụ cột bi mẫn vĩ đại Quán Thế Âm (Chenrezi), trong miền Dokham của xứ tuyết Tây Tạng, là một địa điểm ngoạn mục bao quát, được gọi là Thánh Địa của Nguyên ủy Giáo pháp rDo khog rDzu med Chos lhas (ngày nay ở trong phạm vi của quận Padma thuộc tỉnh Thanh Hải).

 

Núi non vây quanh địa điểm này, và nhiều cây thông bao phủ những sườn đồi, nơi những con suối thanh tịnh mang lại nhịp điệu, ở đó hàng trăm con chim hát lên bài ca của chúng về những bông hoa hiển hiện tươi vui và nhiều màu sắc. Vô số những ngọn đồi và núi non đó cung cấp đất đai màu mỡ, trên đó cây cối nương tựa để phát triển. Những cây thông to lớn và thẳng tắp vươn đến tận bầu trời như thể chúng được tăng trưởng trên không gian, con sông rDu med chậm chạp cuộn tròn, với nước trong trẻo khiến ta nhìn thấy đáy, những con cá đôi khi ẩn dấu và có khi tự phơi bày, những con chim như tranh vẽ, tự do và không bị kềm chế, bận rộn hát ca kho tiết mục đầy xúc động, khi bay qua những đồng bằng trải dài được tô điểm bằng những đóa hoa như-cầu vồng lộng lẫy. Những con chim và bông hoa này bao phủ vùng núi non tuyệt đẹp, khiến cho ai đó nhớ nhà và khát khao nơi sinh linh thánh của Đức Pháp Vương. Giống như một trăm năm trước, vị tìm kiếm kho tàng vĩ đại dBang phyug đã có lần tiên tri:

 

Ở địa điểm vô hạn Chos lhas,

Nơi những đóa hoa sen điều phục quỷ ma nở rộ khắp nơi

Ở nơi trái tim, ngài sẽ phô bày dấu hiệu là chữ ‘Hong’.

 

Năm 1992, vào sinh nhật thứ sáu mươi của Đức Pháp Vương, một trăm Lạt ma của Học viện Năm Khoa học Phật giáo Larung đã lên đường tới địa điểm này và xây dựng Bảo tháp Hoa Sen Tụ hội ở đó.

 

5. Đẳng cấp Tôn quý

 

Ở nơi giàu cóđẹp đẽ này, nơi Giáo pháp vô cùng hoạt động, có một trong năm đẳng cấp tôn quý của dân chúng Tây Tạng sinh sống. Gia đình này có một lịch sử lâu dài được nối tiếp qua thế hệ lCags khung A bsTan này. Ông ta cưới một cô gái trẻ và đức hạnh của một gia đình địa phương đáng kính, và họ hạ sinh hai con trai, trong đó người con trai lớn là yogi (hành giả) Dudjom Rinpoche Đệ Nhất (Trakthung Dudjom) lừng danh và vô cùng thâm thúy, người đã thiết lập một trụ sở Giáo pháp tại thánh địa Larung, nơi ngài trao truyền các giáo lý bí mật. Một trăm đệ tử của vị Thầy này đã chứng ngộ thân cầu vồng, sở hữu những năng lực siêu nhiên vĩ đại, vô số những năng lực huyền diệu, và trong số đó có những hiển lộ trên trái đất của tất cả tám Bồ Tát. Tiếng tăm của ngài vươn rộng khắp toàn thể hành tinh. Người con trai thứ hai tên là lcags khung gNas mChog, có một con trai tên là gNas mChog. Sau khi lCags khung gNas mChog lập gia đình, hai vợ chồng cho ra đời một bé trai vô cùng đẹp đẽthông minh, tên là Peti (Hoa Sen). Peti lớn lên một cách vững vàng và là một người đàn ông tôn quý và ngay thẳng nổi bật giữa đám đông. Ông có một sự trung thực, can đảm, trung thànhđứng đắn bẩm sinh, và ông đã biểu lộ chắc chắn một mức độ thành tựu tâm linh.

 

Ở Sertar, tại một nơi tên là Nubzur, trong một gia đình gồm mười ba thế hệ liên tục của một đại Lạt ma đức hạnh, có một trinh nữ trẻ tuổi đầy phẩm cách và đáng yêu, văn minhdịu dàng, tên là Yudok (biển ngọc bích). Cô tốt bụng, thanh tịnhtrong trắng, hoàn toàn hiến mình cho Tam Bảoxử sự với mọi người một cách bi mẫn. Người dân địa phương đều đồng lòng chấp nhận cô là một trinh nữ tốt lành với một tính khí cao quý cũng như vẻ đẹp nổi bật.

 

Peti và Yudok đã sống với nhau trong một tình thương yêu và tôn kính lẫn nhau, và trong cuộc đời họ đã tạo ra lương thực bằng cách chăn giữ cừu và bò, coi thường những gian khó, liên tục cúng dường Tam Bảo. Không ích kỷthoát khỏi gánh nặng, họ đã chia sẻ một cuộc đời thôn dã ấm áp, an bình, thanh tịnhhạnh phúc.

 

6. Sự sinh ra kỳ diệu

 

Vào mùa xuân ấm áp năm 1932, khi toàn thể cuộc sống lại bắt đầu thức dậy, sau khi mang thai, Yudok có nhiều kinh nghiệm khác với những lần trước. Bà đã ở trong một trạng thái vô cùng dễ chịu và thậm chí cảm thấy còn bi mẫn hơn đối với những sinh loài khác. Đồng thời, Peti cũng kinh nghiệm nhiều giấc mộng thuận lợi. Cả hai cha mẹ tương lai đều có những cảm nhận rất kỳ lạ. Và ở trong nhà, họ đã thường xuyên nhận thấy một hương thơm vô cùng mạnh mẽ. Một cách định kỳ, những người láng giềng trong làng cũng nghe âm nhạc tuyệt vời thoát ra từ chiếc lều không xa lều của họ, giữa nhiều hiện tượng khác. Qua năm sau (1933), vào ngày mồng ba thịnh vượng của tháng giêng theo lịch Tây Tạng (ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiển lộ những năng lực siêu nhiên và chiến thắng sáu vị lãnh đạo của các giáo phái phi-Phật giáo), Yudok gần sinh, nhưng bà cảm thấy vô cùng thoải mái và không trải nghiệm chút đau đớn nào. Thường thì những người bình thường, bị ảnh hưởng bởi những cơn gió nghiệp, được sinh ra hướng đầu xuống dưới, nhưng cậu bé này rời khỏi tử cung của bà mẹ với đầu hướng lên trên, và lập tức đảm đương tư thế Kim cương tọa, cậu mở đôi mắt ngập tràn sự rạng rỡ, và luôn luôn mỉm cười. Cậu cầm nhau thai, ném nó qua vai trái như thể đó là Pháp y của cậu, và trì tụng bảy lần thần chú tâm yếu của Đức Văn Thù: “Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi”. Biến cố kỳ diệu này đã xảy ra trước đôi mắt kinh ngạc của sGron tshe và tất cả những người hiện diện khác. Mọi người cảm nhận sâu xa rằng đây là điều vượt xa sự thông thường và lúc đó họ lập tức gởi người tới vị tulku vô cùng nổi danhKim Cương Liên Hoa (Bado Rinpoche) để báo cáo toàn bộ điều xảy ra. Sau khi nghe những điều này, vị Lạt ma vĩ đại vô cùng hài lòng và nói: “Nhất định cậu bé này phải là hóa thân của một Phật tử vô cùng đức hạnh.” Thêm nữa, ngài đã nghiêm nghị thúc đẩy tất cả những người có liên quan: “Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, quý vị không được công bố tin này. Để tránh mọi rủi ro, bây giờ mọi người phải giữ bí mật tuyệt đối.” Về sau, theo các tiên tri của terton Lerup Lingpa và những hiện tượng hiếm có phi thường vào lúc ngài sinh ra, terton dBang phyug, và bậc chứng ngộ vĩ đại A hang lHa rig, đã nhận ra một cách sai lạc Pháp Vương là tulku của đại terton Lerup Lingpa.

 

7. Trong lòng mẹ

 

Sau khi sinh ra, ngài được nuôi lớn bằng sữa mẹ ngọt ngào, giống như bất kỳ đứa trẻ nào khác. Điều khác biệt là trẻ em một hay hai tuổi chưa có khả năng suy nghĩ trọn vẹn, nhưng tâm hồn thơ ấu của ngài đã biểu lộ lòng sùng mộ và bi mẫn chân thật.

 

Trong bụng mẹ, đôi mắt mở to và đầy sinh động của ngài chăm chú nhìn mọi sự quanh mình. Và mỗi lần ngài nhìn thấy những người khác giết thịt các thú nuôi, trong trái tim, ngài cảm nhận lòng bi mẫn không gì có thể so sánh được. Khi ấy ngài nghĩ: “Những sinh loài vô tội này đã bị giết chết, điều này thực sự thật đáng thương, nếu có thể, tôi sẽ hoán đổi phần nào cuộc đời quý báu của chính tôi để cứu vớt họ.” Nhưng ngài chưa thể diễn tả những cảm xúc của mình bằng ngôn ngữ vì thế ngài chỉ có thể ôm chặt lấy mẹ và kêu khóc thật lớn. Ngài biểu lộ Bồ đề tâm của mình không biết bao nhiêu lần, là thứ ngài đã sở hữu từ trước khi sinh ra. Mỗi lần chứng kiến các sinh loài đau đớn hay khốn khổ, ngài nghĩ: “Giá mà tôi có thể cứu họ thoát khỏi vực thẳm đau khổ, và gia trì cho họ được hạnh phúc và niềm vui; nếu như tôi có thể đáp ứng mọi ước nguyện của họ thì tốt đẹp biết bao!”

 

Khi nhìn thấy những pho tượng Phật hay Kinh điển, ngài có vẻ vô cùng hạnh phúc, và bắt đầu nhảy múa, di chuyển chân tay, trong khi cười liên tục. Ngài chạm vào chúng bằng đôi tay mềm mại và yếu đuối của mình, hay chắp tay với vẻ tôn kính v.v.. Khi chưa thể nói “Mama”, ngài đã có thể tụng tâm chú của Đức Quán Thế Âm và nhiều tâm chú của các Bổn Tôn khác.

 

Thỉnh thoảng khi mẹ ngài đi ra ngoài làm việc, bà đặt ngài trong chiếc nôi, và qua cái lỗ trên mái lều, ngài có thể nhìn thấy những cây thông xanh trên sườn đồi chạm vào bầu trời xanh lam trong trẻo, và vô cùng ngạc nhiên, ngài nghĩ: “Những cây này cao biết bao, như thể chúng mọc trên bầu trời.”

 

Năm lên ba hay bốn tuổi, ngài đã có một lòng sùng mộ khác thường đối với Mipham Rinpoche, và trong trái tim ngài, Mipham Rinpoche thực sự là Bồ Tát Văn Thù (Manjushri), đến nỗi mỗi khi cầu nguyện lễ quán đảnh, ngài đã nghĩ như thể ngài đang cầu nguyện Đức Văn Thù. Từ lúc đó trở đi, ngài bắt đầu nhìn việc Đức PhậtBồ Tát xuất hiện trong những hình dạng khác nhau (an bìnhphẫn nộ) như thể một công việc hàng ngày. Khi màn đêm buông xuống, trong tâm ngài xuất hiện các Bổn Tôn phẫn nộ, ngài rất sợ hãi. Vì thế trước khi ngủ, ngài thường yêu cầu mẹ: “Mẹ yêu, xin đừng ngủ trước con, nếu không, khi nhìn thấy những Bồ Tát phẫn nộ đó, con sẽ vô cùng sợ hãi.” Dỗ dành ngài một cách dịu dàng, mẹ ngài nói: “Con yêu, đừng sợ hãi, mẹ luôn luôn ở bên con. Chúng ta sẽ cùng nhau ngủ.” Khi cậu biết mẹ cậu ở với cậu, cậu có thể ngơi nghỉ an lành, và trong lòng mẹ ấm áp, cậu lẻn vào một giấc mộng ngọt ngào.

 

Loại bi mẫn và trung thực này phát triển khi cậu dần dần lớn lên, và mỗi ngày một mạnh mẽ hơn.

 

8. Đóa Sen Trí tuệ Nở rộ

 

Giống như tất cả những trẻ em khác, năm lên sáu tuổi, Pháp Vương bắt đầu học đọc và viết. Nhưng sau khi học các mẫu tự và đánh vần, ngài cảm thấy điều đó có phần vất vả và khó khăn, và không thể giúp bản thân ngài vơi bớt lo lắng, bây giờ ngài phải làm gì?

 

Một hôm, khi đi qua đống văn tự Kha rnga Mani, ngài nhìn thấy một mẩu giấy nhỏ gắn vào một khe hở giữa những tảng đá, bởi tò mò ngài chạy tới những tảng đá và lấy nó ra. Ngài mở ra và thấy một lô chữ trong đó. Vì chưa thể tự mình đọc nó, ngài yêu cầu những người khác đọc lớn lên cho ngài. Rõ ràng nó có vẻ là ‘Thực hành ngôn ngữ của Sư tử Văn Thù’. Và ở cuối bản văn có viết câu sau đây:

 

Một ông lão ở Ấn Độ linh thánh,

Đã chín mươi chín tuổi,

Không biết làm cách nào để đọc mà cũng không thể viết và thực hành phương pháp này một cách tinh tấn,

Một ngày kia ông đến gặp Đức Văn Thù.

 

Sau khi nghe điều này, ngài tự nghĩ: ông lão này chỉ thực hành trong một ngày và đã đạt được những mức độ thành tựu cao cấp như thế, đối với một đứa bé như tôi, để thành công thì chắc chắn cũng không mất nhiều thời gian. Ngài rất vui sướng và vỗ tay nói rằng: “Điều này thật tốt, thật tốt!” Vào lúc đó ngài đã thực hành một cách thành khẩn trong một ít ngày, kết quả là ngài đã trải nghiệm nhiều dấu hiệu của quán đảnh vô song.

 

Từ hôm đó trở đi, ngài không học đánh vần nữa, nhưng quán triệt ngôn ngữ một cách tự nhiên, và cũng thấu hiểu các nội dung tổng quát của mọi Kinh điển và những luận giảng của chúng.

 

Từ lúc bắt đầu, những công đức của các Đạo sư vĩ đại hoàn toàn được phản ánh trong việc nghiên cứu, suy niệm, truyền khẩu, thảo luận, viết lách, giới nguyện, tập trung, trí tuệ và những hành vi của các ngài về sự truyền bá Giáo pháp và những lợi lạc cho các sinh loài. Nhưng phần lớn những người bình thường cần phải thiết lập niềm tin và lòng sùng mộ qua việc trải nghiệm những khả năng siêu phàm của ai đó. Giống như các Kinh điển đã nói: “Người ngu dốt của thế giới, thiết lập niềm tin qua việc chứng kiến những khả năng siêu phàm.” Đối với sự kiện này, trước hết chúng ta hãy thảo luận một chút về những khả năng tâm linh không bị kiểm soát của Pháp Vương khi ngài lên sáu. Ngài đã có thể quan sát bất kỳ vật gì bị những tảng đá hay núi non che phủ hay ẩn dấu, đó là khả năng thấu thị không bị kiềm chế. Ngài biết thật rõ ràng những điều đang được nghĩ trong tâm những người khác, đó là khả năng thấu hiểu trái tim của người khác. Ngài đã có thể nhớ lại một cách sống động những cảnh tượng khi ngài nghiên cứu tinh túy Dzogchen với Đức Liên Hoa Sanh hay với Zhabs bkar pa Lama (1781-1850) và việc ngài học Pháp với Kong sprul Yon tan rGya mtsho (1813-1899) nhiều đời trước. Và đặc biệt là những cảnh tượng của chín trăm năm trước khi ngài là nam tử trí tuệ của Vua Gesar, thượng thư ‘Dan sras Gyu ‘od ‘Bum me, những cảnh tượng đó vẫn sống động rõ ràng trong tâm ngài như thể nó hoàn toàn xảy ra ngày hôm qua. Tất cả những điều đó cho thấy năng lực ghi nhớ những đời quá khứ của ngài.

 

Do bởi những tập quán trong đời trước, khi là một đứa trẻ, ngài đã có thể nhớ lại các terma thậm chí còn dễ dàng hơn việc thổi bụi bám vào một đồ vật. Những vật dụng như các pho tượng Phật hay những hộp quý giá vẫn được lưu giữ cho tới ngày nay. Giống như Chags med Rinpoche (1605-1770) lúc lên năm tuổi đã có một nhận thức nào đó về chân tánh của mình, trong những ngày này, khi chơi đùa với những bạn bè của mình, Pháp Vương đã thiền định đều đặn trên bãi cỏ, quan sát trái tim mình, và tìm kiếm dòng tư tưởng đến và đi trong tâm ngài. Đôi khi đang chơi đùa với các bạn trẻ, ngài đã tìm kiếm terma. Và ngài đã thường xuyên chứng kiến các vị trời hay Hộ Pháp v.v.. Có lần Lạt ma Blo gros nói trong hạnh phúc ngập tràn: “Tôi không biết niềm tin tốt lành nào trong những đời trước đã khiến ngài chứng kiến thật nhiều vị trời và Bổn Tôn bảo hộ thường xuyên như thế, có lẽ là bởi cội gốc của ngài là một thành viên của gia đình lCags khung. Đúng là huyền bí!”

 

9. Thoải mái trong thời gian đau khổ

 

Năm ngài lên chín, thật không may, cha của ngài từ bỏ thế giới này khi mới ba mươi tuổi. Điều đó khiến cho mỗi ngày, tình trạng gia đình ngài càng lúc càng tệ hơn với sự khó nghèo chồng chất. Bị ép buộc bởi hoàn cảnh sống, ngài chỉ có thể mặc quần áo cũ rách, và thường xuyên bị người khác nhạo báng. Có lần tại một địa điểm tên là rDzong rtse (gần hồ năm màu ở Sertar), sau khi bị những đứa trẻ khác nhạo báng, ngài cảm thấy buồn bã lạ thường, bắt đầu kêu khóc và chạy về nhà. Đã khá muộn, những đám mây đen và dày kết lại thành khối trong bầu trời phía trên ngài, và không lâu sau trời bắt đầu đổ mưa nặng hạt. Lúc về nhà, quần áo ngài ướt sũng.

 

Vào giữa đêm, ngài vẫn nằm ở đó trong bộ quần áo ướt, nhìn chằm chằm vào bóng đêm, ngài không bắt được giấc ngủ trong một thời gian dài. Bên ngoài mưa vẫn trút xuống, và sấm chớp nặng nề làm ù tai ngài. Trong những khoảng trống, những tia chớp xuyên thủng bóng đêm. Ngài run rẩy vì lạnh, và cảm thấy bị tổn thương ở trong lòng. Khi nghĩ đến cha mình, người đã bỏ lại họ khi còn trẻ như thế, ngài thực sự cảm thấy trong thế gian này có quá nhiều đau khổ. Với những giòng lệ lăn trên má, một cách vô thức, ngài thiếp vào một trạng thái tương tự giấc ngủ.

 

Trong trạng thái trong trẻo sáng ngời, Đức Liên Hoa Sanh xuất hiện trước ngài, với những tia sáng chói lọi, một mặt và hai tay, bàn tay ngài trong ấn sDigs mdzub, và an tọa trong tư thế của vị vua nhảy múa. Với lòng bi mẫn vĩ đại, Đức Liên Hoa Sanh nói với Rinpoche: “Cậu bé tốt lành, chớ buồn, và đừng chán ghét thế giới này. Khi lớn lên, con sẽ trở thành một vị vua tài năng, và con sẽ được nhiều người tôn kính. Mipham Rinpoche trực tiếp chấp nhậnquán đảnh con, những hành vi sau này của con sẽ mang lại lợi lạc lớn lao cho cuộc đời.” Sau khi chấm dứt những thông tin khuyên nhủ này, Đức Liên Hoa Sanh biến mất. Hoan hỉ vì sự an ủi to lớn này, những cảm xúc đau buồn và ghê tởm của Pháp Vương biến mất.  

 

Ngày hôm sau khi thức dậy, ngài tự khuyến khích mình một lần nữa, và mặc một áo giáp tinh tấn. Ngài đã giành lại niềm tin toàn hảo trong con đường phía trước. Vào lúc này, bầu trời phương đông ngập tràn ánh sáng đỏ rực, và mặt trời mọc chầm chậm biểu lộ khuôn mặt tươi cười của mình, như thể tất cả đang tiên tri những hành vi huy hoàng của ngài, là chúng sẽ làm lợi lạc mọi cuộc đời sau này.

 

10. Những câu chuyện thú vị vào thời thơ ấu

 

Mỗi người đều có nhiều câu chuyện thú vị từ thời thơ ấu ngây thơ và vô tội mà một khi được nhớ lại khi về già, chúng luôn luôn mang lại một cảm xúc đặc biệt. Thậm chí khi nghe người khác kể lại những câu chuyện không thể quên được về thời thơ ấu của họ, chúng cũng có thể khiến chúng ta cảm động. Tuổi thơ của một người bình thường quả là thật say mê và gây bối rối, nhưng đối với những Đạo sư tâm linh thành tựu, những năm tháng thơ ấu giàu cókỳ diệu của các ngài thì thậm chí còn quyến rũ hơn đối với trí tưởng tượng của người nghe.

 

Ở đây, để chia sẻ với các bạn, tôi sẽ ghi lại một ít câu chuyện từ thời thơ ấu của Rinpoche.

 

Trong những ngày đó, một hôm ngài và một vài người bạn đang nắm tay nhau vượt qua một con sông, họ xem xét đáy sông bằng đôi chân, di chuyển chầm chậm về phía trước, thình lình họ khám phá một hòn đá lớn ở giữa sông, ngăn trở đường đi của họ. Bởi không biết sẽ phải làm gì, một vẻ sợ hãi xuất hiện trên khuôn mặt họ. Vào lúc đó, chỉ có vị Rinpoche bốn tuổi can đảm nói một cách nhẹ nhàng với họ: “Đừng sợ, hãy theo sát tôi.” Và ngài dũng cảm nhảy lên tảng đá trơn trợt. Trên địa điểm nơi ngài đặt bàn chân, ngài đã để lại một dấu chân sâu và rõ ràng, vì thế tạo thành một loại bước chân khiến những cậu bé khác có thể dùng để vượt qua tảng đá. Mọi người sung sướngđi theo sau vị Pháp Vương. Hiện nay dấu vết trên tảng đá vẫn còn rõ ràng.

 

Và vào những thời điểm khác, ngài đang vui chơi với người bạn tên là Kun ‘du. Trong khi đang chơi trò đuổi bắt, lúc sự việc thình lình trở nên nghiêm trọng, họ bắt đầu đánh nhau. Bởi Rinpoche gầy ốm và không rắn rỏi bằng Kun ‘du nên ngài nằm bên dưới, và ngay khi Kun ‘du dơ tay tấn công ngài, vị Lạt ma khôn khéo túm lấy tai anh ta và giật mạnh anh ta lên. Điều đó khiến Kun ‘du kêu thét và đau đớn. Van xin sự dung thứ, cậu ta nói: “Xin buông tôi ra, xin buông tôi ra, tôi không đánh bạn nữa.” Nhờ đó họ lại là bạn bè như trước.

 

‘Nước chảy xuôi dòng’, là một khái niệm tự nhiên không bao giờ biến đổimọi người đều biết. Nhưng một chứng ngộ lớn lao mà bốn yếu tố vĩ đại đã đạt được các mức độ không có giới hạn, quả nhiên có thể làm cho dòng nước dâng lên. Lúc mười tuổi, vào một ngày hè, bầu trời xanh ngắt, Pháp Vương đang dắt một bầy yak vượt qua con sông Sertar. Lúc con sông đang trôi chảy chậm chạp, và mực nước không cao quá mắt cá chân ngài. Trên một khu vực đất bằng phẳng và trải dài, bầy gia súc ăn cỏ một cách yên tĩnh, và vị Lạt ma nằm trên một bãi cỏ mềm, chăm chú nhìn đám mây rải rác trên bầu trời xanh, quan sát bản chất sâu xa của tâm hồn. Một cách từ tốn, trái tim ngài trở thành một với khoảng không rộng lớn, và ngài đi vào một lãnh vực thoát khỏi bản ngã. Không hề chú ý, mặt trời lặn đã biến mất sau chân trời. Nhưng thình lình gió dữ dội xuất hiện, và mưa đá bắt đầu rơi. Ngài tỉnh dậy như thể đó là một giấc mơ, nhanh chóng tập họp bầy gia súc lại, và bắt đầu trở về nhà. Nhưng khi đi tới con sông Sertar, ngài bước vào nước mà không chú ý rằng ngài làm cho mực nước dâng lên một cách trầm trọng, kết quả là ngài bị dòng nước cuốn đi. Người dân ở trên bờ biển bị chấn động bởi những gì xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi như thế, và bắt đầu kêu thét: “Có một đứa trẻ bị con sông cuốn đi, có ai mau chóng giúp chúng tôi!” Mọi sự đang rối loạn thì thình lình có người kêu to: “A! Hãy nhìn kìa, nước đang chảy ngược dòng!” Mắt họ hướng về dòng sông, và dù khó tin đến đâu chăng nữa, quả thực nước đã chảy ngược dòng, nhờ đó tạo thành một vòng xoáy đi lên, ở giữa vòng xoáy, Pháp Vương đang nằm trong sự vô cùng an bình, như thể ngài vẫn theo dõi tính chất sâu xa của tâm hồn. Tất cả những người hiện diện há hốc miệng, sửng sốt sau những gì xảy ra. Ngài đến bờ một cách an toàn, và lập tức dồn lũ gia súc về nhà như thể không có gì xảy ra.

 

11. Cắt đứt cuộc đời tầm thường trong tuổi thanh xuân

 

Mặc dù ngài nghịch ngợm như những người bạn nhỏ trong thời thơ ấu, và đôi khi đặt những người trưởng thành trong những tình huống khó khăn, ngài đã không làm bất kỳ điều gì nghịch lại những hành động được mong muốn trong Phật giáo. Thời gian trôi qua, từ một đứa trẻ rạng rỡ, vui tươi, Pháp Vương đã lớn lên thành một thanh niên trẻ trung và đẹp trai. Từ nét mặt mạnh mẽ, ta có thể nhận ra sự hấp dẫn vượt trội của ngài. Đôi mắt sâu và sắc bén của ngài đã thấu suốt mọi sự trong xã hội vô vị này. Và sau khi chứng kiến những sự kiện khủng khiếp không thể tránh khỏi của sinh, lão, bệnh và tử, ngài đã trải nghiệm một ác cảm sâu xa và xác thực đối với sự sinh tử đau khổ bất tận này. Ngài đã nhận thức sâu xa về “Cư sĩ sống như thể trong một lò lửa, nhưng tu sĩ sống như trong một ngôi nhà mát mẻ,” vì thế bất chấp những người thân thuộc của ngài hy vọng ngài nhận trách nhiệm duy trì dòng dõi gia đình, và tạo danh tiếng trong xã hội để tỏ lòng tôn kính tổ tiên, ngài đã quyết định lìa bỏ mọi điều này ở phía sau.

 

Năm mười bốn tuổi, Rinpoche từ bỏ mọi sự trong xã hội này như thể đó là đôi giày cũ mà không hề nhìn lại. Và trước mặt Khenpo bSod nams Rin Chen, ngài đã xuống tóc, và thệ nguyện những giới luật sa môn (sramana). Pháp danh của ngài là ‘Tinh túy của ngữ Tốt lành’. Từ ngày đó trở đi, ngài bắt đầu con đường mới này trong cuộc đời mình, và bắt đầu cuộc đời của một tu sĩ trong sự nghiên cứu tinh tấn và không mỏi mệt. Ngài đã đi theo nhiều vị Lạt ma, cư xử thích hợp với Kinh điển, nghiên cứu rộng rãi và suy niệm các giáo lý thông thường và bí mật, ghi nhớ nhiều Kinh điển, đặc biệt là các bộ Luận chính yếu gồm năm phần, với không dưới ba trăm khổ thơ mỗi ngày. Sự phát triển trí tuệ của ngài như con nước lên không thể ngăn chặn. Và giống như Đức Longchenpa đã bắt đầu quay bánh xe Pháp vào tuổi mười bốn trong thời đại của mình, từ những ngày đó, Pháp Vương đã bắt đầu liên tục chuyển Pháp luân kỳ diệu cho một số đệ tử may mắn.

 

Khi ấy, trong ngôn ngữ tuyệt đẹp bắt đầu trôi chảy từ trí tuệ của bản tánh thuần tịnh của ngài, ngài đã biên soạn nhiều tác phẩm sâu xa. Chỉ có điều thật đáng tiếc là ngoài quyển ‘Hướng dẫn việc Thực hành Mipham Rinpoche’ của ngài, nhiều tác phẩm trong số đó như ‘Tụng ca Trong, Ngoài và Bí mật về Thanh gươm Trí tuệ của Đức Văn Thù’ và ‘Chìa khóa đi vào Thực hành Tám Hùng biện’ đã hoàn toàn thất lạc.

 

 

 

12. Sự việc siêu vượt trí tuệ phi thường

 

Trong những năm đó, trí tuệ và tài hùng biện của Pháp Vương đã vượt quá mức độ trung bình. Có lần, vào dịp viếng thăm Lạt ma g.Yu khog, một hiển lộ vô cùng lừng danh và nổi tiếng của Đức Vimalamitra. Vị Lạt ma trêu chọc ngài và nói: “Tôi đã nghe nói rằng ngài thọ nhận Giáo pháp mà không sợ khó khăn, và ngài sống vô cùng nghèo khóđơn giản, nhưng dựa vào sắc da khỏe mạnh, vẻ tươi mới và biểu lộ sống động của ngài, điều đó có vẻ không xứng hợp với thực tế.” Ông ta tiếp tục: “Tôi đã nghe nói rằng ngài là hóa thân của vị tìm kiếm kho tàng Lerup Lingpa, người đức hạnh đến nỗi có lần đã ban những nhập môn Bình Tôn quý trên đỉnh đầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười ba, và đã rưới cam lồ trên lưỡi của vị này (các nhập môn bí mật), điều đó không làm ngài cảm thấy có chút xấu hổ nào sao?” Để trả lời câu hỏi của ông ta, Pháp Vương đã sử dụng kỹ thuật tấn công tấm chắn bảo vệ của địch thủ bằng chính cây giáo của mình, nói rằng: “Tôi đã nghe nói rằng hiển lộ đáng tôn kính của ngài là Vimalamitra, vị này đức hạnh đến nỗi có lần đã ban những nhập môn Bình Tôn quý trên đỉnh đầu Đức Liên Hoa Sanh, và đã rưới cam lồ trên lưỡi (những nhập môn bí mật) của vị này, nhưng giờ đây ngài quả là không thể thực hiện điều tương tự, điều đó không làm ngài cảm thấy phần nào xấu hổ sao?” “Ai nói rằng tôi là hiển lộ của Vimalamitra?” “Vậy ai nói tôi là hóa thân của Lerup Lingpa?” Cuối cùng Lạt ma g.Yu khog không còn gì để nói, ông cười to, búng ngón cái và nói: “Tôi thực sự không hy vọng rằng ngài có một trí tuệ nổi bật và hùng biện như thế, điều này cũng thực sự thú vị!”

 

Về sau, Pháp Vương thường có những giấc mộng viếng thăm các cõi thuần tịnh và thọ nhận những giáo lý kỳ diệu từ nhiều Bồ Tát. Khi ngủ, ngài vẫn hoàn toàn tỉnh giác về mọi đồ vật và con người trong môi trường xung quanh giống như giữa ban ngày. Hơn nữa, ngài sở hữu những năng lực tiên tri mạnh mẽ về các sự kiện sắp xảy ra trong tương lai. Điều này dễ nhận thấy rõ ràng qua tác phẩm “Các Tiên tri Tương lai” được ngài biên soạn vào lúc đó: chẳng hạn như, các tiên tri về sự kiện xảy ra sau đó hơn mười năm, viên chức cao cấp của Sertar là bSod nams Nor bu bị giết một cách tàn bạo, và hầu như toàn bộ Tu viện Nubzur bị quân đội hủy diệt, tất cả đã được chứng minh là đúng.

 

 

 

13. Chứng ngộ triệt để pháp Đại Viên mãn

 

Đối với hầu hết mọi người, tuổi mười lăm vẫn là thời gian trẻ trung chẳng biết gì, và họ để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Nhưng nhờ việc nghiên cứu, suy niệm và thực hành vô số những giáo lý thông thường và bí mật, những đóa hoa trí tuệ đã ngập đầy sự tương tục của trái tim Rinpoche. Đồng thời ngài đã xây dựng một niềm tin mãnh liệt không thể diễn tả nơi Đại Viên mãn (Dzogchen) vô song chói ngời. Ngài đã thành tâm cầu nguyện Mipham Rinpoche, và trong một thời gian ngắn ngài đã trì tụng một triệu lần lời cầu nguyện bốn câu đến Mipham Rinpoche:

 

Trong quán đảnh tánh Không giác biết của Đức Văn Thù trẻ trung,

Đạt được tám hùng biện trong thế giới trí tuệ bí mật,

Đạo sư vinh quang của đại dương ba ngưỡng cửa của các giáo huấn,

Con tôn kính khẩn cầu Đức Mipham rNam rgyal.

 

Và ngài đọc thấu đáo mười ngàn lần ‘Chỉ thẳng bản chất của trái tim’. Vào lúc đó ngài đã cảm thấy khác biệt hơn trước. Bản tánh riêng tư trần trụi của tánh Không giác biết, trí tuệ của ý nghĩa nguyên thủy của bản tánh Giáo pháp, thoát khỏi mọi bám chấp của các kinh nghiệm ý thức, và vẻ bọc ngoài ngọt ngào của những tư tưởng lan man và tự phơi bày một cách dữ dội, những phần sâu thẳm nhất của trái tim ngài hoàn toàn chấp nhận mọi chướng ngại của lấy và bỏ, và thình lình ngài hoàn toàn giác ngộ. Không cường điệu, ngài nói: ‘Một thị kiến quả quyết kiên cố đến nỗi nó không bị lay chuyển, cho dù hàng ngàn chứng ngộ vĩ đại đổ xuống trước mặt tôi. Năm mười sáu tuổi, xuất phát từ giác tánhđại tự nhiên của mình, tôi đã viết ‘Chìa khóa bí mật đi vào thực hành hội tụ của Đại Viên mãn’, vào lúc đó Đức Văn Thù đích thực trong hình tướng của Đạo sư Mipham Rinpoche của tôi, đã chấp nhận tôi là họ hàng thân thích của ngài, và đã ban tặng tôi danh hiệu tuyệt đẹpdanh giá ‘Ngag dbang Blo gros mTshungs med’. Có lần Pháp Vương Nhân từđại Sử dụng Ánh sáng đã tiên tri:

 

Ngài hộ trì Giáo pháptinh thông ý nghĩa của ngưỡng cửa bí mật,

Hiển lộ trên trái đất của Kim Cương Điều phục Quỷ Ma tên là Ngag dbang, sở hữu năng lực ghê gớm và thực hành những đức hạnh khủng khiếp.

 

Về danh hiệu bí mật của Pháp Vương, Terton Chos rgyal Gling pa đã tiên tri:

 

Đấng có tên là Ngag dbang và mặc Pháp y đỏ,

Danh hiệu của ngài sẽ lan xa khắp vùng Kham và miền trung Tây Tạng,

Và sẽ truyền bá rộng rãi Giáo pháp thông thường và bí mật khắp mười phương.

 

Như thế, các mức độ thành tựu của Pháp Vương được ghi chép trong đời quá khứhiện tại của ngài đã soi sáng ‘Luận giảng về việc chỉ thẳng bản tánh của trái tim’.

 

Mặc dầu sự chứng ngộ của ngài đã đạt đến tột đỉnh, để cho các đệ tử thấy rằng Giáo pháp chân chính thì quý giá và khó gặp, ngài đã nghiên cứu một cách thích đáng với nhiều Đạo sư sau đó.

 

 

 

14. Lìa bỏ quê hương

 

Vào sinh nhật thứ mười sáu, ngài nghe nói đến danh hiệu linh thánh của Viên ngọc Như ý Thub dga, và giống như trong quá khứ, lần đầu tiên Đức Milarepa nghe nói đến thánh hiệu của đại dịch giả Marpa, lông tóc trên thân thể ngài dựng đứng và những giọt lệ bắt đầu lăn trên khuôn mặt. Ngài tự nghĩ: Dù rằng điều gì xảy ra, ta nhất định phải viếng thăm và đi theo Thầy. Ngài và người bạn tên là Thos pa bí mật hoạch định để cùng đến học ở Sershul, và đi theo Viên Ngọc Như ý Thub dga. Nhưng trong những ngày này mẹ ngài ngã bệnh do mệt mỏi lâu ngày, và bởi bà nằm liệt giường, ngài không thể tính đến việc rời bỏ mẹ đang bệnh trầm trọng. Vì thế vào lúc này ngài đã trì hoãn dự định của mình. Trong năm sau, bà mẹ bi mẫn, người đã nuôi dưỡngnâng đỡ ngài, đã lặng lẽ rời bỏ thế giới này. Từ ngày ấy ngài không còn gì nữa ngoài Giáo pháp chân chính để nương tựa. Ngài tự nghĩ: cha ta đã rời bỏ chúng ta vào lúc thanh xuân của cuộc đời mình, và mẹ ta đã lìa bỏ chúng ta trước khi bà đến tuổi già lầm lẫn, từ bây giờ trở đi ta không có gì ngoài Giáo pháp chân chính để nương tựa, vì thế ta nên cố gắng tìm ra một vị thầy phù hợp với Kinh điển. Sau khi sắp xếp những chuẩn bị cuối cùng cho mẹ, ngài bắt đầu thu xếp một số vật dụng, và sửa soạn gặp Thos pa để sẵn sàng ra đi. Đúng vào lúc rời nhà, ngài bị hoãn lại bởi một số thân quyến không để ngài đi. Không có chọn lựa nào khác, ngài chỉ có thể trở lại tu viện. Ngài nghĩ: Nếu chúng ta ra đi giữa ban ngày, nhất định họ sẽ tìm ra và ngăn chặn chúng ta, vì thế ta nên đi vào ban đêm. Ngài sắp xếp một nơi để gặp Thos pa. Và ngài trốn đi vào giữa khuya khi mọi sự yên tĩnh, bắt kịp Thos pa ở địa điểm được sắp xếp. Họ cùng rời bỏ làng quê và bắt đầu lên đường đến Sershul.

 

Vào ngày hôm sau, Lạt matu viện khám phá ra giường của Pháp Vương trống không. Pháp Vương chỉ để lại một bức thư ngắn ở bên giường, nói rằng:

 

Người mẹ bi mẫn của con đã rời bỏ thế giới này,

Con cảm thấy đau đớn không thể tả xiết trong tim,

Và cảm nhận dữ dội rằng mọi sự trong thế gian này,

Đi qua chúng ta nhanh như một cú sét đánh.

Chỉ ánh sáng của Giáo pháp chân chính,

Là đáng để nương tựa,

Bằng cách này con rời bỏ quê nhà,

chạy trốn đến nơi khác để đi theo Đạo sư của con,

Nếu một ngày nào đó con lại trở về nơi này,

Nhất định con sẽ làm lợi lạc tất cả quý vị với trận mưa Pháp.

 

Sau khi đọc bức thư này, họ không thể tránh khỏi cảm nhận vô cùng buồn bã.

 

 

 

15. Cuộc đời tu học

 

Khác với ngày nay, vào những ngày đó, người dân không có bất kỳ phương tiện chuyên chở thuận lợi nào. Pháp Vương và Thos pa mang túi của mình, vượt qua núi non và những đỉnh chóp, trải qua sự đói khát, và khi không thể chịu đựng được nữa, họ đã xin một ít thực phẩm trên đường đi. Sau khi đã chịu đựng nhiều gian khổ, cuối cùng họ đã tới đích: Học viện Phật giáo Sershull Cang ma.

 

Không bận tâm đến nỗi nhọc mệt của toàn bộ chuyến du hành, họ lập tức đi gặp Đạo sư. Viên Ngọc Như ý Thub dga là một người cao và gầy, ngài có vẻ khỏe mạnh và nồng nhiệt. Mặc một bộ Pháp y cũ kỹ, đôi mắt ngài đầy bi mẫn nhưng không ảnh hưởng đến phẩm cách. Khi nhìn thấy khuôn mặt ấn tượng của Đạo sư, Rinpoche lập tức trải nghiệm một niềm tin không gì so sánh được, và mọi tư tưởng lan man hoàn toàn biến mất. Ngài lập tức lễ lạy, và lặng lẽ thệ nguyện: “Trong phần còn lại của đời con, trong mọi phương diện, con sẽ đi theo Đạo sư với ba niềm vui thú.” Sau đó, ngài đã tinh tấn nghiên cứu toàn bộ những giáo lý thông thường và bí mật của Đạo sư, và đặc biệt là những nhập môngiáo huấn về sự truyền dạy Đại Viên mãn. Ngài đã tu tập một cách nghiêm túc giống như một đệ tử trung bình. Túp lều đổ nát làm bằng lá của ngài chỉ có thể chứa một người, chỉ đủ để ngăn gió và mưa, và ngăn chặn nóng và lạnh, lúc gió mạnh nó sẽ rung lắc và phát ra tiếng động ầm ầm như thể sắp đổ sập. Vào mùa đông, khi tuyết đổ dày, căn lều chỉ là một đống tuyết trong vùng. Dù mùa đông băng giá hay mùa hạ ẩm ướt và nóng bức, suốt năm ngài luôn luôn mặc quần áo rách bị bỏ đi mà ngài tìm thấy tại mộ địa. Để làm tắt cơn khát và lèn chặt dạ dày, ngài chỉ có một ít sữa chua được phân phát cho nhóm tu sĩ. Tuổi mười chín thực sự là thời kỳ mà một thân thể thanh niên cần có đầy đủ dinh dưỡng, nhưng quả thực Pháp Vương chỉ có một chút thực phẩm này để sống. Giống như trong quá khứ, Đức Longchenpa đã tu học dưới chân Đạo sư Kumaradza, để bước theo những bước chân của bậc đức hạnh vĩ đại trong quá khứ, Pháp Vương cũng trải qua những gian khó không thể tưởng tượng nổi. Tất cả những tu sĩ khác của Học viện Lcang ma đều hoàn toàn ngưỡng mộ ngài khi chứng kiến ngài phải chịu đựng gian khổ như thế.

 

Khi ngài vừa đến Học viện Phật giáo Lcang ma, nhiều tu sĩ cư trú ở đó không thừa nhận trí tuệ của ngài. Có lần ngài tham dự một cuộc thảo luận với Lạt ma khác về một chủ đề Vi diệu pháp (Abidharma) khó khăn. Cảnh tượng càng lúc càng căng thẳng, và nhiều vị sư khôn ngoan cùng nhau nỗ lực bẻ gãy những trình bày của Pháp Vương. Cuối cùng ngài dùng một bằng chứng rất hùng hồn (từ ‘Luận giảng vĩ đại về Vi diệu pháp’), nhưng họ đồng lòng phủ nhận sự hiện hữu của một trình bày như thế. Vào lúc đó tất cả bọn họ bắt đầu lật nhanh quyển sách và khám phá ra là rút cuộc trình bày của ngài là đúng, vì thế tất cả họ chỉ có thể cảm thấy vô cùng tôn kính. Từ đó trở đi tất cả bọn họ chịu thua trí tuệ vô bờ của Pháp Vương.

 

 

 

16. Đi theo Đạo sư, nghiên cứu rộng rãi giáo lý như biển

 

Ngoài việc đi theo Đạo sư gốc Viên Ngọc Như ý Thub dga để nghiên cứu những tinh túy sâu xa của các giáo lý thông thường và bí mật, ngài cũng đi theo các Đạo sư đã được nhắc tới để nghiên cứu vô số giáo lý của năm phần chính yếu. Trước Lạt ma Ma ni Liên Hoa Thành tựu, ngài đã nghiên cứu những trao truyền bí quyết để đạt được những giáo lý về sự thuần tịnh nguyên thủy, sự tự-thành tựu không bị kiềm chế, và giáo lý bardo. Trước bậc chứng ngộ vĩ đại Nams mkha’ ‘Jigs med, ngài đã thọ nhận ‘Lama Yangthig’ và những nhập môn của một trăm Bổn Tôn. Khi đi theo Khenpo Dzogchen Yon tan mGon po, ngài đã thọ nhận một cách tôn kính những nhập môn vĩ đại về ‘Nyingthig Yabhsi’ và Kalachakra. Trước Khenpo Gyamtso, ngài đã nghiên cứu ‘Luận thuyết về Trung đạo’, ‘Bốn trăm Khổ thơ’, ‘Luận thuyết về việc Đi vào Trung đạo’ v.v.. của Trường phái Madhyamika (Trung quán). Trước Lạt ma Tshul dga’, ngài đã nghiên cứu ‘Luận giảng vĩ đại về Vi diệu pháp’ v.v.. của phái Vi diệu pháp, cũng như toàn bộ sự truyền dạy ‘Tam Tạng Kinh điển’. Với Khenpo ‘O rgyan mGon po, ngài đã nghiên cứu ‘Ba trăm khổ thơ’ và ‘Bình giảng Luận thuyết Cơ bản về những Giới luật Tu viện’ v.v.. của Luật học. Và dưới chân lHa sprul Rinpoche, ngài đã nghiên cứu ‘Sự Trang hoàng những Chứng ngộ của Đức Di Lặc’, và những giáo lý thông thường khác về luận lý, các nghiên cứu số học, và văn phạm. Hơn nữa, ngài đã nghiên cứu nhiều giáo lý khác nhau dưới chân yogi vĩ đại Kar chos, tulku Padma Norbu, Khenpo Zla ‘od, Lama dGe ‘dun Dar rgyas, bSod nams Rin chen, Blo gros, ‘Od lo và nhiều vị khác. Nói chung, ngài đã đi theo hơn mười vị Thầy, và dưới sự hướng dẫn của các ngài, ngài đã nghiên cứu nhiều giáo lý Phật giáo thiết yếu. Bất luận vị Thầy là ai, ngài luôn luôn đi theo các ngài với trái tim nguyên vẹn, vô cùng tôn kính, và không bao giờ làm điều gì khiến các ngài phiền lòng. Ngài luôn luôn tuân theo giáo huấn của các vị Thầy, và luôn luôn chân thànhphù hợp với Giáo pháp, vì thế ngài luôn luôn nhận được những tán thán đồng lòng của các vị Thầy.

 

Có lần một đệ tử xin Pháp Vương viết một tự truyện, nhưng ngài nói: “Ta không có bất kỳ tiểu sử nào để viết, nhưng có một điều: Ta không bao giờ làm điều gì buồn lòng bất kỳ vị Thầy nào ta đã theo, và luôn luôn xử sự với tất cả các ngài với lòng vô cùng tôn kính, đây là tiểu sử duy nhất để viết về đời ta.”

 

Đặc biệt là sự trung thành và sùng mộ của ngài với Đạo sư Viên Ngọc Như Ý Thub dga thì không thể diễn tả bằng lời nói. Nhiều lần ngài nói với các đệ tử: “Từ lần đầu tiên nhìn thấy Đạo sư của ta, cho đến ngày ngài thị tịch, ta không bao giờ có một giây phút nào coi ngài như một người bình thường, và khi nói từ việc ngài nhấn mạnh vào sự thuần tịnh của những giới nguyện và giới luật tu viện, theo chứng cớ liên quan được viết trong ‘Đi vào Trung Đạo’, ta đã luôn luôn nghĩ ngài là một vị Bồ Tát bậc hai. Nhưng khi chứng kiến mọi dấu hiệu tốt lành của sự thành tựu của ngài lúc ngài nhập Niết bàn, ta hiểu rằng ngài đã đạt đến Phật quả tối thượng.”

 

Pháp Vương cũng nói: “Trong sáu năm ta đi theo Viên Ngọc Như Ý Thub dga, ta không bao giờ làm ngài khó chịu, và giống như khi rGyal ba’i My gu đi theo Lạt ma mKhyen brtse’i ‘Od zer, thậm chí ta không từng làm điều gì khiến cho Lạt ma của ta nhìn ta giận dữ hay không bằng lòng. Tuy nhiên chỉ có một lần, vì sợ gián đoạn việc học và thực hành của mình, ta đã từ chối không đến thăm nhà một cư sĩ để tụng Kinh sám hối. Khi Viên Ngọc Như Ý Thub dga biết được điều đó, ngài nói với ta: “Chắc ông không định nói rằng ông không muốn làm lợi lạc tất cả chúng sinh, phải không?” Ta khiếp sợ đến nỗi bắt đầu kêu khóc vì choáng váng. Ta không bao giờ có bất kỳ ý kiến tiêu cực nào về những hành động của Đạo sư của mình, và thậm chí khi ngài đang nói đùa, ta luôn luôn nghĩ rằng ngài có ý nghĩ bí mật sâu xa nào đó, và coi điều ngài nói như một giáo huấn kỳ diệu. Mỗi khi Đạo sư chạm vào đầu ta, hay quán đảnh ta bằng cách chạm trán của ngài vào trán ta, ta liên tục phấn khích trong một ít ngày, và vô cùng hạnh phúc.” Ngày nay, khi giảng Pháp cho nhiều ngàn đệ tử, khi nhắc đến Đạo sư Viên Ngọc Như Ý Thub dga, do bởi cảm xúc luyến tiếc không thể diễn bày về tình thương của Đạo sư, nước mắt vẫn rơi trên gò má của Pháp Vương. Tất cả các đệ tử mà trước kia từng nhận được giáo lý từ ngài đều nhận thức sâu xa về sự kiện này.

 

 

 

17. Chịu đựng tột bực những gian khó để thọ nhận Giáo pháp chân chính

 

Trong thời gian ở Học viện Phật giáo Lcang ma, Rinpoche nghe nói về danh hiệu thiêng liêng của Lạt ma Padma Siddhi, một vị Thầy lừng danh khắp xứ Tây Tạng, và được mọi người cho là một hiện thân trên trái đất của Đức Quán thế Âm. Và trong trái tim ngài, ngài thực sự mong muốn viếng thăm Lạt ma để khẩn cầu giáo huấn. Vào mùa đông trong năm đó, ngài trình bày toàn bộ ý nghĩ của mình cho Đạo sư Viên Ngọc Như Ý Thub dga. Đạo sư của ngài đã đồng ý, điều đó khiến Rinpoche vô cùng sung sướng. Ngài lập tức loan báo tin vui cho Thos pa, người bạn trung thành của mình. Lạt ma Thos pa vô cùng ngạc nhiên và nói: “Đạo sư thực sự chấp thuận?” “Phải, ngài thực sự chấp thuận. Như vậy anh có đi hay không?” “Dù ngài đi đâu, con cũng đi theo ngài!” Thật là trùng hợp, Darjey và Klong gsal cũng đang hoạch định viếng thăm Lạt ma Chenrezi, vì thế bốn người cùng bắt đầu lên đường.  

 

Bởi tuyết rơi trong nhiều ngày, và toàn bộ vùng Khampa đã chịu đựng tai họa tệ hại nhất của mưa tuyết trong hàng trăm năm vừa qua. Đôi lúc bốn, năm trăm thú nuôi của một vài gia đình giàu có chỉ còn lại một ít con, và những người dân địa phương bị buộc phải di chuyển đến những vùng khác ít bị ảnh hưởng mạnh bởi mưa tuyết. Khu vực đã trở thành một bức tranh hoang vắng không có chim muông hay dấu vết của con người.

 

Trên đường đi, toàn bộ cảnh vật được bao phủ bởi tuyết dày đến tận đầu gối. Và tuyết tiếp tục rơi không ngừng cả ngày lẫn đêm, tất cả bọn họ chẳng nhìn thấy gì ngoài một cánh đồng trắng xóa bao la vô hạn, như thể đó là một thế giới trắng bạc. Bốn người trong bọn họ đi qua tuyết một cách khó khăn, và mỗi khi đặt một chân xuống, họ phải mất rất nhiều sức lực để kéo nó ra khỏi tuyết. Họ tiến lên thật chậm, và trong một ngày họ chỉ có thể đi được một hoặc hai cây số. Mỗi lần gặp một trận bão tuyết thì không thể xác định được phương hướng. Kết quả là sau hai ngày, họ quay trở lại địa điểm ban đầu. Bởi ở trong tuyết quá lâu, chân họ đã mất hai hay ba lớp da, và thường xuyên bị chảy máu, vì thế gây nên đau đớn trầm trọng. Pháp Vương tự nhủ: Xưa kia, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tôn kính đã từ bỏ đầu và máu của mình chỉ để có được bốn câu kệ của Giáo pháp chân chính, vì thế chút xíu khó khăn của ta có gì là quan trọng? Chẳng phải: “Nếu chẳng một phen sương buốt lạnhHoa mai đâu dễ thưởng mùi hương” hay sao? Khi nghĩ về tất cả những điều này, ngài có một quyết tâm thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Thos pa đang có nguy cơ suy sụp, và nói trong một biểu cảm lo âu: “Tôi không biết vào tháng Ngọ của năm Thân nào chúng ta mới đến đó. Chúng ta có nên trở về?” Nhưng Rinpoche khuyến khích họ, ngài nói: “Chúng ta đã từ xa đến đây. Bây giờ nếu ta từ bỏ, mọi nỗ lực đã bỏ ra sẽ chẳng là gì hết, và ta sẽ không nhận được Giáo pháp chân chính, đó chẳng phải là một lãng phí to lớn sao? Chỉ khi nào có thể ‘kham nhẫn điều không thể kham nhẫn, thực hành điều không thể thực hành’, ta mới có thể được gọi là hành giả chân chính của Giáo pháp.” Sau đó ngài nói với họ về những thực hành dữ dội của Bồ Tát rTag tu Ngu. Sau khi nghe những câu chuyện của ngài, tất cả cùng có được sức mạnh, và can đảm tiếp tục cuộc hành trình. Ba người trong nhóm không thể giúp cả nhóm nhịn được tiếng cười. Họ tiếp tục con đường của mình.

 

Thực phẩm duy nhất mà họ mang theo là một khẩu phần nhỏ tsampa được Thos pa quản lý rất nghiêm ngặt. Nếu không đến mục tiêu và không thể đi xa hơn nữa thì họ không được phép ăn. Mỗi lần khi phân phát tsampa, ngài thường nói: “Đây là tsampa, nhưng nó không nhiều, chúng ta nên cố gắng tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Hãy nhớ rằng khi Đức Phật trải qua sáu năm thực hành quyết liệt, trong hai năm đầu, Ngài chỉ ăn một hạt gạo, hai năm sau ngài uống một giọt nước, và tự tước mất thực phẩm và nước uống trong hai năm sau cùng. Vì thế chúng ta nên học hỏi gương mẫu của Ngài.” Trong toàn bộ chuyến hành trình, họ chấm dứt cơn khát bằng tuyết. Họ không uống chút nước nóng nào trong hơn mười ngày, và ban đêm họ chỉ có thể đào một cái lỗ trong tuyết và qua đêm trong đó. Sau đó, vào ngày hôm sau, họ lại bắt đầu lúc bình minh.

 

Bởi không nhìn thấy mặt trời mọc trong nhiều ngày, tất cả đều mong mỏi mặt trời. Nhưng họ không hy vọng rằng tia sáng mặt trời thậm chí sẽ còn mang lại nhiều đau khổ hơn nữa. Ánh sáng mặt trời nóng bức trên tuyết làm đôi mắt họ đau đớn hơn khiến họ không thể mở lớn chúng. Lúc đầu có hai Lạt ma ở phía trước mà đôi mắt vô cùng đau đớn, và hai Lạt ma phía sau bắt đầu hướng dẫn họ, nhưng sau một lát, mắt họ cũng thế. May mắn thay, hai Lạt ma đầu tiên đã phục hồi, vì thế đến lượt họ có thể tiếp tục dẫn đoàn. Thos pa cúi đầu xuống và nói bằng một giọng buồn bã: “Không có tiết trời trong trẻo thì tốt hơn, nguyện Đạo sưTam Bảo gia hộ chúng con.”

 

Vào ngày hôm sau, thời tiết lại bắt đầu xấu, và một cơn gió bắc mạnh mẽ nổi lên, như thể  những lưỡi dao cắt đứt bắp thịt của họ. Họ bị đông cứng và bắt đầu run rẩy, răng đánh lập cập, nước rơi ra từ miệng họ bị đóng băng trước khi xuống tới mặt đất. Thos pa bị đông cứng dữ dội, môi anh ta cắn chặt và răng đánh lập cập. Lạt ma nhìn thấy điều đang xảy ra và khẩn cấp nói với Klong gsal và Darjey: “Như thể Thos pa quá lạnh, chúng ta dẫn anh ta chạy thì tốt hơn, nếu không anh ta sẽ gặp nguy hiểm.” Ba người trong bọn họ kéo Thos pa và bắt đầu chạy xuyên qua tuyết. Sau khi chạy một ít cây số, thân nhiệt của Thos pa bắt đầu phục hồi, và dần dần anh trở lại bình thường. Tất cả đều rất vui mừng.

 

Ngày hôm đó, họ không đi thật xa và rơi vào một bầy tới sáu mươi con gấu đang nhanh chóng đến gần họ. Lập tức Thos pa nghĩ tới việc bỏ chạy, trong khi hai người kia nghĩ đến việc chống trả lại chúng. Lạt ma nói: “Không làm gì hết, chúng ta nên cầu nguyện Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Quán Thế Âm với cả trái tim, và hãy tiệt trừ những ý định thù địch của chúng.” Họ cầu nguyện như Rinpoche đã bảo họ. Và quả nhiên là có hiệu lực, như thể những con gấu bắt đầu cảm nhận lòng bi mẫn, và chúng chầm chậm rút lui.

 

Vào ngày thứ ba, họ phát hiện một người khác ở khoảng xa. Họ sợ anh ta là một kẻ cướp, nhưng Darjey nói: “Không hề gì, ít nhấtchúng ta ngẫu nhiên gặp một người khác, có vẻ đó là điềm tốt cho ta, bởi hơn mười ngày rồi chúng ta đi qua một vùng không có bất kỳ dấu hiệu nào của con người.” Cuối cùng họ tới một nơi không có tuyết, và với những nhánh cây và củi được thu thập, họ dựng một bếp lò, đốt lửa, nấu sôi ít trà, và sau bữa tối họ ngủ một đêm ngon lành.

 

Ngày hôm sau, tinh thần của họ bắt đầu tốt hơn một cách rõ rệt. Họ đi tới tu viện, và hỏi chỗ ở của Lạt ma Chenrezi. Sau bữa trưa, họ lập tức tiến về phía đó. Và sau bốn hay năm giờ, cuối cùng họ gặp Lạt ma Mani Padma siddhi. Rinpoche hỏi ngài vài câu về mức độ chứng ngộ của mình, và Lạt ma Chenrezi trả lời tất cả với sự quả quyết. Hơn nữa ngài còn truyền dạy nhiều chìa khóa của giáo lý bí mật. Trong thời gian đó Lạt ma Chenrezi vừa giảng về công đức của tâm chú Quán Thế Âm, và họ cùng trì tụng thần chú. Đồng thời, ngài cũng giảng ‘Nhập Bồ Tát Hạnh’, và nhóm bốn người cùng tham dự một lớp học. Lúc đến đoạn kệ:

 

Cho dù anh trêu chọc tôi,

Hay làm nhục và giễu cợt tôi,

Khi tôi đã dâng hiến thân thể mình,

Vì sao tôi nên tiếp tục thương mến? 

 

Lạt ma Mani nói với tất cả những đệ tử hiện diện: “Bởi vào lúc này, đệ tử xuất sắc nhất của Viên Ngọc Như Ý Thub dga đã tham dự việc trì tụng của chúng ta, công đức được tạo nên đã tăng trưởng một trăm lần, và sau khi ông ta rời đi, mọi sự sẽ trở lại bình thường.” Sau khi đã nhận lãnh các tinh túy Giáo pháp, Rinpoche và ba người chào từ biệt Lạt ma Chenrezi.

 

Khi họ đến bờ Sông Hoàng Hà, mực nước dâng cao, và triều cường gây tổn hại cho cây cầu, lúc đó họ chuẩn bị đi vòng và tìm một nơi khác để qua sông. Nhưng sau khi đi bộ trong hơn mười ngày, họ vẫn không thể qua sông, vì thế cuối cùng họ quyết định quay trở lại nơi ở của Lạt ma Chenrezi. Rinpoche nói: “Dọc đường ở đây chúng tôi cũng gặp nhiều thất bại, và bây giờ trên đường trở về chúng tôi lại gặp nhiều chướng ngại.” Lạt ma Chenrezi nói một cách thoải mái: “Bằng cách cam chịu những gian khó để thọ nhận Giáo pháp chân chính, ta có thể tiệt trừ những nghiệp chướng được tích tập qua nhiều đời, và xóa bỏ nhiều nghịch cảnh trong việc truyền bá Giáo pháp trong tương lai. Trong thực tế, các ông nên vui mừng.” Họ tự khuyến khích chính mình một lần nữa, và trở về quê hương.

 

Trong thời gian đó, tuyết đã bắt đầu tan, và đôi khi họ bị chôn vùi bởi một trận tuyết lở, khiến họ mất rất nhiều thời gian để thoát ra khỏi. Một hôm, có đến hai mươi con chó của một gia đình gần đó, đang hung dữ chạy tới. Ba người trong bọn họ không biết phải làm gì và bắt đầu bỏ chạy, nhưng Pháp Vương nói: “Chạy không phải là một sự chọn lựa, bởi nhất định chúng ta không thể chạy nhanh bằng những con chó. Tôi có một ý kiến. Chúng ta áp lưng vào nhau và tự bảo vệ mình bằng những cây gậy.” Quả nhiên đó là một kỹ thuật vô cùng hiệu quả, và lũ chó không thể áp sát họ. Sau một lát, những con chó được chủ nhân của chúng gọi về, và họ được an toàn và lành lặn.

 

Cho dù Thos pa tính toán thực phẩm cung cấp chính xác đến đâu chăng nữa, họ đã dùng hết miếng tsampa cuối cùng của mình. Khi đã nhịn đói trong ba ngày, họ bắt đầu cảm thấy đôi chân yếu ớt và không thể giữ vững chúng, vào lúc đó họ quyết định bắt đầu đi khất thực.

 

Rinpoche và Thos pa đi tới một gia đình, ở đó họ nhận nhiều thực phẩm, và được mời vào trong để dùng bữa trưa. Thình lình Klong gsal và Darjey cũng tới gia đình đó. Thos pa nói: “Hãy nhìn kìa, hai bậc đại đức hạnh với giới luật tu viện thanh tịnh đang đến theo cách này, ông nên đối xử tốt với họ và tặng thực phẩm thừa thãi, nhờ đó tích tập vô lượng công đức cho ông và gia đình ông.” Pháp Vương rất sợ là người đàn ông sẽ khám phá ra bốn người trong bọn họ cùng đi với nhau, và bí mật thúc dục Thos pa đừng nói như thế. Điều họ không biết là người đàn ông không thể thực hiện những cúng dường to lớn, vì thế ông ta chỉ tặng Klong gsal và Darjey một ít thực phẩm và không mời họ vào nhà.

 

Cuối cùng, khi họ về đến Học viện Lcang ma thì trời đã tối, và Viên Ngọc Như Ý Thub dga đang đứng cạnh cửa và vẫy tay chào Rinpoche và Thos pa đến với ngài. Họ vui vẻ đến cạnh Lạt ma, và ngài nói với họ: “Bởi các con không trở về trong một thời gian dài như thế, ta bắt đầu lo rằng cậu Thos pa nghịch ngợm này đưa các con trở về Sertar. Nhưng thật tốt là cuối cùng các con đã trở lại.” Ngài đặt bàn tay lên đầu họ trong khi nói: “Thật giá trị là các con đang ước muốn trải qua những gian khổ như thế để thọ nhận các Giáo pháp chân chính. Padma siddhi thực sự là một chuyển hóa trên trái đất của Đức Quán Thế Âm, và thường thì rất khó thọ nhận sự trao truyền Giáo pháp tinh túy của ngài.”

 

 

 

18. Đặc điểm Cao quý

 

Trong Phật giáo, nếu thậm chí ta không sở hữu một cá tính tốt lành, thì làm sao ta có thể nói về thành tựu? Từ thời thơ ấu, tính khí cao quý và bi mẫn trước khi sanh khiến ngài rất thích những giáo lý về đạo đứcđức hạnh. Và sau khi đọc loại giáo lý này, ngài rất hạnh phúc, và suy niệm  vấn đề thật sâu xa. Vì thế nhờ loại khai trí này, ngài đã phát triển một tánh khí vô cùng khác biệt với những người bình thường trên mức độ của sự hiểu biếtgiáo dục. Trong sáu năm nghiên cứu ở Sershul, cho dù tinh thần tươi mới, tính ngây thơ trẻ trung và sự tò mò của ngài, ngài không bao giờ nói điều gì làm tổn hại người khác, chưa tính đến việc tham dự một cuộc tranh luận hay chiến đấu. Ngài luôn luôn đối xử với người khác trong sự thiện tâm, tôn kính người cao trọng hơn và thương yêu người thấp kém hơn, kính trọng người lớn tuổi và quan tâm đến người trẻ tuổi hơn. Ngài đối xử với toàn thể nhân loại trong sự công bằng, cởi mở, và lòng thương yêu chính trực, mọi nơi chốn Pháp Vương hay lui tới sẽ ngập tràn một không khí của sự thanh bìnhtốt lành. Cho dù sự hiểu biết của ngài rộng lớn hơn chân không, là nơi con người thậm chí không bằng một hạt bụi nhỏ bé, và trí tuệ của ngài cao hơn những gì có thể lên cao, và sâu xa hơn những gì có thể đo lường, sự hiển lộ bên ngoài của ngài hoàn toàn giống hệt bất kỳ tu sĩ bình thường nào. Những ai có dịp tiếp xúc với Rinpoche sẽ nói: “Tôi không bao giờ nghĩ rằng một tulku vĩ đại và nổi tiếng như thế, lại vô cùng khiêm tốn và dễ gần, thật thân thiện và gần gũi, chẳng có chút xíu kiêu ngạo và một dáng vẻ cao cả hơn chúng ta.” Vào thời trẻ tuổi, ngài đã rất điềm tĩnh khi xử sự với những người khác, và kiên cố hơn một ngọn núi. Mặc dù nổi danh, ngài không bao giờ mong mỏi bất kỳ điều nào trong tám thành công trong xã hội. Ngài luôn luôn hiến dâng sự toàn tâm cho việc tinh tấn nghiên cứu Kinh điển, và luôn luôn tận hiến cho sự nghiệp nghiên cứu, suy niệm, thực hành, giáo dục, thảo luận, và biên soạn. Tất cả những bạn Pháp trước đây vẫn còn hiện diện của ngài đều đồng ý: “Không cần nói đến tài năng, trí tuệ và sự thành tựu liên quan đến các vấn đề siêu vượt xã hội, chỉ những công hạnh và hành động của ngài về mặt xã hội đã khó có thể so sánh.” Quả thật không cần cường điệu, Pháp Vương hoàn toàn hiện thân mọi phẩm tính kiệt xuất của những Đạo sư tâm linh trong quá khứ, tạo thành ‘những ngọn núi lễ lạy và những con sông từ bỏ.’

 

 

19. Sự chấp nhận đầy bi mẫn

 

Năm hai mươi hai tuổi, ngài thực sự nhận ra rằng chỉ có tu sĩ thọ Cụ túc giới là vị hộ trì đích thực Giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vì thế ngài đã nhận giới nguyện Cụ túc giới (upasampana) từ Viên Ngọc Như Ý Thub dga. Và cho dù ngài đã chịu đựng mười năm trong sự náo động, cho đến ngày nay ngài luôn luôn giữ gìn giới nguyện giống như gìn giữ đôi mắt mình. Tuy yogi nội tại đã có thể hoàn toàn chấp nhận một nàng hầu (concubine), nhưng thậm chí để ngăn cấm các vị tăng và ni nhiều hơn nữa trong tương lai, ngài đã truyền bá Giáo pháp và làm lợi lạc cuộc đời khác như một tu sĩ thuần tịnh. Vì thế chỉ công đức của việc có rất nhiều tăng và ni trong Pháp phục đỏ và vàng trên khắp hành tinh này đã vĩ đại không thể tưởng tượng nổi.

 

Sự chứng ngộ cao cấp của Viên Ngọc Như Ý Thub dga được mọi học viện và giáo phái tôn kính. Trong số tất cả các đệ tử nhiều như những vì sao của ngài, một cách bi mẫn, quả nhiên là ngài đã chấp nhận Rinpoche là một trưởng tử duy nhất của mình. Và trong nhiều trường hợp, ngài đã thường nói trong một xúc cảm sâu xa: “Hai chúng taniềm tin từ những đời trước, khi ông ta rời bỏ ta chỉ một ngày, ta không thể thoải mái trong ngày hôm đó, giống như khi một đứa trẻ rời bỏ mẹ của nó; ta đối xử với ông ta như thể ông là thịt và máu của chính ta.”

 

Đôi khi Rinpoche tỏ ra nghịch ngợm. Có một lần, vị chịu trách nhiệm chính của tu viện chỉ trích ngài: “Là một tulku, ông nên làm gương mẫu cho những người khác, nếu ông bắt đầu bẻ gãy các luật lệ, thì các đệ tử bình thường sẽ làm gì?” Sau khi nghe điều này, Viên Ngọc Như Ý Thub dga đã biểu lộ vẻ bất mãn và nói: “Không ai trong các ông có đủ khả năng để chỉ trích tulku nhỏ bé của ta, bởi thậm chí mười người các ông cũng không thể bằng duy nhất một ngón tay trỏ nhỏ bé của tulku nhỏ của ta.” Ngài thường kể cho các đệ tử của mình: “Đã quá đủ nếu các ông làm như tulku nhỏ của ta, cho dù một ngày nào đó ông ta đi bằng đầu, các ông vẫn có thể theo gương của ông.” Về sau, ngài đã giảng dạy ‘Lce btsun sNying thig’ và nhiều giáo lý bí mật khác cho riêng Rinpoche. Qua quán đảnh của sự trao truyền trí tuệ, Pháp Vương đã hoàn toàn chứng ngộ ý nghĩa bí mật của vị Thầy của ngài. Cuối cùng, trái tim của ngài và trí tuệ của riêng vị Thầy đã trở thành một.

 

Không lâu sau, Tu viện Nubzur gởi một nhóm tu sĩ tới Học viện thỉnh mời ngài trở về tu viện để trở thành tu viện trưởng của họ và để xoay chuyển Pháp Luân huyền diệu. Viên Ngọc Như Ý Thub dga nói bằng một giọng buồn bã: “Dĩ nhiên, là một tulku của tu viện của quý vị, quý vị có quyền quyết định ông ta có thể ở đây hay không, nhưng bởi những cảm xúc sâu xa giữa ta và đệ tử của ta, nếu ông ta rời bỏ ta một cách đột ngột, ta sẽ rất buồn sầu. Xin hãy để chúng ta sống với nhau một năm nữa. Bởi ta chỉ có cuộc đời còn lại của một con cừu già, các ông có thể thỉnh mời tulku của mình trở về nhà sau khi ta lìa bỏ thế giới này.” Cho đến lúc đó, ngài đã không đồng ý để Pháp Vương trở về tu viện.

 

Thời gian qua đi, và trong nháy mắt, một năm đã trôi qua. Một hôm, trước khi Viên Ngọc Như Ý Thub dga sắp hiển lộ sự Yên lặng Toàn hảo, ngài gọi Rinpoche đến bên, và nói với Rinpoche bằng một giọng trang trọng: “Năm ngoái, khi những người từ tu viện của con đến đưa con về, ta thực sự không thể đồng ý về việc để con đi, nhưng bây giờ con và ta không có chọn lựa nào khác ngoài việc chia tay. Trong tương lai con phải dâng hiến toàn bộ những khả năng của con cho việc truyền bá Giáo pháp và sự lợi lạc của mọi sinh loài, và hãy thường xuyên cầu nguyện ta, bởi ta sẽ trao quyền cho con.” Mỗi lời, mỗi câu được nói ra từ tình thương của ngài đối với Rinpoche. Trong lúc này, những công hạnh làm lợi lạc cuộc đời của Viên Ngọc Như Ý Thub dga đã hoàn tất, và giữa vô số dấu hiệu kiết tường, thân thể vật chất của ngài hợp nhất vào Pháp giới

 

Cuối cùng, trong tâm trạng ‘vui mừng khi nhìn thấy Lạt ma lần đầu, và đau buồn lúc ra đi,’ Rinpoche đã bỏ lại khu vực linh thánh xưa cũ của sự nở rộ của Phật giáo, được gọi là Sershul, và trở về Sertar.

 

 

 

 

 

 

20. Từ chối nhận Dakini

 

Thời gian qua mau, và bởi Đạo sư thân yêu của ngài đã nhập Niết bàn, sau sáu năm nghiên cứu Pháp miên mật, ngài trở về Tu viện Nubzur, khi vừa mới hai mươi bốn tuổi. Sự trở về của ngài mang một cơn gió xuân nhẹ nhàng và tươi mới cho toàn thể tu viện. Mọi người hiện diện đều rất vui vẻ, điều đó được lộ rõ trên mọi khuôn mặt và những biểu hiện của họ. Họ đã chuẩn bị một buổi lễ tráng lệ cho việc đảm nhận Pháp tòa của ngài, và từ ngày đó trở đi, ngài bắt đầu lãnh đạo tu viện và xoay chuyển Pháp luân.

 

Một hôm, một thiếu nữ mười sáu mùa xuân tên  là Pháp Giới, đến gặp ngài. Cô ta đẹp tuyệt trần, quý phái, tao nhã, với nước da trắng như kem, và xương màu ngọc bích. Khi cô đứng đó như một viên ngọc quý xuất phát từ biển cả, cô làm cho câu cách ngôn biến thành hiện thực: Một khuôn mặt khiến cá lặn xuống đáy, và một biểu cảm khiến mặt trăng ẩn dấu và những đóa hoa bối rối. Cô không đeo bất kỳ món châu báu hay đồ trang sức nào, nhưng vẫn mang lại cho người khác một sự tươi mát tự nhiên và một cảm giác thanh tịnh,. Cô thật cao quý trong việc trò chuyện và chuyển động. Cô nói với ngài với vẻ dịu dàng: “Con là một Dakini sở hữu những dấu hiệu nổi bật thích hợp, ngài và con có niềm tin không thể phá vỡ được. Nếu ngài có thể chấp nhận con làm phối ngẫu (consort), điều đó sẽ mang lại những lợi lạc to lớn cho sự nghiệp làm lợi ích mọi sinh loài của ngài.”

 

Vị Đạo sư vĩ đại tự nghĩ: “Tự lúc khởi đầu, một nàng hầu (concubine) sở hữu những dấu hiệu thích hợp thì vô cùng quan trọng đối với người sử dụng ánh sáng bí mật, là người đã chuyển hóa tám định luật của xã hội, như được nói trong ‘Luận Nền tảng của Tính chất dữ dội Gây ấn tượng sâu sắc’:

 

Trong mọi sự huyễn hóa, phụ nữ là người không thể sánh kịp.

 

Nhưng trong thời đại hỗn độn của việc ẩn dấu Giáo pháp chân thực, có nhiều người bình thường không thành tựu đã sử dụng Phật giáo Mật thừa như một lời bào chữa, nhưng thực ra chỉ phát triển mạnh trên thú tính, và tham gia thực hành đôi (double practice) mà không suy nghĩ, vì thế làm nhơ nhuốc Phật giáo Mật thừa một cách trầm trọng. Để tránh loại vấn đề này, ta nên tiếp tục truyền bá Giáo pháp trong hình tướng một tu sĩ với một giới luật tu viện thuần túy. Do đó, ngài đã từ chối một cách cương quyết.

 

Dakini Pháp Giới ở trong tu viện hai hay ba ngày và làm bất kỳ điều gì có thể để thuyết phục ngài thay đổi ý kiến. Nhưng Rinpoche giữ chặt quyết định và đối xử với cô thật lạnh lẽo, không thực sự chú ý nhiều đến cô và những gì cô phải nói. Cuối cùng, bởi không thể bẻ cong tâm thức của Rinpoche, cô nói trong sự bất lực: “Bởi ngài đã hình thành tâm thức của ngài, và không cho con bất kỳ cơ hội nào, con sẽ không nài nỉ thêm nữa, nhưng một ngày nào đó có thể ngài sẽ hối tiếc.” Sau khi nói điều này, cô rời khỏi tu viện.

 

Về sau ngài kể lại sự kiện này cho Lạt ma Blo gros. Lạt ma Blo gros nói một cách tiếc nuối: “Người Tây Tạng thực sự không đủ may mắn, bởi hiện nay ngài đã từ chối vị khandro này, trong tương lai ngài sẽ gặp nhiều thất bại trong sứ mệnh của mình, và đặc biệt là trong sứ mệnh khám phá các terma. Nhưng từ nay trở đi ngài có thể thường xuyên trì tụng tâm chú của Dakini, và dạy cho các đệ tử việc tán thán thực hành đôi và sự khuất phục. Trong những năm sau này, ngài vẫn có thể tích tập số lượng môn đồ lớn lao, và sứ mệnh của ngài sẽ rộng lớn. Vào lúc đó, ngài có thể giảng dạy rộng rãi các tác phẩm của Longchenpa và Mipham Rinpoche.” Pháp Vương giữ im lặng sau khi nghe tất cả những điều này.

 

Lạt ma Blo gros cảm nhận sự hối tiếc này chủ yếu là bởi sự việc này đã được đích thân Đức Liên Hoa Sanh tiên tri:

 

Vào năm ông ta hai mươi sáu hay hai mươi bảy tuổi,

Sẽ có một Dakini sở hữu mọi dấu hiệu thích hợp,

Tên là Cô Con Gái của Pháp Giới Cam Lồ,

Người sẽ trình diệnvui vẻ thỉnh mời ông nhận cô làm vị phối ngẫu.

Nếu ông ta chấp nhận,

Ông ta sẽ có thể mở ra năm cánh cổng bị ẩn dấu sâu xa,

Và tiệt trừ những hỗn loạnTây Tạng,

Mặt trời chói lọi sẽ mọc lên,

mọi người sẽ kinh nghiệm hạnh phúc không gì sánh.

 

Cho đến lúc đó, thời gian của việc tiên tri đã đến, nhưng bởi dân Tây Tạng thiếu may mắn, ngài đã bác bỏ lời mời chào chấp nhận một nàng hầu (concubine), nếu không, người Tây Tạng sẽ không phải trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc và vô nhân đạo như thế.

 

 

 

21. Truyền bá Kinh điển giữa âm thanh của súng đại bác

 

Năm Pháp Vương hai mươi sáu tuổi, do bởi cộng nghiệp, xứ Tây Tạng đã trải qua những biến đổi gây chấn động toàn cầu. Và chiến tranh bùng nổ. Các thành phố bốc cháy, và dân chúng khiếp đảm khi họ không có nơi nào khác để sống. Nhưng thảm họa thậm chí còn khổ đau hơn là Phật giáo thiêng liêng đã đi đến tột đỉnh của sự hủy diệt. Các tu viện bị niêm phong hay bị tiêu hủy. Nhiều Lạt ma vĩ đại đang hộ trì Giáo pháp đã quyết định rằng tốt nhất là nhập Niết bàn, một số chịu tù đày, và một số thì nuốt những giọt lệ cay đắng của chính mình và lìa bỏ quê hương để ra nước ngoài. Xứ sở thuần tịnh Tây Tạng của sự phát triển Phật giáo đã trải nghiệm sự tiêu diệt thảm khốc của mọi cuộc đời. Khi nhìn khắp nơi, bạn sẽ nhìn thấy những đống tử thi và những biển máu, thật thảm khốc khi nhìn thấy những điều đó. Trong những ngày hỗn loạn đó, khi mà đời người không còn quan trọng nữa, làm sao có thể tiếp tục giảng Pháp?

 

Thật khó có thể hình dung, nhưng Pháp Vương đã xây dựng một trụ sở của Giáo pháp tại nơi yên tĩnh của Pháo đài Sư Tử, nơi tất cả mọi người đều sống trong những chiếc lều kết bằng lá. Khắp chung quanh là vô số những trại lính, nhưng ngài kiên trì trong việc giảng dạy những giáo lý thông thường và bí mật, chủ yếu là ‘Bảy Kho tàng’ cho hơn sáu mươi đệ tử. Những tảng đá của Hy mã lạp sơn giống như một khu rừng những sư tử phẫn nộ đã tạo thành một hàng rào an toàn. Thường thì người ta có thể nghe thấy âm thanh tiếng cười của nhiều người hay nhìn thấy ngọn lửa chói lọi, tiếng súng đại bác bắn liên tục trong cả ngày, và đôi khi những viên đạn san bằng mặt đất ở kế bên họ, hay bắn trúng cây cối gần đó, tung rải lá cây khắp chung quanh. Nhưng Pháp Vương vẫn có vẻ rất tự nhiên, và liên tục truyền dạy Giáo pháp, không lay động như thể ngài là Bồ Đề Đạt Ma trong thiền định. Nhưng tất cả các môn đồ của ngài thì không phải ai cũng như thế. Một số người quả quyết, với niềm tin kiên cố, noi theo gương mẫu của Rinpoche và tập trung vào vị Thầy của họ, nhưng một số thì vô cùng lo lắng và không thoải mái. Điều kỳ diệu là quân đội đã đi tới đi lui, và nhiều cuộc tuần tra suốt ngày đêm đã không bao giờ có thể tìm ra nơi ngài đang giảng dạy Giáo pháp.

 

Trong thời gian này, một hôm trong giấc mộng, Pháp Vương đến Núi Đồng Đỏ Kiết tường. Cùng hàng ngàn người khác, ngài đã tham dự những lễ cúng dường công cộng được tổ chức tại Cung điện Hoa Sen Chói ngời. Sau đó ngài tới Cung điện Vô Hạn vàng óng và rực rỡ ở phương Tây, nơi ngài gặp Đức Orgyen Liên Hoa Sanh, và vô số người sử dụng ánh sáng. Nhiều người Dũng cảm đã hớn hở tươi cười và bắt đầu nhảy múa những vũ điệu Giáo pháp sống động và hát những bài Đạo ca tuyệt đẹp để đón chào ngài.   

 

Những giai điệu của các bài Đạo ca mà ngày nay chúng ta hát nhiều tại Học viện Phật giáo Ngũ Minh ở Sertar, là những bài mà Rinpoche đã nghe tại Núi Đồng Đỏ ngày ấy. Đức Liên Hoa Sanh vô cùng tán thán những quang cảnh tráng lệ khi Pháp Vương giảng dạy Giáo pháp giữa tiếng đại bác như mưa.

 

 

 

22. Quán đảnh của Hộ Pháp

 

Tình hình mỗi ngày một tệ hại hơn, và chính phủ trung ương đã ra lệnh cho các cấp thấp hủy diệt các pho tượng Phật giáo, nhạo báng Tam Bảo… Trong cả ngày, những cuộc phê bình công khai lớn và nhỏ đã xảy ra, xã hội náo động, và mọi người lo lắng. Một số tu sĩ kém kiên trì, sau nhiều lần bị đánh đập và làm nhục, đã đánh mất sự xác quyết chân thật và cởi bỏ tăng phục, mặc những quần áo bình thườngtừ bỏ các giới nguyện. Một số công khai chỉ trích Tam Bảo. Cho đến lúc đó, hơn tám trăm tu sĩ đã từ bỏ giới nguyện của mình.

 

Một hôm, khi cuộc phê bình vĩ đại ‘Dzi chung đang đi đến chỗ kết thúc, một viên chức đứng lên và nói: “Trong những ngày qua, chúng ta đã ghi nhận nhiều kết quả tốt của những hoạt động. Nhiều nhà sư đã thay đổi thái độ. Ngày mai tôi muốn Jigmey Phuntsok phát biểu với đám đông, và cởi mở chỉ ra những lỗi lầm của các tu sĩ. Nếu ông ta dám nói điều gì sai lạc, ha! Khi đó các ông có thể hoàn toàn nhìn thấy điều gì sẽ xảy ra cho ông ta.” Ngôn ngữ nặng nề của vị này làm đám đông ớn lạnh. Nhưng Pháp Vương vẫn vô cùng thoải mái như thể không có gì xảy ra.

 

Khi trở về nhà, ngài tự nghĩ: nếu ta từ chối làm việc khi họ muốn ta làm, cuộc đời ta sẽ bị nguy hiểm. Dĩ nhiên là cho dù ta phải từ bỏ cuộc đời của mình, ta sẽ không bao giờ làm hay nói điều gì có thể làm tổn thương Tam Bảo. Vào lúc đó ngài bắt đầu thực hiện lễ cúng dường thực phẩm, và cầu nguyện các Bổn Tôn Hộ Pháp. Lúc nửa đêm, ngài có cảm tưởng là khuôn mặt ngài bắt đầu sưng phồng lên. Vào buổi sáng sớm, một người đến gọi ngài, nhưng hoảng hốt khi nhìn thấy khuôn mặt ngài. Rinpoche hỏi ông ta: “Mặt ta sưng phồng ra sao?” Ông ta trả lời: “Nó sưng vô cùng lớn, mắt ngài chỉ còn là một vết nứt, khó có thể nói đó là ngài.” “Rất tốt, bây giờ hãy gọi viên chức đến đây.”

 

Không lâu sau đó, một viên chức kiêu ngạo mặc đồng phục đi đến phòng ngài. Nhưng miệng ông ta há hốc khi nhìn thấy ngài, ông ta lắp bắp: “Sao, làm sao ngài có thể bệnh như thế, có ai mau mau đưa ngài trở lại làng đi.” Và chỉ cần như thế, Rinpoche đã được an toàn.

 

Và mỗi lần những biến cố như thế xảy ra, phần lớn ngài cầu nguyện với Vua Gesar, vị bảo hộ, và gương mặt ngài sưng phồng lên, khiến mọi người không thể nhận ra ngài. Vì thế ngài không bao giờ phải nói ra bất kỳ ngôn ngữ tiêu cực nào về Tam Bảo. Khi nhớ lại những chuyện xảy ra khi ấy, ngài nói: “Trong những thời gian đặc biệt đó, để không vi phạm các giới nguyện, và cuối cùng biến nguy hiểm thành an bình, mọi sự được nương tựa vào Vua Gesar, cũng như Nút Đơn Phật Mẫu là vị không lìa bỏ ta, và luôn luôn có mặt khi ta kêu cầu ngài.

 

Trong thời gian đó, không cần đề cập tới Giáo pháp, ngay cả khi họ nhìn thấy bạn cầm trên tay một xâu chuỗi, bạn sẽ không có cơ hội trốn thoát. Một viên chức cao cấp đã có thể tịch thu một tác phẩm do Pháp Vương biên soạn tên là ‘Hướng dẫn thực hành của Vua Gesar’, từ tay của một đệ tử. Ông ta coi điều đó có giá trị to lớn, bởi đó có thể là bằng chứng tuyệt vời nhất. Nhưng thậm chí trước khi ông ta có cơ hội để hành động, quyển sách đã biến mất một cách bí mật, và trở lại giá sách của Rinpoche một cách huyền diệu. Vì thế, thêm một lần nữa, âm mưu của họ thất bại qua quán đảnh của các vị Hộ Pháp.

 

23. Miễn trừ những khó nhọc của sự tù tội

 

Toàn bộ Tây Tạng bị đắm chìm trong trận mưa dữ dội, và trong những ngày đó người ta không nhìn thấy mặt trời. Bọn người tàn ác đó bắt đầu sử dụng ngay cả những quy mô tồi tệ hơn, và đặc biệt là mỗi ngày sự tổn hại giáng xuống các Phật tử tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Trong một cuộc tập họp tại một nơi tên là Ra skor, những tên đao phủ tàn bạo đó đã đóng dấu thép nung đỏ vào các Phật tử, khiến da thịt họ tạo ra một âm thanh xúc động. Liên tục bị thiêu đốt trầm trọng, họ bị thương như thể trải qua cái chết và trở lại một lần nữa, ngất điđau đớn. Một số người bị xô đầu vào lửa; một số bị buộc phải sử dụng một con dao và giết những con trâu yak; một số bị cột chặt cùng những con chó điên; nhiều sự tàn ác không thể mô tả đã xảy ra, và Tây Tạng trở thành địa ngục khủng khiếp trong nhân loại.

 

Có một viên chức thuộc loại tệ hại nhất, chẳng có điều xấu ác nào anh ta không làm. Mọi người vô cùng căm thù hắn. Một hôm anh ta đến gặp ngài, rõ ràng là không có bất kỳ ý hướng tốt đẹp nào, và quan sát kỹ lưỡng thân thể của Rinpoche, và kết quả là anh ta khám phá rằng dưới bộ quần áo, ngài vẫn mặc bộ y tu sĩ của mình. Không thể che dấu niềm vui, anh ta nghĩ: “Lần này ta có thể thực sự thành công lớn.”

 

Anh ta ngập tràn vui thú, chạy đến viên chức cao cấp của mình và báo cáo toàn bộ tình huống. Thượng cấp của anh ta ra lệnh một cuộc gặp gỡ khẩn cấp và chuẩn bị điều tra vấn đề. Nhưng trong lúc hội họp, khi ngồi đó trong sự tự mãn, điều anh ta không bao giờ mong đợithình lình mọi việc bất hợp pháp và kín mật mà bản thân anh vi phạm đã bị thượng cấp của anh ta nhận biết, và bởi có tội, anh ta kết thúc trong ngục tù. Vì thế thực ra anh ta chỉ mang lại tai họa cho chính mình.

 

Hơn nữa, có một viên chức cao cấp khác thực sự không thể chịu đựng Rinpoche, và thường cố gắng tìm cách đánh bẫy ngài. Một hôm, ông ta đến Tu viện Nubzur và nói với Rinpoche: “Jigmey Phuntshok, dường như ông là người rất khôn ngoan, thậm chí ông chưa từng trải qua bất kỳ đau khổ vật chất nào, nhưng ông cũng không nên hạnh phúc quá nhanh, bởi hôm nay tôi sẽ buộc ông nói: ‘Phật giáo là một sự mê tín, tôi từ bỏ Tam Bảo!’ Nếu không, tôi sẽ không xử sự với ông một cách nhã nhặn.” Ngài đã nói thẳng: “Làm cho tôi nói ra điều này thì thậm chí còn khó hơn việc lên các cõi trời. Phật giáo là một chân lý, tôi sẽ không thể từ bỏ Tam Bảo.” Ông ta nổi giận và la lên: “Được thôi, ông dám từ chối tôi theo cách này, có lẽ ông không muốn sống nữa.” Pháp Vương nói bằng một giọng an bình nhưng đầy ấn tượng: “Cho dù điều đó có nghĩa là chết, tôi sẽ không từ bỏ Tam Bảo.” Ông ta vô cùng giận dữ, cổ ông trở nên đỏ rực, ông chỉ ngón tay vào Rinpoche và la hét: “Ông nhất định không làm như tôi nói, cho dù khi đối diện với cái chết, ông vẫn bám chặt vào sự thơ ngây của mình. Hãy xem sự việc sẽ xoay chuyển ra sao, hãy xem trong ít ngày nữa ông sẽ ngồi đây hay ở trong tù.” Và ông ta vội vã ra khỏi phòng. 

 

Bởi là người nghiện rượu, trên đường trở về Sertar, ông ta ngồi xuống và uống hết ly này sang ly khác. Ông ta đã say bí tỉ nhưng vẫn tiếp tục uống, cuối cùng ông bắt đầu mửa ra máu và chết. Bởi ông ta cố gắng hãm hại một bậc linh thánh, có lẽ ông đã rơi xuống địa ngục trong ba ngày, ở đó ông ta sẽ chịu đau khổ.

 

Một lần khác, có người khám phá rằng ngài giữ những Kinh điển Phật giáo tại nhà và đang bí mật truyền dạy Giáo pháp. Ông ta báo cáo điều này cho viên chức cao cấp. Các viên chức lập tức tập họp những người lính thiện chiến nhất và lập ra một đội để bắt ngài. Họ thực sự nghĩ rằng mình có thể giải quyết sự việc một cách dễ dàng và sẽ chiến thắng. Nhưng khi tới địa điểm tên là Kyo yu La kha, nơi có dựng chiếc lều của Rinpoche, họ chỉ có thể tìm thấy những dấu vết của chiếc lều đã được dời đi, và thậm chí sau khi cẩn thận tìm kiếm, họ không thể tìm thấy điều gì, vì thế họ phải trở về tay không. Sau cùng, khi khám phá ra rằng Rinpoche chẳng đi đâu hết, họ hoàn toàn choáng váng, và một số người trong đó không còn sẵn lòng để gây cho ngài bất kỳ phiền nhiễu nào nữa. Hiện nay, những viên chức già ở Sertar còn sống, vẫn không có giải thích nào về sự kiện này, và coi điều này còn huyền bí hơn nữa.

 

 

24. Những chuyến du hành trong giấc mộng

 

Đối với người bình thường, lúc tỉnh thức là đã ngập tràn những niệm tưởng lộn xộn rồi, còn nói gì đến việc khi thiếp ngủ hay ở trong một giấc mộng. Nhưng đối với bậc đức hạnh đã hoàn toàn chứng ngộ Đại Viên mãn thì tình huống hoàn toàn khác hẳn. Tuy ngài có thể hiển lộ một sự khác biệt giữa thức hay ngủ, thực ra ngài luôn luôn an trụ trong trạng thái chói lọi tối thượng. Nói cách khác, không còn tồn tại một sự khác biệt giữa thức và ngủ nữa.

 

(Chín trăm năm trước, Pháp Vương là ‘Dan sras Gyu ‘od ‘Bum me, cha ngài là thượng thư ‘Dan ma và khandro của ngài là Ne’u chung).

 

Vào ngày mười bốn tháng chín năm Hỏa Tuất 1970, trong cõi mộng chói ngời, ngài đã gặp terton vĩ đại Ratna Gling pa (1403-1479). Vị Terton mỉm cười và nói với ngài: “Những việc xảy ra khi ông gặp vua Gesar tại cuộc tụ hội vĩ đại nên được ghi lại, để mọi người có thể chia sẻ công đức, và hơn nữa, những bài ca kim cương mà Dakini Ne’u chung hát vào ngày đó có lợi lạc to lớn cho tất cả những ai hát chúng.” Về sau, Pháp Vương đã ghi lại những du hành trong mộng của ngài trong các tuyển tập, nhờ đó chúng tôi đã chọn đoạn dưới đây để chia sẻ với tất cả các bạn.

 

Vào ngày mười lăm tháng bảy của năm Thổ Dậu, tôi bắt đầu thực hành ‘Guru Yoga của Vua Gesar’, và tiếp tục thực hành trong một ít ngày, khi đó vào buổi sáng sớm ngày thứ bảy, tôi đi vào một trạng thái mộng chói ngời. Tôi đến cổng trước của một lâu đài kỳ diệu được xây bằng đủ loại đá quý. Thình lình phía trước tôi xuất hiện một trinh nữ trẻ tuổi, duyên dángtuyệt đẹp, cô có một khuôn mặt hình quả mận, và cặp lông mày như vầng trăng lưỡi liềm, hàm răng sáng ngời. Cô mặc một pulu (quần áo làm bằng len cừu) màu đỏ tía, và đeo nhiều châu báu như Đá quý Tây Tạng Chín-mắt, san hô đỏ, và những thứ khác, ăn mặc giống như một cô gái Khampa. Khi nhìn thấy tôi, cô chạy đến và bắt tay tôi, cô mỉm cười và nói: “Bạn thân của tôi, tôi rất vui vì ngài đã đến đây, tôi là Ne’u chung, chắc ngài không thể nhận ra tôi? Chúng ta hãy cùng đến ‘Dan ma’, nhà của cha tôi.” Cô nắm tay tôi và bắt đầu đi, chúng tôi cười và trò chuyện suốt trên đường.  

 

Ne’u chung rất hoạt động khi cô bắt đầu trò chuyện, và không chú ý là chúng tôi đã đến trước một dinh thự tráng lệ. Chúng tôi đi vào, và ngồi giữa căn phòng rực rỡ là một người lớn tuổi có mái tóc xám và dài, nét mặt trẻ trung và sống động. Đôi mắt ông ngập đầy vẻ lộng lẫy, và ông mặc một áo dài da lông cừu Tây Tạng. Ông cầm thanh gươm sáng ngời để ở bên cạnh, và kéo ra khỏi vỏ, thanh gươm chói ngời vẻ rực rỡ lộng lẫy, tràn ngập gian phòng. Khi nhìn ông lão này, tôi nhận ra rằng ông là thượng thư vĩ đại ‘Dan ma, tôi bị kích động đến nỗi dấu mặt trong lòng ngài và nước mắt bắt đầu lăn trên khuôn mặt. Ngài vuốt đầu tôi và nói: “Con trai yêu quý của ta, giờ đây chúng ta đi thăm Vua Gesar, người thu thập của Đức Phật trong ba thời. Sau đó ba người chúng tôi đến một cung điện hồng ngọc bao la, bên trong là nhiều Kinh điển và những pho tượng Phật giáo, và đủ loại trang sức. Vua Gesar ngồi trên những lớp nệm mềm, ngài sáng ngời, và một vương trượng kim cương với những dải ruy băng màu lơ lửng trên tay phải của ngài, và tay trái ngài cầm một Viên Ngọc Như Ý chói lọi màu xanh dương. Ngài mặc một áo choàng không tay hình nửa vầng trăng tròn, và có vẻ rất ấn tượng. Tôi không thể nhớ rõ những món y phục khác. Tôi đã trải nghiệm một niềm tin và lòng sùng mộ vô song, và sau khi bày tỏ sự tôn kính, tôi đặt đầu mình lên đầu gối ngài và nói: “Đấng vĩ đại, nguyện mọi công đức của thân, ngữ và tâm ngài tan hòa vào sự tương tục của trái tim con, và trao quyền cho con để hoàn tất những công hạnh làm lợi lạc cuộc đời và sự truyền bá Giáo pháp. Vua Gesar ngả đầu đồng ý, và vung vương trượng của ngài trong không gian, trong khi trì tụng bảy câu cầu nguyện:

 

Ở phương tây bắc cõi Orgyen,

Giữa hoa sen,

Đấng chiến thắng thành tựu phi thường

Tên là Liên Hoa Sanh

Được Dakini và đoàn tùy tùng vây quanh,

Trong việc thực hành, con đi theo ngài

Và nguyện cầu quán đảnh của ngài đổ xuống.

 

Sau đó ngài hát:

 

Khi ông viếng thăm địa điểm vinh quang này vào ngày hôm nay,

Ông đã thọ nhận nhập môn vô song thứ tư,

Và đã nhận những thành tựu thông thường và phi thường.

 

Vào lúc đó ngài đặt vương trượng kim cương trên đầu tôi. Thình lình, mọi tư tưởng lan man tầm thường của tôi tan hòa vào Pháp giới, và sự chói ngời trong trẻo của Ánh sáng và tánh Không đã xuất hiện.

 

Vào lúc này, thượng thư ‘Dan ma đang ngồi trên một tấm thảm vuông ở một bên, nhiều món cúng dường xuất hiện một cách tự nhiên trước mặt ông. Tất cả những người hiện diện bắt đầu thực hiện những cuộc cúng dường tập thể, và Ne’u chung bắt đầu hát. Cô hát một bài ca kim cương cảm độngtiếng vang có thể được nghe thấy trong ba ngày. Sau khi chấm dứt bài ca, cô nhỏ nhẹ nói với tôi: “Chúng ta hãy đi!” Khi hai chúng tôi chuẩn bị rời đi, tôi thức dậy khỏi giấc mộng.

 

Bài ca kim cương mà Ne’u chung hát vào ngày hôm ấy được ghi chép đầy đủ trong tuyển tập của Rinpoche.

 

 

 

25. Lòng Đại Bi

 

Trong những năm hỗn độn, con người không chỉ khổ đau về mặt tâm lý, trong đời sống hàng ngày, vào buổi sáng họ không biết buổi tối sẽ ra sao. Điều còn tệ hại hơn là nạn đói kém đó đã tấn công vùng đất. Dân chúng kêu khóc vì gian khổ, và cảnh càng ngày càng nhiều người đói đến chết đã trở nên quá thông thường. Xứ sở của người Tây Tạng đã trở thành thế giới của những tinh linh đói khát.

 

Trong những ngày đó, một số Phật tử đã đảm nhiệm việc giết chóc. Và bởi hoàn cảnh này, thậm chí vô số sinh loài còn bị giết hại. Nhưng Pháp Vương không bao giờ làm tổn hại bất kỳ sinh loài nào, và giống như có lần Sakya Pandita đã nói:

 

Cho dù tình huống khó khăn ra sao,

Bậc hiền triết sẽ chẳng bao giờ phải sử dụng đến con đường của kẻ ngu dốt,

Giống như khi một chim én khát nước,

Nó sẽ chẳng bao giờ uống nước đã rơi xuống đất.

 

Trong những ngày ấy, việc giữ gìn một tánh khí cao quý đã trở thành điều hiếm hoi căn bản. Rinpoche nói: “Trong những ngày khó khăn đó, ta không bao giờ giết bất kỳ sinh loài nào, ta cũng chẳng bao giờ mắc phạm những hành vi phi pháp. Khi tình huống trở nên quá khủng khiếp, ta sẽ thực hành Jambhala, kết quả là mọi sự cần thiết sẽ tự hiện diện một cách dễ dàng. Đôi khi ta thực hành kỹ thuật nhịn đói, vì thế ta có thể duy trì việc nhịn đói trong mười ngày hay hơn nữa.” Dĩ nhiên là trong những ngày yên bình thì việc duy trì các luật lệthực hành Giáo pháp không khó khăn. Nhưng yêu thương mọi sinh loài trong những ngày hỗn loạn thì thực sự quý báu. Thực giống: khi những túi tuyết dày đè nặng trên cây thông, thông vẫn đứng thẳng như trước. 

 

Khi giảng dạy cho các đệ tử về lòng bi mẫn đối với các sinh loài, ngài nói: “Từ khi còn nhỏ đến nay, ta không bao giờ cố ý gây đau đớn cho bất kỳ sinh loài nào, nhưng có hai lần ta đã gây ra cái chết hay làm bị thương cho hai sinh vật. Điều đó đã xảy ra khi ta còn là một đứa trẻ. Một hôm ta đang ngủ trong lều, thì một chú cừu non khăng khăng đòi ngủ với ta, ta ném nó ra khỏi lều, và nó đã chết sau đó ít ngày. Ta rất buồn về điều này. Và vào lúc khác, hai con cừu núi hoang liên tục đánh nhau, và để ngăn chúng lại, ta đã dùng một thanh gỗ tách chúng ra, tình cờ làm bị thương một con, sau đó ít ngày nó cũng chết. Ta hoài nghi chính mình về việc đã gây ra cái chết của chúng.” Hơn nữa, ta đã dùng cả đời để đối xử một cách bi mẫn với mọi sinh loài, và đã giải thoát nhiều thú vật khỏi tình trạng giam cầm.

 

Không cần phải đề cập đến việc đích thân giết hại các sinh loài, ngay cả khi nhìn thấy những người khác giết thú vật, ngài cũng kinh nghiệm nỗi đau đớn tương tự như thể con dao cắt đứt thịt của chính ngài. Lần nào khi nhìn thấy những người đánh một con chó, ngài cũng kêu lên và nói: “Kể từ vô thủy, những sinh loài này đã từng là mẹ của chúng ta, nhưng do bởi nghiệp lực của chúng, giờ đây chúng là thú vật, điều này đủ để thấy chúng đáng thương hơn nữa. Nhưng quý vị vẫn cứ đánh đập chúng, thay vào đó, hãy đánh tôi thì tốt hơn.” Có lần Rinpoche chứng kiến người nào đó đánh một con chó, ngài đã trải nghiệm lòng bi mẫn vĩ đại và lập tức hiển lộ bệnh tật.

 

Một lần khác, một Lạt ma tên là Kun lo ngủ say vào ban đêm thì một con rắn bò dưới gối, và cắn hai vết vào chân ông. Thức dậy trong sự đau đớn, ông ta ngồi thẳng dậy và đuổi con rắn đi.

 

Sáng hôm sau, Rinpoche nghe nói về những gì đã xảy ra, ngài lập tức ra lệnh thổi vỏ ốc xà cừ, tập họp tất cả tăng đoàn trì tụng hướng dẫn của hai mươi mốt Đức Tara để giải trừ sự nguy hiểm của loài rắn. Đồng thời họ cũng sử dụng một vài phương pháp chữa bệnh khác, nhưng tất cả không mang lại kết quả. Họ không biết phải làm gì nữa. Vào lúc đó ngài nói trong sự bi mẫn: “Hãy xem có thể làm được điều gì khác.”

 

Sáng hôm sau, Lạt ma Kin lo không đau ở chân nữa, ông cảm thấy điều này thật kỳ quặc. “Có lẽ tôi vẫn còn đang mơ…” và ông ta ngồi xuống để xem xét kỹ bàn chân, nhưng quả thực vết thương đã biến mất, và cũng không thể tìm thấy ngay cả một vết sẹo. Vô cùng hạnh phúc, hầu như ông bắt đầu nhảy múa. Nhưng bàn chân phải của Pháp Vương đã trở nên sưng tấy trầm trọng, đúng ngay chỗ Lạt ma Kun lo bị cắn, và có nhiều dấu hiệu của việc bị rắn cắn, nó đã tồn tại trong mười lăm ngày. Lạt ma Kun lo biết rằng vị Đạo sư đã chuyển hóa vết thương độc hại của ông sang ngài, để chịu đựng đau khổvị trí của ngài.

 

Quý vị có từng nhìn thấy những con chuột và mèo cùng sống hòa hợp với nhau? Thế đấy, giống như trong tiểu sử của Bồ Tát Vô Trước (Asanga), trái tim thương yêu và bi mẫn chân thật có thể di chuyển thiên đường và trái đất. Trong môi trường của Pháp Vương, có nhiều thú vật là những kẻ thù bẩm sinh như nước với lửa, nhưng những con rắn độc và chồn sương vẫn sống với nhau từ sáng sớm cho tới lúc hoàng hôn, những con chó và thỏ hoang trò chuyện về những đau buồn của nhau, và rồi thì có những con chó nhỏ đáng yêu và trung thành của Pháp Vương hy sinh cuộc đời của mình để cứu những con mạc mốt… Tất cả là bởi lòng bi mẫnyêu thương vĩ đại của Rinpoche đã chuyển hóa bản chất của những kẻ thù bẩm sinh này, và khiến chúng cùng sống với nhau trong sự an bình và bi mẫn.

 

 

 

26. Hoa Sen trắng từ nước bùn

 

Trong hai mươi năm vừa qua, Tây Tạng đã trải qua những thảm họa tự nhiên và thuộc về con người chưa bao giờ thấy trong lịch sử. Dân chúng sống trong những điều kiện bần cùng nhất, và những giáo lý thiêng liêng của Phật giáo bị nghiền nát thành từng mảnh. Vào những ngày ấy, khi trì tụng một lần thần chú tâm yếu của Đức Quán Thế Âm, người ta sẽ phải chịu những hình phạt vật lý khủng khiếp, thậm chí chưa tính đến những gì sẽ xảy ra nếu ta hoàn toàn thực hành Giáo pháp chân thực.

 

Trong những hoàn cảnh này, hoàn toàn nhờ trí tuệ phi thường của ngài và nhờ quán đảnh của các Hộ Pháp, Rinpoche đã có thể kiên trì trong việc trao truyền liên tục những nhập môn, chỉ dạy Kinh điển và những bí quyết cho một nhóm đệ tử may mắn, cũng như thực hành Giáo pháp tập thể. Đôi khi, tại những hang động thâm sâu trong những ngọn núi, hay trong những khu rừng giữa những lùm cây, một cách đều đặn giữa đêm khuya, khi mọi sự đều yên lặng, nhờ ánh sáng của mặt trăng, ngài đã trao truyền giáo lý cho các môn đồ. Chẳng hạn như ngài đã trao truyền ‘Mạng Lưới vĩ đại của những Huyễn hóa’ cho Khenpo Chos pad và những người khác trong rừng ‘Dzi chen; trong một hang núi nào đó ngài đã dạy cho Khenpo Zab gsang về ‘Nghỉ ngơi trong Bản tánh của Trái tim’; trong động Kyo yu ngài đã giảng dạy Ra kho Khenpo về ‘Nhập Bồ Tát Hạnh’. Một cách súc tích, ngài đã liên lục trao truyền những Giáo pháp đặc biệt cho một ít đệ tử trong những hang động hay cánh rừng khác nhau. Trong những ngày náo động đó, người ta có thể nhẫn nại trong việc giảng dạy Giáo pháp không gián đoạncho đến tận bây giờ, rất nhiều năm rồi chưa được nhìn thấy điều đó.

 

Về sau, những Kinh điển và luận văn Phật giáo phải đối mặt với việc bị thiêu hủy vào bất kỳ lúc nào. Yogi Darjey đã hiến mình để cất dấu tác phẩm ‘Chỉ thẳng bản chất của trái tim’ do Rinpoche biên soạn và những tác phẩm khác cùng với một ít Kinh điển, trong một hang động an toàn hơn. Sau một vài năm, khi hồi phục những công việc ẩn dấu, chỉ có những tác phẩm do chính ngài biên soạn là còn nguyên vẹn, còn tất cả những quyển sách khác đã bị hư nát do nước mưa trong nhiều năm.

 

Trong những ngày đó, hầu hết các tu sĩ bị buộc phải từ bỏ những giới nguyện tu viện, và đành phải chăn giữ gia súc, hay trồng trọt cùng các cư sĩ, sống một cuộc đời khó khăn. Những tu sĩ còn duy trì giới nguyện thanh tịnh thì hiếm có như những vì sao vào ban ngày. Tâm thức con người trở nên nhiễm ô đến nỗi việc gãy bể giới nguyện được coi là một điều thật đáng tự hào. Hơn nữa, vào những ngày ấy, ngoại hình tráng lệ và sự thu hút điềm đạm của ngài làm xúc động nhiều phụ nữ xinh đẹp. Và nhiều người trong số đó đã làm những cuộc biểu diễn tốt đẹp nhất trước sự hiện diện của ngài, cố gắng hết sức để quyến rũ ngài. Nhưng ngài đã không bao giờ lưu ý, chỉ nhìn mà không hề đoái hoài, chỉ nghe mà không hề để tâm. Khenpo quá cố sGeg rdor, người đã luôn luôn theo sát ngài như thể hình với bóng, đã thường nói trong sự hồi tưởng: “Không cần nói đến việc gãy bể các giới nguyện, thậm chí cái chén, cây gậy và ba bộ Pháp y không bao giờ không ở bên ngài. Những người trẻ tuổi như các bạn không thể hình dung việc hộ trì những giới nguyện thanh tịnh khó khăn ra sao trong những ngày ấy!”

 

Có lần ngài nói trong sự luyến tiếc: “Về sau, nhờ từ bỏ các giới nguyện, người ta được nhận một giải thưởng và những lời khen tặng từ những viên chức cao cấp, và hầu như không còn ai theo giới luật tu viện. Nhưng mỗi khi tôi nghĩ về việc nhận được một đời người khó khăn ra sao, và việc giới luật là cội gốc của mọi công đức, thì mặc dù khó khăn nhất trong mọi gian khó, tôi luôn luôn bảo vệ các giới nguyện của mình như thể chúng là đôi mắt duy nhất của tôi. Ngày nay, tất cả các bạn có rất nhiều của trời cho trong việc hộ trì các giới nguyện…” Trong những ngày đó, ngay cả việc không vi phạm những giới luật vi tế nhất cũng không thực sự được ghi nhận. Tính khí và hành động trong sạch của ngài có thể không làm gì nhưng khiến tất cả chúng ta xúc động sâu xa, giống như một hoa sen trắng mọc bất nhiễm và tự nhiên từ bãi nước vấy bùn và lầy lội nhất.

 

 

 

27. Đài kỷ niệm trong việc tái truyền bá Phật pháp

 

Trong những năm dài này, di sản văn hóa Tây Tạng bị hủy diệt dữ dội. Trong những trường hợp nhẹ, mái hay các bức tường của nhiều điện thờ và tu viện tráng lệ bị xé toang, và trong những trường hợp nặng, chúng đã bị san bằng với mặt đất. Nhiều pho tượng với nhiều chi tiết làm bằng thủ công cao cấp đã bị đập gãy, và một số hoàn toàn bị phá hủy. Hầu hết kinh điển Phật giáo bị phóng hỏa; các tín đồ Phật giáo bị hành hạ trầm trọng, trong trường hợp nhẹ là những vết thương trên bề mặt da thịt, nhưng trong hầu hết trường hợp thì kết quả là chết trong tù. Khi ấy thậm chí chẳng còn đầy đủ một nhóm tu sĩ nào thực hành Giáo pháp. Cõi Phật thuần tịnh cổ xưa của Xứ Tuyết đã trở thành thế giới của La sát (Raksa), và ở khắp nơi ta có thể thấy những quỷ ma hung dữ với những chiếc nanh trần trụi, những sinh vật xấu ác càng lúc càng gây ra nhiều hiểm độc. Phật giáo đã trở nên tê liệt. Nhưng vào thời điểm then chốt trọng yếu này của sinh và tử, với sự dũng cảm phi thườngkiên nhẫn khủng khiếp, Pháp Vương đã dành lấy thành lũy của trụ cột chống đỡ bầu trời, khôi phục hệ thống, và một lần nữa dương cao ngọn cờ trắng của Phật giáo.

 

Nếu xét về hệ thống cai trị vào thời đó, sự thành tựu mục tiêu này không phải là một việc dễ dàng.  Rinpoche đã liều mình, và nghĩ về mọi khả năng tiện lợi để tiệt trừ vô số nghịch cảnh. Ngài đã tập hợp một nhóm Tỳ kheo và mở một hội nghị tại Núi Tôn quý của Trái tim Garuda để thảo luận vấn đề. Ngài đã tổ chức những lễ trao truyền giới luật và làm lễ nhập môn cho hàng ngàn tu sĩ thọ các giới nguyện sramana (sa môn). Số lượng tu sĩ phát triển và một nhóm tu sĩ đông đảo được thành lập, vì thế vào lúc đó đã làm sống lạihoàn tất những Giới nguyện của sự Không-Giải thoát bị tổn hại trầm trọng. Ngài đã ban những trao truyền ‘Đại Viên mãn của Đức Văn Thù’ cho tất cả các tu sĩ và hướng dẫn về những giáo lý thông thường và bí mật, vì thế xây dựng một đài kỷ niệm tượng trưng thời kỳ tái truyền bá Phật Pháp.

 

Từ đó trở đi, những đám mây dày bao phủ Tây Tạng mỏng dần và cuối cùng biến mất, mặt trời đã mọc lên chói lọi từ những đỉnh núi phương đông của bình nguyên Thanh Hải-Tây Tạng và dần dần xuất hiện nụ cười. Khi nó làm rã đông mặt đất và khiến băng tuyết tan chảy, con người lại được nhìn thấy mặt trời. Giống như Đức Liên Hoa Sanh đã từng nói: “Trong những ngày đó Tây Tạng sẽ trải nghiệm một vài hạnh phúc.”

 

Đối với những sự kiện này, trên một trăm năm trước, những tiên tri chi tiết đã được lập ra. Dudjom Rinpoche Đệ Nhất đã viết trong ‘Các tiên tri tương lai’ của ngài:

 

Một trăm năm sau kể từ bây giờ,

Phật giáo chỉ còn lại một cái tên trống rỗng,

Và sau một thời kỳ nào đó,

Tại ngọn núi thiêng Tsari (núi Garuda) ở Kham,

Hiển lộ trên trái đất của Kim Cương Điều phục Quỷ ma,

Một lần nữa sẽ xuất hiện dòng chiến thắng của Phật pháp,

Nếu ngài có thể làm cháy bừng ngọn đuốc truyền thống,

Giáo lý của những Dịch giả Cổ xưa sẽ đời đời vinh quang.

 

Trong terma của nhà tìm kiếm kho tàng Kim Cương Siêu việt sự Bất tịnh có nói:

 

Phật giáo kinh nghiệm tạm thời sự thoái trào,

Nhưng một ngày kia phục sinh ở Sertar,

Một đấng có danh hiệu vĩ đại đọc là ‘A’,

Sẽ trở thành Pháp Vương của nơi này.

 

Chúng ta phải hiểu rõ điều sau đây: ngày nay, do  bởi sự ích lợi của việc trao truyền những giáo lý thông thường và bí mậtđặc biệt là những giới luật có thể được tiếp nối không gián đoạn, hoàn toàn là kết quả của những nỗ lực không mỏi mệt của Đức Pháp Vương. Để tưởng nhớ đến trang sử vinh quang của việc tái truyền bá Phật pháp trong lịch sử Phật giáo, trên đỉnh núi linh thiêng Garuda, một điện thờ Văn Thù đã được xây dựng. Và vô số người sùng mộ từ khắp nơi trên thế giới đã đến đây trong những chuyến hành hương.

 

 

 

28. Chim đại bàng vàng giương cánh và bay vút lên bầu trời

 

“Nếu muốn biết cây thông cao ra sao, bạn phải chờ cho đến khi tuyết tan.” Sau vô số biến đổi, hình ảnh lý tưởng của ngài về tương lai không suy giảm, mà trái lại, sau khi được rèn đúc một ngàn lần, càng ngày nó càng trở nên mạnh mẽ hơn. Vào lúc này Phật giáo đang ở giai đoạn bình minh của sự kích hoạt.

 

Năm 1978 (năm Kim Thân), khi mùa màng phong phú đã được gặt hái, vào ngày mồng mười tháng mười, tiết trời mùa thu dễ chịu thật hiếm có, và những chấm mây lành rải rác trên bầu trời xanh, như thể đó là những thiên nữ tuyệt đẹp đang nhảy múa và hát ca một cách dịu dàng. Toàn thể không gian ngập tràn một bầu không khí tốt lành, và trong khu vực toàn cảnh này gồm những khối nước trong lành và núi non xanh ngắt của hẻm núi Larung, Học viện Phật giáo Ngũ Minh được thành lập.

 

Hẻm núi Larung nằm trong vành đai của Quận Sertar, và cách xa làng hạt khoảng hai mươi cây số, bề cao của nó thay đổi từ trên ba ngàn tới bốn ngàn mét trên mặt biển, trong một khí hậu cao nguyên đặc thù. Vùng đất có những đặc tính địa dư đặc biệt. Khi ta leo lên học viện dọc theo con đường núi dài và uốn khúc, ta sẽ trở nên vui thú bởi vùng phụ cận xung quanh, và lập tức quên đi mọi khó chịu và bất hạnh, những cảm xúc sẽ nhanh chóng mở thoáng hơn, và ta sẽ cảm thấy vô cùng thanh thản và phấn khởi. Ta sẽ không thể kềm chế cảm xúc như thể đi vào một cõi thuần tịnh. Khi đứng ở địa điểm thích hợp, trong lúc nhìn quanh, ta có thể nhận ra như thể những đỉnh núi bao quanh tạo nên một hoa sen sáu cánh. Khi quan sát chi tiết, ta thấy có năm đỉnh. Chúng thường được gọi là ‘Năm Đỉnh’, vì thế địa điểm này cũng có thể được coi là một ‘Núi Năm Đỉnh Nhỏ’ (Wu Tai Shan, Ngũ Đài Sơn, Trung quốc).

 

Một trăm năm trước, Đức Dudjom Rinpoche Đệ Nhất lừng danh đã thiết lập một trụ sở Phật pháp ở đây, với hơn một trăm túp lều cho các đệ tử, trong đó ba mươi ba môn đồ đã chứng ngộ tối hậuthành tựu thân cầu vồng. Về sau nơi này mất đi mọi dấu vết của con người. Và từ đó trở đi Pháp Vương Viên Ngọc Như Ý đã dựng ngọn cờ đuôi nheo chiến thắng của Phật pháp, và bắt đầu công việc hùng vĩ phát triển-mãi mãi.

 

Hơn ba mươi năm trước, khi Pháp Vương đang khai tâm cho Khenpo sGeg rdor và một số đệ tử, ngài nói với ông: “Mười ba năm sau kể từ bây giờ, ta dự định thiết lập một Học viện Phật giáo vĩ đại tại Larung, lúc đó nhiều tòa nhà sẽ được xây dựng trên bậc nền cao ở cả hai phía của các ngọn núi. Vào lúc đó, ông trù tính là một học giả Phật giáo hay một hành giả?” Rõ ràng là từ lâu ngài đã tiên tri thật chi tiết bản thiết kế của học viện ngày nay.

 

Các tiên tri đã được thiết lập về điều này, trong tác phẩm ‘Ngưỡng Cửa Hoa Sen Sâu thẳm’, Tulku  Nges don Chos kyi Nyi ma đã viết:

 

Hoa sen sẽ nở rộ trong hẻm núi của những công hạnh bao gồm tất cả,

Chim đại bàng vàng xứ Nubzur sẽ bay trong bầu trời,

âm thanh óng ánh như bạc của nó sẽ truyền đi khắp mười phương,

Mọi chim muông sẽ tụ hội dưới cánh của nó.

 

Ở đây hoa sen nở rộ trong hẻm núi của những công hạnh bao gồm tất cả có nghĩa là hoa sen hình hẻm núi Larung của những công hạnh bao gồm tất cả một cách tự nhiên; chim đại bàng vàng của tu viện Nubzur biểu thị Pháp Vương. Và vô số chim muông trong bầu trời cho thấy ngài có nhiều môn đồ. Bên cạnh đó, trong các tiên tri của người sử dụng ánh sáng vĩ đại Chày Kim cương Sở hữu Năng lực, viết:

 

Âm thanh của trống Pháp xứ Sertar sẽ lay động cõi trời và trái đất,

Những âm thanh kỳ diệucảm động sẽ hấp dẫn những con ong khắp muôn phương,

Tập hợp ở nơi này.

 

Giống như trong những tiên tri, từ khi Rinpoche thiết lập học viện này, các đệ tử đã bắt đầu đến như những con sóng, tụ hội ở nơi này trong sự chuyển động không thể ngăn cản. Từ lúc bắt đầu với tăng đoàn chỉ có mười người hay hơn nữa cho tới tập hợp rộng lớn gồm tăng đoàn cư trú gần mười ngàn người ngay khi chúng ta đang nói lúc này, học viện này đã thực sự phát triển thành một học viện Phật giáo lớn nhất trong thế giới.

 

Không vì lợi lạc cá nhân, nhưng do bởi khát khao trợ giúp mọi cuộc đời nhằm từ bỏ đau khổ và thọ nhận hạnh phúc. Bởi lòng bi mẫn vĩ đại đối với cuộc đời ngập chìm trong đại dương bao la của sự tái sinh, Đạo sư vĩ đại đã thiết lập học viện, và trong hơn hai mươi năm, đã thâu nhận rộng rãi các đệ tửgiáo dục những nhân tài của tu viện. Ngài đã truyền dạy họ những luận thuyết về năm phần vĩ đại của Phật giáo thông thường, những phần Mật thừa của Phật giáo bí mật, và những luận giảng về những chìa khóa Mật thừa đối với việc thực hành tối thượng thừa Đại Viên mãn. Tương tự như thế, ngài đã tạo lập một tập hội rộng lớn gồm những vị Thầy Phật giáo vĩ đại và thành tựu, cùng với những đệ tử được đào tạo tốt lành khác, là những người đã truyền bá trong muôn phương để thổi con ốc xà cừ Giáo pháp, đánh lên những chiếc trống Pháp và làm lợi lạc cuộc đời.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             Hơn nữa, nhiều đệ tử đã hiển lộ những cấp độ giác ngộ cao cấp trong việc làm lợi lạc những cuộc đời khác. Như Lạt ma sGo chen, người sau khi thọ nhận những giáo lý bí mật từ Rinpoche về ‘Trí tuệ Vinh quang Đại Viên mãn’, đã chứng ngộ thân cầu vồng mà không để lại dấu tích. Và như được đề cập trong ‘Những Chú giải Ngắn gọn về sự Chứng ngộ Thân Cầu vồng’ của Khenpo Sodarjey, nhiều đệ tử như Chos pad, Gaba, ‘Jigs dbang Khenpo và những người khác đã hiển lộ thân thể của họ thu nhỏ lại sau khi chết, và để lại vô số xá lợi (sarira) pha lê bất hoại. Hơn nữa, cũng có một ni cô Hán-Trung quốc tên là Minghui, sau đúng sáu tháng thọ nhận giáo lý Đại Viên mãn, đã đạt được thành tựunhập niết bàn. Dĩ nhiên, những môn đồ thể nhập Dewachen (Cõi Cực Lạc) thì thực sự không thể tính đếm. Và sự kiện mà mỗi khi Pháp Vương hộ trì một Pháp hội, những viên xá lợi pha lê rơi xuống tự nhiên từ bầu trời, không là điều mới lạ đối với nhiều đệ tử của ngài.

 

Điều đó giống như thể Đại Học Nalanda trong quá khứ đã được thiết lập trên trái đất này. Nhưng chỉ sau khi đích thân viếng thăm học viện, ta mới có thể hoàn toàn hiểu rõ những công đức ở trên.

 

Khi truyền bá rộng rãi Pháp Luân Phật giáo Thông thường và Bí mật, công đức bao lasâu xa của ngài đã trở nên rõ ràng hơn. Có một lần trong một lễ cúng dường công cộng cho Đức Văn Thù, ngài đã để ló bàn tay và nhận một hộp mỹ nghệ nhỏ tuyệt đẹp. Tất cả những đệ tử hiện diện chứng kiến sự kiện này đã tăng trưởng niềm tin sâu sắc nơi ngài…

 

Thiết lập một giáo đoàn tu viện thuần tịnh

 

Do bởi hơn hai mươi năm tổn hại nặng nề, Phật giáo đã bị tê liệt. Có sự rối loạn bên trong cộng đồng Phật giáo, và các Phật tử không còn đoàn kết nữa. Từ thời kỳ đó trở đi, Pháp Vương bắt đầu chủ yếu truyền bá ngưỡng cửa giới luật tu viện, và cho phép vô số tu sĩ nhận những giới nguyện sramana hay cụ túc giới. Ngài đã đề nghị tổ chức lại một vài cộng đồng tu sĩ rộng lớn hơn, cùng với việc đền bù thiệt hại và tái xây dựng các tu viện của họ. Các tu sĩ bắt đầu mặc lại tăng phục, và việc nghiên cứuthực hành Giáo pháp được tiếp tục.

 

Vào năm Mộc Ngưu, Pháp Vương đã trao truyền nhập môn vĩ đại ‘Ngưỡng Cửa Giáo huấn Tập thể’ cho hơn ba ngàn đệ tử, và ngài đã quyết định rằng cần thiết phải dấn mình vào việc tái tổ chức nhiều lầm lỗi với quy mô rộng lớn trong cộng đồng Phật giáo. Ngài đã lập tức tụ hội những tu viện trưởng và nhà lãnh đạo của những tu viện chính của Tây Tạng, cũng như nhiều vị có đạo đức vĩ đại và lừng danh để bàn thảo vấn đề. Tất cả đều tán thán những đề nghị của Rinpoche, và đồng ý rằng việc tái cơ cấu là điều quan trọng nhất phải làm. Sau đó, một lá thư chính thức được công khai phổ biến với nội dung sau đây: Ngoài nhiều Đạo sư Mật chú như vô số những vì sao bao quanh mặt trăng sáng ngời, mọi Tăng đoàn trong các tu viện phải duy trì một giới luật không-giải thoát thuần tịnh. Theo đòi hỏi của những bộ Kinh và Luận, những người không duy trì một giới luật thuần tịnh hay đã gãy bể các giới nguyện của giáo lý bí mật, sẽ không được phép sống cùng với tăng đoàn khác, không loại trừ ai. Và là Tăng đoàn, mọi người nên nghiên cứu, thiền địnhthực hành Giáo pháp một cách tinh tấntừ bỏ mọi hoạt động xã hội sáo rỗng, mọi người nên sở hữu những điều kiện là một tăng đoàn đích thực đủ tư cách để nhận những món cúng dường. Lá thư ngỏ này trở nên một liều thuốc phi thường cho các tu viện chính khắp Tứ Xuyên (Sichuan), Thanh Hải (Qinghai) và Cam Túc (Gansu), và đã làm phục sinh cho việc bóp chết Phật giáo vào thời điểm đó.

 

Bất chấp sự kiện là trong việc tái tổ chức này, nhiều chướng ngại và thất bại không được giải quyết đã xảy ra, Pháp Vương không bao giờ rút lui, và đã tiệt trừ mọi vấn đề, để cuối cùng đạt được chiến thắng. Ngài nói với một chút buồn bã: “Trước khi tôi bắt đầu việc tái tổ chức với mức độ rộng lớn này, thậm chí không có một vị sư hay cư sĩ nào không đối xử với tôi một cách tôn kính, nhưng sau việc tái tổ chức, nhiều người ghét tôi đến tận xương tủy, và nói năng tệ hại với tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng Phật giáo đã như mặt trời lặn ở phương tây, nếu chúng ta không sắp xếp lại nội tình của cộng đồng Phật giáo, và để mặc mọi sự cho tự nhiên, thì hiểm họa sẽ cận kề. Để kéo dài thọ mạng trí tuệ của Phật giáo, tôi thà từ bỏ cuộc đời quý báu của mình, và tôi sẽ không bao giờ đầu hàng hay nhập thất trước bất kỳ khó khăn hay cản trở bất ngờ nào…”

 

Ngày nay, nhiều tu viện của Tây Tạng và những nhóm tu sĩ nội địa và hải ngoại có thể duy trì những giới nguyện thanh tịnh của họ, và sống trong trật tự, tất cả là do bởi nỗ lực của Pháp Vương trong việc tiệt trừ sự xấu ác và truyền bá điều thiện lành, và trong việc tiếp sinh lực cho  những gì lợi lạcbuộc tội những gì bất lợi. Đây cũng là một sự kiện quan trọng không thể tẩy xóa trong lịch sử Phật giáo. Nhưng hầu như không có nhiều người cảm thấy biết ơn về điều này. Giống như Kinh điển đã nói: “Đầu tiên, có thể nhuộm vải là bởi quán đảnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng hầu hết con người vẫn coi điều này là một điều vô cùng bình thường.” Chúng ta có thể tưởng tượng rằng nếu Pháp Vương không nỗ lực để tái tổ chức Phật giáo, thì giờ đây các tu việnTây Tạng sẽ ra sao!

 

 

 

29. Ước nguyện của trái tim thanh tịnh

 

Sau khi lá thư tái tổ chức đã trở nên công khai, nó nhanh chóng lan truyền khắp xứ Tây Tạng, và gây nên một con sóng phản ứng như thể đánh vào điểm yếu. Đối phương nhanh chóng tổ chức hàng ngũ của họ và bắt đầu tạo nên đủ loại bất lợi. Họ nỗ lực nghĩ tới những trở ngại, và lát vùng đất bằng sự đối kháng. Như thể một trọng lượng ngàn cân đã rơi xuống đôi vai của ngài. Rinpoche tự nghĩ: “Với Đạo sưTam Bảo, cũng như trái tim thanh tịnh của ta làm nhân chứng, ta thề rằng các động lực của ta nhằm tái tổ chức sự suy thoái của Phật giáo chỉ là lòng trung thànhniềm tin của ta đối với viên Ngọc Như ý được gọi là Phật giáo, mà không có bất kỳ ý hướng vị kỷ ô nhiễm nào. Như thế vì sao ta gặp những khó khăn và thất bại như thế?” Một lớp mây mỏng làm vẩn đục tâm trí ngài.

 

Khi ngài đang cảm nhận theo cách này, vào buổi tối ngày mười tám tháng ba năm Hỏa Dần, trong trạng thái mộng chói ngời, vị Bổn Tôn vinh quang của ngài xuất hiện giữa những tia sáng nhiều màu sắc. Vị này nói với ngài trong sự thanh thản: “Người tốt lành, ông không nên cảm thấy tuyệt vọng, chắc chắn ông rất có khả năng đảm nhận nhiệm vụ to lớn là chống đỡ Phật giáo, giống như Đức Phật đã tiên tri rõ ràng trong ‘Luận nền tảng của Văn Thù’. Sự nghiệp truyền bá Giáo pháp và làm lợi lạc cuộc đời trong tương lai của ông đã được quyết định.” Sau khi nói xong, vị Bổn Tôn biến mất. Pháp vương đã yêu cầu Khenpo Tenzin Norbu và những người khác bắt đầu tìm kiếm ‘Tam Tạng Kinh điển’ (Tripitaka Sutra). Rõ ràng là trong ‘Luận nền tảng của Văn Thù’ đã nói rõ:

 

Đấng vô cùng đức hạnh có tên là ‘A’,

Hộ trì Phật Pháp chân chính,

Sở hữu lòng tôn kính trí tuệcông đức,

Được tiên tri là sẽ đạt được Giác tánh Chân chính

biểu thị Bồ đề tâm vô song.

 

Vào ngày mồng bốn tháng sáu, một cách phấn khích, Pháp Vương nói lớn tiếng với khoảng một ngàn đệ tử: “Hôm nay ta lập thệ nguyện này, và biểu thị Bồ đề tâm vô song: Trong trường hợp tốt nhất, dẫn dắt mọi sinh loài trên cõi Jambudvipa (Diêm Phù Đề) tới sự giải thoát, nếu không thể thì trong khả năng trung bình, cứu vớt tất cả các sinh loài của những quốc gia vĩ đại ở trung tâm, và ít nhất là đặt toàn thể nhân dân Tây Tạng trên con đường giải thoát.”

 

 

 

30. Đích thân gặp ba Đức Văn Thù

 

Tây Tạng, Đức Văn Thù có ba hiển lộ thông thường được thừa nhận, đó là Lạt ma Tsongkhapa của phái Gelugpa, Sakya Pandita Kun dga’ rGyal mtshan của phái Sakyapa, và Longchenpa của phái Nyingmapa. Mỗi người Tây Tạng đều biết ba vị này. Nhờ những mức độ thành tựu không thể tưởng tượng nổi, đích thân Pháp Vương đã gặp gỡ mỗi vị, và thọ nhận những trao truyền, nhập mônquán đảnh.

 

Trong những năm ở Sershul, khi ngài mới bắt đầu nghiên cứu ‘Kho tàng Lý lẽ Đáng kể’, ngài đã trải nghiệm một vài khó khăn trong việc hiểu biết một vài ngôn ngữ khá sâu xa và khó khăn, vì thế ngài đã tập trung và cầu nguyện dữ dội với yidam (Bổn Tôn) của mình. Một đêm, trong trạng thái mộng sáng ngời, Sakya Pandita xuất hiện, và trao truyền cho ngài ‘Kinh Các Danh hiệu Chân thật’ cũng như ban cho ngài quán đảnh vô song. Sau khi thức dậy, không còn giáo lý thông thường và bí mật nào ngài không hiểu, và đặc biệt là mọi vấn đề trong những nghiên cứu luận lý đã biến mất như thể bơ gặp một lưỡi dao sắc. Ngài ngủ trong hai hay ba ngày liền. Sau khi thức dậy, ngài vô cùng phấn khích và thốt lên: “Tôi bệnh.”

 

Vào ngày mồng hai tháng bảy năm Hỏa Dần, ngài nghỉ trên giường. Thình lìnhtrước mặt ngài, một tia sáng trắng làm ngài nhói mắt, sau đó một Đạo sư vĩ đại xuất hiện, đội mũ học giả màu vàng có tai dài, mặc ba Pháp y, nước da như màu ngọc bích thuần tịnh. Ngài lập tức nhận ra Đạo sư vĩ đại này là Lạt ma Tsongkhapa. Vào lúc đó, ngài bước ra để tỏ lòng tôn kính. Vị Lạt ma vĩ đại truyền dạy ngài ‘Ba Phương diện Chính yếu của Con Đường’, và mỉm cười nói với ngài: “Hiện ta đang an trú dưới trướng của Đức Bồ Tát Di Lặc và tên ta là Manjushri (Văn Thù). Nếu trong các đệ tử của ông có ai muốn nhớ lại giáo lý ‘Ba Phương diện Chính yếu của Con Đường’ và hộ trì Tám Giới luật, nhờ quán đảnh bản tánh Giáo pháp, chắc chắn họ có thể hiện thân nhất thời vào cõi Tusita (Đâu Suất) để vui hưởng hạnh phúc Giáo pháp, và trong tương lai khi ta chứng ngộ Phật tánh, là vị Phật được gọi là Sư tử Gầm Rống, họ có thể trở thành những đệ tử đầu tiên và chính yếu của ta.” Sau khi nói những lời này, ngài trở thành ánh sáng và biến mất. Pháp Vương đã thuật lại câu chuyện này cho các đệ tử về việc gặp Lạt ma Tsongkhapa một cách sống động. Và về sau, nhiều Geshe phái Gelukpa và các tu sĩ từ Tawu và Drango đến nghiên cứu dưới trướng của ngài. Và thậm chí người ta còn thuộc lòng ‘Ba Phương diện Chính yếu của Con Đường’ và hộ trì Tám Giới luật thuần tịnh.

 

Vào mùa đông năm Mộc Dậu, trong thời kỳ truyền dạy ‘Mạng Lưới Vĩ đại của những Ảo ảnh’ cho hàng ngàn đệ tử, nhiều dấu hiệu kiết tường đã xảy ra. Một hôm, Pháp Vương đang ngồi nhắm mắt và suy niệm trong phòng ngủ, thình lình lúc mở mắt, ngài chỉ có thể nhìn thấy Đức Longchenpa Tôn kính Vĩ đại cùng với Khandro Yeshe Tsogyel giữa vô số bó ánh sáng năm màu. Các ngài hạ xuống và ban cho ngài những nhập môn sâu xa về ‘Mạng Lưới Vĩ đại của những Ảo ảnh’. Sau khi chấm dứt, các ngài phóng lên và bay đi, không để lại một dấu vết. Trong trạng thái vô cùng phấn khích, ngài nhanh chóng ghi chép toàn bộ lời chỉ dạy của nhập môn vừa nhận. Hiện nay nó đã được ghi chép trong tuyển tập tác phẩm của ngài, và nhập môn được ban cho các đệ tử nội địa và hải ngoại của ngài một cách chính xác.

 

Rinpoche đã đích thân gặp những vị lãnh đạo của truyền thống Gelukpa và Sakyapa, khiến ngài hoàn toàn kết hợp và hợp nhất với các truyền thống Geluk, Sakya, Nyingma v.v.. hiện hành của Phật giáo Tây Tạng không chút mâu thuẫn.

 

 

 

31. Sở hữu con mắt Trí tuệ

 

Loài rắn thường làm hại con người là điều rất thông thường. Và đặc biệt là trong xứ Tây Tạng nhiều núi non, các rắn độc thường xuyên xuất hiện để tìm cơ hội gây tác hại cho con người. Vì thế, trong quá khứ, một sự kiện thường xảy ra là con người chết vì một vết rắn cắn độc hại. Nhưng những khả năng dự đoán của Đạo sư vĩ đại quả là có thể cứu con người khỏi sự tổn hại.

 

một lần, căn lều gia đình của Rinpoche di chuyển đến một nơi gọi là Yar chen, và một bà lão tên là Dzi lo ở làng Nubzur đang thả con ngựa của mình ăn cỏ trên một sườn núi gần đó. Vào buổi trưa, bà đến nơi Pháp Vương đang ăn trưa với gia đình, và họ niềm nở mời bà tham dự. Trong khi ăn, Pháp Vương chuyện trò với bà, ngài hỏi: “Ở nhà bà có xạ hương không?” “Dạ con có, nó được bọc trong một chiếc bao da.” “Bà có biết cách tránh tai họa khi bị một rắn độc cắn vào chân?” Dzi lo nói trong sự bối rối: “Không, con không biết.” “Nếu đã bị cắn, bà phải đặt xạ hương trong nước, và sau một lát chà xát trên vết rắn cắn, như thế bà có thể giải độc vết thương.” Sau khi ăn trưa xong, Dzi lo chào từ biệt, lúc đó Rinpoche lại bảo bà đừng quên phương pháp này.

 

Bà ra khỏi chiếc lều, và dắt ngựa của mình quay về. Khi đến một nơi gọi là Ya cung, bà ngồi xuống nghỉ ngơi. Một con rắn độc cắn bà nơi mắt cá chân, và lập tức lẩn vào hang.

 

Bà ta chịu đựng sự đau đớn ghê gớm và vội vã trở về nhà, nhưng các thành viên khác của gia đình không có nhà. Bà tự nghĩ: Làm sao đây, khi nọc độc bắt đầu lan rộng, đời ta sẽ vô cùng nguy hiểm. Thình lình nhớ lại lời khuyên của Rinpoche, bà lập tức lấy xạ hương và làm như đã được căn dặn. Kết quả là bà được cứu khỏi nguy hiểm. Bà cảm thấy vô cùng tin tưởng nơi Đức Pháp Vương, và khi gặp những người khác, bà kể lại câu chuyện thật kỳ diệuPháp Vương đã biết điều sắp xảy ra. Ngày nay, bà vẫn còn sống khỏe mạnh.

 

Hơn nữa, có một vị Khenpo tên là Chos pad, thời còn nhỏ sống với bà mẹ. Dù không giàu có, họ vẫn sống một cuộc đời tốt đẹpsở hữu một nắm châu báu được truyền qua các thế hệ. Về sau ông trở thành một tu sĩ, và tốt nghiệp Khenpo dưới sự dạy dỗ của Pháp Vương.

 

Một hôm, ông mất cả ngày để khẩn cầu Pháp Vương truyền dạy. Rinpoche đã chấp thuận ước nguyện của ông, và vào buổi trưa họ cùng dùng bữa. Họ vui vẻ trò chuyện trong khi ăn sữa chua và những viên bột tsampa. Thình lình, Pháp Vương cản ông lại và nói: “Tệ quá, điều gì đó đã xảy ra ở nhà con!” Sau khi nói điều này ngài lấy ra một lưỡi dao Phurba, đưa nó cho Khenpo Chos pad và nói: “Hãy lập tức đi ra ngoài, chỉ lưỡi dao về phía nhà con, và tụng thần chú Dorje Phurba lớn tiếng.” Vị Khenpo rất lo lắng, chạy ra, hướng về nhà của mình và bắt đầu trì tụng. Cùng với ông, Pháp Vương bắt đầu tụng: “Om Gele Gelaya Hong Peid,” nghe như sấm, làm trái đất rung lắc trong sự phẫn nộ dữ dội đến hơn một ngàn dặm. Những người không hiểu biết tình huống vô cùng sợ hãi, đến độ lông tóc dựng đứng, và linh hồn họ thoát khỏi thân thể. Sau một lát, Rinpoche nói với Khenpo Chos pad: “Bây giờ mọi sự đã tốt lành.” Sau khi chấm dứt bữa ăn, Khenpo Chos pad trở về nhà một cách vui vẻ. Chỉ khi về nhà, ông mới hiểu rõ điều gì đã xảy ra, và trải nghiệm một niềm tin lớn lao vào mức độ thành tựu của Pháp Vương.

 

Điều đã xảy ra là mẹ ông ra khỏi nhà để đưa bày gia súc lên núi, và căn lều để trống. Vào lúc đó, một tên trộm đã lẻn vào nhà, tìm kiếm những món có giá trị, và đặt tất cả những đồ châu báu tìm thấy trong một chiếc túi. Anh ta vui mừng khôn xiết và sẵn sàng chạy ra, thì bất thình lình khắp thân anh bắt đầu rung lắc, và anh ta mất trí. Khi đó anh bỏ rơi chiếc túi và chạy trốn, hoàn toàn không thể kiểm soát.

 

 

 

32. Niềm tin vào việc truyền bá Giáo pháp và làm lợi lạc cuộc đời

 

Ngày nay tăm tiếng của Pháp Vương đã lan rộng cả xứ Tây Tạng, và danh tiếng của ngài bao trùm khắp nơi, hầu như mọi người đều biết đến ngài. Mọi lời nói hay hành động của những Bồ Tát vĩ đại này có ảnh hưởng rộng rãi và hàm ý sâu xa. Trong những năm gần đây, bất chấp nhiều bệnh tật mà Pháp thân của ngài phải chịu đựng, ngài đã du hành rộng rãi nhiều nơi trên toàn thế giới để thiết lập rộng rãi những mối ràng buộc định mệnh với mọi sinh loài. 

 

Bậc có đức hạnhđại không bao giờ mau chóng tham dự vào bất kỳ hành động nào ngay lúc một tư tưởng nào đó khởi lên, như những người tầm thường thực hiện. Trước khi hành động, không chỉ suy niệm sâu xa, các ngài cũng bảo vệ kỹ càng niềm tin xảy ra bất ngờ. Những người bình thường không thể hiểu được sự nhìn xa và khôn ngoan sắc sảo của Pháp Vương. Năm 1986, khi ban những nhập môn cho nhiều tu viện khắp miền Dokham, Pháp Vương và đoàn tùy tùng đã viếng thăm nhiều tu viện nổi tiếng và những núi non linh thánh của Tây Tạng. Trong lúc ngài ở tại tu viện gNas nang, tu viện không chỉ cung cấp những nhu cầu hàng ngày của Pháp Vương một cách hoàn hảo, nhưng để biểu lộ sự tôn kính, họ đã cúng dường nhiều vật phẩm quý báu. Khi tụ họp các môn đồ, Rinpoche nói: “Những món cúng dường này không cần thiết đối với ta. Trong tất cả những vật phẩm ta chỉ chọn hai món, một là một tấm đệm, và cái kia là dây cương. Hôm nay ta muốn quán sát định mệnh chi tiết, ngay bây giờ toàn thể Tăng đoàn phải trì tụng thần chú định mệnh chi tiết trước mặt các pho tượng PhậtTam Bảo, và sau đó chúng ta sẽ hiểu rõ vì sao hai món đồ này được chọn. Nếu tấm đệm được chọn, điều này cho thấy ta nên an trụ ở một nơi và truyền bá Giáo pháp. Nếu dây cương được chọn, nó sẽ tượng trưng cho định mệnh là ta nên du hành đây đó và làm lợi lạc rộng lớn cho mọi cuộc đời bằng sự truyền bá Phật giáo.” Tăng đoàn bắt đầu nỗ lực trì tụng thần chú trước mặt các pho tượng Phật đầy năng lực. Cuối cùng tất cả khám phá ra rằng kết quả đã rơi một cách chính xác vào sợi dây cương. Pháp Vương mỉm cười sau khi nhìn thấy kết quả và nhặt dây cương lên: “Một cách hiển nhiên, từ nay ta sẽ bắt đầu du hành nhiều nơi để truyền bá Giáo phápgiải thoát của mọi cuộc đời. Sang năm ta sẽ thực hiện một chuyến hành hương tới Ngũ Đài Sơn (Wu Tai), và sau đó ta sẽ du hành tới nhiều quốc gia trong hành tinh này.”

 

Tiếp theo đó, họ đến ngọn núi linh thánh rBa zhabs Brag dkar, nơi đã có được một viên ‘Ngọc Mây’ quý hiếm. Một hôm, khi Pháp vương đang giảng dạy cho vài ngàn đệ tử, thình lình ngài nói: “Có lẽ địa điểm này có một viên đá vô cùng đặc biệt, ai có thể tìm thấy nó, xin đưa nó cho ta. Với quý vị nó không ích lợi chút nào. Nhưng đối với ta, nó sẽ trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng cho ta trong sự nghiệp truyền bá Giáo pháp và làm lợi lạc cuộc đời. Mẩu đá này, dù thời tiết nóng hay lạnh, luôn luôn có vẻ ẩm ướt và đôi khi nó chiếu rọi một ánh sáng đen chói lòa.” Ít ngày sau, khi Rinpoche đang sống tại Be lo Ri khrid, một người chăn nuôi gia súc mang viên đá đến cho ngài. Rinpoche rất hài lòng và nói: “Niềm tin vào việc truyền bá Giáo pháp trong tương lai của ta dựa vào hòn đá này.” Ngài đã tặng cho người nuôi gia súc một chiếc khăn lễ trắng thanh tịnh. Khi Rinpoche nhận thấy viên đá mất đi sự chói lọi và trở nên hoàn toàn đen xỉn, người chăn nuôi gia súc đã thuật lại câu chuyện có được viên đá… Một hôm, một âm thanh như tiếng sấm xuất hiện trên bầu trời, họ đi ra và nhìn thấy một hòn đá lộng lẫy rơi gần chiếc lều của mình. Họ nhặt viên đá lên và giữ viên đá trong lều. Nhưng gia đình họ có một người lớn tuổi hút thuốc, về sau ông ta bắt đầu sử dụng hòn đá để nghiền sợi thuốc lá, khiến cho hòn đá trở nên dơ bẩn và mất đi vẻ sáng láng và rực rỡ nguyên thủy. Rinpoche lập tức xông khói viên đá bằng hương trầm, rửa nó nhiều lần, và trì tụng các Kinh điểngia lực cho viên đá. Ngài lại gia trì viên đá, và dần dầnlấy lại sự thanh tịnh nguyên thủyánh sáng chói lòa của mình.

 

 

 

33. Khám phá một hang động xưa

 

Cùng năm đó, Pháp Vương đưa nhiều đệ tử tham dự chuyến hành hương núi Me ne, và họ cư ngụ tại tu viện gNas nang. Mặt trời vừa rời khỏi chân trời thì Pháp Vương nhập vào một thiền định ngắn. Trong thị kiến của ngài, nhiều bản văn của các Dakini xuất hiện. Ngài lập tức nói với người bảo vệ: “Mang lại cho ta giấy bút!” Vào lúc đó ngài ghi lại những lời sau đây:

 

Ở hướng đông nam, bên phải của địa điểm này,

Tại một địa điểm thứ ba của viên ngọc tâm yếu màu đỏ,

Giữa bụi rậm trên đồng bằng như-gương,

Các món cúng dường tập thể gồm những dấu ngón tay, các tác phẩmbảo tháp,

Cô gái mãnh hổ sẽ dâng một katak (khăn lụa dài),

Nếu đúng thời điểm, có thể tìm thấy nó.

 

Sau đó họ tập trung hai mươi cô gái có dấu hiệu ngôi sao mãnh hổ và mười cậu con trai. Ngài nói với họ: “Ngay bây giờ, tất cả các con bắt đầu lên đường theo hướng đông nam để tìm kiếm một hang động, vị trí của nó ở trong một phần ba của một tảng đá có hình dạng trái tim, tảng đá này ở giữa một cánh đồng bằng phẳng như một tấm gương, và lối vào hang động có nhiều cây cối vây quanh.” Bọn trẻ đi tìm sơn động thiền định. Trong lúc đó, Pháp Vương và các đệ tử đi tới động của Đức Liên Hoa Sanh, và trì tụng những lời cầu nguyện xin gia hộ. Trong động, cam lồ bắt đầu chảy một cách tự nhiên, và những người ở bên ngoài có thể nghe thấy âm nhạc kỳ diệu và ngửi được mùi hương thơm ngát đến từ hang động. Họ tiếp tục với những món cúng dường Văn Thù tập thể. Vào lúc này, đám trẻ đi tìm động thiền định đã trở về. Chúng tường trình cho Pháp Vương vị trí gần đúng của hang động và những trải nghiệm của chúng. Rinpoche rất hài lòng, ngài mỉm cười và nói: “Định mệnh xảy ra bất ngờ rất tốt lành và đầy đủ.” Lạt ma lại yêu cầu một vài người khác và nói: “Bây giờ các con tới hang động, và vào động Dakini bí mật ở bên phải, kiểm tra kỹ xem các con có thể thấy những hiển lộ tự nhiên của hình ảnh Phật, dấu tay của Dakini, các Kinh điển, bảo tháp và những món cúng dường tập thể của Dakini hay không.” Kết quả là tất cả những điều đó đều được khám phá. Vì thế họ đã tìm ra hang thiền định của Vimalamitra và hang động bí mật của dakini. Suốt trong lịch sử, nhiều bậc đức hạnh vĩ đại đã trải qua vô số gian khó để tìm kiếm hai động cổ xưa huyền bí này theo nhiều tiên tri, nhưng nghiệp chướng bất ngờ đã không bao giờ chín muồi, vì thế họ không bao giờ tìm ra chúng. Nhưng lần này, Pháp Vương đã dựa theo những ghi chép terma của terton Matiratna, khám phá một cách êm ả nhưng rất thiết thực hang động vô danh đối với nhân loại này. Pháp Vương nói: “Nếu ta thực hành trong động này, ta có thể nhận những quán đảnh siêu hình vô song, việc thực hành trong hang động của Vimalamitra có thể tiệt trừ sự thiếu tỉnh giác, thực hành trong bảy ngày ta có thể thọ lãnh sự chấp nhận riêng của Vimalamitra, cũng như một trăm thực hành thiền định. Trong động bí mật của Dakini, nếu một người tinh thông trình tự của giai đoạn Phát triểnThành tựu, và tham dự vào mười ngàn cúng dường tập thể, nhất định người ấy sẽ có thể hóa thân vào các cõi thuần tịnh mà không từ bỏ thân vật chất của mình…” Ngày nay, vô số người vẫn thực hành trong hang động hay hành hương đến đó.

 

 

 

34. Những dấu hiệu hiếm hoi của sự thành tựu

 

Một bậc thành tựu vĩ đại đã hoàn thành mọi công đức bên trong, đồng thời vị ấy cũng có thể hiển lộ vô số những biểu lộ trong trái đất để làm lợi lạc mọi sinh loài. Theo những tiên tri trước đây của Kim Cương Pháp Giới, khi Pháp Vương là Lerup Lingpa, ngài đã đồng thời tự hiển lộđại thành tựu Kun bzang Chos grags của Tawu.

 

Đại hiền trí Kun bzang Chos grags của Tawu, là một đại thành tựu giả của trí tuệ sâu xatối thượng. Những lời mà ngài nói vào lúc gần mất cũng là bằng chứng của điều đó. Về sau, thị giả Ahwa hỏi ngài một cách buồn bã: “Đạo sư, sau khi ngài mất, chúng có nên đi tìm hiện thân của ngài? Con khẩn cầu ngài từ bi cho biết, làm sao chúng con có thể tiếp tục lớp học Giáo pháp này…” Đạo sư mỉm cười và nói: “Về hiện thân của ta, không cần đi tìm khắp nơi, bởi trong tương lai một bậc đức hạnh vĩ đại, người có thể học thuộc lòng ‘Kinh Các danh hiệu Chân thật của Văn Thù’, sẽ đến đây và xây dựng lại trụ sở Giáo pháp này. Ngài sẽ là hiện thân của ta.” Sau đó, trong khi nói về những công đức của việc hộ trì các giới nguyện, và lau bóng cái bát của mình, ngài yên lặng nhập niết bàn.

 

Sau khi đã khám phá hai hang động bí mật, Pháp Vương và đoàn tùy tùng đi hành hương đến núi Go bo linh thánh. Về sau, nhiều Đạo sưđại từ Minyak, dựa vào các tiên tri Kim cương Pháp Giớisự kiệnPháp Vương có thể học thuộc lòng ‘Kinh Các danh hiệu Chân thật của Văn Thù’, và bằng chứng khác, đã quyết định một cách không lầm lẫn rằng hiển lộ trong trái đất của Rinpoche là Kun bzang Chos grags. Pháp Vương đã thiết lập một học viện ở đây, và đã chỉ dạy nhiều người có niềm tin nơi ‘Kinh Các danh hiệu Chân thật của Văn Thù’ và ‘Nhập Bồ Tát Hạnh’, cùng với ‘Giải thoát nhờ việc Lắng nghe trong Bardo’ cho một ít đệ tử thuần thành.

 

Vào ngày kiết tường của tháng Đức Phật Thích Ca hạ thế từ cõi trời, trên đỉnh Núi Gobo, vô số đệ tử đã tụ hội như những đám mây. Vào lúc này, Pháp Vương đã thiền định kế bên tảng đá lớn trong một thời gian ngắn. Và sau đó ngài đã khám phá một pho tượng Thích Ca Mâu Ni từ tảng đá. Đám đông đã thở dài khi chứng kiến biến cố này. Xưa kia Đức Padmasambhava đã đích thân đưa pho tượng này cho các tinh linh bảo hộ, và họ đã được lệnh trong tương lai trao nó cho hiển lộ trên trái đất của Kim Cương Điều phục Quỷ ma. Sau khi nhận pho tượng này, Pháp Vương đã lập tức dùng nó gia hộ cho đám đông. Về sau trước mặt ngọn núi, trên một tảng đá mòn lớn, Rinpoche đặt bàn chân ngài xuống và để lại thật rõ ràng một dấu chân sâu một in-sơ (2,54 cm), để lại một bằng chứng hùng hồn cho nhiều người hoài nghi. Ngày nay nhiều đoàn hành hương vẫn viếng thăm địa điểm này.

 

Ta có thể để ý thấy trên khắp xứ Tây Tạng, thần chú Quán Thế Âm được khắc trên đá, cũng như một vài đống thần chú Mani vô cùng ấn tượng. Nhưng các thần chú xuất hiện một cách tự nhiên nhờ những thành tựu sâu xa của các yogi vĩ đại, thì vẫn vô cùng hiếm hoi. Trong thời kỳ Pháp Vương đang tu tập thực hành Hồng Quán Âm ở đây, nhiều thần chú Quán Thế Âm đã xuất hiện một cách tự nhiên trên các tảng đá. Đôi khi, khi ta nhìn chòng chọc tảng đá, một thần chú Hồng Quán Âm sẽ xuất hiện một cách rõ ràng. Và bây giờ thậm chí sau hơn mười lăm năm, chúng vẫn rất dễ nhận ra. Tất cả những người hiện diện trải nghiệm niềm tin lớn lao nơi các năng lực thiền địnhgiác ngộ của đại hành giả.

 

Trên những mặt đất thiêng liêng này của Xứ Tuyết Tây Tạng, nhiều ngọn núi linh thánh của quán đảnh vĩ đại có thể được tìm thấy, nhưng ngọn Núi dmu rdo nổi tiếng nhất thực sự nổi bật trong đám đông, như thể đó là thánh địa nơi nhiều bậc thành tựu vĩ đại đã đạt được những thành tựu phi thường. Nó cũng là một trong những ngọn núi linh thánh được Đức Liên Hoa Sanh gia hộ, và nhiều hành giả của Giáo pháp coi nó là nơi chốn tốt lành nhất cho thực hành Phật giáo. Trong chuyến hành hương, khi Pháp Vương đưa các đệ tử đến đó, sau khi tắm rửa và chấm dứt lễ gia hộ dưới chân núi, một điều thực sự kỳ lạ đã xảy ra: trên núi thình lình xuất hiện hai bảo tháp Phật giáo chưa từng được nhìn thấy trước đó. Dĩ nhiên là trong vùng này nhiều biến cố kỳ diệu đã xảy ra, và những người địa phương đã khá quen với chúng, nhưng hai cái tháp không phải do con người làm ra đã thực sự trở thành hiện thực một cách tự nhiên và vẫn là hiện tượng lần đầu tiên được nhìn thấy. Tin tức không chỉ làm sửng sốt dân làng ở địa phương, mà còn được truyền bá khắp nơi, khiến cho nhiều khách hành hương bắt đầu viếng thăm địa điểm này hay đến đó nhập thất

 

Cùng năm đó, Pháp Vương đã viếng thăm bảy mươi ba tu viện chính của các phái Geluk, Nyingma, Sakya và Kadam ở Tawu, Drango, Dartsemdo và Kandze. Và ngài đã đi hành hương năm ngọn núi linh thánh của thân, ngữ, tâm, công đứchoạt động của Đức Liên Hoa Sanh. Rinpoche đã giảng dạy Tăng đoàn của tất cả những tu viện mà ngài viếng thăm, và nói: “Các hoạt động Phật giáo nên chủ yếu nghiên cứu, suy niệm và thực hành. Nếu người nghiên cứu Phật giáo không hiểu điều này, điều đó nên được coi là một sự ô danh lớn lao. Là các tu sĩ, quý vị không nên đi theo những người hoang dã trong xã hội một cách mù quáng, nhưng nên sử dụng Giáo pháp chân chính để điều phục sự tương tục ngang bướng của quý vị.” Pháp Vương đã rót chất cam lồ Giáo pháp trên bảy mươi ba ngôi đền, tu viện và học viện Phật giáo, và đã tái gia hộ và tịnh hóa nhiều ngọn núi linh thánh, bị ô uế nặng nề về mặt tâm linh khắp trong nhiều năm rối loạn. Hơn nữa, ngài đã thúc đẩy nhiều cư sĩ hộ trì mười thiện hạnh, từ bỏ sự trộm cắp và những ác hạnh khác. Mọi người nên trì tụng ít nhất một trăm triệu lần tâm chú Văn Thù. Như thế khiến cho tất cả mọi người từ vùng Kham trải đời mình trong việc trì giữ điều tốt lành, rải rắc hương thơm của lòng nhân từ và sự thịnh vượng trên khắp miền đất.

 

35. Mở màn việc truyền bá Giáo pháp trong những người Hán–Trung quốc

 

Tôi không biết có ai từng thực hiện những thống kê xem có bao nhiêu Phật tử trong 1,2 tỉ người Trung quốc. Tỉ lệ có thể là một phần ngàn? Rõ ràng là có một khác biệt lớn lao với người Tây Tạng mà hầu như tất cả đều là Phật tử. Sự kiện này không thể không gây nên lòng bi mẫn của nhiều Đạo sư vĩ đại.

 

Đó là những năm 1980, trên khắp lục địa những thay đổi to lớn đã xảy ra. Đặc biệt từ khi quốc gia mở cửa, mọi sự đã đổi mới. Nhiều thành phố đã thay đổi như thể chỉ trong một đêm, và vô số nhà chọc trời xuất hiện như nấm. Những công ty kinh doanh quốc tế và những tập đoàn thương mại bắt đầu cạnh tranh. Công nghệ cao của Trung quốc trở thành một trong hàng ngũ công nghệ đỉnh cao của thế giới. Và sự phát triển hạnh phúc vật chất của nó khiến phần còn lại của thế giới lúng túng.

 

Nhưng từ một góc độ khác, các sự việc dường như không có cái lạc quan đó. Đạo đứcluân lý của người dân ở trên đà lao dốc, và không quá khó để nhận ra tốc độ tội phạm, tốc độ ly dị v.v.. luôn luôn tăng trưởng. Từ cái nhìn bồn chồn lo lắng về diện mạo của người dân thành thị, ta có thể khẳng định ở trong đó bao nhiêu người đau khổ, bao nhiêu cay đắng mà họ phải gánh chịu, và bao nhiêu trống rỗng mà tất cả họ có ở trong lòng… Thế giới tinh thần của họ đã trở thành một sa mạc căng rộng và bị phế bỏ.

 

Đặc biệtPhật giáo đã đạt tới mức độ suy tàn tệ hại nhất, bất chấp số lượng lớn lao những điện thờ và tu viện. Ở bên ngoài công trình kiến trúc tuyệt đẹp trĩu nặng vàng và bạch kim ở những vùng phụ cận thiêng liêng của chúng, bên trong bị sửa đổi đến nỗi chỉ có một số không đáng kể những điện thờ Phật giáo chân chính bị bỏ quên. Thậm chí nhiều tăng đoàn đắp y vàng đã không hiểu biết thực tiễn chút nào về Phật giáo, chưa nói đến nhiều cư sĩ coi việc đốt nhang và tỏ lòng tôn kính Đức PhậtPhật giáo chân chính, và không hiểu gì về ý nghĩa đích thực của nó. Vì thế không quá lạ lùng rằng rất nhiều người đã coi Phật giáo là một loại mê tín.

 

Để giải thoát vô số người trong lục địa, vào năm 1986, Đức Pháp Vương đã bắt đầu bày tỏ những ý định rải chất cam lồ Giáo pháp cho người Hán, để tưới ướt nền tảng khô cằn của trái tim người Trung quốc. Bởi chủ yếu Hán-Trung quốc là cõi chuyển hóa của Đức Văn Thù, Pháp Vương đã chuẩn bị hành hương Ngũ Đài Sơn, một ý định mà ngài đã loan báo cho hơn sáu ngàn đệ tử trong một lễ nhập môn vào năm 1986…

 

Một buổi sáng, trong một nhập môn ‘Mạng lưới các Huyễn hóa của Đức Văn Thù’, vào lúc trì tụng việc thỉnh mời Bổn Tôn, từ tòa ngồi, Pháp Vương thình lình đứng bật dậy, và nhẹ nhàng rơi xuống đất. Ngài thiền định sâu trong một lát và nhẹ nhàng nói: “Ngay lúc này, trong kinh nghiệm của ta, từ Ngũ Đài SơnTrung quốc, Đức Văn Thù và Vimalamitra đã đích thân đến đây và thỉnh mời ta viếng thăm Ngũ Đài Sơn vào năm sau. Từ nay trở đi ta bắt đầu thiết lập những quan hệ định mệnh với người Hán-Trung quốc và chuyển hóa họ. Trong tương lai, học viện của chúng ta có thể có nhiều học viên Trung quốc đến để nghiên cứuthực hành Giáo pháp.”

 

Cũng trong năm đó, khi thực hiện việc hành hương nhiều ngọn núi linh thánh, sự kiện này cũng được biểu thị một cách rõ ràng. Khi viếng thăm núi bSod thog, Pháp Vương đi vào động Yamantaka và nói: “Những quán đảnh của ngọn núi Văn Thù thiêng liêng này rất mãnh liệt, qua năm tới chúng ta phải viếng thăm Ngũ Đài Sơn (Núi Wu Tai). Vào lúc này, chúng ta phải thiết lập một vận mệnh chiến thắng theo hoàn cảnh, và trước hết hãy thực hiện những lễ cúng dường tập thể cho Đức Văn Thù. Bây giờ tất cả các ông ra ngoài.” Ngài đã ra lệnh tất cả các đệ tử rời khỏi hang động, và ngài ở lại để thiền định đơn độc.

 

Khi thỉnh mời Hộ Pháp, cần có một cô gái mười hai tuổi, nhưng trong những môn đồ hiện diện chỉ có một bé gái mười một tuổi. Sau khi chấm dứt các lễ cúng dường, Pháp Vương rời khỏi hang và bắt đầu đi nhiễu quanh ngọn núi. Từ phía trước, một tu sĩ mặc y vàng bước lại gần ngài, ông ta mỉm cười và nói: “Ngài và các môn đồ của ngài sắp đi hành hương Ngũ Đài Sơn vào năm tới. Tôi rất sung sướng về điều này. Ở đây tôi có một quyển sách tên là ‘Biên niên sử của Núi Năm Ngọn’. Sau khi nói điều này, vị tu sĩ đưa quyển sách cho ngài và không lâu sau đó đã biến mất không chút dấu vết. Khi xem xét tỉ mỉ quyển sách, họ khám phá ra rằng nó viết bằng chữ Tây Tạng, nhưng điều lạ lùng là ở một mặt, ta có thể nhìn thấy những dấu hiệu của chữ Trung Hoa cổ. Pháp Vương nói: “Đây là một terma được đích thân vị Hộ Pháp công bố, nhưng bởi trong các lễ cúng dường, chúng ta không tìm ra một cô gái mười hai tuổi, niềm tin theo hoàn cảnh không đủ tốt lành, quyển sách này có thể không đầy đủ.” Các đệ tử đã kiểm tra quyển sách thật kỹ lưỡng và nhận ra rằng quả thật nó thiếu mất một trang.

 

 

 

36. Đích thân gặp Đức Văn Thù

 

Để truyền bá Phật giáo tại Hán-Trung quốc, và để nhận các đệ tử Trung Hoa may mắn, vào ngày mồng sáu tháng tư năm 1987, Học viện Phật giáo Ngũ Minh ở Sertar đã có vẻ thật khác thường. Tất cả tăng đoàn thức dậy thật sớm và thực hiện những chuẩn bị cuối cùng trước khi bắt đầu một chuyến du hành… Mặt trời mùa xuân lúc sáng sớm lơ lửng trong bầu trời xanh không mây, có vẻ còn sáng ngời hơn trước.

 

Toàn bộ đoàn tùy tùng gồm mười ngàn người Tây Tạng đã cùng đi với Pháp Vương. Một số người đã đi sớm hơn bằng xe tải, qua Tu viện Kumbum Jampaling tới Ngũ Đài Sơn. Trong khi đó, trước hết Rinpoche và một nhóm nhỏ đệ tử đến Thành Đô (Chendu), ở đó họ thực hiện một chuyến hành hương tới những thánh địa gồm núi Nga Mi (Emei) và Lạc Sơn (Leshan). Sau đó họ đáp máy bay tới Bắc Kinh.

  

Vào ngày hôm sau, ngài và các đệ tử đã đến thánh địa Phật giáo linh thiêng Ngũ Đài Sơn ở tỉnh Sơn Tây (Shanxi). Ngũ Đài Sơn vào tháng Tư ngập đầy những sắc màu của mùa xuân, những đóa hoa và lá xanh, nhiệt độ rất dễ chịu và gió dịu dàng thổi. Toàn vùng là trụ xứ của mùa xuân đang đến. Cho tới lúc đó, nhiều tăng đoàn từ Tứ Xuyên, Thanh Hải và Tây Tạng bắt đầu đến, ngập đầy toàn bộ ngọn núi với những chiếc y đỏ, làm tăng thêm một nét thoảng tráng lệ vô hình chưa từng được nhìn thấy cho ngọn núi lừng danh thế giới này. Khả năng của người Tây Tạng là thực sự thích ứng với hoàn cảnh mới khiến người khác ganh tị, và vẻ thư thản trong tính khí của họ gây ấn tượng cho nhiều người Trung quốc. Nhiều người ở lục địa Trung quốc nghe tin ngài đến, đã bắt đầu tràn tới như mây từ mọi hướng, cũng tạo nên một nhóm người đông đảo và tráng lệ. Hoàn cảnh rất thuận lợi, và nhiều dấu hiệu kiết tường có thể được chứng kiến ở khắp nơi. Đối với các đệ tử Mông Cổ và Trung Hoa, ngài chủ yếu trao truyền các giáo lý như ‘Bài kệ bao hàm Con đường Tiệm thứ đến Giác ngộ’, ‘Nhập Bồ Tát Hạnh’, v.v.. Trước tháp Xá Lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tất cả cùng trì tụng ‘Phổ Hiền Hạnh Nguyện’ vang dội khắp thung lũng. Ngài đã tuyên bố: “Tất cả những ai thực hiện mối nối kết với ta sẽ hóa thân vào cõi Dewachen.” Và đặc biệt để khuyến khích sự lan rộng của giáo lý Nyingmapa, ngài đã lập những pho tượng của vị sáng lập dòng Nyingmapa, Đức Phật thứ hai Liên Hoa Sanh, trong toàn bộ hơn năm mươi tu viện. Hơn nữa, ngài xây dựng một điện thờ Đức Văn Thù, điện thờ Đức Tsongkhapa v.v.. Từ đó trở đi, Rinpoche đã bắt đầu đón nhận rộng rãi vô số đệ tử Hán-Trung quốc.

 

Thường thì ngài sống tại đỉnh Bồ Tát trong toàn bộ thời gian, nhưng một hôm, sau khi giảng Pháp, ngài đã di chuyển đến động Thanh niên Nhân từ May mắn mà không báo trước. Không lâu sau đó, không từ nơi đâu, bảy đứa trẻ xuất hiện. Ngài giảng dạy Pháp cho chúng, vào lúc đó chúng rời đi mà không để lại vết tích nào. Thật đáng ngạc nhiên là những điều đó vẫn còn hiện diện ở khắp nơi.

 

Sau đó ngài đi vào sự cô tịch nghiêm ngặt trong hai mươi mốt ngày. Vào ngày hai mươi chín tháng Tư, trong trạng thái thuần tịnh, bản tánh trí tuệ nền tảng của chư Phật trong mọi thời, Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện một cách sống động. Thân ngài sắc vàng, đội vương miện năm vị Phật, với một mặt và hai tay. Bàn tay trái ngài cầm Kinh điển Phật giáo, bàn tay phải dơ cao thanh gươm báu. Ngài ngồi trong tư thế hoa sen Kim Cương, trang điểm đầy đủ và an trú trong sự an bình tự nhiên. Pháp Vương tràn ngập niềm vui, và lòng sùng mộ của ngài thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn, vào lúc đó ngài đã viết theo phong cách bài ca kim cương: Con hoàn toàn như một đứa trẻ không có sự hỗ trợ nào khi mong chờ bà mẹ một cách tuyệt vọng, ngày đêm dõi tìm bóng ngài với lòng sùng mộ vĩ đại nhất, nhưng cho đến nay, con không hề biết ngài ở đâu. Hôm nay con ở đây với mười ngàn đệ tử, đã du hành hàng ngàn dặm và trải qua nhiều gian khổ, con đến đây từ nơi rất xa ở Tây Tạng, tất cả là bởi con muốn tìm ngài…

 

Trước mặt Đức Văn Thù, ngài đã bày tỏ ước muốn chân thành của mình: đời này tiếp nối đời kia, con sẽ giải thoát những sinh loài bị vướng kẹt trong vòng tái sinh đau khổ này, con sẽ giải thoát họ khỏi tình trạng nan giải của nghiệp chướng mê lầm, và để họ đi vào Pháp giới tối hậu, thọ nhận hỉ lạc vô song. Trong thời gian này, với trí tuệ xuất phát từ giác tánh tự nhiên, ngài đã biên soạn nhiều tác phẩm sâu xa về các bí quyết thực hành như ‘Điểm Sáng Trí tuệ Tâm yếu của Lời Khuyên dạy Trung kiên’, v.v.. 

 

Về sau, ngài bắt đầu lên đường tới một nơi mà ‘Kinh Buddhavatam Sakamaha’ đã mô tả là hang động Luo Yan Ku, nơi Đức Văn Thù an trụ trong thiền định. Ở đây, Rinpoche đã sống trong sự cô tịch trong mười bốn ngày. Ngài nói: “Trong toàn bộ thời gian, ta đã an trú trong trạng thái chói ngời suốt ngày và đêm.” Qua quán đảnh trí tuệ của Đức Văn Thù, ngài biên soạn ‘Thực hành Im lặng của pháp Đại Viên mãn Văn Thù—Giữ Đức Phật trong bàn tay’, và những tác phẩm chiến thắng vô hình khác về Đại Viên mãn. Đồng thời, vị Hộ Pháp là Vua Gesar đã xuất hiện trước ngài và tuyên bố mãi mãi bảo vệ và hỗ trợ cho sứ mệnh truyền bá Giáo pháp của ngài.

 

Tùy theo niềm tin riêng của nhiều đệ tử, một số có cơ hội nhìn thấy thủ ấn, các tác  phẩm (thần chú), thanh gươm v.v.. của Đức Văn Thù, nhiều dấu hiệu về thân tướng của Văn Thù như được mô tả trong ‘Biên niên sử về Ngũ Đài Sơn’. Nhưng thậm chí còn hài lòng hơn nữa là nhiều đệ tử của những cội rễ tâm linh sâu xa đã gặp Đức Văn Thù tối thượng một cách tự nhiên ở trong trái tim của chính họ.

 

 

 

37. Nhận bốn loại đệ tử Hán-Trung quốc

 

Khi ngài còn là một đứa trẻ, Đạo sư vĩ đại đã có một lòng sùng mộ không thể diễn tả đối với Đức Văn Thù, và từ rất sớm, ngài đã khao khát viếng thăm cõi thuần tịnh Ngũ Đài Sơn, nơi Đức Văn Thù an trú. Trước cuộc viếng thăm thực sự này, dựa trên khả năng yoga giấc mộng, ngài đã ba lần viếng thăm địa điểm này.

 

Một hôm, khi ngài đang ở động Thanh niên Vận may Tốt lành, ngài nói với các đệ tử: “Trong các giấc mộng của ta, ta đã viếng thăm thánh địa này ba lần. Một lần, gần tu viện Dorje ở đỉnh giữa, ta đã tìm thấy một hình tượng bằng đá bị hư hỏng của Đức Văn Thù dưới một thân cây. Ngay bây giờ ta muốn các ông đi tới giữa đỉnh và xem nó có ở đó hay không?” Những người phục vụ trong đoàn của ngài lập tức khởi hành đến đỉnh giữa, và quả nhiên, họ đã tìm thấy một hình tượng Văn Thù bằng đá dưới một gốc cây. Pho tượng được đem về Sertar và hiện được thờ trong điện Văn Thù trên Núi Garuda.

 

Trong hàng trăm ngày không thể quên được tại Ngũ Đài Sơn, ngài đã trao truyền ‘Bảy Kho tàng’ và nhiều giáo lý thông thường và bí mật cho các đệ tử Trung quốcTây Tạng. Và để làm lợi lạc các sinh loài trong tương lai, ngài đã trao nhiều giáo lý cho các Hộ Pháp để cất dấu như terma tại thánh địa này. Ở đó chúng sẽ chờ những người may mắn tái khám phá trong tương lai để làm lợi lạc vô số chúng sinh trong lục địa Trung Hoa.

 

Khi chuẩn bị trở về Tây Tạng, hàng ngàn đệ tử Trung Hoa đã nhiệt thành khẩn cầu ngài đừng rời đi và nói: “Bây giờ ngài phải trở về Tây Tạng, nhưng chúng con hy vọng rằng ngài sẽ quay lại Ngũ Đài Sơn càng sớm càng tốt, và ở lại đây một thời gian dài.” Ngài nói với họ một cách vấn vương: “Trong mùa xuân ấm áp, khi những đóa hoa bắt đầu nở rộ, ta đã đến Ngũ Đài Sơn giống như chim cu cu, chúng hát những bài ca cảm động cho quý vị, ta đã trao truyền rộng rãi Giáo pháp chiến thắng và kỳ diệu, và chúng ta cùng chia sẻ niềm vui Giáo pháp. Giờ đây những chiếc lá vàng đang bắt đầu rụng, và cơn gió lạnh lẽo bảo với chúng ta rằng mùa thu đã đến. Vào lúc này chim cu cu quay về Mông Cổ, giống như ta phải trở về Tây Tạng. Mọi sự tụ hội kết thúc trong chia lìa, và mọi cuộc đời kết thúc trong cái chết, đây là một định luật tự nhiên mà không ai trong chúng ta có thể thay đổi. Cho dù quý vị không cầu nguyện chim cu cu, chúng vẫn trở lại vào năm tới. Nhưng cho dù quý vị đã khẩn cầu ta một trăm lần, do bởi tuổi giàsức khỏe suy kém, có thể ta không còn cơ hội để viếng thăm thánh địa này một lần nữa. Ta hy vọng rằng quý vị hành động một cách tích cực, từ bỏ mọi hành vi xấu xa, và tập trung vào sự thực hành Giáo pháp chân chính. Nếu trong đời này chúng ta không có cơ hội gặp nhau một lần nữa, chẳng bao lâu, chúng ta sẽ có thể gặp lại nhau ở cõi Dewachen.” 

 

Giữa nhiều cảm xúc buồn bã của các đệ tử, ngài đã vẫy tay chào từ biệt những ngọn núi linh thánh được bao phủ trong sương mù buổi sáng. Điều khác biệt từ khi Rinpoche tới là một nhóm đông đảo tu sĩ đắp y vàng của Phật giáo Bắc Tông đã đi theo ngài trở về Tây Tạng, tới Học viện Phật giáo Ngũ Minh Larung, bắt đầu một chương mới cho lịch sử của các tu sĩ Trung Hoa vào Tây Tạng để nghiên cứu Phật giáo. Từ đó trở đi, những làn sóng người Hán-Trung quốc từ mọi nơi của lục địa đã bắt đầu tràn tới trong đại dương Phật Pháp mênh mông này, tới phạm vi trọn vẹn nhất khi vui hưởng hương vị cam lồ của Giáo pháp. Từ một ít tu sĩ vào lúc bắt đầu, dần dần đã phát triển thành nhóm tu sĩ rộng lớn gồm hơn sáu trăm người Hán-Trung quốc ngày nay.

 

 

 

38. Thực sự là một bữa tiệc lộng lẫy

 

Kể từ khi Phật giáo vào Tây Tạng hơn hai ngàn năm trước, miền đất này đã được gọi là ‘Xứ sở trung ương của việc phát triển Giáo pháp’. Niềm tin xác quyết nơi Tam Bảo thực sự trở thành bản năng trước khi sanh ra của dân tộc Tây Tạng. Và là một trong Tam Bảo, Tăng đoàn đã luôn luôn giữ một vị trí cao cấp trong đôi mắt của cộng đồng. Nhưng nếu bạn nghiên cứu lịch sử Tây Tạng, bạn sẽ khám phá ra rằng luôn luôn có rất ít sư cô, và đặc biệt nếu so sánh với con số đông đảo các tăng sĩ thì sự khác biệt thậm chí còn to lớn hơn. Do bởi những điều kiện tiên quyếttính cách lịch sử, dưới mắt những người Tây Tạng, chỉ có những cô gái không có chọn lựa nào khác mới trở thành sư cô, và đa số các gia đình sẽ coi việc con gái của họ trở thành một sư cô là một sự kiện đáng lúng túng. Sự kiện khác là trong nhiều Kinh điển, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ ra những thiếu sót của phụ nữ như ‘những ô nhiễm tinh thần trầm trọng…’ Vì thế, nếu ta không sở hữu đầy đủ công đức, việc chấp nhận nữ tăng đoàn có thể mang lại nhiều trở ngại cho sự nghiệp của ta. Vì thế, trong lịch sử, các Đạo sư lôi cuốn rộng rãi các sư cô thì thật ít ỏi. Khoảng một trăm năm trước, có lần Đạo sư Brag dkar ở Drango đã nhận tới một trăm sư cô, là điều vẫn được coi là một sự kiện lịch sử kỳ lạ.

 

Trong ‘Nhập Bồ Tát Hạnh’ có viết: ‘Giống như bà mẹ đầy bi mẫn, chư vị Bồ Tát chăm sóc đặc biệt những trẻ em bị bệnh, đặc biệtthương xót những người thấp thỏi.’

 

Năm 1988, Pháp Vương đã nói trước công chúng: “Tự khởi đầu, do bởi lòng đại bi, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đạo sư vĩ đại của chúng ta, đã cho phép phụ nữ được hưởng đặc quyền tương tự như nam giới để trở thành một sư cô. Nhưng bởi nhiều lý do, miền đất Tây Tạng không bao giờ biết đến một nhóm nữ tu sĩ khá lớn. Để những phụ nữ đáng thương cũng có thể giũ sạch những ràng buộc tầm thường của xã hội, tập trung vào việc nghiên cứu Giáo pháp, và rời bỏ việc sống cuộc đời mình trong sự trống rỗng, từ bây giờ trở đi, ta bắt đầu nhận các sư cô, và thiết lập một dòng tu tu nữ.” Điều gây kinh ngạc là khi ngôn ngữ kim cương này được nói ra, những kết quả có thể được lập tức chú ý. Những cô gái giỏi toàn diện bắt đầu từ bỏ cuộc đời tầm thường của mình và tập trung trong học viện để đi theo Pháp Vương, nghiên cứu một cách nhiệt thành Phật Pháp. Nhờ quán đảnh chiến thắng và sự khẩn cầu đầy uy tín của ngài, trong một ít năm ngắn ngủi, từ mười tới hàng trăm cho tới một ngàn, cho đến nay đã tập họp hơn bốn ngàn sư cô (jomo). So sánh với con số lớn lao này, các Lạt ma phải từ bỏ vị trí thứ nhất, bởi rõ ràng là nhóm nữ tu sĩ Tây Tạng đứng đầu toàn bộ bốn loại đệ tử. Và không chỉ dẫn đầu về số lượng, họ cũng có nhiều nữ nhân tài Phật tử nổi bật trong đám đông. Mỗi năm, ngài đã ban tặng bằng đại học Khenmo cho một nhóm mới gồm các sư cô được giáo dục tốt lành. Vào lúc ấy họ có thể bắt đầu thiết lập nhiều học viện chi nhánh để giảng dạy Giáo pháp. Việc chấp nhận thật nhiều sư cô (jomo) như thế thực sự là một bữa tiệc lịch sử tráng lệ, và là số một không chỉ trong lịch sử Tây Tạng mà cả trong lịch sử của thế giới. Về sự kiện này, ít năm trước, có lần ký giả Chen Ji của Trung quốc đã viết trong ‘Những bài ca Phạn ngữ trong mây’: “Tôi đã viếng thăm Tu viện Drepung ở Tây Tạng, Tu viện Kumbum Jampaling ở Thanh Hải, và Tu viện Labrang ở Cam Túc (Gansu)…. Tất cả đều nổi tiếng nhờ nhiều tòa nhà và Tăng đoàn đông đảo, nhưng chắc chắn là tất cả đều tỏ ra thua kém Học viện Phật giáo Ngũ Minh tại Sertar, bởi Tăng đoàn của học viện này tập hợp hơn bảy ngàn người, và vì thế được coi là số một trong thế giới…” Nếu xét về việc học viện không chỉ là một cơ sở giáo dục dành riêng cho phụ nữ thì có lẽ không có cơ sở nào sánh kịp.

 

Thực vậy, ở độ cao bốn ngàn mét trên mặt biển, trên một xương sống của trái đất này, một học viện cao cấp cho việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng đang phát triển với tốc độ như thế có thể được coi là một kỷ lục thế giới.

 

Hơn nữa, Pháp Vương đã chấp nhận hơn hai trăm sư cô đến từ mọi nơi của lục địa Trung quốc.

 

 

 

39. Gặp gỡ Đức Ban Thiền Lạt Ma

 

Mọi người đều biết rằng suốt trong lịch sử, Ban Thiền Lạt Ma đã được thừa nhận là một sự chuyển hóa trên trái đất của Đức Phật A Di Đà. Và bởi trong đôi mắt của tất cả dân chúng Tây Tạng, ngài thực sự là một hiển lộ của trí tuệlòng bi mẫn của Đức Phật, ngài luôn luôn được tán dương là vị có thẩm quyền tâm linh cao cấp thứ hai của Tây Tạng.

 

Vào mùa hè năm 1985, trong chuyến công du toàn xứ Tây Tạng, Ban Thiền Lạt Ma đã tới Sertar để gặp Pháp Vương. Từ chiếc lều óng ánh như bạc của các ngài, giữa những cánh đồng xanh ngắt và tươi mới, trong đó hai vị linh thánh trò chuyện thoải mái về sự nở rộ của Phật giáo, thường xuyên vang lên tiếng cười của các ngài. Và những biểu hiện im lặng đau đớn đã xuất hiện trên khuôn mặt khi nhớ lại niềm tin Phật giáo dữ dội đã trải qua trong những thời kỳ náo động. Ban Thiền Lạt Ma nói một cách nhiệt thành: “Ngài đã dựng đài kỷ niệm cho việc tái-truyền bá Phật Pháp, và tất cả chúng ta có thể chứng kiến những đóng góp kiệt xuất mà ngài đã thực hiện. Đặc biệt là trong thời đại hỗn độn này của sự chấm dứt Giáo pháp chân thật, việc thiết lập một học viện Phật giáo với lòng dũng cảm như thế, và việc xây dựng tổng hành dinh Giáo pháp tại vùng núi linh thánh này để giáo dục những tài năng Phật giáo, thì thực sự làm hài lòng và đáng tán thán. Từ đáy lòng tôi, tôi hy vọng là học viện Phật giáo sẽ còn phát triển rộng lớn hơn và danh tiếng của nó sẽ phát triển khắp nơi.”

 

Vào tháng Tư năm 1987, Pháp Vương thực hiện một chuyến hành hương đến Ngũ Đài Sơn cùng với hơn mười ngàn đệ tử. Và khi đi qua Bắc Kinh, hai Lạt ma vĩ đại lại gặp nhau. Cả hai vị vô cùng hài lòngtrò chuyện một cách bao quát. Ban Thiền Lạt Ma đã biểu lộ sự cảm kích và tán thán các hành động của ngài về việc tái tổ chức cộng đồng Phật giáo và giương cao lá cờ Phật giáo. Ban Thiền Lạt Ma nói: “Không có chút nghi ngờ gì rằng ngài là mặt trời sáng rực của xứ Tây Tạng, ngài đã hoàn toàn làm đảo lộn tình huống khủng khiếp, và một lần nữa cho phép nhân dân Tây Tạng tắm mát trong trận mưa gia hộ của Phật giáo….” Vào ngày mười lăm, cả hai vị linh thánh đã viếng thăm Tháp Xá lợi (sarira) Thích Ca Mâu Ni tại Bắc Kinh, và hộ trì một buổi lễ gia hộ tráng lệ. Mọi người hiện diện đã trì tụng bản văn tốt lành để ước mong Phật giáo nở rộ và Giáo pháp lan truyền.

 

Năm 1987, Ban Thiền Lạt Ma gởi một lời mời riêng cho Pháp Vương, thỉnh mời ngài viếng thăm Bắc Kinh và diễn thuyết tại Học viện Trung ương Cao cấp về việc Nghiên cứu Phật giáoNgôn ngữ Tây Tạng. Pháp Vương đã vui vẻ đồng ý

 

Sau khi tới Bắc Kinh, trong hai tháng, với trí tuệ kiệt xuất và tài hùng biện hiếm có, ngài đã giảng dạy nhiều vị có đạo đức lớn lao của dòng Nyingmapa, và mọi trường phái khác về những tác phẩm như ‘Tín hiệu Quý báu của sự Hiểu biết Đáng Tin cậy’ và những giáo huấn Phật giáo khác, cũng như ban cho họ những nhập môn sâu xa và những giáo huấn về các bí quyết để thực hành. Khi mang những lợi lạc vĩ đại đến cho mọi người hiện diện, tất cả họ đều cảm thấy thật tự hào là có thể nghe những giáo huấn của ngài về Giáo pháp. Và một lần nữa, Ban Thiền Lạt Ma biểu lộ sự cảm kích và tán thán trí tuệ vô biên của Pháp Vươngsâu xa và không thể so sánh. Sau đó, Ban Thiền Lạt Ma đã thỉnh mời Rinpoche đi cùng ngài tới một trong những tu viện lớn nhất ở Lhasa là tu viện Tashilhunpo. Khi cả hai vị linh thánh tay trong tay cùng đến đó, họ đã nhận được sự đón chào nồng nhiệt từ toàn bộ cộng đồng tu viện hiện diện. Ở đó, các ngài đã hộ trì những buổi lễ gia hộ cho bảo tháp (chörten) của các Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ năm tới thứ chín.

 

Vào ngày hôm sau, tại hội nghị nhóm hội các Lạt ma vĩ đại nhất của mọi học viện và giáo phái, mọi vị linh thánh vĩ đại của mọi truyền thống hiện diện trình bày các bài diễn văn của mình, khi Ban Thiền Lạt Ma thỉnh mời Pháp Vương Viên Ngọc Như Ý giới thiệu tông phái Nyingmapa và giảng một bài giáo huấn ngắn. Đạo sư vĩ đại đã dùng vô số bằng cớ và trích dẫn từ những Kinh và Luận để cho thấy những thông điệp tối hậu của mọi trường phái thì không có chút nghịch lý nào. Vì thế ngài nhận được sự tán thán nồng nhiệt từ mọi Đạo sư của mọi truyền thống khác nhau.

 

Trong thời kỳ này ngài đã tham dự việc nghiên cứu chung về những đề tài Phật giáo với nhiều vị đức hạnh vĩ đại của những trường phái khác. 

 

 

40. Đức Liên Hoa Sanh trong hiển lộ thuần tịnh

 

Samye là tu viện Phật giáo đầu tiên trong lịch sử Tây Tạng, và cũng là tu viện cổ xưa của nhóm tu sĩ Tây Tạng đầu tiên. Nó là khu đất nổi tiếng của thế giới, nơi Đạo sưđại Liên Hoa Sanh truyền bá các giáo lý bí mật của ngài.

 

Trong khi ngài ở Lhasa, tu viện trưởng của Tu viện Samye đã khẩn cầu Pháp Vương viếng thăm tu viện và ban những giáo huấn về Pháp, và ngài đã đồng ý. Khi ngài tới nơi, các tu sĩ đã dựng ở giữa sảnh đường cầu nguyện vĩ đại cờ đuôi nheo Phật giáo tượng trưng cho sự nở rộ của Giáo pháp, vì thế tình huống thật tốt lành. Tại địa điểm, Pháp Vương đã biên soạn một lời tán thán cờ đuôi nheo Phật giáo. Trong khi trao truyền Giáo pháp cho các đệ tử hiện diện, những cảnh tượng của quá khứ khi Pháp Vương cùng với nhà vua và những thượng thư khác thọ nhận những trao truyền cốt tủy từ Đức Liên Hoa Sanh hoàn toàn bắt đầu tái xuất hiện trước mắt ngài. Trong sự vô cùng sùng mộ, ngài đã cầu nguyện Đức Liên Hoa Sanh: “Khi ấy, trong cung điện này, ngài đã trao truyền những giáo huấn sâu xa cho các đệ tử nhiều như những vì sao, và ngài đã yêu thương Khandro Yeshe Tsogyal và con, Kim Cương Điều phục Quỷ ma, một cách vô cùng bi mẫn. Nhưng giờ đây ngài an trụ trong cõi thuần tịnh, và con bị bỏ lại trong thế giới hỗn độn và tăm tối này để giải thoát những sinh loài ngoan cường và khó chuyển hóa này. Con xin ngài trao quyền cho con và mọi cuộc đời khác.” Ngập tràn nỗi buồn sầu, Rinpoche tiếp tục: “Mọi luật lệ đều phù du. Lúc ấy, khi Đức Liên Hoa Sanh dạy dỗ những đệ tử chúng con về các giáo lý bí mật thì Samye thật tráng lệ và chói lọi, những giờ đây tất cả những điều đó đã mất đi.” Ngài đã nhớ lại những bộ Luận (sastra) mà lúc ấy, Đức Liên Hoa Sanh đã giảng dạy theo khẩn cầu của Kim Cương Điều phục Quỷ ma, vào lúc đó ngài an trụ trong bản tánh tự nhiên của giác tánhtừ trí tuệ của ngài tuôn trào ngôn ngữ mà với nó ngài đã biên soạn một luận thuyết dài, tập họp mọi bí quyết dành cho thực hành Đại Viên mãn ‘Tshig don Rin po che’i mDzod’ của Longchenpa. Hiện luận thuyết này được ghi lại trong tuyển tập của ngài. Hơn nữa ngài đã nói với các đệ tử: “Nếu các con có thể thường xuyên trì tụng luận thuyết này, nhất định các con sẽ có thể giác ngộ Đại Viên mãn.” Sau đó, Pháp Vương đã biên soạn một bản văn với ước nguyện các giáo lý của mọi truyền thống Phật giáo được mãi mãi hưng thịnh.

 

Trên đường tới ngọn núi linh thánh Chimpuk, họ đã gặp một nhóm người du mục đang chăn giữ bầy gia súc. Những người du mục này thúc những con bò, trong khi hát lớn tiếng thần chú của Đức Liên Hoa Sanh “Om A Hong Banzer Gere Banma Sidhi Hong,” vang dội khắp thung lũng. Do bởi niềm tin này, Pháp Vương bắt đầu hát bài ca kim cương này:

 

Mọi người bạn đồng hành Con Đường trung thànhmay mắn, xin hãy lắng nghe,

Trước yoga bình đẳng trong sự giác ngộ sinh tửNiết bàn,

Người tùy tùng của chính bản tánh riêng đó là Liên Hoa Sanh,

Không cần trải qua gian khó khi tìm kiếm những nơi chốn khác,

Bởi trong cung điện Núi Huy hoàng Màu Đồng Đỏ trong trái tim của riêng ngài, ngài có thể chứng kiến gương mặt thật của Dakini và đích thân đoàn tùy tùng Dũng cảm. Tín đồ mộ đạo may mắn ngày nay,

Thủ ấn, pho tượng, thần chúdấu chân thanh tịnh,

Trong tâm không có đất bất tịnh, không đá cũng không cát,

Không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa tốt và xấu,

Bởi tất cả là hiển lộ của vô số điện thờ mạn đà la của chư Phật,

Nhưng chỉ có những người hết sức may mắn mới có thể nhận ra điều này.

Trong những đời trước Đức Liên Hoa Sanh đã đưa ra terma,

Ẩn dấu trong trái tim của Đức Phật Chiếc bình Trẻ con,

Được mở ra bằng chìa khóa đồng của Pháp thân tánh Không chói lọi,

Đồng thời tháo gỡ những vấn đề khó khăn trong tám mươi ngàn Giáo pháp.

Ta ước mong nhóm người chiến thắng may mắn này,

Có thể sớm tụ hội trong những núi non tốt lành kỳ diệu,

Được bao vây bởi một trăm ngàn người sử dụng ánh sáng và Dakini,

Đích thân chứng kiến khuôn mặt chân thực của Đức Liên Hoa Sanh.

 

 

 

 

 

41. Rương Kho tàng ở Chimpuk

 

Ngọn núi linh thánh Chimpuk là địa điểm được gia hộ, nơi Đức Liên Hoa Sanh và nhiều Lạt ma vĩ đại khác đã thực hành Giáo pháp.

 

Khi cả nhóm rời Tu viện Samye, và đang tiến gần đến núi linh thánh Chimpuk, trên đường, trong trạng thái sáng suốt của ngài đã xuất hiện rằng mọi luật lệ không còn bao gồm bất kỳ chướng ngại nào, và khi đến gần một tảng đá bằng phẳng và vĩ đại, tự nhiên ngài đặt chân xuống và để lại một dấu chân rõ ràng trên tảng đá.

 

Đúng vào lúc này, từ phía trước, một quỷ cái xấu xí xuất hiện, với mái tóc bẩn thỉu và khuôn mặt dơ bẩn, để lộ những chiếc răng nanh. Bà ta tiến đến gần như thể cố gắng tạo ra các chướng ngại. Pháp Vương đã hiển lộ hình ảnh Đức Liên Hoa Sanh Phẫn nộ, và trách mắng: “Không chỉ không nghe các giáo huấn của Đức Liên Hoa Sanh, ngươi cũng không từng nhìn thấy hình ảnh chiến thắng của ngài. Ngươi lang thang ở địa điểm này từ bên này sang bên kia để làm hại chúng sinh, và sử dụng những ngày tháng của mình chỉ bằng việc mắc phạm sự xấu xa. Giờ đây thậm chí người còn muốn mang lại cho ta, yogi bí mật này, những chướng ngại. Nhưng ngươi sẽ không thành công bởi hôm nay, ta sẽ nuôi dưỡng người bằng Bồ đề tâm, và giữ ngươi dưới mặt đất trong chín năm.” Với những năng lực Giáo pháp phẫn nộ điều phục quỷ ma, Pháp Vương kiểm soát quỷ ma hoang dã này, và ra lệnh cho bà ta giữ lời thề không bao giờ mắc phạm tội ác và bảo vệ Phật Pháp. Đồng thời, Rinpoche cũng biên soạn một chỉ đạo khuất phục quỷ ma. 

 

Khi thiền định tại Núi Chimpuk chiến thắng này, bằng một phương cách kỳ diệu, một vị Hộ Pháp đưa cho ngài một rương terma quý báu. Chiếc rương kho tàng này là một luận văn tóm tắt về các bí quyết thực hành sự Phát triển, Toàn thiện và Đại Viên mãn, do Đức Liên Hoa Sanh biên soạn để loại trừ nhiều tai họa của thời đại hỗn loạn. Nó được sắp đặt trong một vỏ ốc xà cừ tốt lành, và được đưa cho Khandro Yeshe Tsogyal với những lời: “Trong tương lai, hiển lộ trên trái đất của nam tử tâm yếu của ta là Kim Cương Điều phục Quỷ Ma. Ông ta sẽ đến núi linh thánh Chimpuk như một yogi cùng với đoàn tùy tùng, khi ấy đích thân vị Hộ Pháp sẽ đưa cho ông ta rương kho tàng này.” Vào lúc đó vị Khandro đã cất dấu chiếc rương vào trong đá.

 

Vài ngày sau, Pháp Vương đã gọi Khenpo Chos pad đến bên cạnh, đưa ra rương kho tàng và chỉ vào nó, ngài nói: “Hôm nay ông hãy tìm ra một cái rương tương tự, nếu ông không tìm thấy thì đừng quay trở lại.” Khenpo Chos pad bắt đầu tìm kiếm khắp nơi, và cuối cùng đến động thiền định của Đức Liên Hoa Sanh. Tại hang động đó có một người đàn bà sống một mình, được cho là hóa thân của Khandro Yeshe Tsogyel. Bà ta đưa cho ông chiếc rương. Nội dung của hai trường hợp này chưa từng được khám phá, bởi thời gian chưa chín mùi. Chỉ có những hướng dẫn về ‘Thực hành của Phật Mẫu Sử dụng Ánh sáng’, và ‘Thực hành Phẫn nộ của Đức Liên Hoa Sanh’ là được ghi lại thành lời. Khi trì tụng chúng, ta có thể tịnh hóa những giới nguyện của mình, và tiệt trừ những chướng ngại trên Con Đường. Sự kiệnPháp Vương đã tiếp nhận hai terma tại Chimpuk đã được ‘Kim Cương Giác tánh Siêu vượt Bất Tịnh’ tiên tri rất lâu: “Tại thánh địa của Đức Liên Hoa Sanh, nương tựa vào năng lực của những thệ nguyện trong những đời trước của ngài, cho dù trái tim thâm sâu của ngài không khẩn cầu bất kỳ terma nào, ngài sẽ nhận được những báu vật mà không cần nỗ lực, và giải mã một cách tự nhiên những nội dung bí mật, ngài sẽ hiện thân thành Núi Đồng Đỏ Tốt lành nương dựa vào những năng lực của thệ nguyện và tích tập của mình.”

 

 

 

42. Một sự kiện ở miền trung Tây Tạng

 

Trên đường trở về Lhasa, Pháp Vương nhận lời mời đến thăm tu viện nổi danh của dòng Drigung Kagyupa. Xe của họ chạy chậm qua đội hình chào đón đầy ấn tượng mà các tu sĩ đã chuẩn bị. Bất thình lình, ngài chứng kiến vị Hộ Pháp Achi vĩ đại của dòng Kagyupa, với thân màu xanh dương, mũ đỏ, có những ngọn lửa vây quanh, nhanh chóng tới gần Pháp Vươngtôn kính đón chào. Những người khác cũng nhận thấy nhiều sự kiện kỳ lạ. Và trong khi vẫn ở trên con đường, ngài đã nhanh chóng biên soạn một hướng dẫn trì tụng Hộ Pháp Achi, và nói với tăng đoàn của tu viện: “Nếu trong tương lai, quý vị, các môn đồ dòng Kagyu, có thể trì tụng đều đặn hướng dẫn này, truyền thống của riêng quý vị sẽ phát triển một cách liên tục.”

 

Sau đó, ngài đi tới ngọn núi linh thánh của ba vị Hộ Pháp chính yếu của truyền thống Nyingmapa, và trì tụng một vài hướng dẫn Hộ Pháp. Đồng thời, Rinpoche cũng trao truyền những nhập môn Hộ Pháp cho các đệ tử, và bảo họ: “Ngày nay, trong thời đại hỗn loạn này, chỉ nương tựa vào năng lực của riêng mình thì không đủ để tiệt trừ nghịch cảnh mạnh mẽ và những chướng ngại quỷ ma, vì thế chúng ta nên nương tựa vào sự che chở trí tuệ của các Hộ Pháp. Cũng thế, nếu mong muốn việc giảng dạy của chúng ta được truyền bá rộng rãi, ta nên nương tựa hơn nữa vào sự trợ giúp của các ngài. Vì thế, ta hy vọng rằng tất cả quý vị hiện diện, từ nay trở đi sẽ liên tục cầu nguyện các vị bảo hộ để tiệt trừ các chướng ngại trong thực hành của riêng quý vị và trong việc truyền bá Giáo pháp, khiến cho những trở ngại có thể được chuyển hóa thành những năng lựctính cách xây dựng.” 

 

Trên đường trở về Lhasa, ngài đi qua địa điểm tên là sNye thang, nơi xa xưa về trước Đức Atisha đã sống một thời gian ngắn sau khi đến Tây Tạng. Có một nhóm tu sĩ bước lên và mời ngài thưởng thức thực phẩm và nước uống cúng dường. Trong khi ăn, Rinpoche nói với các tu sĩ: “Ngày hôm qua ta mơ thấy Đức Dromtonpa cúng dường thực phẩm cho ta, vì thế ta phải kết luận rằng trong số quý vị, một người nào đó phải là một tái-hóa thân của Dromtonpa, và vì thế ta phải khẩn cầu quán đảnh.” Sau khi dùng thực phẩm, ngài đã đứng dậy để vương miện của ngài chạm vào các tu sĩ, nhưng tất cả bọn họ đều hoảng sợ và giật lùi lại. Rinpoche đã tiến đến gần từng người, và cung kính chạm đầu vào tay họ. Họ hoảng sợ đến nỗi tất cả đều cúi đầu quá chín mươi độ.

 

Cũng trong ngày hôm đó họ đến Tu viện Sakya. Khi tiến vào phòng Kinh điển nơi đặt một Pháp tòa cao, ngài đã hỏi vị chịu trách nhiệm nhang đèn hiện diện: “Có cần ta ngồi trên Pháp tòa này không?” Có phần lo lắng, vị Thầy hương đèn trả lời: “Trước đây, Đức Ban Thiền Lạt Ma cũng chỉ đến chào Pháp tòa và không ngồi trên đó.” Ngài cười lớn và nói: “Thế thì rất tốt, nếu không thì ta phải hóa thân vào truyền thống Sakyapa thêm một đời nữa.” Trên đường trở về, ngài nói: “Khi ta mười tám hay mười chín tuổi, và đang học tại Sershul, có lần khi Lạt ma Kun dga’ bSod nams phái Sakyapa đang ban cho chúng ta nhập môn ‘Luận về Màn Kim Cương’, ngài nói với ta: ‘Trong tương lai ông phải hộ trì các giáo lý Sakyapa và đảm nhiệm chức vụ quan trọng là vị lãnh đạo của truyền thống, ông phải truyền bá rộng rãi Giáo pháp Sakyapa.’ Khi ấy, ngài buộc ta phải gánh vác một công việc khổng lồ và khó khăn như thế, khiến ta tưởng tượng mình sẽ phải hóa thân vào truyền thống Sakyapa một lần nữa. Nhưng từ số phận bất ngờ hôm nay, ta có thể nói rằng ta không phải hóa thân trở lại trái đất nữa.”

 

 

 

43. Câu chuyện về con dê đen

 

Pháp Vương đã không chỉ làm lợi lạc cho đời người bằng Phật Pháp chân thực, bởi ngài thường xuyên dạy Pháp bằng cách nói bên tai nhiều thú vật trong môi trường của ngài như những con chó, mạc-mốt, bồ câu, thỏ v.v.. cũng như ban cho chúng sự giải thoát.

 

Có lần có một con dê núi màu đen mà từ khi sinh ra, bất kỳ ngài đi đâu, nó luôn luôn đi theo ngài như chiếc bóng. Đối với vị Thầy, nó hoàn toàn dễ bảo, và rất dễ thương. Nó thường ngủ bên cạnh chiếc gối của ngài. Trải qua nhiều năm, nó trở thành một con dê trưởng thành to lớn, và rất trung thành, chịu đựng công việc nặng nhọc cũng như sự giận dữ. Cho dù Pháp Vương đi đâu, nó luôn luôn chuẩn bị để mang vác hành lý.

 

Pháp Vương đã đối xử với con dê với lòng vô cùng bi mẫn, và đều đặn chỉ dạy nó những giáo huấn thông thường và bí truyền. Và thậm chí Rinpoche đã ban cho nó những trao truyền ‘Nyingthig Yabshi’ và ‘Bảy kho tàng’ bí mật nhất. Cuối cùng con dê đen đi theo Rinpoche hơn mười năm đã dần dần già đi và qua đời một cách thanh thản. Sau khi nó chết, ngài đã thường xuyên trì tụng Kinh điển bởi ngài không biết con dê đã hiện thân về đâu.

 

Ngày mười bốn tháng giêng năm 1989 (năm Thổ Tỵ), vào khoảng năm giờ sáng, Pháp Vương thức dậythiền định, thình lình ánh sáng năm màu xuất hiện trước mặt ngài, ở giữa ánh sáng đó là một người vui vẻ, có vẻ trẻ tuổi, đang ngồi với mái tóc có thắt nơ và mặc quần áo trắng. Một cách dịu dàng, anh ta tiến về phía ngài, kính cẩn chào đón, và nói bài kệ sau đây:

 

Ngữ vô úy và không bị kiềm chế của giáo huấn, thảo luậnbiên soạn,

Trí tuệ chiến thắng của sự viên mãn của Ba Nghiên cứu,

Viên Ngọc Như Ý của nguồn mạch lợi lạc cuộc đời vô hạn,

Trước Đạo sư đức hạnh vô song như thế, con đón chào.

 

Sau khi nói câu này ba lần, anh ta tiếp tục: “Ngài không nhận ra con sao? Con là con dê đen trong quá khứ! Bởi ngày xưa ngài thường xuyên trì tụng Phật Pháp bên tai con, thêm vào đó là quán đảnh bi mẫn vô hạn của ngài, sau khi chết con đã hóa thân vào cõi Shambala, và đã trở thành con vẹt thông minh nói hai thứ tiếng một cách khác thường. Con đã có thể hoàn toàn thấu hiểu mọi giáo lý được Pháp Vương Rigs ldan ma ‘gags pa giảng dạy. Một tháng trước, con đã hóa thân vào Cõi phương Đông của Hạnh phúc Hiện tại, ở đó con an trú dưới sự cai quản của Bồ Tát Cứu vớt khỏi Sợ hãi, mà thực ra ngài là Mipham Rinpoche. Con viếng thăm ngài lần này, bởi con ước muốn ngài có thể sống trường thọ trên trái đất này, và cầu mong sứ mệnh truyền bá Giáo pháp và làm lợi lạc cuộc đời của ngài trải rộng khắp mười phương.” Sau khi nói điều này, anh ta trở thành một đốm ánh sáng và tan biến mất.

 

Pháp Vương đã rất hài lòng và trải nghiệm niềm tin lớn lao. Bởi ngài sợ quên lãng chi tiết những gì xảy ra hôm nay, khi thời gian trôi qua, ngài lập tức lấy bút và biên soạn đoạn kệ sau đây:

 

Hôm nay con đã nhận những tin tức từ Cõi phương Đông của Hạnh phúc Hiện tại,

Mipham, Đức tôn quý không gì so sánh,

Đã trở thành sự Cứu giúp khỏi hiển lộ Sợ hãi,

Và giữa vô số môn đồ Bồ Tát của ngài,

Truyền dạy những giáo lý bao lasâu xa nhất.

Trong khi con bị đắm chìm trong bánh xe sinh tử,

Giữa cuộc đời bị chuyển hóa của nghiệp thấp thỏi,

Con thường xuyên chịu đựng bệnh tật và chướng ngại,

Khi suy niệm về những sự kiện này,

Con cảm thấy vui buồn lẫn lộn,

Và trong đáy lòng con, con thường xuyên khát khao những cõi giới.

Điều quan trọng nhất là sự truyền bá Giáo pháp và làm lợi lạc cuộc đời,

Bằng bất cứ giá nào, lợi lạc của cuộc đời phải được thành tựu,

Nhưng thưa ngài, con không bảo đảm là con có khả năng hay không?

Bởi ngày nay trong xứ tuyết,

Nhiều cuộc trò chuyện về thực hành Phật giáo,

Nhưng thực tế thì chỉ tham gia vào tám định luật của xã hội vô vị,

Những người thực hành Pháp chân chính thì hiếm hoi như những vì sao buổi sáng,

Khi nghĩ về điều này trái tim con đau đớn.

Mọi cuộc đời sống trên trái đất này,

Đều bị áp lực bởi nỗi khổ không thể chịu đựng nổi,

Nhưng thậm chí vẫn tạo nên những nguyên nhân của đau khổ,

Làm sao lòng bi mẫn vĩ đại vẫn có thể chịu đựng điều này?

Bởi mọi sinh loài thiết lập mối ràng buộc với con,

Con khẩn cầu có thể đưa dẫn họ tới cõi Dewachen,

Trong thời gian hiển lộ này của năm bất tịnh nở rộ,

Con ước mong thời đại hoàn hảo từ trước có thể sống lại,

Từ nay trở đi qua mọi cuộc đời,

Nguyện ngài, đấng cha lành, hài lòngchấp nhận con,

Khi đúng với những quan tâm tương ứng của mọi cuộc đời,

Con ước ao cúng dường một yến tiệc Giáo pháp sâu xa.

 

Đối với mọi đệ tử nên thiết lập mối quan tâmniềm tin lớn lao trong việc nghiên cứu Giáo pháp, Pháp Vương đã thuật lại câu chuyện này cho mọi môn đồ.

 

 

 

44. Tại hang núi ở Nepal

 

Nepal cũng được coi là một xứ sở Phật giáo. Vị sáng lập dòng Nyingmapa, Đức Liên Hoa Sanh vĩ đại nhất, và nhiều vị khác sử dụng ánh sáng đã từng có lần thực hành Pháp ở đây. Và đặc biệt là động Asura, nơi được gọi là Yanglesho (Pharping), là động linh thánh nơi xưa kia Đức Liên Hoa Sanh đã thực hành Phápđạt được kết quả chiến thắng của Bậc Sử dụng Ánh sáng Đại Ấn (thành tựu Đại Ấn).

 

Trong xứ sở Nepal tuyệt đẹp, một cách tương ứng, ngài đã ban những nhập môn của Tu viện Orgyen Dongak Choling của Đức Dudjom Rinpoche Thứ Hai và Tu viện Khyentse của Đạo sư quốc gia Dilgo Khyentse xứ Bhutan để hiến tặng những trao truyền, giáo huấn và nhận nhiều đệ tử.  Sau đó Rinpoche đã viếng thăm điện Thim po ha Ri, là nơi được cho là do đích thân Đức Atisha xây dựng, nơi cất giữ bốn bộ Kinh Bát NhãBồ Tát Long Thọ (Nagarjuna) đã mang từ Cung điện Rồng tới thế giới này. Vào ngày đó, được sáu đệ tử hộ tống, ngài đã đến Yanglesho. Ở đây cảnh tượng rất dễ chịu, và Rinpoche cảm thấy rất xúc động, vào lúc đó, ngài đứng trước mặt những cư sĩ Nepal và Tây Tạng sẫm màu, và hát bài ca sau đây:

 

Thân tổng hợp các công hạnh của tất cả chư Phật được gọi là Văn Thù,

An trụ trong thế giới Thân Bình chứa Trẻ con của trái tim,

Truyền ánh sáng chiến thắng để chiếu soi vĩnh viễn,

Con khẩn cầu khai sáng ý nghĩa bí mật của dòng truyền thừa.

Đến thánh địa Yanglesho tại Nepal,

Mọi hiển lộ khó hiểu bất tịnh tan hòa trong thế giới Giáo pháp như một cầu vồng,

Và vị yidam không bao giờ thực hành Con Đường,

Giờ đây chứng kiến khuôn mặt tối thượng của mạng lưới những huyễn hóa.

Trong bản tánh thanh tịnh của mọi luật lệ nơi giác tánhtánh Không là một,

Giải thoát được thành tựu nhờ khát khao cũng như bởi nghi ngờ sự tham muốn sinh tửNiết bàn,

Khi vị yogi không lầm lạc ngủ ngon,

Ông nhanh chóng mở ra hàng trăm cánh cửa trí tuệ hùng biện.

Vị cư sĩ khát khao hạnh phúc trong cuộc đời này,

tăng đoàn khát khao nó trong đời sau,

Nhưng nín lặng với một sợi xích vàng hay một sợi thừng gỗ được hoàn toàn cột chặt vào nhau,

Để tống khứ những trói buộc này gây ra những khó khăn.

Năm tư tưởng lan man độc hại là những kẻ thù trong quá khứ,

Bởi giờ đây chúng ta an trụ thanh tịnh trong bản tánh nền tảng của giác tánhtánh Không,

Việc từ bỏ bốn sự căng thẳng và những yoga vô nghĩa,

Vị yogi huyễn hóa muốn ngủ trong một nơi chốn tiện nghi.

Có nói rằng tại địa điểm này trong quá khứ,

Đức Liên Hoa Sanh đã chứng ngộ kết quả của Sự Chói lọi Đại Ấn,

Và giờ đây vị nam tử đi theo gương mẫu của người cha,

Và không xin bất kỳ bí quyết nào ngoài việc thành tựu sự tự-giải thoát, 

Tại nơi này, đoàn tùy tùng có tới bảy kho tàng,

Hãy vui hưởng yến tiệc thú vị của những vị sử dụng sự chói lọi trong quá khứ,

Giống như chim Garuda đến khu đất sử dụng ánh sáng thứ tư,

Trở thành người dẫn dắt những sinh loài vô bờ bến.

 

Trong động Asura này, mọi hiển lộ thình lình được tịnh hóa, và Rinpoche đã chứng kiến rõ ràng bản tánh thanh tịnhbình đẳng vĩ đại của mọi luật lệ, những cảnh tượng từ đời trước của ngài là thượng thư Jinamitra của Nepal đã xuất hiện rõ ràng trong tâm ngài, cũng như những cảnh tượng khi Đức Liên Hoa Sanh trao truyền những giáo lý chiến thắng Dorje Phurba tại chính địa điểm này. Ngay lập tức, từ biển trí tuệ của ngài, ngài đã khai mở terma trí tuệ ‘Thực hành Túi Cổ Dorje Phurba’. Thực ra, thực hành Phurba này được đích thân Đức Liên Hoa Sanh thực hiện, và là thực hành chiến thắng nhất để tiêu hủy các nghịch cảnh. Trước đây, Đức Liên Hoa Sanh đã nói trong tiên tri: “Ta, Liên Hoa Sanh, sẽ giao phó cho ông, Jinamitra, tinh túy của mọi Mật điển Dorje Phurba, đừng quên thực hành nó. Trong thời đại hỗn độn trong tương lai, hiển lộ linh thánh trên trái đất của ông sẽ nhớ lại thực hành này và truyền bá nó một cách rộng rãi. Samaya!” Sau này, tại Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng biên soạn một ‘Lời Cầu nguyện dòng Truyền thừa’ cho thực hành này.

 

 

 

45. Hành hương tới ba đại bảo tháp

 

Khi Pháp Vương đang an trụ tại thủ đô Kathmandu của Nepal, ngài không chỉ viếng thăm nhiều địa điểm thiền định nổi tiếng, mà cũng dành một ít thời gian để viếng thăm ba đại bảo tháp. Trước hết, Pháp Vương đến thăm Bảo tháp Svayambhunath. Nếu dựa vào việc truy lần theo lịch sử thì Bảo tháp này được coi là bảo tháp Phật giáo cổ xưa nhất thế giới. Lâu xa về trước, khi tuổi thọ của con người là mười ngàn năm, từ trí tuệ của tất cả chư Phật đã tự nhiên xuất hiện một bảo tháp pha lê cao một phút (=0,3048m). Trong thời của Đức Phật Krakucchanda, toàn xứ Nepal là một đại dương mênh mông, giữa nơi đó là bảo tháp pha lê đứng sừng sững. Trong thời đại của Đức Phật Kanakamuni, bảo tháp này được gọi là Bảo tháp Ngôn ngữ Tự nhiên của Pháp Giới; và trong thời đại của Đức Phật Ca Diếp (Kasyapa Buddha), Đạo sư Shantikara đã xây dựng một cái tháp ở bên ngoài gần bảo tháp để bảo vệ, cho đến ngày nay nó vẫn hiện diệntráng lệ như trước. Trước khi đi vòng quanh bảo tháp, ngài nói với các đệ tử: “Bảo tháp là tượng trưng cho trí tuệ của Đức Phật. Xưa kia, Đức Phật đã nói: ‘Không có sự khác biệt giữa việc cúng dường ta vào lúc này và cúng dường bảo tháp của ta trong tương lai.’ Việc đi nhiễu bảo tháp có thể tịnh hóa nhiều tội lỗi, và có thể phát triển vô số công đức. Tại Nepal, có nhiều bảo tháp linh thánh, nhưng có ba bảo tháp quan trọng nhất. Trong quá khứ, Đức Vua Trisong Detsen xứ Tây Tạng đã đặc biệt đến Nepal trong chuyến hành hương để thăm ba bảo tháp này. Vì thế chúng ta nên yêu quý cơ hội này.” Sau khi nói điều này, họ chắp tay cầu nguyện và bắt đầu đi nhiễu bảo tháp.

 

Không xa Bảo tháp Svayambhunath là Bảo tháp Vasubandhu. Đây là bảo tháp lưu giữ di hài của ngài Vasubandhu (Thế Thân). Các Phật tử thường biết câu chuyện về việc băng hà của ngài. Trước đây, khi Đạo sư Vasubandhu đến nơi này, thật không may là ngài chứng kiến một tu sĩ đang làm việc trên cánh đồng. Ngài nghĩ: quả thực, chúng ta đã vào thời kỳ kết thúc của Giáo pháp chân chính, ngay cả các tu sĩ cũng đã bắt đầu cày cấy đất đai. Choáng váng bởi nỗi buồn sầu, ngài đã hiển lộ cái chết. Về sau, dân chúng xây bảo tháp của ngài tại nơi này. Trước Bảo tháp Vasubandhu, Pháp Vương thở dài trong sự xúc cảm: “Là một tu sĩ, chúng ta nên chủ yếu nghiên cứu, suy niệm và thực hành Giáo pháp, và ta không nên bận tâm với những hoạt động tầm thường như cấy cày hay thương mại. Ngài Vasubandhu, người thường được coi là vị Phật vĩ đại thứ hai, đã chẳng hiển lộ cái chết khi nhìn thấy một tu sĩ cày cấy đất đai đó sao?”

 

Khi an trụ tại Tu viện Songlang, ngài đã tinh tấn trì tụng ba trăm ngàn lần Bài Tụng ca Đức Văn Thù:

 

Với cả trái tim và tâm thức,

Con khẩn cầu Đức Văn Thù, đấng có trí tuệ hoàn toàn thấu biết,

Xin ban cho con quán đảnh Văn Thù,

Và để cho trí tuệ của ngài đi vào dòng tương tục của con.

 

Khi vừa hoàn tất bài trì tụng, dân chúng địa phương để ý thấy một bó ánh sáng trắng chiếu tỏa từ Bảo tháp Bodnath, hướng thẳng tới phòng của Pháp Vương. Tất cả những người chứng kiến điều này đều kinh nghiệm niềm tin vĩ đại nơi Rinpoche. Ngài nói với đoàn tùy tùng: “Ngày hôm nay ta vừa kết thúc việc trì tụng ba trăm ngàn lần Bài Tụng ca Đức Văn Thù, giờ đây chúng ta hãy lập tức đi nhiễu quanh Bảo tháp Bodnath.”

 

Tất cả những ai có một ít hiểu biết về lịch sử Phật giáo Tây Tạng đều biết rằng: tháp Bodnath là tháp do Đức Liên Hoa Sanh, Bồ Tát Khenpo (Shantaraksita) và Vua Trisong Detsen xây dựng khi các ngài sinh ra làm ba con trai của bà mẹ Jadzimo nuôi gia cầm. Và khi ấy họ cùng bày tỏ lời thệ nguyện là trong tương lai sẽ truyền bá Phật giáo tại Tây Tạng. Khi đi nhiễu Bảo tháp này, Pháp Vương đã nói với các môn đồ: “Việc bày tỏ những lời thệ nguyện thì vô cùng quan trọng. Cho dù chúng ta đã đảm nhận hành vi tốt đẹp nào, ta nên luôn luôn bày tỏ một ước nguyện lớn lao. Khi đi nhiễu bảo tháp này, chúng ta bày tỏ ước nguyện hóa thân vào cõi Dewachen. Nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào ta cũng không nên bày tỏ một thệ nguyện xấu xa, nếu không, giống như khi Đức Liên Hoa Sanh đang xây dựng bảo tháp này trong đời trước của ngài, một con trâu yak đã bày tỏ một ước nguyện xấu xa, và về sau trở thành quỷ vương Langdharma phá hoại Phật giáo!” Sau khi kết thúc việc đi nhiễu quanh Phật tháp, ngài và đoàn tùy tùng đi vào một cửa hàng bán tượng Phật và những món hàng khác. Thình lình, Rinpoche chú ý một pho tượng Văn Thù vô cùng uy nghi trên quầy hàng. Ngài chăm chú nhìn nó một hồi lâu, khi ấy ngài dụi mắt và tiếp tục chăm chú nhìn pho tượng. Mọi người vô cùng ngạc nhiên, và nhìn Rinpoche trong sự bối rối. Ngài đã giải thích thật vui vẻ: “Khi ta vừa bước vào cửa tiệm, lập tức ta bị thu hút bởi pho tượng Đức Văn Thù này, và thình lình pho tượng mỉm cười với ta, ta tự nghi ngờ vì thị kiến mơ hồ này và dụi mắt, nhưng kết quả là một tia sáng chói lọi từ trái tim của pho tượng phóng thẳng tới tim ta. Ta muốn thỉnh pho tượng này về với ta.” Lúc đầu, chủ tiệm không hề muốn bán pho tượng, và các đệ tử của Rinpoche đã dùng một ít thời gian để chuyện trò về nó và cuối cùng đã thuyết phục được ông. Sau khi đã thỉnh được pho tượng, ngài hoàn toàn hài lòng và hát bài ca như sau:

 

Mãi mãi sống tại Ngũ Đài Sơn linh thánh,

Tám Đại Bồ Tátvô số môn đồ,

Mọi trí tuệ được tập hợp trong một thân tướng,

Con đón chào Đức Văn Thù bất hoại,

Trước hết con bị trói buộc bởi những kinh nghiệp nghiệp chướng,

Nhưng nhờ sự tinh tế bi mẫn vĩ đại của ngài,

Loại pho tượng này mang lại cho con sự an ủi lớn lao,

Ai có thể từng đo lường kích thước thiện tâm của ngài?

Để làm hài lòng ngài, đấng cha lành,

Cho đến khi mọi thế giới của tánh Không kết thúc,

Con sẽ hộ trì những công hạnh của vô số Bồ tát như những đại dương,

Và đền đáp thiện tâmđại không bị kiềm chế của ngài.

 

Kể từ đó, pho tượng Văn Thù này hiện diện bên cạnh giường của Pháp vương.

 

Về sau, họ đi tới thánh địa nơi trong đời trước của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài đã cúng dường thân mình cho một cọp cái đói khát. Xưa kia, Đức Phật đã sinh làm một hoàng tử nhỏ tuổi, ở nơi này Ngài đã cúng dường thân thể của chính mình để nuôi một cọp cái đói khát. Anh của Ngài, sau khi phát hiện về việc cậu em nhỏ của mình đã dùng thân thể để nuôi con cọp, choáng váng bởi nỗi tiếc thương, ông đã thâu thập di hàixây dựng một bảo tháp để tưởng nhớ hành vi vô ngã này. Khi Pháp Vương nghĩ về những hành động bi mẫn vĩ đại của Đức Phật khi còn đang bước đi trên con đường của Bồ Tát, nước mắt đã lăn dài trên má ngài trong khi nói: “Trong quá khứ, khi Đức Phật Đạo sư Thích Ca Mâu Ni vĩ đại của chúng ta đang thực hành con đường Bồ Tát, Ngài đã có vô số cơ hội để từ bỏ thân thể mình vì lợi lạc của các sinh loài chúng ta trong thời đại hỗn độn. Chúng ta, những người nghiên cứu Đại thừa, nên bước lên vết chân của Ngài, thực hành sáu ba la mật và mười ngàn hành động, và nhất là nên thực hiện những cúng dường vô ngã vĩ đại.”

 

 

 

46. Số phận vinh quang với Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma, hiển lộ trên trái đất được chấp nhận một cách thông thường của Đức Quán Thế Âm trong xã hội Phật giáo hiện nay của chúng ta, đã có những ràng buộc định mệnh sâu xa qua nhiều đời trước với Đức Pháp Vương.

 

Theo ‘Lịch sử Tấm Gương Trong suốt của Vương triều’: “Sứ mệnh phát triển của Đức Đạt Lai Lạt Ma lịch sử phải dựa vào những giáo lý bí mật của Đức Liên Hoa Sanh và terma của những vị khám phá kho tàng vĩ đại. Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm đã đi theo đại terton sMin Gling như vị Thầy Kinh điển của mình, trong khi hóa thân trước đó của Rinpoche là terton Pad ma ‘Phrin las là vị lãnh đạo của truyền thống. Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Bảy đi theo đại terton Dwags po ‘Gro ‘dul Gling pa, và nhờ niềm tin này cả hai ngài đã vui hưởng sự trường thọ, và một sứ mệnh nở rộ. Nhưng do bởi nhiều định kiến giữa các viên chức sau sự chuyển tiếp trong chính phủ Tây Tạng, những nghịch cảnh mạnh mẽ đã sinh khởi chống lại việc Đức Đạt Lai Lạt Ma đi theo các Đạo sư dòng Nyingmapa và hộ trì giáo lý Nyingmapa. Và kết quả là thọ mạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma và quy mô sứ mệnh của ngài trong những đời liên tục đã gặp nhiều nghịch cảnh. Cho đến Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười ba, là vị đã nhận thức số phận bất ngờ này, và đã đi theo Lerup Lingpa, hóa thân đời trước của Pháp Vương. Từ vị này, ngài  thọ nhận những nhập môn sâu xa và đã nghiên cứu một cách tôn kính những giáo lý bí mật của dòng Nyingmapa. Ngài đã đặc biệt truyền bá terma ‘Thanh gươm Dorje Phurba Bí mật nhất’. Trong năm Thổ Thìn thuộc chu kỳ Rabjung thứ mười sáu, terton Lerup Lingpa đã khám phá Những Viên Đá quý Như ý của Vajravarahi và Hayagriva và ngài đã hiến tặng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhờ niềm tin đặc biệt này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vui hưởng sự trường thọ và một sứ mệnh nở rộ của việc làm lợi lạc cuộc đời. Giáo pháp và chính trị của ngài chiếu tỏa ánh sáng trên xứ Tây Tạng như mặt trờimặt trăng.”

 

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là vào năm Thổ Thìn thuộc giáo khóa Rabjung thứ mười bảy, khi Pháp Vương đang truyền dạy giáo lý Kim Cương Thừa cho Khenpo rNam grol và hơn một ngàn đệ tửTây Tạng, bài kệ sau đây xuất phát từ giác tánh tự nhiên của trí tuệ của ngài:

 

Một hôm khi những sấm sét trong bầu trời,

Và những con chim công bắt đầu nhảy múa,

Cầu mong ngài đem lại trận mưa hỉ lạc,

Và để cho mọi lá cây mang nhiều cây trái.

 

Vào lúc đó Pháp Vương đã hiến tặng một khăn katak trắng thanh tịnh cho Khenpo rNam grol.

 

Sau khi Khenpo rNam grol rời Tây Tạngtrở về quê nhà tại Tu viện Drepung lừng danh ở Ấn Độ, ông đã cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma Tenzin Gyamtso một tác phẩm do Pháp Vương biên soạn. Đức Đạt Lai Lạt Ma rất hài lòng, nhận bằng cả hai tay và đặt nó lên đỉnh đầu. Hơn nữa ngài còn cầu nguyện: Nguyện tôi có thể gặp Pháp Vương Jigmey Phuntsok thật sớm.

 

Một hôm, ngài nói với Pháp Vương Penor, giám đốc của Học viện Phật giáo Cao cấp Nam-Ấn: “Đức Pháp Vương Jigmey Phuntsok, hiển lộ trên trái đất của vị Thầy Kinh điển của Đức Đạt Lai Lạt ma thứ mười ba, hiện đang truyền bá Giáo pháp trong xứ tuyết Tây Tạng. Nếu chúng ta có thể thỉnh mời ngài tới Ấn Độ thì thật lợi lạc cho mọi sinh loài. Bản thân tôi cũng muốn khẩn cầu ngài ban các lễ nhập môn, và thọ nhận những giáo lý của ngài. Ngài (Pháp Vương Penor) là một vị đức hạnh vĩ đại, chí khí tuyệt vời, với những giới hạnh và lòng sùng mộ thuần tịnh, hơn nữa ngài là bằng hữu thân tình và trung thành của tôi, tôi giao phó cho ngài hoàn thành sự việc này.” Pháp Vương Penor đã đồng ý một cách tự nhiên.

 

Sau đó Penor Rinpoche cử người đến Sertar để thỉnh mời Pháp Vương. Nhưng Pháp Vương không thể đi bởi thời biểu bận rộn và sức khỏe xấu. Sau này, năm 1990, nương tựa vào quán đảnh của Tam Bảo, sau khi mọi giấy phép du hành quốc tế được sắp xếp, Pháp Vương và đoàn tùy tùng của ngài đã đến thủ đô New Delhi của Ấn Độ.

 

Trong thời gian này, ngài đã nhận nhiều lời thỉnh mời nồng nhiệt của các tu việntăng đoàn, và ngài đã viếng thăm nhiều điện thờ, tu viện, cung điện vương giả nổi tiếng, và những địa điểm thu hút khách du lịch lừng danh thế giới. Ấn Độ vào tháng Tư rất nóng, và nhiệt độ khô khan rất khó quen thuộc. Một hôm, trong khách sạn nơi ngài đang trú ngụ, âm thanh của hệ thống điều hòa không khí thình lình bắt đầu làm việc, trở thành âm thanh cảm độngkỳ diệu của việc trì tụng Đức Văn Thù

 

Ít ngày sau, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuẩn bị một xe hơi để đưa ngài tới New Delhi. Và sau mọi công việc giấy tờ cần thiết đã được chuẩn bị tại sứ quán Trung quốc, ngài và đoàn tùy tùng đã bắt đầu lên đường đến Dharamsala ở Bắc Ấn độ.

 

 

 

47. Những ngày ở Dharamsala

 

Dharamsala là mảnh đất trân quý được chính phủ Ấn Độ hiến tặng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, cách thủ đô New Delhi khoảng 800 cây số. Địa điểm được bao phủ bởi những rừng thông, và có thể nhìn thấy những đỉnh núi tuyết ở xa. Từ lúc khởi đầu, toàn thể xứ Ấn Độ thuộc về một vùng khí hậu nhiệt đới, nhưng ở đây, trong mùa hè nóng bức, một cơn gió mát mang lại một cảm giác dễ chịu cho các cư dân. Những ai từng sống ở Dharamsala đều có một kinh nghiệm tương tự.

 

Vào ngày hai mươi bốn tháng Năm, Pháp Vương đã đến Tu viện rNam rgyal Grwa tshang ở Dharamsala một cách êm ả. Tu viện đã tổ chức một buổi lễ chào mừng trọng thể, và Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn tươi cười, khi ngài tặng một khăn katak tốt lành và một pho tượng Đức Phật Thích Ca sắc sảo cho Pháp Vương để đón chào ngài. Tại địa điểm, Rinpoche đã sáng tác một lời cầu nguyện trường thọ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Lần đầu tiên gặp nhau, như thể hai anh em đã lâu không nhìn thấy nhau trong một thời gian dài, hai vị đã hợp nhất lại và trải nghiệm niềm hỉ lạc không thể diễn tả. Tay trong tay, hai vị cùng đi bộ tới nơi sinh sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ở đó các ngài trò chuyện rộng rãi về nhiều cuộc đời của mình trong việc truyền bá Giáo pháp công cộng.

 

Cùng ngày hôm đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiến tặng những đồng tiền bằng bạc và mạn đà la vàng của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười ba, và khẩn cầu Pháp Vương ban lễ nhập môn. Để đáp lại, Rinpoche đã tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma nhập môn terma ‘Túi Cổ Dorje Phurba’ của chính ngài. Trong lễ nhập môn, trong trí tuệ của Pháp Vương thình lình xuất hiện ‘Hướng dẫn cho lễ Cúng dường Lửa Dorje Phurba’ mà ngài đã bắt đầu trì tụng, trong khi  Đức Đạt Lai Lạt Ma lấy giấy bút ra ghi lại nội dung. Điều kỳ diệu là mười năm trước, ngài đã trì tụng thuộc lòng câu kệ kiết tường từ terma.  

 

Vào ngày hai mươi lăm, vì hòa bình thế giới và để mọi sinh loài có thể vui hưởng cam lồ của Phật Pháp, cả hai ngài đã tổ chức một cuộc tụ hội những lễ cúng dường tập thể gây ấn tượng sâu sắc trong đại sảnh đường của Tu viện rNam rgyal Grwa tshang, phù hợp với hướng dẫn trong terma ‘Thanh gươm Dorje Phurba bí mật nhất’ của terton Lerup Lingpa. Tham dự cuộc tụ hội là tăng đoàn từ Tu viện rNam rgyal Grwa tshang, Tu viện Nechung và nhiều tín đồ nội địa và quốc tế. Cả hai Lạt ma vĩ đại ngồi trên những Pháp tòa riêng biệt và kỳ diệu trong sự oai nghiêm vĩ đại nhất, mỗi vị cầm một lưỡi dao Phurba, làm sinh khởi niềm tôn kính trong lòng mọi người hiện diện. Có lúc các ngài điều phục những quỷ ma xấu ác và những giáo phái phi-Phật giáo bằng những biểu lộcử chỉ phẫn nộdữ dội, vào lúc khác các ngài trở lại cái nhìn bi mẫn nguyên thủy của mình và giảng dạy Giáo pháp. Các đệ tử đáp lại trong cùng phương cách là có lúc họ trải nghiệm sự sợ hãi và vào lúc khác lại cảm thấy hoan hỉ vì những giáo huấn huyền diệu. Họ cầu nguyện mười phương chư Phật ban quán đảnh, cho phép mọi sinh loài trên hành tinh này tắm gội trong vẻ rực rỡ của ánh sáng mặt trời Giáo pháp, thường xuyên vui hưởng cam lồ của Giáo pháp kỳ diệu, và cuối cùng đạt được Phật quả.

 

Vào trưa ngày hai mươi sáu, hai vị cùng dùng bữa trong khu vực mới của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ở đó các ngài trò chuyện chi tiết về nhiều cuộc đời của các ngài như vị Thầy và đệ tử, quốc vương và thượng thư. Đồng thời, các ngài cũng thảo luận nhiều vấn đề khó khăn về các giáo lý thông thường và bí mật. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói một cách chăm chú: “Ngài là cột trụ của Phật GiáoTây Tạng, xin đừng từ bỏ hoạt động do bởi một số thất bại nhất thời. Ngài phải đứng thẳng như cây thông trước gió và tuyết, sống trường thọ trong trái đất này, và làm lợi lạc rộng rãi mọi chúng sinh hữu tình.” Vào lúc đó Đức Đạt Lai Lạt Ma trao tặng Pháp Vương một pho tượng Đức Phật Trường Thọ sáng chói. Vào buổi chiều, Rinpoche đã cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma nhập môn ‘Đại Viên mãn của Đức Văn Thù’.

 

Sau ngày hai mươi bảy, hàng ngày Rinpoche truyền cho Đức Đạt Lai Lạt Ma các bí quyết về thực hành ‘Đại Viên mãn của Đức Văn Thù’ và về ‘Ba tinh túy của Đại Viên mãn’ của Patrul Rinpoche, trong số những giáo huấn sâu xa khác về nền tảng, con đường và kết quả của thực hành Đại Viên mãn. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nghiên cứu những giáo huấn đó một cách tôn kính.

 

Đáp lại các ước muốn của Pháp Vương và đoàn tùy tùng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giới thiệu với họ nhập môn về terma ‘Sưu tập Tổng quát về Thực hành Bí mật’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Năm và sự truyền dạy ‘Cầu nguyện Đức Liên Hoa Sanh’, v.v.. Sau đó, Pháp Vương ban một nhập môn Dorje Phurba cho các tu sĩ của Tu viện rNam rgyal Grwa tshang. Vào lúc đó các tu sĩ dâng cúng ngài một cuộc thảo luận kỳ diệu và không chuẩn bị trước. Điều này làm Rinpoche hài lòng, ngài đã liên tục tán thán trí tuệ và sự hùng biện của các tu sĩ.

 

Trong Tu viện Nechung, trong lễ nhập môn ‘Người Trẻ tuổi Kim Cương’, khi thỉnh mời yidam, thình lình Hộ Pháp gNas chung hiện xuống, cung kính cúng dường ngài một khăn katak trắng thuần tịnh và mạn đà la, và nói: “Từ Pháp Giới, Đức Liên Hoa Sanh thường xuyên quan sátgia hộ cho ngài, ngài nên sử dụng ‘Thực hành Phẫn nộ Dorje Phurba’ để điều phục mọi quỷ ma và những tín ngưỡng xấu ác.” Sau đó, vị bảo hộ Giáo pháp Thiên nữ Tốt lành cũng ban một tiên tri: Pháp Vươnghiển lộ của Đức Liên Hoa Sanh chân thực, và là trụ cột đầy bi mẫn của mọi cuộc đời trong thời đại hỗn loạn.

 

Vào ngày mồng bốn tháng sáu, ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển Pháp Luân, cả hai vị cùng bày tỏ những ý hướng Bồ đề tâm của mình trước pho tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và trong việc làm lợi lạc mọi sinh loài, các ngài đã trì tụng “Phổ Hiền Hạnh Nguyện”. Pho tượng Thích Ca Mâu Ni này do Đức Đạt Lai Lạt Ma mang theo khi rời bỏ Tây Tạng, và là một trong năm pho tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà Vua Songtsen Gampo đã thực hiện. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vô cùng yêu quý pho tượng này và coi nó là bạn đồng hành duy nhất của ngài. Sau khi các ngài bày tỏ những ước nguyện tâm huyết của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cúng dường Pháp Vương một bánh xe Pháp (Pháp luân) bằng vàng ròng có trang trí nhiều viên đá quý, cầu nguyên Pháp Vương trường thọ trên trái đất này, và chuyển Pháp luân không mỏi mệt để làm lợi lạc mọi sinh loài.

 

Về sau, khi ban những nhập môn và giảng Giáo pháp cho các tu sĩ của Tu viện Sera, Đức Đạt Lai Lạt Ma đến miền nam Ấn Độ, và trong khi Pháp hội được tổ chức ở đó, ngài đã giới thiệu với tập hội: “Đây là sự chuyển hóa trên trái đất của vị khám phá kho tàng Lerup Lingpa, vị Thầy Kinh điển của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Mười ba. Hôm nay tôi đã đặc biệt thỉnh mời ngài, bởi hiện ngài là vị lãnh đạo của dòng Nyingmapa, để tất cả quý vị hiện diện ở đây có thể nhìn thấy Pháp Vương, điều đó có thể được coi là một niềm tin kiệt xuất.” Sau đó, ngài đã hiến tặng những nhập môn tập thể về ‘Đức Quán Thế Âm’ và ‘rDo rje Grags ldan’, và Pháp Vương đã cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma nhập môn trường thọ tên là ‘Bình Cam lồ Kỳ diệu’ của Lerup Lingpa, hóa thân của ngài trước đây. Vào tháng Chín cùng năm đó, từ Dharamsala, Đức Đạt Lai Lạt Ma gởi một lá thư viết rằng:

 

“Vị Đại Thành tựu, đấng Hộ trì các Giới nguyện, Pháp Vương Jigmey Phuntsok Jungne, bậc có thể soi sáng Phật Phápđặc biệt là các giáo lý của các Dịch giả Cổ xưa (Nyingmapa):

 

Trong những ngày gần đây, khi chúng ta gặp nhau tại Ấn Độ, nhờ thiện tâm của ngài trong việc cúng dường tôi những nhập môn và trao truyền về những Giáo pháp sâu xa, và đồng thời giảng nghĩa cho tôi nhiều chủ đề khó khăn, ngài đã tiệt trừ nhiều hoài nghi của tôi về các giáo lý thông thường, bí mậtđặc biệt là về pháp Đại Viên mãn của Atiyoga. Trong trái tim tôi, tôi cảm thấy hạnh phúc không gì sánh được, vì thế tôi chân thành cảm ơn ngài.

 

Hôm nay tôi đã gởi đi những nhập môn và hướng dẫn mà ngài đã khẩn cầu về ‘Đức Đại Bi Mười một mặt và Ngàn tay’ và ‘rDo rje Grags ldan Bất động’, xin hoan hỉ nhận chúng.

 

Để làm lợi lạc vô số sinh loài trong tương lai ở Tây Tạng và sự truyền bá Phật Pháp, tôi cầu chúc ngài trường thọ, cầu mong sự nghiệp trong cuộc đời của ngài làm lợi lạc và sự truyền bá Giáo pháp liên tục phát triển mỗi ngày, và cầu mong ngài kiên trì trong việc trưởng dưỡng Viên Ngọc Như Ý của Phật Pháp trong xứ sở này. Xin cho tôi biết về bất kỳ tiên tri có thể có trong tương lai.

 

Đạt Lai Lạt Ma

1990

 

 

 

48. Hành hương tới các thánh địa

 

Ấn Độ có tầm quan trọng trong mắt của các Phật tử, chủ yếu là bởi đó là thánh địa nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã hiển lộ ba mươi hai hình tướng ấn tượng vì sự lợi lạc của tất cả các sinh loài, và đó cũng là xứ sở của căn nguyên Phật giáo, khiến nó trở thành nơi có nhiều Phật tử tụ hội. Có lẽ mỗi Phật tử đều ước mong viếng thăm xứ sở này để trì giữ vô số kho tàng, trải nghiệm không khí từ nơi Đức Phật đã sống, và cố gắng thọ nhận một vài quán đảnh.

 

Trong Học viện Cao cấp cho việc Nghiên cứu Phật giáo ở miền nam Ấn Độ, Pháp Vương đã ban những nhập môn sâu xa về ‘Nyingthig Yabshi’ cho Đức Penor Rinpoche, vị lãnh đạo truyền thống Nyingmapa, và hơn một ngàn đệ tử của vị này. Và trong hai tháng ngài đã trao truyền nhiều giáo lý chiến thắng trong đó chủ yếu là ‘Tín hiệu quý báu của sự hiểu biết quả quyết’. Cách giảng dạy của ngài qua việc thâm nhập các bí quyết chủ yếu thọ nhận những bình luận tích cực của thính giả, và toàn bộ học viện kể cả Pháp Vương Penor, tulku, khenpo, và những tu sĩ khác, đã ngạc nhiên bởi trí tuệ sâu xa, bao la, và sự hùng biện không gì so sánh được của Pháp Vương. Tại học viện này, Pháp Vương hãnh diện nhận học vị danh dự nổi tiếng cao cấp nhất của các giáo lý thông thường và bí mật.

 

Sau đó, Rinpoche lại viếng thăm Tu viện Sera, nơi trong sảnh đường Kinh điển tráng lệ nhất của tu viện, Pháp vương đã truyền dạy các Geshe phái Gelugpa về các giáo lý Nyingmapa cao cấp nhất. Sau đó, nhiều tu viện và những Lạt ma vĩ đại lừng danh của các phái Kadampa, Sakyapa và những phái phát triển khác của Ấn Độ, đã thỉnh mời Pháp Vương giảng dạy bí quyết của thực hành. Tự khởi đầu, có nhiều hiểu lầm giữa nhiều truyền thống trong Phật giáo Ấn Độ, nhưng việc Pháp Vương đến đây đã tạo dựng một chiếc cầu giữa tất cả, khiến mọi truyền thống hòa hợp như nước và sữa. Mọi người Ấn Độ đã tán thán Pháp Vương là trụ cột của cây xà trên mái cao nhất của Phật giáo Tây Tạng.

 

Đặc biệtvô số người Tây Tạng sống ở nước ngoài, sau khi khám phá ra Pháp Vương đã rời bỏ xứ sở của mình và đến Ấn Độ, đã bắt đầu khẩn cấp bay sang để gặp ngài. Họ như những đứa trẻ sống xa nhà, thình lình một lần nữa nhìn thấy người mẹ bi mẫn của mình, đã khó khăn khi biểu lộ những cảm xúc pha trộn nỗi đau buồn và hạnh phúc.

 

Tại Ấn Độ, bên cạnh việc giảng Pháp trong nhiều tu viện nổi tiếng trong thế giới, Pháp Vương cũng viếng thăm nhiều địa điểm du lịch, viện bảo tàng, đền chùa v.v.. Và sau đó, Rinpoche thực hiện một chuyến hành hương tới mọi thánh địa nổi tiếng, trong đó trước hết ngài viếng thăm ngọn núi tốt lành nơi Bồ tát Nagarjuna, vị sáng lập trường phái Trung Quán, đã truyền bá Giáo pháp.

 

Trên đường từ Dharamsala tới New Delhi, Rinpoche đã viếng thăm Biển Hoa Sen. Theo Tiểu sử của Đức Liên Hoa Sanh, khi Liên Hoa Sanh ở xứ Za hor, nhà vua cố gắng thiêu sống ngài. Vào lúc đó, ngài đã hiển lộ những khả năng tâm linh vĩ đại và chuyển hóa giàn thiêu thành một cái hồ rộng, ở đó bản thân ngài ngồi trên một hoa sen ở giữa hồ. Từ đó trở đi hồ này được gọi là Biển Hoa Sen. Và ngày nay nhiều khách hành hương viếng thăm địa điểm này. Tự nguyên thủy, rễ của hoa sen bám chặt đáy hồ, nhưng khi Pháp Vương đến bờ hồ, một rễ sen nổi lên mặt hồ một cách kỳ diệu và trôi về phía Pháp Vương. Mọi người hiện diện bối rối vì những gì xảy ra. Rinpoche thực hiện một lời cầu nguyện Đức Liên Hoa Sanh dưới hình thức của một bài ca Kim Cương. Sau đó, ngài đã viếng thăm nhiều hang động của những quán đảnh mãnh liệt ở gần đó.

 

Khi viếng thăm Tháp dPal ldan ‘Bras spung, địa điểm linh thánh ở miền nam Ấn Độ, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy những giáo lý bí mật của pháp ‘Kalachakra’, Pháp vương đã ban nhập môn ‘Kalachakra’ cho các đệ tử, ngài cũng biên soạn một ‘bình giảng Kalachakra’ tóm tắt và bày tỏ ước muốn mọi sinh loài thiết lập những mối ràng buộc định mệnh tại nơi chốn này để hiện thân vào cõi Shambala.

 

Sau đó, Pháp Vương thực hiện chuyến hành hương đến bốn địa điểm linh thánh nổi tiếng của Phật giáo Ấn Độ (nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, nơi Ngài giác ngộ, nơi chuyển Pháp luân, nơi nhập Niết bàn). Trong ‘Kinh Thảo luận’ có nói: “Nếu ta hành hương đến bốn thánh địa này, ngay cả năm trọng tội cũng sẽ được tịnh hóa.”

 

Trước tiên, Rinpoche tới Kim Cương Tòa (Bodh Vajra), nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành tựu Phật quả. Ở đây Pháp Vương tổ chức một cuộc tụ hội Giáo pháp Phổ Hiền. Tại địa điểm này, có một pho tượng tên là ‘Tara Nói’. Theo truyền thuyết, xưa kia khi Đức Atisha viếng thăm nơi này, pho tượng đã cúi đầu, mỉm cười và nói: “Nếu ngài muốn đạt được Phật địa từ nền tảng của nhân quả thì ngài phải thực hành Bồ đề tâm.” Khi Rinpoche nhìn thấy pho tượng này, ngài lập tức cầm chuỗi hạt san hô đỏ đang được móc nơi tai ngài, và dâng nó nơi cổ của pho tượng ‘Tara Nói’. Nhưng điều kỳ điệu là ba năm sau, sợi chuỗi này quay trở về phòng của ngài ở Sertar. Tại nơi này, Pháp Vương cũng soạn một ước nguyện, phần chính yếu nói: nguyện mọi sinh loài thiết lập những nối kết định mệnh với tôi được hiện thân nơi cõi Dewachen. Và cũng có nói rằng Pháp Vương sẽ phụng sự một cách tôn kính chín trăm chín mươi sáu vị Phật tương lai vào lúc các Ngài thành tựu Phật quả

 

Khi tới Núi Linh Thứu nơi Đức Phật chuyển Pháp luân không hình tướng, tại chân đồi, Pháp Vương nói với vẻ hài hước: “Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ Sáu đến đây, nơi đây đầy những Kinh điển Phật giáo, và bây giờ ta chẳng thấy gì ngoài sự chói sáng, và trải nghiệm thực sự trạng thái được nói trong Kinh điển: ‘Đức Phật không nhập Niết bàn, Phật giáo sẽ không bao giờ che dấu.’ Tất cả các ông lên tới chóp đỉnh, trong khi ta chỉ ở đây.”

 

Tại Vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật chuyển Pháp luân lần thứ nhất cho năm tu sĩ đầu tiên của Ngài, Pháp Vương đã tặng các đệ tử của ngài nhập môn ‘Văn Thù Dũng cảm’, và trả lời cho nhiều học giả phi-Phật giáo có mặt ở đó, Rinpoche đã ban những giáo huấn kết hợp kiến thức khoa học với Phật giáo, gây ấn tượng mạnh mẽ cho thính giả hiện diện.

 

Sau đó, Pháp Vương viếng thăm nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thực hành khốn khổ trong sáu năm, bờ sông Ni Liên Thiền (Niranjana), và địa điểm thiêng liêng của sự giác ngộ của Ngài. Tại đây Pháp Vương giảng về công đức của thực hành quyết liệt. Khi đến địa điểm nơi người phụ nữ chăn nuôi gia súc cúng dường một tô sữa cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khi Rinpoche đang nói về công đức của việc cúng dường, một con khỉ nhỏ đến gần ngài, tay nó cầm những đóa hoa mới hái còn tươi thắm và cúng dường cho ngài. Rinpoche nhận món quà một cách hài lòng và để đáp lại công đức, ngài đã trì tụng kinh điển cho con khỉ.

 

Tại thánh địa nơi Đức Phật nhập Niết bàn, Pháp Vương thở dài và nói: “Để mọi cuộc đời trải nghiệm sự phẫn nộ đối với bánh xe tái sinh, và để họ hiểu biết sâu xa quy luật của sự nhất thời, ngắn ngủi, Đức Phật toàn-tri đã sống trên thế giới này tám mươi mốt năm, và sau khi truyền bá Giáo pháp trong bốn mươi chín năm, cuối cùng thân thể vật chất của Ngài đã đi vào thế giới Giáo pháp. Vì thế ta đừng bao giờ nghĩ đến định luật bất diệt.

 

Cuối cùng họ đến Lâm Tỳ Ni (Lumbini), nơi Đức Phật đản sinh. Lúc viếng thăm nơi này, và khi nhớ rằng Đức Phật xuống thế giới này để giải thoát tất cả các sinh loài trong thời đại hỗn độn, nước mắt bắt đầu chảy trên khuôn mặt của Pháp Vương, ngài chắp đôi bàn tay trong sự sùng mộ và bắt đầu cầu nguyện và trì tụng thần chú.

 

Đối với những người bình thường, việc đi tới các thánh địa tiến hành trong một tâm trạng vui thíchthăm viếng, và luôn luôn dẫn đến việc du lãm và chụp hình để kỷ niệm, trong thực tế không có nhiều ý nghĩa chân thực. Nhưng khi viếng thăm những thánh địa này, Pháp Vương và đoàn tùy tùng của ngài chủ yếu đặt tầm quan trọng trong việc cầu nguyện, lễ lạy, đi nhiễu, bày tỏ các ước nguyện v.v..

 

49. Ban lễ nhập môn cho vua Bhutan

 

Bởi Bhutan luôn luôn là một phần của các triều đại Tây Tạng lúc ban đầu, nó luôn luôn duy trì tốt đẹp các truyền thống Tây Tạng, và cho đến nay Bhutan vẫn là một xứ sở phát triển Phật giáo.

 

Năm 1990, Bhutan bị đe dọa bởi sự xâm lăng của các quốc gia láng giềng. Dĩ nhiên, một quốc gia lớn hơn và mạnh hơn cũng sẽ khó khăn khi nuốt một quốc gia nhỏ bé như Bhutan. Nhưng quán đảnh của Bồ Tát cũng không thể đoán trước và không thể đo lường được. Trong terma của vị khám phá kho tàng Âm thanh Rồng Kim Cương có nói: “Trong tương lai, vào năm Kim Ngọ, khi quốc gia này đối mặt với những nguy hiểm lớn lao, nếu có thể thỉnh mời vị Thầy vĩ đại là hiện thân trên trái đất của Đức Văn Thù từ xứ sở Tufan, dựa trên các năng lực của ngài, mọi tai họa có thể được giải trừ.”

 

Trong năm đó, vua Jigmey Senge Wangchuk của Bhutan nhận ra rằng Pháp Vươnghiển lộ chân thực của Đức Văn Thù, và tự nghĩ: nếu ta có thể thỉnh mời vị Thầy vĩ đại này, nhất định ngài sẽ có thể giải trừ những tai ương mới đây, và hơn nữa ngài sẽ là lợi lạc to lớn cho việc phát triển Phật giáo của Bhutan. Sau khi đã thảo luận vấn đề với những viên chức có liên quan, nhà vua đã gởi lời chính thức thỉnh mời Pháp Vương

 

Ngài chấp nhận lời thỉnh mời, và đã đến thủ đô Bhutan với đoàn tùy tùng. Họ được nhà vua, Lạt ma của quốc gia và nhiều viên chức nồng nhiệt đón chào. Trong cung điện tráng lệ, một buổi lễ tiếp đón trọng thể nhất theo truyền thống Tây Tạng được tiến hành. Trong điện Kyerchu Lhakhang mà Đức Songtsen Gampo đã xây cất trước kia, Pháp Vương hiến tặng Lạt ma của quốc gia Dilgo Rinpoche những nhập môn sâu xa về ‘Liên Hoa Sanh Phẫn nộ’, ‘Phurba Kim Cương’ v.v… Sau đó, khi cúng dường những giáo huấn chiến thắng cho nhà vua, mẫu thân và các tỳ thiếp của nhà vua, ngài nói:  “Đức vua tôn kính, địa vị của ngài vô cùng cao quý, đoàn tùy tùng và dân chúng của ngài sống một cuộc đời tự do và không bị gò ép, họ thực hiện những công hạnh tốt lành, và toàn thể dân chúng duy trì giáo lý của Đại thừa. Một quốc gia công bố Phật giáo như thế thì thực sự đáng ngưỡng mộ, giống như những ngọn núi phủ tuyết tráng lệ. Nhưng những biến đổi tốt lành hay xấu xa trong những hoàn cảnh bên ngoài thì không thể đoán trước, và sự đe dọa thường xuyên từ ánh sáng mặt trời ở phương tây (quốc gia láng giềng) được trải nghiệm, và mối đe dọa biến thành một trận lụt lớn thì thường xảy ra. Nếu ngài có thể thực hành ‘Thực hành Liên Hoa Sanh Phẫn nộ Dorje Phurba’ với sự hồi hướng, ngài có thể tích tập vô số thành tựu. Giống như điều này, những ngọn Núi Tuyết sẽ rắn chắc như những tảng đá khổng lồ. Do bởi những lời nguyền trong quá khứ, một số đang tìm kiếm thời gian thích hợp để lấy đi mạng sống cao quý của ngài, chỉ có Viên Ngọc Như Ý giữa loài người, sự hiển lộ thân tướng của tâm Đức Văn Thù mới có thể bảo vệ ngài. Trong tương lai ngài phải duy trì cờ đuôi nheo vàng của sự trao truyền Giáo pháp, và đội vương miện tôn quý của dòng Nyingmapa. Vì giống như điều này, các hoạt động chính trị của ngài và Giáo pháp sẽ chói ngời như vầng trăng tròn.” Qua quán đảnh của Pháp Vương, mọi tai ương của Bhutan được tiệt trừ.

 

Khi đến thánh địa Bumtang nơi Đức Longchenba thực hành Giáo pháp trong nhiều năm, trong nhà một cư sĩ, ngài đã chứng kiến lưỡi dao Phurba của vị khám phá kho tàng Ánh sáng Mặt trời, trên đó từ vô lượng trí tuệ của khenpo, nguyên tắc chỉ đạo cho tám hoạt động Giáo pháp vĩ đại trôi chảy. Nó được lập tức ghi lại, nhưng được cất dấu trong một chiếc rương quý báu bởi Rinpoche nói nó không được mở ra trước ba năm, nhưng cho tới nay định mệnh do hoàn cảnh chưa chín mùi và rương kho tàng (terdrom) chưa được mở lại.

 

Sau đó, ngài viếng thăm nhiều thánh địa của Bhutan. Trên đường tới Wangdu, nơi trước kia vua Gesar đánh bại vua xấu ác Shing khri, trước hết họ viếng thăm hang động nơi Đức Liên Hoa Sanh đã để lại một ấn tượng của chính ngài. Lúc tiến hành, thình lình trong tâm của Pháp Vương xuất hiện những cảnh tượng từ đời trước của ngài, lúc đó ngài nói: “Trong những năm đó, khi quân đội của vua Gesar của chúng ta đang trên đường tới Wangdu để điều phục vua Shing khri, nhiều phi-nhân bày ra các chướng ngại dọc theo con đường. Hôm nay, khi ta đi tới Wangdu, nhiều vị trong bọn họ sẽ ra ngoài để báo thù. Vì thế chúng ta nên chuẩn bị.” Và quả nhiên như ngài đã nhìn thấy trước, thình lình mưa nặng hạt bắt đầu rơi xuống từ bầu trời, và thật trầm trọng, lũ lụt cuồn cuộn đến kèm theo âm thanh sấm sét chói tai. Pháp Vương lập tức hiển lộ biểu hiện phẫn nộ và hát lớn tiếng những bài ca kim cương và những thần chú khuất phục. Sau một lát, mọi điều bất lợi nhanh chóng biến mất.

 

Trên đường đến Tu viện Gangteng, Hộ Pháp Tsi’u dmar đến và khẩn cầu ngài ban lễ nhập môn. Ngài đã cúng dường nhập môn ‘Phurba Kim Cương’ (Dorje Phurba) cho vị này và một nhóm nhỏ các đệ tử. Hộ Pháp Tsi’u dmar vô cùng hài lòngthực hiện những tiên tri sau này cho Rinpoche và nói: “Trong trường hợp cực kỳ khẩn cấp, xin gọi cho tôi, bởi tôi sẽ giúp đỡ với mọi khả năng của mình.” Vì định mệnh này, ngài đã biên soạn một hướng dẫn về Hộ Pháp Tsi’u dmar.

 

Sau đó, ngài đến Paro Takstang, là vị trí hang động nơi Đức Liên Hoa Sanh biểu thị hình tướng phẫn nộ của tám hiển lộ của ngài, để đánh bại quỷ ma xấu ác. Lúc đi vào động, ngài nói: “Tại nơi này chín pho terma về thực hành phẫn nộ của Đức Liên Hoa Sanh đã được cất dấu, vì lợi lạc của những người Bhutan trong tương lai, ta sẽ không khám phá chúng trong đời này, và chờ tới đời sau sẽ khám phá chúng.” Nhưng do bởi hoàn cảnh, ngài đã khám phá một nguyên tắc chỉ đạo súc tích. Rinpoche tiếp tục: “Đầu tiên, ta đã dự định hiển lộ hình tướng của một tu sĩ thuần tịnh và không khám phá terma trong đời này, nhưng bởi các năng lực mạnh mẽ của những khát nguyện của Đức Liên Hoa Sanh, nhiều ngôn ngữ bí mật sâu xa đã trôi chảy từ miệng ta. Vì vậy lần này cũng thế, ta không chọn lựa nhưng khám phá terma nguyên tắc chỉ đạo súc tích này.” Điều đó là chính yếu bởi trong đời trước của ngài, Đức Liên Hoa Sanh đã đích thân ra lệnh cho Pháp Vương đến và khám phá vô số terma này.

 

 

 

50. Du hành tâm linh tới Cõi Đâu Suất nhỏ

 

Khi nói về những giấc mộng, không ai trong chúng ta không cảm thấy quen thuộc. Đôi khi, những người bình thường cũng sẽ kinh nghiệm những giấc mộng kỳ lạ hay đặc biệt, nhưng điều đó chẳng có gì là thực đối với người bình thường, bởi những giấc mộng chủ yếu là những hiển lộ từ những khuynh hướng tập quán lầm lạc của ta. Nhưng những giấc mộng về việc viếng thăm các cõi Phật, về việc gặp các Bồ Tát và đích thân trò chuyện với các ngài, thì có lẽ mang lại một chút say mê cho những người bình thường. Sau đây là tường thuật về một giấc mộng của Pháp Vương, điều đó có thể không cho phép chúng ta thản nhiên. (Được ghi chép từ những tuyển tập của Rinpoche).

 

Trong đêm mồng một tháng mười của năm Thủy Thân 1992, khi tôi ở trong trạng thái mộng giữa ngủ và thức trong phòng của mình, thình lình một cậu thiếu niên đáng yêu đến với tôi. Cậu ta có vẻ không hơn mười sáu tuổi, và trên mái tóc cậu đeo một vài chiếc kẹp tóc như nhiều người trẻ tuổi ngày nay. Cậu mặc áo choàng lụa và đeo một vài món trang sức. Cậu là một hình ảnh dễ thương khi nhìn vào. Cậu nói nhẹ nhàng với tôi: “Chúng ta hãy ra ngoài làm một cuộc du hành.” “Hiện tôi đang ốm nặng và rất nặng nề, tôi sẽ gặp khó khăn rất nhiều khi đi bộ. Dù thế nào đi nữa, cậu là ai?” “Tôi là một người bạn cũ của ngài, tên tôi là Người trẻ tuổi của Trí tuệ Vô song. Ngài không phải lo lắng về điều đó quá nhiều, nếu ngài không tự đi được, tôi có thể ẵm ngài.” Cậu chộp lấy bàn tay tôi, tôi ngừng lo lắng, và bắt đầu đi theo sát cậu. Chúng tôi vượt qua nhiều ngọn núi mà trước đây tôi chưa từng thấy, và đến một hang núi tuyệt diệu, nơi tôi lập tức nhận ra là ngài Viên Ngọc Như Ý Thub dga đang ngồi ở đó một cách tráng lệ, gây xúc động như lúc ngài sắp mất trước đây. Tôi đã trải nghiệm một lòng sùng mộ vô song, và thình lình mọi tư tưởng lan man ngừng dứt. Sau khi lấy lại tinh thần, tôi hỏi: “Đạo sư yêu quý, chẳng phải là ngài đã nhập Niết bàn lâu lắm rồi sao? Trước đây, khi ngài và con chia tay, con chỉ hai mươi bốn tuổi, và bây giờ con đã đến tuổi già, thân thể huyễn hóa này của con đã trở nên xấu xí và tàn tạ, nhưng ngài vẫn như trước đây và không già mà cũng không trẻ hơn, làm sao điều này có thể xảy ra? Vị Thầy của tôi nói lớn: “Đây là điều được gọi là ‘chân lý về bất kỳ điều gì có thể được hiển lộ từ nơi không có gì hiện hữu’, đừng nói với ta là con không hiểu điều này? Ha ha!” Tôi nói trong sự buồn sầu: “Đạo sư nhân từ, con đã bị hành hạ bởi bệnh tim, khiến cho tâm con có phần không thoải mái, và bây giờ con mắc chứng bệnh này trầm trọng đến nỗi không ai có thể chẩn đoán hay chữa trị, ngài có thể thổi ít không khí vào con trong sự quán đảnh không?” Vị Đạo sư nói có phần ngạc nhiên: “Ồ, trong mọi sự, con quan tâm nhiều nhất về bệnh tật của riêng con!” Sau khi nghe điều này, tôi đã cảm thấy thật bối rối, và nói trong sự xấu hổ:

 

Woo ho! Con khẩn cầu ba đấng bi mẫn vĩ đại,

Với lòng đại bi, xin nhìn xuống con, kẻ xấu xa hạ liệt,

Cho dù con đã bày tỏ nguyện ước Bồ đề tâm trong thời gian trước,

Con cảm thấy xấu hổ vì vẫn coi những lợi lạc của riêng con là quan trọng.

 

Sau khi nói điều này, nước mắt bắt đầu lăn dài trên mặt tôi. Đạo sư của tôi nói trong sự an ủi: “Điều này không quan trọng, trên con đường thực hành Bồ đề, ta phải mặc áo giáp can đảmtinh tấn. Cha con chúng ta hãy cụng đầu nhau, ta sẽ tụng một bài kệ nguyện ước cho con:

 

Việc tích tập điều thiện lành an lạc,

nguyên nhân duy nhất cho viên ngọc vô song Bồ đề tâm,

Khi đã sinh khởi nó một cách tự nhiên,

Cầu mong con thành tựu sứ mệnh làm lợi lạc cuộc đờitruyền bá Giáo pháp.

 

Trong khi trì tụng, ngài cụng đầu vào đầu tôi trong sự thương yêu… Tôi vô cùng phấn khích, và tự nghĩ: Con ước mong có thể mãi mãi ở bên Đạo sư. Ngay lúc này, cậu thiếu niên trước đây nói với tôi có phần không hài lòng: “Ngài không nên coi bản thân ngài là thực sự hiện hữu, hãy đi, hãy đi!” Cậu ta đưa tôi đến một khu rừng rậm rạp, ở đó một vị trời vui vẻ đang ngồi ở giữa, quanh ông là nhiều Bồ Tát và những vị trong Tăng đoàn đang tụ hội. Tôi khẽ hỏi cậu thiếu niên: “Đây là đâu? Ai là Đạo sư ở đây? Và tập hội này từ đâu tới?” “Nơi này tên là Đâu Suất (Tusita) nhỏ, và vị Đạo sư ở đó là thái tử của Đức Di Lặc, những vị tham dự là tất cả các Bồ Tát còn một đời nữa trước khi đạt được Phật quả. Tuy nhiên, trong quá khứ các vị đó có nhiều dịp trước khi ngài và những người khác bày tỏ ước nguyện hiện thân nơi cõi Dewachen, nhưng bởi tội lỗi từ bỏ Giáo pháp và bởi năm tội không có kích thước, họ đã hiện thân vào nơi này. Sau đó, nhất định họ sẽ hóa thân vào cõi Dewachen.” Tôi rất bối rối và hỏi: “Tôi đã nghe nói rằng những vị trời trong dục giới không có tinh chất (tinh dịch) mà cũng không có máu, và họ chỉ có thể vui hưởng lạc thú nam nữ qua việc phân tán năng lực, như thế làm sao Bồ Tát Di lặc có thể có một con trai?” “Chẳng có gì khởi đầu từ số không, nhưng mọi sự có thể bắt đầu bởi định mệnh. Đó không phải là nguyên nhân sao?” Tôi lập tức nhận ra rằng vị thái tử trẻ tuổi chính là Đức Phật Di Lặc. Vào lúc đó tôi lập tức tiến tới trước để đón chào, và cầu nguyện một cách trân trọng:

 

Đức Phật Tương lai, Trụ cột của Mọi Cuộc đời,

Mãi mãi biểu lộ lòng đại bi một cách tự nhiên,

Nơi nương tựa của con về Giáo pháp trong thời đại hỗn độn,

  Con đón chào Đấng Thủ Hộ trẻ trung!

 

Sau đó tôi tiếp tục nói: “Những lời phát biểu về giáo thuyết của riêng con mà ngày hôm qua con đã thực hiện về sự bày tỏ các ước nguyện có đúng hay không?” “Cho dù chút ít thiếu sót trong ngôn ngữ sử dụng, ý nghĩa tối thượng hoàn toàn phù hợp với nghĩa lý của ta.” “Vậy thì ngày mai con dự định sắp xếp để những người thông thái thảo luậnnghiên cứu vấn đề xem chúng có là những suy luận về con đường chuẩn bị hay không, bởi tất cả đều có ý riêng của họ, vậy đâu là ý nghĩa bí mật tối hậu?” Bồ Tát Di Lặc cười và nói: “Lợi ích của việc thảo luận hay tìm kiếm những suy luận về con đường chuẩn bị là gì, cho dù con không hiểu vấn đề này, nó sẽ không ngăn cản con trong việc thành tựu con đường bí mật, điều đó chẳng phải là tốt hơn để thực hành Đại Viên mãn? Ta đang nói đùa! Trong công việc của ta, tất cả những vấn đề này được giải nghĩa rõ ràng.”

 

Mọi suy luận trong ba giáo khóa

Đều có thể được coi là các chướng ngại của kiến thức.

 

Nếu con có thể nối kết ý nghĩa cao và thấp của những công việc này, thì những khó khăn nào có thể vẫn còn hiện hữu? Về vấn đề này, Đạo sư Sư tử Tốt lành đã biên soạn những giải thích chi tiết mà con có thể luôn luôn đọc trong sự tham khảo.” Tôi tiếp tục: “Về ý nghĩa tối hậu của ‘Đồ Trang sức của những Chứng ngộ của Đức Di Lặc’, nhiều vị thông thái cũng như dốt nát của Tây Tạng đều có ý kiến riêng của họ, bởi con không hiểu ý nghĩa bí mật tối hậu của ngài, ngài có thể giải thích rõ ràng cho con?” “Kể từ lâu xa về trước, ta đã ước muốn truyền bá vấn đề này, nhưng thời gian chưa thích hợp, vì thế ta luôn luôn trì hoãn nó cho tới nay.” Sau khi nói điều này ngài đưa tay xoa lên đỉnh đầu tôi, gia hộ cho tôi và nói:

 

Ta ước muốn rằng thiện tâm của con,

Sẽ trở lại Cõi Đâu Suất không lâu kể từ bây giờ,

Bởi khi chúng ta sẽ tụ hội cùng vô số Bồ Tát.

Ta sẽ dạy con Giáo pháp sâu thẳm và bao la này.

 

Vào lúc đó ngài biến mất.

 

Cậu thiếu niên Trí tuệ Vô song đưa tôi trở về giường, và nói: “Bây giờ ngài hãy ngủ ngon, nhưng đừng quên ý nghĩa sâu xa của chuyến dạo chơi này, xin hãy ghi khắc nó trong trái tim ngài!”

 

51. Không thể mở cánh cổng bị ẩn dấu

 

Terma của dòng Nyingmapa giữ một điều huyền bí vô song. Mặc dù Pháp Vương đã khám phá nhiều terma trong đời này, terma quan trọng nhất vẫn là sự khai mở cánh cổng bị ẩn dấu của ngọn núi thiêng ‘Brong ri. Đó cũng là hành vi quan trọng nhất trong cuộc đời ngài. Bởi nếu cánh cổng bị ẩn dấu có thể được khai mở một cách trôi chảy, hàng ngàn sinh loài sẽ có thể hiện thân tới những cõi thuần tịnh mà không phải từ bỏ thân thể hữu hình của họ, và hơn nữa xã hội khoa học và những người phi-Phật tử sẽ trở thành nhân chứng của một trong những huyền bí cụ thể của Phật giáo.

 

Về vấn đề này, Đức Liên Hoa Sanh đã viết trong ‘Tấm Gương Huyễn hóa Thăm thẳm’:

 

Ông, Kim Cương  Điều phục Quỷ Ma ngày nay,

Trong năm Thìn ở Nyarong sau này,

Sẽ khám phá terma và giải trừ những khó khăn của thời đại,

Trong năm Dậu, hiển lộ về thân sẽ ở phương Đông,

Khai mở terma nếu số mệnh không bị tiêu diệt,

Khiến các sinh loài của thời đại hỗn độn,

Đi vào cõi thuần tịnh mà không từ bỏ thân vật chất của họ.

 

Về sự kiện này, Kim Cương Giác tánh Siêu vượt Bất Tịnh đã tiên tri:

 

Một hôm một tu viện được xây dựng ở Sertar ‘Brong ri,

Và những đóa hoa đỏ và trắng nở rộ trên năm ngọn núi tuyết,

Ông sẽ khai mở mười ba cánh cổng bị ẩn dấu.

 

Nếu ta muốn khai mở tất cả mười ba cánh cổng terma, bắt buộc phải khởi đầu bằng cánh cổng tại ngọn núi thiêng ‘Brong ri. Điều đó cũng ngụ ý rằng nếu ta không khai mở cánh cổng ‘Brong ri, sẽ không có chiếc cổng nào được mở ra. Trong năm Thân 1992, tin tức về việc Pháp Vương phải khai mở cánh cổng ẩn dấu Núi ‘Brong ri vào ngày mười tháng mười được lan truyền nhanh chóng khắp nơi. Nó trở thành vấn đề nóng hổi của Tây Tạng, và mọi người đang chờ đợi kết quả. Bằng một giọng quả quyết, Pháp Vương nói với vô số đệ tử của ngài: “Việc khai mở cánh cổng terma vào lúc này thì quan trọng không thể tưởng tượng nổi. Nếu nó có thể thành tựu, vô số sinh loài sẽ đạt được những chứng ngộ vô song. Trong trường hợp mọi hoàn cảnh định mệnh hiện diện, nhưng ta không thể khai mở cánh cổng, ta sẽ bò lết trên sàn nhà như một con chó để tất cả các ông chứng kiến. Trước tháng thân của năm thân, tất cả các ông phải tập họp mọi hoàn cảnh định mệnh tốt lành, nếu không, ngay cả ta cũng sẽ hoàn toàn bất lực.

 

Giống như bất kỳ cánh cửa nào khác, một chìa khóa rất cần thiết để khai mở cánh cổng bị che dấu, việc khai mở một terma thì cũng thế. Nó được cất dấu trong một tảng đá sư tử trắng. Và giữa những điều kiện quan trọng nhất để tìm lại được bí quyết này là việc xây dựng một quãng đường dài. Vị khám phá kho tàng Mặt trời Nhân từ-Omni đã tiên tri:

 

Thái tử từ những cõi giới Dakini,

Khát khao từ những đời trước của Viên Ngọc Như Ý trên vương miện của đấng vô song sẽ thuần thục vào lúc này,

Ngài hộ trì mười ba cánh cổng bị ẩn dấu trong bàn tay,

Nhưng ngài cần có chiếc chìa khóa có triển vọng tốt lành.

 

Ở đây Viên Ngọc Như Ý ở trên vương miện của đấng vô song biểu thị cho Đức Pháp Vương. Hơn nữa ngài cũng ngụ ý: khi khai mở cánh cổng bị ẩn dấu tốt lành này, trong tiến trình của việc thu thập những hoàn cảnh định mệnh tốt lành, một số người bị quỷ ma che ám, sẽ tạo nên vô số chướng ngại.

 

Trong thời buổi hỗn độn của việc kết thúc Giáo pháp chân chính, các quỷ ma vô cùng độc ác, và tiến hành phá hoạimọi nơi. Đặc biệt là đối với việc làm lợi lạc chúng sinh, họ nỗ lực gây ra các chướng ngại. Một nhóm người yếu đuối, bị quỷ vương mê hoặc, đã bắt đầu gây ra vô số chướng ngại, và cuối cùng đã thành công trong việc hoàn toàn hủy diệt mọi hoàn cảnh định mệnh. Cho dù bao nhiêu vị đức hạnh vĩ đại, vô số cư sĩ và những viên chức từ Lhasa tới Hán-Trung quốc đã cố gắng hết sức để giúp sự kiện này thành công, sau cùng nó không tiến triển. Tất cả đắm chìm trong nỗi buồn to lớn. Và Pháp Vương nói với đám đông đang kêu khóc: “Tự nguyên thủy, ta đã trù tính sử dụng tuổi trẻ của ta chủ yếu là để nghiên cứu, suy niệm và thực hành Giáo pháp, vào tuổi trung niên ta dự định truyền bá Giáo phápkhám phá terma, và ở ngưỡng cửa của tuổi già, ta hy vọng khai mở cánh cổng bị ẩn dấu, chủ yếu là giúp đỡ người không có niềm tin và khó khăn để chuyển hóa các sinh loài, và đặc biệt là nhiều khoa học gia, để tiêu trừ những hoài nghi của họ, và khiến cho vô số con người bay đến những cõi thuần tịnh mà không từ bỏ thân tướng vật lý của mình. Trước đây, trước mặt Đức Liên Hoa Sanh, ta đã bày tỏ khát khao khám phá terma. Nhưng cuộc sống trong thời đại hỗn độn rõ ràng là không đủ may mắn, khiến cho cánh cổng này bị bỏ lại, không được khai mở. Ta cảm thấy vô cùng đau đớn khi nghĩ về điều này, và rất bực bội ngay cả khi ăn hay ngủ. Ngay bây giờ ta không có khả năng khai mở cánh cổng, nếu hoàn cảnh có thể thuận lợi, mười ba năm nữa kể từ hôm nay chúng ta có thể có cơ hội khác.” Nhưng về sau, sau một ít năm những hoàn cảnh thuận lợi cũng không được tạo ra, và cánh cổng không bao giờ được khai mở. Cuối cùng, Pháp Vương tuyên bố: trong đời này, cánh cổng không được mở ra, cầu mong nó được mở ra trong đời sau của ta.

 

Có lần Đức Liên Hoa Sanh đã tiên tri: nếu Vua Gung thang có thể khai mở một chiếc cổng tại một ngọn núi nào đó, thì mọi sinh loài của đại lục Diêm Phù Đề có thể vui hưởng sự hưng thịnh trong mười ba năm, nhưng do bởi những chướng ngại quỷ ma, chiếc cổng không được mở ra như ước muốn. Điều đó cho thấy bởi thiếu những hoàn cảnh định mệnh, trước đó đã có những trường hợp trong lịch sử, việc khai mở cánh cổng niêm phong bị thất bại.

 

52. Pháp Hội vĩ đại

 

Hơn nữa, trong việc giảng dạy Giáo pháp hàng ngày, ngài cũng tổ chức trên nền tảng cố định hay không xác định một vài Pháp hội, khiến cho nhiều đệ tử không thể nghiên cứu Giáo pháp trên một căn bản dài hạn, có được cơ hội tốt lành để thiết lập những nối kết thuận lợi về nghiệp. Mỗi năm học viện tổ chức những Pháp hội sau đây vào những dịp cố định: Pháp hội vĩ đại của Người Sử dụng Ánh sáng vào tháng giêng của những Chuyển hóa Huyền bí của lịch Tây Tạng, Pháp hội Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva) vào tháng Sakya, Pháp hội Phổ Hiền bắt đầu vào ngày chuyển Pháp Luân lần đầu tiên, và Pháp hội Dewachen trong tháng Đức Phật Hạ thế từ Cõi trời.

 

Pháp hội Người Sử dụng Ánh sáng lần thứ nhất gây ấn tượng sâu sắc nhất từ trước đến nay, khi làm sinh khởi niềm tin trong trái tim của mọi thính giả. Theo thống kê, hơn ba mươi tám ngàn người trong tăng đoàn, từ người địa phương đến người nước ngoài, đắp y vàng, phủ đầy sườn núi như một ánh sáng vàng chói lòa. Từ đó trở đi, mỗi năm, vô số tăng đoàn từ mọi nơi đã đến tham dự Pháp hội. Trong thời đại hỗn độn này, ngoài những quốc gia theo Phật giáo thuần túy, đây là một sự kiện hiếm có được chứng kiến. Trước kia, Pháp Vương đã khám phá terma Dorje Sempa của Đức Liên Hoa Sanh. Về điều này, trước đây Đức Liên Hoa Sanh đã tiên tri rằng thực hành này mang lại lợi lạc to lớn nhất cho tất cả các sinh loài tại Trung quốc và nước ngoài. Vì thế, Rinpoche đã quyết định không chỉ truyền bá thực hành này tại Trung quốc và nước ngoài, mà hàng năm ngài cũng tổ chức một Pháp hội Dorje Sempa (Kim Cương Tát Đỏa) vào ngày tám tháng tư tại nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, đạt được giác ngộ, và nhập Niết bàn một cách tương ứng. Vô số cư sĩ tham dự hàng năm, nhưng điều thậm chí không thể tin nổi là con số tâm chú Dorje Sempa đã được trì tụng cho tới hôm nay là 80.000.000.000.000.000 lần!

 

Trong đời này, Pháp Vương coi việc tụng đọc ‘Hạnh Nguyện Phổ Hiền’ là quan trọng nhất, và vì thế hàng năm ngài cung cấp một triệu nhân dân tệ để cúng dường. Mỗi ngày, năm lễ cúng dường được tổ chức liên tục trong tổng số ba ngàn, và trong Tụ hội Cúng dường Phổ Hiền như Mây, năm lễ cúng dường được thực hiện mỗi ngày trong tổng số một trăm ngàn. Khi chứng kiến những cúng dường nước và lửa trên các bàn trong sảnh đường Giáo pháp, cùng với nhiều nhân vật như Tám Biểu tượng Kiết tường hay chim Garuda, việc thực hiện những đóa hoa, và vô số hình minh họa bơ-trâu yak, rõ ràngkích thích niềm tin trong trái tim của những người tham dự. Mỗi lần trì tụng ‘Hạnh Nguyện Phổ Hiền’, tổng số đều vượt quá một trăm triệu lần. Ngài thường nói với các đệ tử: “Công đức của việc trì tụng ‘Hạnh Nguyện Phổ Hiền’ này và việc hàng ngày cúng dường nước, ánh sáng và lửa thì không thể tưởng tượng nổi.” Vào lúc đó, ngài khuyến khích tất cả bày tỏ những khát nguyện và trì tụng một cách thường xuyên.

 

Hàng năm học viện tổ chức một cuộc tụ hội Dewachen, và Rinpoche cũng viếng thăm nhiều địa điểm để tổ chức những cuộc hội họp, tại đó ngài khuyến khích mọi người tham dự hiện thân về cõi Dewachen. Những cuộc tụ hội có quy mô khổng lồ trong ba dịp. Lần thứ nhất là tụ hội Dewachen tại Larung năm 1992. Khi ấy, những chiếc lều trắng bạc bao phủ đồng bằng, và những biển người tham dự chảy vào hẻm núi. Những chiếc khăn katak trắng trong tay họ giống như chỏm trắng trên con sóng thủy triều. Âm thanh của biết bao nhiêu lời trì tụng ngập tràn bầu khí quyển thì không thể diễn tả bằng ngôn ngữ. Theo số lượng thống kê phỏng chừng thì hơn bốn trăm năm mươi ngàn người tham dự đã có mặt! Về sau, tại những cuộc tụ hội ở Nyarong và Tawu, hầu như một triệu người đã tham dự. Bạn có thể hình dung những buổi lễ này vĩ đại ra sao!

 

Nhưng không chỉ trên lục địa, nhiều thành công ở ngoại quốc cũng được ghi nhận: Pháp hội Liên Hoa Sanh ở Bombay, Ấn Độ; Pháp Hội Liên Hoa Sanh vĩ đại tại San Francisco, Hoa Kỳ; Pháp hội Dorje Phurba tại Bhutan; Pháp hội Trường Thọ ở Canada; Pháp hội thiền định tại Montpellier, Pháp; Pháp hội Dorje Phurba ở Hồng Kông; Pháp hội Dorje Sempa ở Singapore; Đài Loan v.v.. Hàng ngàn người tham dự đã xuất hiện tại mọi Pháp hội khắp thế giới. Biểu thị đơn giản là qua những Pháp hội mà ngài đã tổ chức ở Học viện Larung cũng như ở nước ngoài, vô số con người đã có thể thiết lập những ràng buộc vô song với Pháp Vương.

 

53. Vượt Thái bình Dương

 

Bởi lòng bi mẫnđiều kiện, Pháp Vương Viên Ngọc Như Ý có những khát nguyện chiến thắng vĩ đại và nhiều tính thực tiễn vi tế. Ngài đã hướng dẫn con người từ khắp nơi trên thế giới bước lên con tàu neo tại hải cảng bánh xe tái sinh, và dễ dàng lái con tàu này vượt qua sóng gió, đi tới những đại lục quý báu của sự giải thoát.

 

Năm 1993, gần lúc kết thúc của bốn trăm năm mươi ngàn người trì tụng trong Pháp hội Dewachen, Pháp Vương đã nhận những lời thỉnh mời từ toàn bộ hai mươi chín tổ chức Phật giáo ở Hoa Kỳ, Canada và những quốc gia khác bên kia Thái Bình Dương. Mỗi lá thư rõ ràng cho thấy những hy vọng đứng đắn của nhóm thỉnh mời. Và dưới cái nhìn của nhiều đệ tử buồn bã khi thấy Đạo sư của họ ra đi, Pháp Vương đã bày tỏ với đoàn tùy tùng về chuyến du hành ba tháng để truyền bá Giáo pháp.

 

Khi qua hải quan Quảng Châu (Guangzhuo), không ai mong chờ một vấn đề mới sẽ thình lình nổi lên một cách bất ngờ. Nhóm tăng đoàn Tây Tạng đắp y đỏ, và vị Pháp Vương vô cùng uy tín, thực sự bị mắc kẹt bởi đám đông và thu hút sự chú ý của họ, khiến cho những viên chức nhập cư nhìn phái đoàn với sự ngờ vực to lớn. Một viên chức tiến đến và nói một cách bất lịch sự: “Tất cả các ông phải qua một cuộc kiểm tra toàn bộ trước khi khởi hành.” Lúc đó, ông ta đưa họ vào một phòng nhỏ, và họ phải đợi ở đó để chờ tin tức mới. Ngài nói với đoàn tùy tùng: “Có lần Hộ Pháp Tsi’u dmar đã hứa rằng vào những lúc quyết định, ngài sẽ đến lập tức khi ta gọi ngài.” Và sau đó Rinpoche bắt đầu hát bài ca kim cương về ba vị Hộ Pháp nền tảng.

 

Viên chức hầu như bắt đầu cuộc ‘kiểm tra’ của mình thì thình lình bất tỉnh và ngã xuống đất. Những viên chức nhập cư khác cũng hoàn toàn rối loạn như thể tâm họ bị che ám. Vào lúc đó thình lình họ nhận được một cuộc gọi từ viên chức nhập cư cao cấp nhất, ra lệnh họ lập tức  cho qua giấy thông hành của Pháp Vương và đoàn tùy tùng. Về sau, dường như viên chức có liên quan không hề thực hiện một cuộc gọi như thế. Và như thế, ngài đã nhẹ nhàng rời Trung quốc để bay sang Hồng Kông và đến Tokyo, thủ đô của Nhật Bản, một trong bốn con rồng của châu Á. Không khí khô lạnh và tuyệt vời của Nhật Bản mang lại một cảm giác mới mẻ cho cả nhóm. Và ngài đã nhận một sự đón chào ấm áp của nhiều nhóm Phật tử của Phật giáo bí mật ở phương Đông và Phật giáo bí mật Tây Tạng. Theo thời dụng biểu, Rinpoche đã ban các giáo huấn về trí tuệlòng bi mẫn cho một nhóm đệ tử, và với nhiều khoa học gia và nhà ngữ học hiện diện, ngài đã tổ chức một đại hội sống động về nhiều đề tài như những quan hệ giữa công nghệ học và Phật giáo trong xã hội của chúng ta. Ngài nói: “Khoa học và Phật giáo là những yếu tố cần thiết của xã hội con người, bởi khoa học và công nghệ học có thể làm hài lòng những khao khát vật chất của con người, và cải thiện tiêu chuẩn sống, trong khi Phật giáo mang lại hạnh phúc trong tâm hồn, và tiệt trừ bóng tối bên trong của sự vô minh. Như thế, rõ rànggiá trị của Phật giáo không thể bị phủ nhận, bởi nếu khôngPhật giáo, thì sẽ chỉ có một thôi thúc đơn điệu về sự say mê vật chất, sẽ chỉ có sự đối nghịch được thành tựu. Bởi ngày nay, người vô cùng giàu có nhưng có gien Đông Nam Á cần gấp chất cam lồ Phật Pháp…” Không ai hiện diện mà không cảm thấy cảm động bởi những giáo huấn vô cùng hợp lý của Pháp Vương, và nhiều người đã đến xin quy y.

 

Máy bay băng qua Biển Thái bình dương và không lâu sau đó họ tới Hoa Kỳ, quốc gia tuyệt vời của thế giới. Nơi dừng chân đầu tiên là Hawaii, hòn đảo thường được thừa nhận là đẹp nhất thế giới. Gió biển dịu dàng, vùng phụ cận lộng lẫy, và toàn cảnh ngoạn mục quả là khó diễn tả bằng ngôn ngữ. Dĩ nhiên nơi đây là một khu nghỉ mát chính yếu của châu Mỹ. Một cách liên tục, những rừng đàn hương trải rộng hương thơm tràn đầy cảm xúcvô số chim công khoe những bình phong bằng lông vũ nhiều màu sắc lộng lẫy, thu hút sự chú ý của đám đông và nhận những lời tán thán đồng lòng của các du khách.

 

Một hôm, vô số đóa hoa mỉm cười, và những chú chim công bắt đầu nhảy múa, không khí tràn ngập mùi đàn hương, Pháp Vương đang ngồi trên thảm cỏ xanh, vui hưởng quang cảnh tuyệt đẹp, và chăm chú nhìn đại dương xanh thẳm. Thình lình, một nhóm khoảng ba mươi người Bắc Mỹ tóc vàng, mắt sáng đến gặp ngài, và từ phía khác, một nhóm người Nam Mỹ tóc màu hạt dẻ, mắt đen huyền cũng đến. Khi nhìn thấy sự tĩnh lặng, dịu dàng, và biểu hiện khác thường của ngài, họ đã chắp tay cầu nguyện và tiến lại gần. Họ ngồi xuống trong sự tôn kính, và ngài nói một cách chăm chú: “Hôm nay quý vị, những người Bắc Mỹ tóc vàng, và những người Nam Mỹ tóc nâu đã tụ hội ở đây với tôi, một ông lão tóc đen người Tây Tạng. Đây thực sự là một định mệnh tốt lành…” Sau đó ngài giảng dạy cho họ về sự phù du của cuộc đời, vào lúc ấy, cuối cùng toàn bộ hàng trăm người đó đã quy y Phật giáo.

 

Trong thời gian này, vào một buổi chiều, khi một đệ tử thình lình xin ngài ban quán đảnh thì một núi lửa ở miền nam Hawaii đã phun trào, và nhiều nhà địa chất tỏ ra bất lực khi một đệ tử thình lình xin Pháp Vương ban quán đảnh. Pháp Vương đặt điện thoại xuống và nói với tất cả những người hiện diện: “Một ngàn năm trước, khi núi lửa Hepori của Tây Tạng bắt đầu phun trào, Kim Cương Điều phục Quỷ Ma đã sử dụng những khả năng tâm linh của mình để dập tắt ngọn lửa. Ngày nay, ta có một danh tiếng giả mạohiện thân trên trái đất của Kim Cương Điều phục Quỷ Ma. Cầu mong ta có năng lực để dập tắt ngọn lửa.” Vào lúc đó ngài dùng lưỡi dao Phurba của mình và bắt đầu trì tụng thần chú. Không lâu sau đó, họ nhận được một cú điện thoại nói rằng ngọn lửa đã được dập tắt. Về sau, do bởi lòng biết ơn, nhiều nhà địa chất từ Honolulu đã đặc biệt đến thăm ngài. Họ đã tán thán từ đáy lòng mình: “Sức mạnh của Phật giáo Tây Tạngquán đảnh của ngài thật không thể hiểu nổi!” Về sau, sự kiện này được dấu diếm trong những tờ báo của địa phương.

 

Trong Tu viện địa phương Nechung Dorje Drayang, Pháp Vương đã ban nhập môn ‘Dorje Phurba’ cho vô số đệ tử hiện diện.

 

54. Đến đại lục Châu Mỹ

 

Đối với toàn thể châu Mỹ, tháng bảy và tháng tám thực sự là những tháng nóng nhất, và mọi người bị tấn công bởi nhiệt độ bên trong và bên ngoài. Việc Pháp Vương đến Mỹ một cách thích đáng nhất mang lại một cơn gió nhẹ dịu dàng, hiến tặng sự khỏe khoắn vô song cho mọi người.

 

Sau khi trải qua ít ngày vui vẻ tại Hawaii, họ đến San Francisco bằng máy bay, ở đó Rinpoche nghỉ ngơi trước khi đi tới trung tâm Phật giáo Kim Cương Giới (Vajradhatu Buddhist center) ở Colorado.

 

Trung tâm Phật giáo Vajradhatu do đích thân Trungpa Rinpoche thiết lập, và thuộc bang Colorado. Cho đến lúc đó, tên của nó đã trải rộng khắp hành tinh, và ta được biết một trong năm người Mỹ là một thành viên của trung tâm lừng danh và đầy ấn tượng này. Ngày nay, khắp nơi tại Mỹ, Úc và phần còn lại của thế giới, hơn một trăm trung tâm con đã được thiết lập, và tại nhiều địa điểm, các trung tâm thiền định được xây dựng. Trung tâm Phật giáo Vajradhatu là trung tâm Phật giáo lớn nhất tại Châu Mỹ.

 

Khi đến trung tâm này, ngài nhận được sự chào đón nồng nhiệt nhất. Và Rinpoche đã tổ chức nhiều lễ nhập mônhoạt động giảng dạy Pháp tại đây. Thậm chí trung tâm đã đặc biệt tổ chức một Pháp hội quốc tế vĩ đại mà nhiều bậc đức hạnh vĩ đại, tăng đoàn, những người sùng mộ và cư sĩ từ hàng chục quốc gia đã tham dự. Trong sảnh đường Giáo pháp lộng lẫy và vĩ đại, Pháp Vương an tọa trên một Pháp tòa cao, trong sự biểu lộ sống động. Vào lúc đó, mọi người hiện diện tập trung vào vị Đạo sư vĩ đại này với sự sùng mộ lớn lao nhất. Rinpoche đã giảng dạy về các chân lý không bao giờ thay đổi của giáo lý Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Mọi đệ tử hoàn toàn bị thu hút bởi giọng nói lớn và tuyệt đẹp của ngài, và hoàn toàn đắm mình trong không khí Giáo pháp tràn ngập niềm vui. Thình lình một tiếng vỗ tay lớn vang lên. Sau đó, ngài đến trung tâm đại thiền định, ở đó có sáu trăm hành giả liên tục trú ngụ. Tất cả đều thỉnh cầu ngài giảng dạy những bí quyết để thực hành, vào lúc ấy Rinpoche đã giảng về những tinh túy Đại Viên mãn của ‘Garuda Giương rộng Cánh’ và ‘Đại Viên mãn của Đức Văn Thù’, cho những hành giả sáu-năm của giai đoạn chuẩn bị. Nhiều người hiện diện hoàn toàn giác ngộ chân tánh của Giáo pháp qua sự truyền dạy sâu xa này, và một số không hoàn toàn chứng ngộ nó cũng đã thiết lập một sự xác quyết phi thườngkinh nghiệm vô song về Đại Viên mãn (Dzogchen). Tất cả đều cảm thấy một niềm tin dữ dội nơi sự chứng ngộ toàn hảo của ngài qua thực hành Phật giáo. Có lần, Rinpoche nói một cách phấn khởi: “Nhiều người Mỹ vô cùng tin tưởng nơi giáo lýĐạo sư, vì thế việc giác ngộ Đại Viên mãn không khó khăn chút nào.”

 

Sau đó, cả nhóm bắt đầu đi tới bang Oregon, ở đó tại Đại học Phật giáo Marpa, ngài đã giảng cho bốn trăm đệ tử và vị Thầy về lịch sử lâu đời của Phật giáo, và những khó khăn trên con đường của Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Bắc TôngNam Tông, và nhận được sự đồng lòng tán thán của tất cả những người tham dự. Sau đó, ngài cũng viếng thăm Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Karma Ling và Tu viện Kiết tường của phái Kargyupa, ở đó ngài đã ban một nhập môn ‘Dorje Phurba’ cùng những giáo huấn Kargyupa.

 

Tại trung tâm Trí tuệ Ati, một Pháp hội vĩ đại kéo dài hơn mười ngày đã được tổ chức. Một hôm trong Pháp hội, Pháp Vương và đoàn tùy tùng của ngài đã viếng thăm một thảo cầm viên trong bang Oregon. Mọi người đều vui vẻ và tươi cười trong khi ngài trì tụng các thần chú để gia hộ. Ngài nói: “Tất cả những thú vật này bị nhốt trong chuồng như thể bị cầm tù, điều này thật đáng thương.” Tất cả mọi người vui hưởng hạnh phúc vì lợi ích của các thú vật này, và nhiều thú vật được huấn luyện để thực hiện đủ loại biểu diễn làm vui lòng khách viếng thăm. Một con cá heo mỏ dễ bảo đang ganh đua với một người trong hồ, bằng những động tác thanh nhã, và những thiện xảo bơi lội siêu phàm, nổi lên và lặn xuống, đôi khi nhô lên từ mặt nước, và đôi khi lặn xuống đáy hồ, rõ ràng nhất là đánh bại người thách thức, khiến cho đám đông reo hò tán thán. Ngài nói có phần buồn bã: “Con người coi những thú vật này là nguồn mạch của sự tiêu khiển, nhưng thực ra, nếu ta không hiểu những luật lệ về những gì cần chấp nhận và những gì phải từ bỏ, và chỉ sống để đáp ứng những nhu cầu nguyên thủy của ta, thì dầu sao chăng nữa, không có khác biệt giữa họ và các thú vật. Vì thế, khi đã có được đời người, chúng ta nên từ bỏ mọi sự xấu ác, duy trì mọi điều tốt lànhthực hành Giáo pháp chân chính, bởi chỉ như thế cuộc đời này mới bắt đầu có một vài ý nghĩa chân thật.”

 

Vào ngày cuối cùng, không khí của Pháp hội lên đến tuyệt đỉnh. Hàng ngàn Phật tử và những nhà trí thứcgiáo dục cao cấp từ hơn mười bang, đã đứng thành hàng đón chào Pháp Vương một cách tôn kính, sau đó họ đi vào một cách trật tự. Không còn chỗ trống trong Sảnh đường Giáo pháp, và quang cảnh càng tráng lệ hơn. Đạo sư vĩ đại được dâng một mạn đà la quý báu, và trong sự trang sức đầy đủ, vị khandro từ năm đại lục đã khẩn cầu ngài trường thọ trên thế giới này. Pháp Vương chân thành hiến tặng các đệ tử những nhập môn sâu xa về ‘Dorje Phurba’, ‘LCe btsun sNying thig’ và Đức Phật Trường Thọ, cũng như ban một vài giáo huấn giảng nghĩa nhiều điều huyền bí Phật giáo bằng những thuật ngữ khoa học tân tiến, và thiết lập một vài quan điểm đúng đắn về Phật giáo khiến nhiều học giả vô cùng kinh ngạc. Đồng thời, ngài cũng tham dự sự tụ hội ánh sáng Ngày Quốc Khánh.

 

Trong điện thờ Phật giáo Bình minh vĩ đại, những vị lãnh đạo của đạo Cơ Đốc và Hồi giáo đến thăm ngài. Khi đó ngài nói về nguyên ủy của Phật giáo: “Thật đáng tán thán những người có niềm tin, dù theo tôn giáo nào. Tất cả đều có một vài phương diện đáng được khuyến khích, vì thế mọi tôn  giáo nên học tập lẫn nhau, để hợp nhất và hiểu biết nhau tốt đẹp hơn…” Mọi người hiện diện hoàn toàn đồng ý, và sau đó ngài đã truyền dạy bốn sự chuẩn bị cho các Phật tử tham dự. Âm thanh của Giáo pháp vang dội khắp thành phố…

 

55. Tại Washington và New York

 

Dưới nhiều cái nhìn buồn bã, ngài và đoàn tùy tùng rời Oregon và bay sang Washington, thủ đô của Hoa Kỳ. Ở đây một Pháp hội hòa bình quốc tế đã được tổ chức. Nhiều người bay tới từ mọi nơi, và vô số viên chức chính phủ từ Washington DC đã tham dự cùng với nhiều người từ mọi tầng lớp của xã hội. Nhiều nhân vật vĩ đại của Phật giáo Tây Tạng cũng tham dự. Khi Pháp Vương đi vào đại sảnh đường, mọi người tham dự đều đứng dậy tung hô, và tán thưởng rền vang như sấm khi đón chào ngài. Pháp Vương lên ngai tòa, mỉm cười quan sát gian phòng, vẫy chào đám đông, và sau khi tất cả đã thực sự an tọa, người tổ chức đọc một diễn văn ngắn, vào lúc đó ngài bắt đầu nói chuyện chủ yếu về đề tài thiện tâmlòng bi mẫn. Pháp Vương nói: “Kết quả của Phật giáo trên toàn bộ xã hội thì thật vô hạn, và không ai từ mọi tầng lớp xã hội có thể phủ nhận giá trị của nó. Và điều mà Phật giáo nhấn mạnh nhiều nhất là thiện tâmlòng bi mẫn. Dĩ nhiên, tình thương được nói đến trong Phật giáo không phải là tình thương trong ý nghĩa hẹp hòi của nó như hầu hết mọi người đã nghĩ, nhưng nó thực sự là lòng bi mẫnthiện tâm vô ngã đối với tha nhân. Nếu mọi người có thể nâng cao lòng tốttình thương của chính mình tới cấp độ của sự đóng góp vô ngã chân thực, khi ấy toàn thể xã hội của ta có thể ngập tràn một bầu không khí tốt lànhyêu thương: nếu không, thế giới tinh thần của ta sẽ trở thành một sự trải dài đổ nát và đáng thương của sa mạc…” Ngôn ngữ chính trực của ngài đã lay động con tim của tất cả những người hiện diện, và họ chỉ có thể biểu lộ cảm xúc đối với nhau bằng cách vỗ tay một cách nồng nhiệt. Bài diễn thuyết này thực sự thức tỉnh thủ đô, và tờ báo World Daily, China Times và các phương tiện truyền thông đại chúng khác đã tường thuật rộng rãi về bài diễn văn đầy ấn tượng của Jigmey Phuntsok Rinpoche, vị lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đến từ lục địa, người đã trở thành đề tài nóng bỏng của thủ đô.

 

Sau đó, khi được thỉnh mời, ngài đã đến Tu viện Palyul Kunzang của nữ tulku Hoa Kỳ Ahkon Lhamo, người được đích thân Đức Penor Rinpoche xác nhận. Ở đây ngài đã trao truyền những giới nguyện cho nhóm tăng đoàn rộng lớn của trụ sở cơ quan lập pháp, cũng như giảng dạy về những công đức của việc hộ trì những giới nguyện này. Trong điện thờ lớn của tu viện này, ngài đã ban nhập môn ‘Phurba Kim Cương’, và truyền dạy những cốt tủy của Đại Viên mãn (Dzogchen). Bởi số đệ tử đông đảo, phòng giảng Pháp không đủ rộng để chứa tất cả các đệ tử, vì thế nhiều người phải theo dõi lễ nhập môngiáo lý bằng Truyền hình trong nhà. Sau cuộc tụ hội, Pháp Vương đã gia hộ điện thờ mới xây cất và bảo tháp Tây Tạng.

 

Chẳng bao lâu, ngài và đoàn tùy tùng viếng thăm Bạch Ốc dưới sự tổ chức của Phó Tổng Thống Gore. Thư của Ông Gore viết cho ngài viết:

 

Xin cảm ơn (người trung gian) về lá thư của ông đã cho tôi biết chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Đức Jigmey Phuntsok. Thật là kỳ diệu khi được nghe về điều này từ ông.

 

Thật không may, trong thời gian này tôi sẽ không có mặt ở Washington, bởi vào ngày mười ba và ba mươi mốt tháng Bảy tôi tới Tennessee để tham dự một đại hội về chính sách gia đình vào cuối tuần. Thật tiếc là tôi sẽ không thể đích thân gặp Pháp Vương, nhưng tôi hiểu rằng nhân viên của tôi đang tiếp tục làm việc để chuẩn bị cho ngài một chuyến viếng thăm Bạch Ốc, và tôi hy vọng là ông sẽ cảm thấy thoải mái để tiếp xúc với tôi lần nữa nếu tôi có thể trợ giúp xa hơn.

 

Một lần nữa xin cảm ơn lá thư của ông. Với những lời chúc tốt lành nhất.

 

Chân thành,

 

Al Gore

 

Họ đã liên tục viếng thăm Đài Tưởng niệm, phi thuyền Apollo đáp xuống mặt trăng, và viện bảo tàng hàng không. Trước đài kỷ niệm Thế Chiến  thứ Hai, ngài đã trì tụng hướng dẫn Phowar cho các anh hùng chết trong chiến tranh.

 

Trong thời gian ngài lưu lại Washington, một đêm, khi học viện ở Sertar bị một bệnh dịch tấn công, ngài đã trở về học viện trong một giấc mơ. Ngài viếng thăm nhiều ngôi nhà của các Lạt ma và nghe rõ ràng mọi điều họ nói. Ngày hôm sau, ngài nói với các đệ tử: “Đêm hôm qua ta tới học viện ở Sertar và nhận thấy là nhiều tăng đoàn đã mắc phải một bệnh truyền nhiễm trầm trọng. Chúng ta nên trì tụng Kinh điển để gia hộ cho họ.” Sau khi trở về học viện, có vẻ đúng là một bệnh dịch đã tấn công học viện trong thời gian đó.

 

Ngày hôm sau, toàn thể nhóm đáp máy bay đến New York, thành phố rộng lớn thứ hai của Hoa Kỳ. Ở đó, tại Trung tâm Liên Hoa Sanh, Điện Phật Tốt lành, Hội Giáo pháp Trungpa, và những nơi khác, những nhập môngiáo huấn đã được tổ chức trong nhiều ngày. Tại trung tâm Trungpa, ngài đã ban nhập môn ‘Kalachakra’ và giảng dạy về những công đức của cõi Shambala. Hàng ngàn đệ tử hiện diện đã trải nghiệm một định mệnh không gì sánh được và cùng hát những bài ca kim cương Kalachakra cho ngài, âm vang khắp thính phòng….Trong hai ngày sau đó, được tổ chức bởi Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, đại sứ Bhutan tới Liên Hiệp Quốc đi cùng với ngài trong một chuyến kinh lý của tòa nhà Liên Hiệp Quốc và trụ sở Quỹ tiền tệ Quốc tế. Tại tòa nhà Liên Hiệp Quốc, ngài đã cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Hơn nữa, ngài đã viếng thăm Trung tâm Thương mại Thế giới New York, tòa nhà chọc trời một trăm mười một tầng tráng lệ, từ đó ngài nhìn xuống toàn bộ thành phố.

 

Tại New York, khenpo trò chuyện với các nhà khoa học và ngôn ngữ học lừng danh về nhiều vấn đề như những sự giống nhau giữa Phật giáo và khoa học. Hơn nữa, một cuộc gặp gỡ báo chí được tổ chức, tại đó Rinpoche đã trả lời một cách tự nhiên và gây ấn tượng sâu sắc nhiều câu hỏi của các nhà báo, và tháo gỡ nhiều hoài nghi trong tim họ. Tất cả các nhà báo đều nhận được những câu trả lời vừa ý. Khi nói về những vấn đề chính trị, ngài trả lời: “Tôi chỉ sử dụng đời mình trong việc thực hành Phật giáo, và không tham gia vào chính trị. Tôi chỉ tham dự vào việc truyền bá Giáo pháp và làm lợi lạc mọi cuộc đời.”

 

Nhờ sự phê chuẩn của chính phủ, một trung tâm hoạt động Phật giáo được thiết lập ở New York, được gọi là Trung tâm Giáo pháp Thông thường và Bí mật Larung New York. Đó là trung tâm liên kết Larung đầu tiên và lớn nhất được thiết lập bên ngoài Trung quốc. Liên quan đến việc này, tờ báo Thế giới Hàng ngày (World Daily) và Tạp chí Tin tức New York (New York’s News Magazine) thực hiện tường thuật đầy đủ. Sau khi hoàn tất chuyến viếng thăm này tại New York, ngài đi Boston, nơi một hôm họ trải nghiệm trận bão tệ hại nhất, nó gây trở ngại nặng nề cho đời sống hàng ngày. Sau nhiều cầu xin của các đệ tử, ngài đã trì tụng hướng dẫn giải trừ thảm họa về bão của thực hành Liên Hoa Sanhlập tức làm im lặng trận bão. Tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Mỹ về việc Nghiên cứu Tây Tạng, Rinpoche đã hướng dẫn về nguyên ủy, sự phát triển và các đặc tính của Phật giáo Tây Tạng, việc này được nhiều chuyên gia liên quan đón chào nồng nhiệt. Dù ngài đi đâu và dù ngài nói chuyện với đám đông nào, trí tuệ sâu xa của ngài luôn luôn mang lại hứng khởi lớn lao cho tất cả những người tham dự. Dù giảng dạy Giáo pháp Phật giáo sâu xa, hay hiểu biết xã hội thông thường, thậm chí khi nói đùa, ngài khiến cho các đệ tử nhận lãnh những lợi lạc vĩ đại. Giống như có lần Sakya Pandita đã nói: “Nhà vua được tôn kínhquốc gia của riêng ông, nhưng vị thông tuệ được tôn kínhmọi nơi ngài đi qua.”

 

56. Du hành đến Canada

 

Thời gian qua nhanh, và ngay khi những đệ tử Mỹ hoàn toàn bị ngập chìm trong niềm vui của Giáo pháp, điều ai cũng biết là thời gian ngài rời khỏi Hoa Kỳ đã đến. Mọi đệ tử đều buồn bã, nhưng không có chọn lựa nào khác ngoài việc chấp nhận sự thực tàn nhẫn này. Ngài nhìn tất cả những đệ tử buồn bã đến tiễn biệt ngài và nói một cách tràn đầy bi mẫn: “Xa rời sau khi tụ hội là một định luật tự nhiên không bao giờ thay đổi, tôi hy vọng rằng tất cả quý vị sẽ tinh tấn thực hành Giáo pháp chân chính...”

 

Đau buồn của người này là niềm vui của người khác, ở nơi xa xăm, tại phi trường Nova Scotia, Canada, tất cả đang phấn khởi nhìn lên bầu trời trong sự hy vọng lớn lao, khi chờ đợi nhà lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng. Máy bay của Pháp Vương đã đáp xuống một cách nhẹ nhàng, và mọi đệ tử hoan hô… Trong phong cách lễ hội Tây phương chân chính, họ đón chào vị lãnh đạo hiện tại của dòng Nyingmapa một cách tôn kính, như Thủ hiến Savage đã viết cho ngài một lá thư chào mừng chính thức.

 

Ngày hôm sau, thời tiết vô cùng thuận lợi, ngài và đoàn tùy tùng đã viếng thăm Nova Scotia, địa điểm đẹp nhất của Canada. Ở đây, bầu trời và biển cả hợp nhất thành một màu, nhiều con mòng biển bay đây đó, đôi khi chạm vào mặt nước, và những con sếu đầu đỏ đứng trò chuyện gần ven sông. Những rặng núi như con rồng ở xa thật thích hợp trong phong cảnh phụ cận, như thể tạo nên một ảo ảnh. Thường thì phong cảnh đẹp có thể được dễ dàng mô tả bằng ngôn từ, nhưng không từ nào được tìm thấy để mô tả vẻ đẹp nguyên thủy của địa điểm này. Khi vui hưởng quang cảnh ngoạn mục, ngài nói: “Địa điểm này thực sự đẹp như họ nói, ta e rằng ta sẽ không bao giờ thăm viếng một nơi nào đẹp như ở đây. Nó làm mọi người cảm thấy tràn ngập niềm vui.”

 

Vào buổi chiều, trong trụ xứ của ngài ở gần bờ biển, ngài đã tiếp đón đến năm mươi nhà báo, và trò chuyện với họ một cách thân mật. Một nhà báo hỏi: “Ngài đã đến Tây phương từ xứ tuyết của Châu Á, nơi cách xa hàng ngàn cây số, mục đích chính của ngài là gì?” Pháp Vương đã trả lời: “Mang lại sự thanh thản và yên bình cho mọi người.” Ông ta tiếp tục hỏi: “Ngài sẽ mang lại thanh thản và yên bình cho mọi người ra sao?” Ngài trả lời một cách khiêm tốn: “Dĩ nhiên đây là điều mà tôi không thể hoàn tất một mình, nhưng phải nương tựa vào khả năng của mọi người. Cho dù là Phật tử hay phi-Phật tử, điều quan trọng nhất là một trái tim tốt lành và bi mẫn. Lớn như nền hòa bình thế giới, hay nhỏ như một gia đình hạnh phúc và những ràng buộc bằng hữu, tất cả phải nương tựa vào một trái tim tốt lành và tiến hành qua lòng thương yêu và tình bằng hữu. Mọi quốc gia không nhấn mạnh vào sự phát triển đồng thời của hai phẩm tính này hay sao? Nó không phải là nền tảng cho sự thông cảm xuất phát từ một trái tim tốt lành của nền văn minh tinh thần hay sao?” Sau đó một nhà báo khác hỏi một cách khá nóng nảy: “Ngài có bao giờ cảm thấy không hạnh phúc hay tuyệt vọng, và nếu như thế thì ngài làm gì?” Ngài trả lời mà không suy nghĩ: “Dù tôi vui hay buồn, tôi luôn cầu nguyện Tam Bảo.” Mỗi khi ngài trả lời người đặt câu hỏi, thì những người khác hoặc tập trung vào sự biểu lộ của ngài như thể họ muốn quan sát điều gì đó khác biệt với những người bình thường; hay một số người ngồi bên thì suy niệm về nhiều câu trả lời mà ngài đã ban; và ngoài ra có những người bồn chồn chụp hình, sợ bỏ qua một dịp tốt lành. Trong sự thu hút của ngài, Pháp Vương hấp dẫn sự toàn tâm của mọi người, và quán đảnh của giọng nói ngài đã chạm vào thớ thịt trong tim của mọi người hiện diện. Toàn thể gian phòng ngập tràn một bầu không khí kiết tường. Một nhà báo đã viết một cách nồng nhiệt trong Nhật Báo (Daily Newspaper): “Mặc dù ngài thiếu vẻ mê hoặc gây chú ý, mặc dù ngài miễn cưỡng trả lời trực tiếp mọi câu hỏi, sau bốn mươi phút, mọi người trong phòng cảm thấy vui vẻ và thư thản. Điều kỳ lạ là một người thật điềm tĩnh lại có thể gây truyền cảm hứng hơn một nhà lãnh đạo ăn to nói lớn.”  

 

Ngày hôm sau ngài đi Halifax, nơi ngài đã nhận được thư mời riêng của ông Ducharme, thị trưởng thành phố. Tất cả các tổ chức và chùa chiền Phật giáo đã nồng nhiệt đón mừng ngài. Thời gian chênh lệch giữa Halifax và Trung quốc là đúng mười hai giờ, có nghĩa là giữa trưa tại Halifax là đúng nửa đêm ở Trung quốc. Pháp Vương nói với các đệ tử: “Nhiều lý thuyết trong khoa thiên văn tân tiến liên quan đến sự chuyển động của hành tinh, hoàn toàn thích hợp với điều được nói trong ‘Abidharma’ và ‘Kalachakra’… và không có khác biệt trong ý nghĩa tối thượng của chúng.” Hàng ngàn người đã tham dự những hoạt động gồm lễ nhập môngiảng Pháp được tổ chức ở đây. Ngài nói với đám đông: “Cho dù ta làm điều gì, nghiên cứu kiến thức thông thường cũng như thực hành Phật giáo, mọi người nên tiến lên sau khi lặp lại sự quan sát. Thậm chí ta phải quan sát ba bữa ăn hàng ngày của ta, vì thế không cần nói đến những vấn đề trọng yếu như sống và chết. Trong tất cả các môn nghiên cứu, tôi coi Phật giáotuyệt hảo. Và dù Phật giáo có thể thực sự được coi là số một trong mọi kiến thức, người thông thái trong quý vị sẽ tự nhiên khám phá ra. Từ sáu, bảy tuổi cho tới sáu mươi tuổi, tôi đã liên tục nghiên cứu Phật giáo, và đã trải nghiệm sâu xa rằng Phật giáotri thức cơ bản nhất. Những nguyên lý căn bản của nó là: đừng phạm bất kỳ điều xấu ác nào, và hãy hộ trì mọi điều tốt lành. Vì thế tất cả chúng ta nên tinh tấn nghiên cứu vật nối kết đáng tin cậy duy nhất cho đời này và đời sau, đó là Phật Pháp.”

 

Vào lúc ban lễ nhập môn Đại Viên mãn Văn Thù tại Trung tâm Phật giáo rộng lớn nhất của Canada, vô số đệ tử may mắn đã tham dự cuộc tụ hội đông đảo. Chiếc lều rộng lớn có thể dễ dàng chứa đến mười ngàn người đã chật ních. Pháp Vương đã giảng dạy cho tất cả các đệ tử Đại Viên mãn sâu xa bằng ngôn ngữ dễ hiểu dưới hình thức của các bí quyết để thực hành.

 

Sau giáo huấn, trung tâm đã cúng dường ngài những bài hát Kalachakra tuyệt đẹp, cùng với những trình diễn tự-chỉ đạo của họ, nó tương tự một cách sống động với những cảnh tượng chân thật của đội quân Kalachakra hạ thế, khi tiêu diệt mọi giáo phái phi-Phật giáo xấu ác. Pháp Vương đã mỉm cười một cách thật thà.

 

57. Đến Châu Âu

 

Chuyến viếng thăm Canada đã hoàn thành viên mãn, và chỗ dừng chân kế tiếp là Châu Âu, đại lục ở phía khác của trái đất.

 

Pháp Vương và đoàn tùy tùng rời Canada và vượt qua Đại Tây Dương bao la, bay tới Paris, một trong mười thành phố nổi tiếng nhất của thế giới, chủ yếu là bởi chấp nhận lời mời của Sogyal Rinpoche, tác giả của ‘Tử thư Tây Tạng về người sống và người sắp chết’.

 

Paris quả là một thành phố thật điển hình, với đặc biệt là diện mạo cổ điển và kiến trúc tiêu biểu lừng danh thế giới. Hội từ thiện Holy Mary đã tặng cho thành phố một loại không khí huyền bí. Paris được gọi là thành phố của nghệ thuật, và có thể được cảm nhận là toàn thành phố có bầu không khí nghệ thuật khiến cho nhiều nghệ sỹ thế giới hay lui tới.

 

Trong một thời gian ngắn ngủi, ngài đã viếng thăm tháp Eiffel, điện Louve và những quang cảnh khác, cùng với nhiều tu viện và tổ chức Phật giáo. Rinpoche đã gặp nhiều viên chức chính phủ cũng như nhiều người sùng mộ, với họ ngài đã ban những giáo huấn vừa ý. Những giáo lý sâu xa của ngài khiến cho nhiều người từ mọi tầng lớp trong xã hội có được niềm tin nơi Phật giáo và đã xin quy y

 

Sau đó, Rinpoche bắt đầu lên đường đến Tu viện Ledrup ở Montpellier. Địa điểm này thực sự là một nơi tốt lành cho việc thực hành Phật giáo, và không khí thiền định tại tu viện vô cùng sống động. Từ xa, ta có thể nhìn thấy nhiều chiếc lều của các đệ tử giống như những chấm nhỏ trong toàn thể phong cảnh. Và từ những hành động của những người đàn ông và đàn bà tốt lành, thật dễ nhận thấy những trái tim vi tế nội tại của họ ra sao. Nhưng điều thậm chí còn giá trị hơn là mỗi người trong số đó có một sự vô cùng tôn kính đối với Đạo sư, điều đó biểu thị rõ ràng lòng sùng mộ mãnh liệt của họ. Sogyal Rinpoche và những môn đồ của ngài đã đón chào sự quang lâm của Pháp Vương và đoàn tùy tùng trong sự trang nghiêm vĩ đại nhất. Pháp Vương hết sức hài lòng khi nhìn thấy Sogyal Rinpoche vô cùng khiêm tốn cùng những đệ tửhành giả của ngài.

 

Vào ngày hôm sau, những nhập môngiáo huấn bắt đầu, nhiều đệ tử từ tu viện này và nhiều người tham dự từ Hòa Lan và những quốc gia khác tụ họp trong Pháp đường chính, nơi len chặt những con người. Tất cả ngồi một cách trật tự tại vị trí tương ứng của mình. Tất cả đều có một biểu lộ hoan hỉ trên khuôn mặt. Và tất cả đều cảm thấy vô cùng vinh dự để có thể đích thân chứng kiến Đức Pháp Vương, vị lãnh đạo tâm linh Tây Tạnglãnh đạo của dòng Nyingmapa hiện nay, và thọ nhận những gia hộ của ngài. Mọi đệ tử ngẩng đầu và chăm chú nhìn Rinpoche an tọa trên Pháp tòa, cái nhìn trên khuôn mặt họ rõ ràng phản ánh lòng tôn kính và sùng mộ chân thành. Họ cùng nhau bắt đầu tụng hát những bài cầu nguyện trong âm thanh trải rộng đầy cảm xúc. Pháp Vương cảm thấy vô cùng tốt lành, và sau khi tặng họ những nhập môn sâu xa, ngài vui vẻ nói: “Khi nhìn thấy không khí mãnh liệt của việc thực hành Phật giáo ở đây, tôi rất hài lòngthoải mái, bởi điều này thực sự rất hy hữu trong ngày hôm nay và trong thời đại này, đặc biệt là ở Tây Âu, là nơi do bởi phúc lợi vật chất cao cấp, nhiều người dễ dàng sử dụng việc nghỉ ngơi và trải đời mình trong sự trống rỗng. Bởi năng lực nghiệp báo của những thiện hạnh trong những đời trước, chúng ta đã nhận được đời người, và bởi năng lực của sự may mắn và các công đức, chúng ta đã gặp được Phật giáo. Khi cảm thấy hạnh phúc về điều này, ta cũng nên quán chiếu về đời người ngắn ngủi ra sao, bởi nó có thể chấm dứt trong chốc lát, và chẳng ai có thể xác quyết là mình đã bỏ đi bao nhiêu thời gian trong cuộc đời, bởi chẳng bao giờ chúng ta có thể đoan chắc là mình sẽ sống tới ngày mai. Vì thế, chúng ta nên thực hành Pháp thậm chí còn tinh tấn hơn nữa.” Theo cách đó, ngài đã giảng dạy về việc khó có được đời người này ra sao và sự phù du của nó…

 

Trong mười ba ngày ở đây, ngài đã liên tục giảng dạy Giáo pháp và ban những nhập môn, tất cả chúng đều được đồng thời phiên dịch qua bốn ngôn ngữ, khiến cho mọi đệ tử lập tức hiểu rõ giáo lý của Pháp Vương. Trong thời gian này, theo kinh nghiệm của riêng ngài, Pháp Vương cũng giảng về những bí quyết Đại Viên mãn cho những đệ tử trưởng thành, khiến cho nhiều đệ tử hoàn toàn giác ngộ Đại viên mãn. Ngài nói: “Việc giác ngộ Đại Viên mãn thật dễ dàng, nhưng khó có thể kiên địnhmở rộng sự chứng ngộ. Điều cần là tạo nên sự quyết tâm không bao giờ ngừng nghỉ, và xây dựng một niềm tin không gì sánh nơi Đạo sư của dòng truyền thừa…” Tất cả các đệ tử của ngài đã nói một cách nồng nhiệt: “Trước đây chúng con đã nghe những giáo huấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Dilgo Rinpoche, Penor Rinpoche và nhiều bậc đức hạnh vĩ đại khác, và tất cả chúng con đều coi các ngài là kiệt xuất. Nhưng từ quan điểm trao truyền trí tuệ, Pháp Vương quả là vô song.”

 

Khi Rinpoche sắp rời khỏi nơi này, nhiều đệ tử đã đến và nài xin ngài ở lại, truyền bá Giáo pháp và làm lợi lạc đời người. Họ nói một cách chân thành: “Ở Tây Âu, không chỉ có y học tiên tiến để bảo vệ sức khỏe và chăm lo những bệnh tật của ngài, môi trường và tiêu chuẩn cuộc sống cũng thật tuyệt hảo. Nhưng điều còn quan trọng hơn là ở đây ngài sẽ thoát khỏi việc hộ trì những hoạt động tôn giáo, và ngài sẽ không nhận bất kỳ sự can thiệp nào, điều đó sẽ hết sức lợi lạc cho sứ mệnh của ngài…” Sau khi nghe những lời cầu xin của họ, ngài mỉm cười và nói đùa: “Quý vị không bảo tôi từ bỏ hàng ngàn đệ tử đang đợi tôi trở về nhà, cũng như quê mẹ Tây Tạng của tôi và mọi sinh loài ở Đông phương đấy chứ?”

 

Một hôm trên đỉnh một ngọn đồi ở Montpellier, một lễ khai mạc được tổ chức với tất cả những đệ tử người Pháp nhằm mục đích xây dựng một điện thờ ở đây trong tương lai. Tất cả đã cầu nguyện Phật giáo hưng thịnh, và mọi sinh loài vui hưởng hạnh phúc… Khi Pháp Vương nhìn về phương đông và nói: “Các vị Hộ Pháp tôn quý, xin chuẩn bị đón tiếp tôi, bởi tôi đang trở về Tây Tạng, xứ sở của Phật giáo.”

 

Sau đó ngài đã viếng thăm Pháp hội Trungpa ở Hòa Lan, trung tâm Nyingmpa ở Anh quốc, trung tâm Trí tuệ Kim Cương tại Đức và những nơi khác, tại những nơi đó, ngài đã ban các nhập môn, giảng Pháp và tổ chức những hoạt động vĩ đại về Pháp. Ở khắp mọi nơi, ngài đều nhận được những sự tôn kính trân trọng nhất, nhưng để tránh việc viết lách không cần thiết, chúng tôi sẽ không đi sâu về vấn đề này. Sau đó ngài viếng thăm Đài Loan, nơi các hoạt động về Pháp cũng được tổ chức và trung tâm Palyul của Hồng Kông là nơi ngài ban một nhập môn ‘Dorje Phurba’. Cuối cùng ngài bay qua Thâm Quyến (Shenzen) và đến Thành Đô (Chendu), kết thúc một chuyến du hành thế giới kéo dài ba tháng để truyền bá Giáo pháp.

 

Khi máy bay đáp xuống phi thường Shuangliu ở Thành Đô, vô số đệ tử Hán đã tập trung trong sự phấn khởi. Biển người tham dự là đám đông khổng lồ nhất từng được nhìn thấy trong lịch sử của phi trường quốc tế Thành Đô.

 

Tóm lại, cho dù Pháp Vương viếng thăm quốc gia nào, ngài luôn luôn mang lại sự thịnh vượng, tĩnh lặng, an bìnhPháp lạc cho mọi người. Pháp Vương luôn luôn xử sự với mọi người theo những bản tánh riêng biệt của họ, và đã hướng dẫn vô số chúng sinh trên con đường của Giáo pháp chân thật. Ngài đã rót cam lồ của Phật giáo lên khắp lục địa Diêm Phù Đề.

 

58. Pháp âm tại Dokham

 

Dần dần và một cách vững chắc, các công đức của Pháp Vương đã trong trẻo hơn, danh tiếng lan rộng khắp nơi, và sứ mệnh truyền bá Giáo pháp và làm lợi lạc cuộc đời của ngài vẫn mở rộng mỗi ngày. Tiếng tăm của ngài khắp các giáo pháitu viện khác nhau cũng rất dễ được nhận thấy.

 

Năm 1994, ngài viếng thăm miền Kham, và gần Hồ Yid lhung lHa mtsho, là nơi trước đây vị terton vĩ đại đã khám phá các kho tàng, ngài đã trì tụng lời khuyên dạy và gia hộ cho cái hồ. Vào lúc này, nhiều môn đồ của ngài nhận thấy nhiều vị tinh linh bảo hộ trên mặt nước tỏ lòng tôn kínhcảm tạ ngài. Khi họ biến mất, một khúc gỗ lớn nổi lên trên mặt hồ. Ngài ra lệnh cho các đệ tử kéo nó lên và để nó trên bờ hồ. Ngài bắt đầu tập trung và trì tụng các Kinh điển để giải thoát tinh linh, vào lúc đó nhiều môn đồ tự nhiên hiểu rằng đây là một sinh vật được tạo ra từ địa ngục của sự cô độc. Sau đó họ đã viếng thăm nơi sinh của Vua Gesar, và hưởng phong cảnh ở gần đó.

 

Kế đó họ viếng thăm rDzogs chen Shri Singha, Học viện Phật giáo dGe gong, Tu viện Sershul, Tu viện dGe mang v.v.., ở những nơi đó Rinpoche đã hiến tặng những nhập môngiáo lý. Khi đến Tu viện nơi xưa kia Mipham Rinpoche đã lãnh đạo, ngài ban các giáo lý cho hàng chục ngàn tín đồ… Chỉ duy nhất một lần, vào buổi chiều, khi mọi hoạt động đã hoàn tất, ngài nói: “Mặc dù hôm nay ta rất bận, nhưng kể từ buổi sáng hôm nay, ta đã trải qua cả ngày mà thậm chí không khởi lên một tư tưởng sao lãng. Tất cả là nhờ quán đảnh của Mipham Rinpoche.”

 

Khi đến Học viện Phật giáo Sershul Lcang ma, ngài nhìn quanh và nhận ra rằng học viện đã quá đổ nát. Tăng đoàn không gây chút ấn tượng sâu sắc nào, và cũng không còn không khí nghiên cứuthực hành Phật giáo nữa. Khi đến nơi lưu lại di hài của Viên Ngọc Như Ý Thub dga, lúc nhớ lại Đạo sư gốc của mình, nước mắt bắt đầu lăn trên khuôn mặt của Rinpoche, và ngài nói một cách buồn bã: “Hơn ba mươi năm trước, ngài Viên Ngọc Như Ý Thub dga, trụ cột của cả ba thế giới, đã giảng dạy cho các đệ tử chúng tôi những giáo lý thông thường và bí mật sâu xa, khi ấy ta còn là một thanh niên, với năng lực mạnh mẽ, và đã vui hưởng chất cam lồ Phật Pháp dưới sự dẫn dắt của Đạo sư vô cùng tôn quý Viên Ngọc Như Ý Thub dga. Nhưng giờ đây, chẳng có định luật nào từ bỏ bản tánh phù du của chúng, ah! Giờ đây ta đã già, và Học viện Lcang ma đã thay đổi như thế này…” Ngài nói tiếp: “Đối với ta, để có thể trao truyền Giáo pháp cho bốn loại đệ tử Tây TạngTrung quốc, tất cả là nhờ dòng truyền thừa quán đảnh trí tuệ của Viên Ngọc Như Ý Thub dga.” Khi đến địa điểm nơi ngài thường sống (ngày nay không hơn một đầm lầy) dựa vào nhiều tình huống, ngài tặng sữa chua cho những tu sĩ hiện diện, và ra lệnh cho họ uống nó bằng tay. Khi nhớ lại cuộc đời của ngài ở đây, ngài thở dài: “Khi ấy, đi theo dấu chân của các Đạo sư vĩ đại trong quá khứ, ta đã tham dự những thực hành dữ dội ở đây để thọ nhận Giáo pháp chân chính, và ta chỉ nhờ vào sữa chua để sinh tồn. Trong thời đại công nghệ phát triển cao cấp này, ta hy vọng tất cả quý vị hiện diện sẽ không bị tăm tối bởi những hiển lộ bề ngoài, bởi quý vị cũng nên đi theo gương mẫu của những bậc đức hạnh vĩ đại trong quá khứtinh tấn nghiên cứu, suy niệm và thực hành Giáo pháp. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đừng để cho cuộc đời này trôi qua một cách trống rỗng!” Để đáp lại thiện tâm vô lượng của Đạo sư của mình, ngài đã tái lập một học viện Phật giáo ở đây.

 

Cho dù sự kiện Rinpoche từ chối chấp nhận một vị phối ngẫu và việc ngài khai mở cánh cổng ẩn dấu trong cuộc đời này đã gặp phải nhiều đối thủ, do bởi những ước nguyện trong quá khứ của ngài, từ thời thơ ấu ngài đã khám phá nhiều terma dễ dàng như thổi bụi trên một đồ vật. Nhiều trường hợp khai mở một cách tự nhiên những terma trí tuệ trong tâm ngài cũng như việc khám phá những kho tàng ẩn dấu trong bốn yếu tố vĩ đại đã được ghi chép rộng rãi suốt trong bản văn.

 

Hồ Yike tại tỉnh Thanh Hải (Qinghai) là địa điểm linh thiêng nơi suốt trong lịch sử, nhiều vị khám phá kho tàng đã khám phá vô số terma. Những cây thông bao phủ những ngọn núi ôm chặt chiếc hồ trong trẻoan bình, tạo thành một bức tranh toàn cảnh ngoạn mục. Nhưng vẻ đẹp bên ngoài không quan trọng, bởi trong hồ, một kho tàng vô giá được ẩn dấu. Pháp vương đã tới bờ hồ, và tập trung tầm mắt của ngài trên mặt nước. Sau đó ngài bước vào nước, và khi đi tới giữa hồ, ngài dừng lại và hơi ngâm mình để bàn tay phải chạm tới đáy. Những người đứng xem ở trên bờ vẫn không nhận biết điều gì đang xảy ra. Ngài đã khám phá một chiếc rương quý báutrở lại bờ. Những môn đồ tò mò cố gắng theo dõi ngài để cuối cùng nhận ra rằng ngài đã khám phá một kho tàng ẩn dấu từ đáy Hồ Yize. Mọi người hoàn toàn kinh ngạc.

 

Về sau, tại một địa điểm an bình của đỉnh núi phía nam tại Học viện Larung, ngài đã khai mở terdrom (rương kho tàng), và ở bên trong nó ẩn dấu một thực hành Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva). Trong chú thích ở cuối trang, Đức Liên Hoa Sanh đã viết: “Lời khuyên đúng đắn này chủ yếu mang lại lợi lạc lớn lao nhất cho người Hán-Trung quốc và những người không phải người Tây Tạng.” Từ lúc đó trở đi, thực hành Kim Cương Tát Đỏa bắt đầu trải rộng khắp Trung quốc và phần còn lại của thế giới, và số lượng công khai việc trì tụng thần chú Kim Cương Tát Đỏa trở nên vô cùng to lớn.

 

Khi ngài đang ở trong một tu viện ở Thanh Hải, một đêm, trong phạm vi giấc mộng chói ngời của ngài, Bổn Tôn của ngài đã xuất hiện một cách rõ ràng và nói: “Tại nơi này, có một hòn đá quý hiện diện trong gia đình địa phương. Đối với những người bình thường thì hòn đá này không có ích lợi to lớn, nhưng trong tay ngài, hòn đá này sẽ có lợi lạc lớn lao cho cuộc đời.” Ngày hôm sau, ngài đã tổ chức để các môn đồ tìm kiếm hòn đá, và cuối cùng đã nhận được nó như mong ước. Về sau, nó trở thành một vật quý báu kiết tường và quan trọng trong niềm tin xảy ra bất ngờ cho việc truyền bá Giáo pháp và làm lợi lạc cuộc đời.

 

Lần lượt từng cái một, ngài đã đảm nhận nhiều nhập môn gây ấn tượng sâu sắc của vô số tu viện phái Kagyupa, Gelukpa và Nyingmapa, và cho dù tuổi già và kém sức khỏe, ngài đã đi qua Tứ Xuyên (Sichuan), Cam Túc (Gansu), và Thanh Hải (Qinghai), viếng thăm hơn một trăm tu viện lớn và nhỏ. Ở mọi nơi, ngài đều được đón chào theo sự tôn kính cao cấp nhất của truyền thống Tây Tạng: một nhóm lớn gồm hàng ngàn con ngựa trước mặt đội hình đang dọn dẹp con đường một cách tráng lệ, và tại các tu viện, vô số tu sĩ mặc Pháp phục gồm ba chiếc y, tay cầm một khăn katak trắng và thanh tịnh, làm thành những hàng ở mỗi bờ của con đường trong sự tôn kính đón chào Pháp Vương. Nhiều cư sĩ nam và nữ mặc y phục đẹp nhất của ngày Chủ nhật và nhảy múa, ca hát… Ở khắp mọi nơi, không khí ngập tràn sự phồn vinh. 

 

Tại mỗi trụ sở của Giáo pháp mà ngài tham dự, ngài đã ban những ý kiến xây dựng cho việc giải quyết những lầm lỗi đối với người địa phương, và tại nhiều nơi, ngài đã thiết lập các học viện Phật giáo, khi cho phép tăng đoàn tinh tấn nghiên cứu Phật Pháp. Ngài cũng đặc biệt nhấn mạnh việc trì giữ các giới nguyện thanh tịnh. Và đối với nhiều tăng đoàn, ngài đã trao truyền những Giáo pháp tương ứng. Rinpoche đã thúc đẩy đông đảo những người trẻ tuổi và nam nữ cư sĩ lớn tuổi từ bỏ điều xấu ác và xử sự một cách cẩn trọng với nhân và quả. Rinpoche yêu cầu họ trì tụng danh hiệuthần chú của Đức A Di Đà, và thực hành bốn nguyên nhân to lớn để hiện thân trong cõi Dewachen, vì thế khiến cho toàn thể dân chúng xứ Dokham, từ bảy tới tám mươi tuổi, trì tụng thánh hiệu của Đức A Di Đà, trải rộng âm vang của Giáo pháp khắp miền đất.

 

59. Dấu chân ở Đông Nam Á

 

Bởi sự tụ hội của những khát vọng vô song của ngài và sự may mắn vô bờ bến của các đệ tử, Giáo pháp thông thường và bí mật được kết hợp đã có thể truyền bá khắp trái đất trong nhiều quốc gia ở Mỹ châu, Âu châu và Đông Nam Á. Để đáp lại những lời thỉnh mời chân thành của nhiều trung tâm Phật giáo ở Singapore và Indonesia, ngài đã bắt đầu lên đường đi Đông Nam Á vào năm 1995.

 

Trước tiên, ngài viếng thăm Singapore, chiếc nôi sang trọng của nghi thức. Ở trong đại sảnh đường tráng lệtuyệt đẹp của khu liên hợp Concord, một tập hội Giáo pháp Kim Cương Tát Đỏa trang nghiêm được tổ chức với sự tham dự của nhiều Phật tử nội địa và quốc tế của mọi truyền thống cùng với nhiều người thuộc mọi tầng lớp xã hội. Sau khi Pháp vương ban nhập môn thứ tư của pháp Kim Cương Tát Đỏa cho hàng ngàn người tham dự, ngài nói: “Chúng ta không thể thọ nhận trí tuệ qua thực hành Phát triển và Thành tựu, chủ yếu là bởi vô số tội lỗi sâu xa mà ta đã mắc phạm từ những thời đại vô tận. Nếu chúng ta muốn giác ngộ chân lý cao quý, và có được trí tuệ kỳ diệu, chúng ta phải tiệt trừ những che chướng như núi của tội lỗi chúng ta. Vì thế, ăn năn một cách tinh tấn thì rất cần thiết.

 

Tại Hội Nhân dân Nghiên cứu Phật giáo, ngài đã hiến tặng những nhập môn chiến thắng bí mật nhất của Đại Viên mãn cho những đệ tử thuần thục khác thường. Ngài đã đề xướng những bí quyết riêng cho ngưỡng cửa thực hành ‘Thực hành Im lặng của pháp Đại Viên mãn Văn Thù—Giữ Đức Phật trong tay ta’ cũng như một trong ba sự tự-giải thoát vĩ đại của Longchenpa: ‘sự tự-Giải thoát của tánh Bình đẳng’. Pháp Vương đã giải thích tinh túy Đại Viên mãn sâu xa bằng ngôn ngữ dễ hiểutrong sáng. Mọi đệ tử hiện diện đã tập trung vào ngài, sợ bỏ lỡ ngay cả một từ. Qua quán đảnh vô song của Đạo sưniềm tin không gì so sánh được của các đệ tử, nhiều người đã có những kinh nghiệm vô hình hay những dấu hiệu thành tựu. Họ ngập tràn sự biết ơn và nói: “Lạt ma nhân từ vĩ đại, Pháp Vương Viên Ngọc Như Ý, cho dù ngài đã chỉ dạy Đại viên mãn ở Châu Âu và Châu Mỹ, nhưng đây thực sự là lần đầu tiên của thực hành Đại Viên mãn ở ngoại quốc. Chúng con sẽ không làm ngài thất vọng, và để đền đáp thiện tâm của ngài, chúng con sẽ tích cực tinh tấn tu tập thực hành vô song này, là điều khó có được trong một trăm kiếp.” Sau đó, ngài cũng ban những nhập môngiáo huấn tại hội Bồ Đề, núi Guangming, chùa Pu Jue Can và ngôi chùa cư sĩ rộng lớn nhất của Singapore.

 

Trong thời gian này, ngài khăng khăng đòi ăn chay một cách nghiêm ngặt, và khuyến khích nhiều đệ tử: “Trong ‘Kinh Lăng Nghiêm’ (Surangama) và ‘Kinh Niết Bàn’ (Nirvana Sutra), Đức Phật đã nói rộng rãi về tội lỗi của việc ăn thịt. Thậm chí ăn chay một cách nghiêm ngặt trong một thời gian ngắn cũng có thể phát triển nhiều công đức.”

 

Lễ hội Vesak vào ngày mười lăm tháng tư âm lịch là một trong những ngày nghỉ quan trọng của quốc gia. Vào ngày đó, mọi tổ chức Phật giáo và những gia đình Phật tử thắp nến, treo thõng những dải ruy băng đầy màu sắc và những lá cờ Phật giáo. Khắp nơi quanh thành phố, mọi loại hoạt động Phật giáo được tổ chức. Mọi người vui vẻ đón mừng và kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong bầu không khí phấn khởi này, Pháp Vương đã tham dự lễ tắm Phật, và ở đó ngài ban một diễn văn cảm động. Khi nói về lòng bi mẫnđiều kiện của Đức Phật, mọi người hiện diện đã chảy nước mắt trên khuôn mặt, và họ chắp tay cầu nguyện, trong khi trải nghiệm niềm tin vô song nơi Phật giáo.

 

Sau đó, Rinpoche cũng tham dự cuộc triển lãm Vesak vĩ đại do chính phủ Singapore tổ chức. Trong cuộc triển lãm, những môn đồ của Phái A Di Đà và Phái Văn Thù đã thực hiện những cuộc biểu diễn tuyệt vời của mình. Pháp Vương rất hài lòng và nói với sự tán thán: “Đối với chính phủ của một quốc gia có thể coi Phật giáo có một tầm quan trọng to lớn như thế, khiến cho những trẻ em trải qua ảnh hưởngtính cách xây dựng của nó, tạo những cơ hội cho chúng phát triển sự quen thuộc với Phật giáo và học tập nó, và để chúng tắm gội trong tình thương yêu và bi mẫn, hoàn toàn phát triển trí tuệ của chúng, thì thực sự quý báu và đáng tán thán. Nếu mỗi quốc gia đều có thể đi theo gương mẫu này thì nhân loại trong thế hệ kế tiếp có thể đầy ngập thiện tâman bình, và con đường tiến lên phía trước sẽ trở nên thật bằng phẳng!”  

 

Nơi dừng chân kế tiếp của Rinpoche là quốc gia láng giềng Mã Lai, ở đó tại Malacca, ngài đã nhận lời thỉnh mời của trung tâm Karma Kagyu tại địa phương và viếng thăm đại sảnh đường Phật giáo của họ. Trước đó những người sùng mộ đã chờ đợi và hoan hô khi Rinpoche tới. Bởi đã nhìn thấy hình ảnh đầy ấn tượng của ngài, đám đông đã trở nên yên lặng trong sự vô cùng tôn kính và sùng mộ. Trong những lễ nhập môngiáo huấn, Rinpoche nói với đám đông: “Trong toàn bộ cuộc đời ta, ta coi trí tuệ, lòng bi mẫn và sự sùng mộ là ba yếu tố quan trọng nhất trong Phật giáo. Nếu chúng ta không có trí tuệ, thì trong xã hội tân tiến của sự phát triển công nghệ, những giáo phái cuồng tíngiả mạo, sẽ thật khó phân biệt thật và giả và quyết định điều gì nên lấy và điều gì nên bỏ trong thế giới vật chất bên ngoài hoàn toàn phức tạp này. Nếu ta không có lòng bi mẫn, thì làm sao ta có thể được gọi là Phật tử của Đại thừa; và nếu ta không có lòng sùng mộ, thì sẽ chẳng bao giờ có thể giác ngộ ý nghĩa bí mật của Đức Phật. Ba điều này thì tương thuộc, và ta không thể thiếu. Nếu ba yếu tố này không hiện diện, thì giác ngộ sẽ chỉ là một giấc mộng tuyệt trần…”

 

Lúc rời khỏi Malaysia, khi nhìn thấy những biểu lộ buồn bã trên khuôn mặt của các đệ tử, Pháp Vương nói một cách bi mẫn: “Nếu ta đã hiến tặng các con chất cam lồ của Phật Pháp, cho dù sau này chúng ta không thể gặp lại nhau lần nữa, thì nó đã quá đủ để các con thực hành Giáo pháp chân thực.” Tất cả họ đều kêu khóc khi vẫy tay từ giã ngài.

 

60. Nhận quán đảnh vinh quang khi đang bị bệnh

 

Năm 1995, do bởi những hoàn cảnh nội, ngoại và bí mật, ngài đã hiển lộ bệnh tật trầm trọng, dẫn đến khoảnh khắc những đám mây che phủ bầu trời tới hẻm núi Larung, đè nặng lên tâm thức của mọi đệ tử.

 

Đã vào cuối thu, khi bệnh của Rinpoche trở nên trầm trọng, ngài quyết định tới Thành Đô (Chengdu) để nhờ sự trợ giúp của y khoa. Lúc lên đường, một nỗi buồn lạnh lẽo kiểm soát bầu trời xanh và đồng cỏ vàng, và các đệ tử bị nỗi buồn sầu tấn công, khi họ kêu khóc và cầu nguyện ngài được hồi phục.

 

Tại Thành Đô, sau nhiều ngày theo pháp chữa trị của những bác sỹ và giáo sư Trung quốc lừng danh, nhưng vẫn chẳng có được kết quả nào. Nhiều đệ tử vô cùng lo lắng, và hoàn toàn thấu hiểu rằng ngài là bậc thành tựu vĩ đại, bậc đã đạt được tự do trong sự sống và chết, và do bởi những hoàn cảnh trong, ngoài và bí mật của bệnh tật vào lúc này, chỉ nương tựa vào y học để phục hồi thì không đủ. Nhiều đệ tử đứng ra cầu nguyện, trì tụng Kinh điển, giải thoát súc sinh v.v.. tất cả khẩn cầu cho ngài trường thọ trong thế giới này, nhưng Pháp Vương vẫn giữ im lặng.

 

Một buổi tối, trong trạng thái sáng ngời của sự tỉnh giác, Đức Atisha, Dromtonpa, Mipham Rinpoche và Lạt ma Blo gros xuất hiện trước Pháp Vương. Đức Atisha giữ yên lặng và nhìn Rinpoche một cách bi mẫn. Ngài Dromtonpa nói một cách vui vẻ: “Lần này chúng ta đến đây, chủ yếu là bởi Đức Atisha rất quan tâm về ông. Từ bây giờ không lâu, vào ngày mồng mười tháng ba, những con sóng hung dữ trong biển cả sẽ bị phá vỡ, ông có hiểu điều này có nghĩa gì không? (Nó có nghĩa là Pháp Vương sẽ hoàn toàn bình phục).” Sau khi nói điều này, hai Lạt ma vĩ đại tan vào thế giới Giáo pháp của sự bình đẳng trong sự chói sángtánh Không.

 

Mipham Rinpoche ngồi một cách trang nghiêm, và hiển lộ một tư thế phẫn nộ khi ngài cầu nguyện Đức Liên Hoa Sanh một cách mãnh liệt để giải trừ mọi xấu ác và quỷ ma đã hiển lộ qua những việc nói năng tản mạn, lộn xộn. Sau đó Mipham Rinpoche an tọa trong mạn đà la thuần tịnh và cầu nguyện Rinpoche chiến thắng mọi trở ngại qua thực hành bị cấm, tiệt trừ mọi chướng ngạicuối cùng hoàn thành sứ mệnh của việc truyền bá Giáo pháp và làm lợi lạc cuộc đời. Sau đó ngài trở thành ánh sáng và biến mất.

 

Lạt ma Blo gros mỉm cười và nói: “Người tốt lành hiếm có, ông nên an trụ trong trạng thái Đại Viên mãn của sự bình đẳng trong sinh tửNiết bàn, và khi ra khỏi thiền định, ông nên thực hành Bồ đề tâm của sự hoán đổi lẫn nhau, bởi theo cách này mọi sự sẽ trở thành vận may bất ngờ và mặt trời hỉ lạc của ngày mai sẽ xuất hiện trong tim của chính ông…” Sau đó ngài ban những giáo huấn khác và cuối cùng tan hòa vào ánh sáng.

 

Gần đến Tết Nguyên Đán Trung quốc, nhiều bậc đức hạnh vĩ đại đến Chengdu để dâng những món cúng dường trọng yếu cho Rinpoche, cầu xin ngài trường thọ trong thế giới này và tiếp tục chuyển Pháp Luân. Mọi đệ tử cầu nguyện thậm chí còn dữ dội hơn. Nhưng ngài nói một cách nghiêm trang: “Cho dù ta có thể chấp nhận những lời khẩn cầu của các con, ta đã phát triển một sự vô cùng ghét bỏ đối với thế giới hỗn độn của năm điều bất tịnh này. Và ta cũng chán ghét thân thể hư hoại của ta, vì thế ta không muốn lưu lại trong thế giới này nữa.”

 

Về sau, một đêm, trong hiển lộ của sự quân bình trong giấc mộng và sự chói ngời, Pháp Vương đã tới một cõi thuần tịnh vui thíchtráng lệ, nơi Dakini từ năm lục địa dũng cảm bước ra chào đón ngài, hát một bài ca kim cương cảm động:

 

Trong xã hội ngài chịu đựng đau khổ khi làm lợi lạc cuộc đời,

Chúng tôi, Dakini của năm đại lục,

Hôm nay đến để đón chào ngài,

Thường xuyên viếng thăm cõi vô cùng hỉ lạc này.

 

Để đáp lại, Pháp Vương hát:

 

Cho dù quý vị không có bất kỳ tham muốn nào,

Quý vị vẫn hiển lộ một thái độ thèm khát,

Thậm chí chỉ nghĩ về việc nó sản sinh đại lạc,

Tôi đón chào ở phía trước các vị linh thánh vĩ đại như thế.

 

Sau khi bày tỏ những sự tôn kính như thế, năm Dakini đã đưa ngài tới một cõi thuần tịnh, tại đó ở giữa có đặt một ngai tòa huyền diệu tô điểm những viên ngọc quý, nhưng không ai ngồi trên đó. Tại nơi này, Mipham Rinpoche là vị chủ trì, terton sMin Gling là Yết ma (Karmadana), và Đức mKhyen brtse’i ‘Od zer là A xà lê (Acarya) kim cương thực hành. Khi nhìn thấy Mipham Rinpoche, trái tim ngài cảm thấy vui sướng không gì so sánh nổi, ngài đến gầncầu nguyện: “Đạo sư vô cùng tốt lành của con, thân huyễn hóa của tất cả chư Phật: trong đại lục Diêm phù đề (Jambudvipa) của những năng lực kim cương, con đã phát triển một sự ghét bỏ mãnh liệt đối với nhiều hành động xấu ác của những sinh loài trong thời đại hỗn độn, và hơn nữa con cảm thấy sự ghê tởm đối với thân xác hư nát của con, con không muốn lưu lại trong thế giới Ta bà (Saba) này nữa, và muốn đi tới những cõi thuần tịnh, và chuyển hóa vô số sinh loài bằng những hành động của một Bồ Tát thanh tịnh, con cầu xin ngài đồng ý.” Mipham Rinpoche trả lời có phần bối rối: “Nam tử tâm yếu của ta, ông không biết là Phật giáo sắp ẩn dấu? Ông muốn nói là ông có thể chịu đựng việc từ bỏ những đệ tử kim cương của ông? Ông muốn nói là ông đã quên lãng những nỗi khổ của mọi sinh loài trong ba cõi sinh tử? Ông đang nói là ông đã quên ước nguyện sẵn lòng đi xuống địa ngụcgiải thoát mọi sinh loài, giống như con thiên nga thích ao sen? Thực ra, thế giới Ta bà của việc làm nở rộ năm điều bất tịnh đúng là một cõi thuần tịnh, và thực ra thân người của ông thực sự là thân kim cương không thể bị hủy diệt. Vì thế ông không nên tạo ra những tư tưởng lan man xấu ác như thế!” Sau khi nghe những điều này, Pháp Vương cảm thấy xấu hổ và nói: “Đấng tôn kính đã đời đời chấp nhậnbảo vệ con một cách bi mẫn, và mặc dù từ lâu con đã bày tỏ những ước nguyện Bồ đề tâm của mình, con vẫn khát khao lợi lạc riêng tư. Cho dù Niết bànsinh tử thì như nhau, con vẫn khát khao hỉ lạc của sự héo úa an lành. Con rất xấu hổ. Từ nay trở đi, để đáp ứng những ước nguyện của tất cả các sinh loài, con sẽ không sợ hãi bất kỳ khổ đau nào nữa, và sẵn sàng tiếp tục giải thoát các sinh loài của lục địa Diêm phù đề.”   

 

Mipham Rinpoche có vẻ rất sung sướng, và khuôn mặt ngài như vầng trăng tròn, ngài mỉm cười và nói: “Người tốt lành, thật kỳ diệu! Nguyện ước vĩ đại của ông về việc vẫn chuẩn bị để an trụ trong thế giới Ta bàlợi lạc của mọi cuộc đời thực sự là vô giá và đáng tán thán, thân Phật là bình chứa trẻ trung cao quý trong trái tim ông thì ngang bằng với Mipam rGyamtsho tối thượng, ông làm lợi lạc vô số chúng sanh với những tính chất thực tiễn vi tế, sứ mệnh của ông về việc truyền bá Giáo pháp sẽ còn nở rộ hơn nữa. Năm điều bất tịnh càng mạnh thì sự chói ngời của Đại Viên mãn sẽ càng lẫy lừng hơn nữa. Đây là Pháp tòa được chuẩn bị cho ông, ông sẽ đến đây cùng đoàn tùy tùng, tổ chức trên Pháp tòa này, và xoay chuyển Pháp Luân một cách rộng lớn. Pháp tòa này thuộc về một mình ông.”

 

Sau đó ngài đến gần vị khám phá kho tàng sMin Gling và cầu nguyện:

 

Hình ảnh của bản tánh tỉnh giác của sự thuần tịnh nguyên thủy có mặt ở khắp nơi,

Để đạt được sự giải thoát khỏi mạng lưới của những bám chấp lầm lạc của sự hiển lộ,

Và khai sáng ý nghĩa chân thực không bao giờ thay đổi,

Con khẩn cầu ba đấng sử dụng kim cương thấu biết mọi sự.

 

Và đối với Đức mKhyen brtse’i ‘Od zer, Rinpoche dâng một lời cầu nguyện:

 

Ngưỡng cửa của cuộc đời đầy bi mẫn và hoàn toàn thấu biết,

Yogi vĩ đại của tánh Không chói ngời,

Con chân thành khẩn cầu đấng linh thánh của Đại lục Vô úy.

 

Terton sMin Gling đã trì tụng trong lúc mKhyen brtse’i ‘Od cùng hát:

 

Nam mô,

Ngưỡng cửa Phật hiện diện trong mọi sinh loài,

Biểu thị thật rộng rãi Bồ đề tâm,

Bởi mọi sinh loài là căn nguyên tâm linh thích hợp cho thực hành Giáo pháp.

Những người thành tựu linh thánh sở hữu mười năng lực,

Làm lợi lạc vĩnh viễn cuộc đờitri giác trong lòng bi mẫn rộng lớn.

Đấng thiêng liêng vĩ đại của Tam Bảo,

Trong cõi hư huyễn đích thực này,

Con khẩn cầu chư Phật và các môn đồ,

Đi xuống thiên thể chiến thắng này,

ban cho Pháp Vương nhập môn thứ tư,

Nguyện ngài thọ nhận những thành tựu thông thường và phi thường.

 

Vào lúc đó các ngài ban cho Rinpoche những quán đảnh vô song.

 

Thình lình, mọi loại cúng dường xuất hiện, và Dakini bắt đầu nhảy múa và ca hát, trong khi tất cả những vị sử dụng ánh sáng vui hưởng những món cúng dường chung nhất. Dakini của năm đại lục hộ tống Pháp Vương trở về trái đất. Và đúng lúc đó, Rinpoche tỉnh thức từ giấc mộng của ngài.

 

Sau đó, sức khỏe của Pháp Vương được cải thiện từng ngày, và vào ngày mồng mười tháng ba, ngài đã hoàn toàn bình phụctrở về học viện.

 

Vào lúc đó, Larung đã vào xuân, khi băng đá đang tan và sương mù biến mất, những con chim đã bắt đầu hót và đồng cỏ trở nên xanh rì. Từ lâu, các đệ tử đã bắt đầu chuẩn bị cho chuyến trở về của ngài. Niềm vui đã sẵn sàng từ những biểu lộ của họ khi họ đứng bên bờ đường như hai dải ruy băng đỏ dọc theo đường mòn uốn khúc trên núi, khi hân hoan đón chào Pháp Vương trở về nhà.

 

Về sự kiện này, ngài đã biên soạn một cách rành mạch ‘Bài Ca Chiến thắng về Con Đường – Những âm thanh kỳ diệu của tiếng trống trên các cõi trời’, và trong lễ kỷ niệm việc tiệt trừ mọi chướng ngại và chiến thắng mọi sự xấu ác, Rinpoche đã tổ chức những lễ hội kim cương kéo dài nhiều ngày để tập họp đệ tử

 

61. Việc Giải thoát các sinh loài và điều phục kẻ xấu ác

 

Trong mắt của hầu hết mọi người, việc giải thoát các sinh loài khỏi tình trạng giam cầm được coi là một hành vi vĩ đại và tích cực. Nhưng nhiều người vẫn dấu diếm một vài nghi ngờ về việc điều phục những kẻ xấu ác, và thậm chí một số còn coi đó là một hình thức giết hại. Nhưng trong thực tế, các sự việc không phải là tất cả những gì họ nghĩ. Thực ra, hành động đích thật của việc điều phụcphương cách tối thượng để giải thoát các sinh loài. Cho dù bí mật khiến cho câu chuyện bị hạn chế, ở đây chúng tôi muốn kể lại một trong những giấc mộng của ngài. Từ đó các bạn có thể nhận được một vài nội quán.

 

Sáng sớm ngày tám tháng Tư năm 1997, ngài an trụ trong một trạng thái mộng, là điều khác biệt với trạng thái chói ngời thông thường, nó hầu như tương tự trạng thái mộng mà những người bình thường đã kinh nghiệm. Vào lúc này, ngài không tỉnh thức về việc đang mộng, nhưng mọi sự vẫn có vẻ rất trong trẻotỉnh thức.

 

Trong giấc mộng, ngài đã đến một nơi thanh tịnh nhưng không quen thuộc, ở đó khi ngẩng đầu lên, thình lình ngài nhìn thấy Đạo sư gốc Viên Ngọc Như Ý Thub dga an tọa trên một ngai tòa cao và kỳ diệu, đang giảng dạy Giáo pháp cho hàng ngàn người sùng mộ. Tư thế của ngài rất uy nghiêm, và khuôn mặt ngài có vẻ tương tự như bốn mươi năm trước đây, trước khi ngài nhập Niết bàn. Pháp Vương đã kinh nghiệm hỉ lạc không thể so sánh được, và tự nghĩ: trong ít ngày gần đây, học viện của chúng ta đã thực hành tập thể pháp Yamantaka, nhưng ta vẫn không biết là nó mang lại lợi lạc hay làm tác hại cuộc đời. Việc tăng đoàn trì tụng tập thể thần chú điều phục có thể hủy diệt các thành phố, thân thểtâm thức của vô số quỷ ma và những tôn giáo xấu ác. Tuy thế, chúng ta có khả năng hủy diệt nhưng không thể có được khả năng giải thoát họ. Ta không thể ngăn mình không có một ít hoài nghi. Nhưng giờ đây, ta có một cơ hội hoàn hảo để xin lời chỉ dạy của Đạo sư của ta.

 

Khi suy nghĩ điều này, ngài tiến lại gần ngai tòa. Đức Viên Ngọc Như Ý Thub dga ngập tràn hỉ lạc khi nhìn thấy Rinpoche, và nét mặt của Đạo sư dường như càng bi mẫn hơn nữa. Jigmey Phuntsok Rinpoche bày tỏ với Đạo sư về những nghi ngờ của mình. Và Đạo sư đã trả lời bằng một giọng nói dịu dàng: “Thời gian này thực hành Yamantaka của con ở mức độ vô song, và mang lại lợi lạc lớn lao nhất cho mọi cuộc đời. Vào lúc này con đã thực sự tham dự một sự giải thoát các sinh loài trên bình diện rộng. Giống như trước đây một ít ngày con đã làm một trò đùa đối với người Tây Tạng đó. (Trước đó ít ngày, khi một người Tây Tạng đến thăm Pháp Vương, ông ta nói với Rinpoche về những ý hướng của ông nhằm giải thoát các côn trùng. Lúc đó Đạo sư nói đùa: “Ngày nay có phải những người Tây Tạng giết những côn trùng? Cho dù ông khiến chúng được giải thoát, nhưng dầu sao chăng nữa chúng sẽ chết sau một ít ngày, vì thế không cần giải thoát chúng.’) Việc giải thoát các côn trùng chỉ có thể kéo dài cuộc đời chúng trong một ít ngày, và việc giải thoát đông đảo thú vật như những con bò hay cừu chỉ có thể kéo dài cuộc đời của chúng trong ít năm. Nhưng rốt cuộc nếu ta điều phục các quỷ ma, cuộc đời chúng được kéo dài vĩnh viễn. Vì thế ta có thể nói rằng việc điều phục con số tuyệt đối trong việc giải thoát các sinh loài là như thế.” “Đối với hành giả (yogi) sở hữu những khả năng chân thật, việc điều phục quả là hình thức tối hậu nhất của việc giải thoát cuộc đời, nhưng nếu ta không sở hữu khả năng giải thoát chúng, việc điều phục như thế có nhiều lầm lỗi? “Đừng lo lắng về việc con có thể giải thoát chúng hay không, chừng nào con còn nương tựa trên lời khuyên đúng đắn do các bậc đức hạnh cao cả viết ra trong quá khứ, nếu việc điều phục tiến hành qua những năng lực của sự tập trung, các thần chú, thủ ấn, ý hướng thanh tịnh v.v.. thì các công đức sẽ không thể tưởng tượng nổi.” Sau đó, Đạo sư tiếp tục nói về nhiều công đức của việc giải thoát các sinh loài. Khi Pháp Vương nhận biết Đạo sư của mình đáng yêu biết bao trong việc giải thoát các sinh loài, ngài tiến lại gần ngai tòa và nói: “Khi từ Singapore trở về, ít nhất con đã giải thoát một trăm triệu sinh mạng trên lục địa Trung quốc.” Khi nghe điều này, Viên Ngọc Như Ý Thub dga vui mừng khôn xiết, ngài chắp đôi bàn tay và nói: “Con người tốt lành! Con người tốt lành! Con thực sự là Viên Ngọc Như Ý của thời đại hỗn độn, con thực sự là mặt trời rực rỡ của thời đại vào lúc Giáo pháp chân thực kết thúc.” Sau khi nói điều này ba lần, Đạo sư tặng Rinpoche bốn câu giáo huấn dưới hình thức một bài ca kim cương:

 

Giáo pháp sâu xa an bình và không chủ tâm, siêu vượt sự tầm thường,

Làm sáng tỏ ý nghĩa của tính chất Giáo pháp như-cam lồ,

Những hành động vi tếthực tiễn đáp ứng dễ dàng đối với những gì được chuyển hóa,

Ta ước ao nhận được những năng lực để giải thoát vô lượng sinh loài.

 

Sau đó, Đức Viên Ngọc Như Ý Thub dga ban một ít giáo huấn về những đặc tính của Tam Bảo, và cuối cùng bằng một giọng trong trẻo, ngài nói: “Trong thời đại hỗn loạn này, việc thực hành sự điều phục thì vô cùng quan trọng, và không có sự ô nhiễm của tính thù ghét ích kỷ, sự hoạt động với ý hướng chân thực của việc làm lợi lạc những sinh loài, khi ấy ngay cả việc đảm nhận hình tướng của việc điều phục các quỷ ma cũng có thể tạo ra vô lượng công đức. Nhưng ngày nay, trong thời đại hỗn loạn, nhiều chúng sinh không có niềm tin nơi thực hành này và nói xấu nó, hay thậm chí tham dự vào thực hành mà không có bất kỳ lòng bi mẫn nào và thậm chí trong sự sân hận, tất cả những điều này là không đúng.” Sau khi nói điều này, Đạo sư gốc (bổn sư) ban cho Pháp Vương một pho tượng Yamantaka và nói: “Thực hành Yamantaka vào lúc này mang lại lợi lạc to lớn cho mọi cuộc đời, vì thế ta ban cho ông pho tượng Yamantaka này.” Đôi mắt của pho tượng tỏa chiếu ánh lửa, và nó có vẻ tráng lệ trong tư thế phẫn nộ.

 

Vào lúc này, Viên Ngọc Như Ý Thub dga đã gọi ngài lại và ban quán đảnh bằng cách cụng đầu mình với đầu của Rinpoche. Pháp Vương cảm thấy những cảm xúc vui buồn lẫn lộn, giống như khi Đạo sư trao quyền cho ngài bằng cách chụm đầu của họ lại gần nhau trước khi Đạo sư nhập Niết bàn. Vào lúc này, Rinpoche thức tỉnh khỏi giấc mộng, và kim đồng hồ chỉ đúng năm giờ.

 

Vào buổi sáng, ngài khám phá ra một pho tượng Yamantaka trong phòng của ngài, pho tượng này trước đây chưa từng có ở đó. Đúng là pho tượng hai thân từ giấc mơ của ngài đã trở thành một thân duy nhất, và một mặt và hai tay đã trở thành ba mặt và sáu tay, màu sắc của khuôn mặt thì có phần khác biệt. Qua định mệnh này ngài đã truyền bá rằng việc giải thoát các thú vật, nguyên nhân duy nhất là làm cho Phật, Bồ TátĐạo sư gốc hạnh phúc, và ngài đã khuyến khích nhiều tập hội Kim Cương, các tu viện, các Pháp sư, và cư sĩ của đại lục Trung quốc tham dự rộng rãi việc giải thoát thú vật khỏi tình trạng bị giam cầm, và đi trên con đường huyền diệu. Từ đó trở đi, dưới sự dẫn dắt của ngài, tất cả đã đáp ứng một cách nhiệt tình và trên khắp thế giới, phong trào giải thoát bắt đầu chuyển động. Theo những thống kê về mặt lý thuyết, các sinh mạng của thú vật trị giá hơn sáu triệu nhân dân tệ đã được giải thoát.

 

62. Một chuyến du hành đến miền nam

 

Để giải thoát rộng rãi nhiều chúng sinh bị lặn ngụp trong đại dương đau khổ của sinh tử, năm 1997, bất chấp tuổi giàsức khỏe yếu kém, ngài đã du hành tới nhiều thành phố và địa phương, và thực hiện một chuyến hành hương đến nhiều ngọn núi và thánh địa nổi tiếng, nơi mà với những vấn đề thực tế tinh vi, ngài đã làm lợi lạc vô số sinh loài, và để lại dấu chân khắp miền Nam Trung quốc.

 

Trước hết ngài đến núi Nga Mi (Emei), một trong bốn địa điểm Phật giáo nổi tiếng (tứ đại danh sơn), cõi của Bồ Tát Phổ Hiền. Đây là nơi những ngọn núi bị rừng rậm che phủ, cùng với vô số điện thờ, tu viện và những học viện Phật giáo lớn và nhỏ tạo cho núi rừng một diện mạo trang nghiêm

 

Tại đỉnh Ngàn vị Phật của ngọn núi, cùng với hàng ngàn bông hoa, ngài đã vui hưởng Phật quang ngũ sắc của Bồ Tát Phổ Hiền vào lúc bình minh. Và giữa những đám mây đầy màu sắc, tất cả đều trì tụng ‘Phổ Hiền Hạnh Nguyện’. Thêm nữa, Rinpoche đã giảng dạy nhiều giáo lý vinh quang, và nhiều điện thờ và trường phái trải rộng khắp ngọn núi đã thỉnh mời ngài giảng dạy Giáo pháp. Sau đó, Rinpoche đã đến núi Lạc Sơn (Leshan), nơi tổ chức những hoạt động giải thoát thú vật trên bình diện rộng.

 

Vào tháng tám, thành phố Quế Lâm (Guilin) chìm ngập trong hương thơm của cây hoa mộc. Từ lâu, nhiều người sùng mộ đã bận rộn chuẩn bị cho chuyến công du của ngài, và niềm vui không thể đè nén của họ được thể hiện trên khuôn mặt. Rinpoche đã đến đúng lúc, và an trú tại biệt thự tiện nghi trong núi.

 

Trong thời gian này, cùng với hương thơm ngọt ngào của cây hoa mộc, Rinpoche đã giảng nhiều giáo lý để đáp ứng những cấp độ tâm linh của vô số đệ tử thăm viếng. Đồng thời ngài cũng viếng thăm phong cảnh nổi tiếng. Khi lướt trên sông Li và thưởng thức vùng phụ cận tuyệt đẹp bằng tàu du lịch, ngài đã nhập vào một thiền định sâu xa, từ đó ngài nhanh chóng tỉnh thức, nhìn con sông vỗ nhẹ, và nói: “Trong tâm lan man của ta, ta vừa mới nhớ lại đời trước của mình. Khi ấy, khi là một thanh niên của Vận mệnh Tốt lành, có lần ta đã đi theo nhiều Đạo sư trong thành phố này, và nhận những giáo lý kỳ diệu từ các ngài. Khi ấy thành phố Quế Lâm (Guilin) được gọi là Thành phố Hương trầm.”

 

Nơi ngừng lại sau đó của Rinpoche là thành phố Nam Ninh (Nanning), thành phố lớn nhất của tỉnh Giang Tây (Jiangxi). Ở đây nhiều người phi-Phật tử quy y và bắt đầu con đường thực hành Phật giáo. Cuộc phóng sinh thú vật trên bình diện rộng được tổ chức, và hàng ngàn con cá cùng với rùa khổng lồ và rắn được cứu thoát khỏi hiểm họa của cái chết và được ban tặng cơ hội thứ hai trong đời. Ngài đã trì tụng Kinh điển để trong tương lai, chúng có thể nhận được đời người, thực hành Phật pháp và hướng tới sự giải thoát. Vào lúc đó, trong trí tuệ thanh tịnh của Rinpoche đã xuất hiện một hướng dẫn chưa bao giờ được thấy trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, được gọi là ‘Hướng dẫn việc Thọ nhận Đồng thời Ba Giới nguyện’, điều đó được lập tức ghi lại.

 

Sau đó, Rinpoche đi tới núi Kê Túc (Jizu) thuộc tỉnh Vân Nam (Yunnan). Đối với hầu hết Phật tử, ngọn núi này không xa lạ chút nào, bởi đó là ngọn núi thiêng nơi còn lưu lại những dấu tích của ngài Đại Ca Diếp (Mahakasyapa), vị kế thừa giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nó cũng như cõi của Bồ Tát Di Lặc. Nhiều tu viện tại núi Kê Túc cùng với những điện thờ khác từ Hán-Trung quốc, đã tán tụng chuyến công du của ngài bằng buổi lễ truyền thống vĩ đại nhất của Trung quốc. Trong điện Mái Vàng trên đỉnh ngọn núi, trước mặt bảo thápxưa kia ngài Ananda và Vua Không Bao giờ Ghét đã xây dựng, do bởi nhiều hoàn cảnh định mệnh, ngài đã ban những tiên tri chi tiết: “Ngọn núi thiêng Kê Túc này, là cõi của Bồ Tát Di Lặc, và cũng được gọi là Đâu Suất (Tusita) nhỏ. Cho dù đây là lần đầu tiên ta đích thân viếng thăm nơi này, nhưng ta đã đi qua chốn này trong những giấc mơ, và đã có vinh dự đích thân gặp Đức Bồ Tát Di Lặc. Tất cả quý vị hiện diện có một niềm tin sâu xa trong quá khứ, và trong tất cả quý vị, những ai có thể duy trì một giới luật thanh tịnh sẽ trở thành những đệ tử đầu tiên của Đức Phật Di Lặc. Vì thế quý vị nên hoan hỉ, và duy trì những giới nguyện thanh tịnh một cách cẩn trọng.” Kế đó, ngài đã thiền định bảy ngày trong sự cô tịch tại Hẻm núi Hua Shou, trong thời gian đó nhiều dấu hiệu tốt lành đã xuất hiện, và ngài thọ nhận một cách kỳ diệu Pháp y của Đức Đại Ca Diếp. Rinpoche nói: “Địa điểm này duy trì những gia hộ vĩ đại, di hài của Đức Đại Ca Diếp được đặt trong Hẻm núi Hua Shou, chờ Bồ Tát Di Lặc đến đây với các môn đồ của ngài, khai mở cánh cổng, và cầm các di tích trong bàn tay trong khi ngài giáo huấn về công đức của việc trì giữ những giới nguyện thanh tịnh… Thực tế là hàng ngàn năm trước, việc Bồ Tát Vô Trước (Asanga) đã thiền định cô tịch ở đây trong mười ba năm thì ít ai biết đến, và sự kiện này cũng không bao giờ được thực sự chấp nhận. Nhưng vào lúc này, qua những khả năng thiền định của ta, ta có thể quyết định chắc chắn rằng Hang Kim Cương dưới Hẻm núi Hua Shou, chính là động thiền định của ngài Vô Trước… Khi ấy, khi ta là một thanh niên của Vận may Tốt lành, ta đã đến đây cùng với Bồ Tát Văn Thù như những hành khất, để viếng thăm ngài Vô Trước đang thực hành tinh tấn. Vật sở hữu duy nhất của ngài là một cái bình bằng đất sét ở bên cạnh, vì thế quý vị có thể hình dung thực hành của ngài dữ dội ra sao. Vào lúc đó, Đức Văn Thù và ta tuyên bố là không bao giờ lìa bỏ nhau như thể chúng ta là hình bóng của nhau và mãi mãi truyền bá Giáo pháp và cùng làm lợi lạc cuộc đời…” Trong số các đệ tử trong đoàn tùy tùng của ngài, nhiều người chứng kiến những dấu hiệu khác thường của sự gia hộgiác ngộ phù hợp với những cấp độ tâm linh riêng biệt của họ.

 

Sau khi rời núi Kê Túc (Jizu), ngài liên tục viếng thăm Thâm Quyến (Shenzhen), Quảng Châu (Guangzhou), Sán Đầu (Shantou), Phúc Châu (Fuzhou), Ô Châu (Wenzhou) v.v.. và ở mọi nơi, Rinpoche đã nhận nhiều đệ tử, và hiến tặng các môn đồ chính trực các giáo huấn, nhập môngia hộ sâu xa.

 

Nơi tạm dừng kế tiếpHàng Châu (Hangzhou) ở tỉnh Chiết Giang (Zhejiang). Tại đây ngài đã viếng thăm những pho tượng đá của chùa Linh Ẩn, và trước chiếc giường đá nơi nhà sư Tế Điên (Jigong) đã có lần để lại một dấu tay trên tường, ngài nói với các môn đồ trong sự tán thán: “Nhà sư Tế Điên thực sự có thể được coi là một hành giả (yogi) vĩ đại, người đã làm lợi lạc vô số sinh loài nhờ những hành động bất thường không lấy mà cũng không bỏ bất kỳ điều gì.” Khi viếng thăm Hồ Tây, Rinpoche đã cầu nguyện với các vị hộ trì dòng truyền thừa Nyingmapa về lễ quán đảnh và nói: “Từ năm 1990 trở đi, hồ này đã trở thành một chiếc cầu để giải thoát thú vật, và nhiều thú vật đã được giải thoát ở đây, nguyện họ từ bỏ đại dương đau khổ này càng nhanh càng tốt.” Sau đó ngài trì tụng Kinh điển trong sự quán đảnh.

 

Trước tháp xá lợi Phật ở Ninh Ba (Ningbo) tại Điện thờ Vua A Dục (Asoka), ngài và các đệ tử bày tỏ các ước nguyện của mình. Và về sau tại núi Phổ Đà (Putuo), cõi thuần tịnh của Đức Quán Thế Âm tại Nam Hải, Rinpoche đã ban các giáo huấn về Phật giáo thông thường và bí truyền cho các đệ tử của mọi tu viện. Phía trước pho tượng Quán Âm Nam Hải (South Sea Guan Yin) lớn và mới, khenpo đã giảng Giáo pháp sâu xanuôi dưỡng đám đông bằng cam lồ của Phật giáo.

 

63. Việc giảng dạy, thảo luậnbiên soạn lẫy lừng hiếm có

 

Trong toàn bộ sự nghiệp của ngài, ngài luôn luôn coi việc giảng dạy Kinh điển và các Giáo pháp là quan trọng nhất. Ngoại trừ những lúc đang ở trên đường, ngài không bao giờ ngưng việc giảng dạy Giáo pháp cho các đệ tử. Trở lại khi ngài đang nghiên cứu tại Học viện Phật giáo lCang ma, hàng ngày ngài giảng dạy ít nhất bảy hay tám lớp học, và khi thông thạo giáo lý của mọi trường phái và truyền thống, ngài giảng dạy họ một cách thích đáng nhất khi trích dẫn nhiều Kinh điển cổ xưa, làm vấn đề khó khăn trở nên dễ hiểu, bằng một ngôn ngữ tuyệt đẹptrôi chảy, trong sáng và không lỗi lầm trong giọng nói ngân vang và đầy năng lực của mình. Dĩ nhiên, thậm chí vào ngày nay, có rất nhiều vị Thầy Phật giáo có thể truyền bá Giáo pháp, nhưng các Đạo sưgiáo lý được dựa trên sự thành tựu toàn hảo của riêng mình thì vẫn còn hiếm có. Pháp Vương hoàn toàn giảng dạy theo sự chứng ngộkinh nghiệm của chính ngài. Và ngay ở Tây Tạng, vị Thầy có thể giảng dạy những cốt tủy của các bộ Luận (sastra) Đại Viên mãn vô song như Rinpoche đã làm thì thậm chí còn hiếm hoi hơn bộ lông của chim phương hoàng. Ngày nay, cho dù đã gần bảy mươi tuổi, ngài vẫn liên tục giảng dạy Giáo pháp, và cho dù chỉ dự một lớp học, những người uyên bác cũng có một kinh nghiệm khác thường. Giọng nói lôi cuốn của ngài khi giảng Pháp cũng thu hút nhiều người phi-Phật tử, chuyển hóa họ trong hình dạng con người, để nghe lời giảng của ngài. Một hôm, Khenpo Deba nhận ra một ít kỵ sĩ đến nghe giáo lý của ngài một cách tôn kính. Khenpo cũng đến đó để nghe những gì được giảng dạy, nhưng lúc đến nơi ông chỉ thấy một mình Pháp Vương, và không có dấu hiệu gì để lại về những kỵ sĩ.

 

Suốt thời quá khứ, ngài luôn luôn có một mối quan tâm lớn lao đến khoa học nhân quả, việc nghiên cứu về pháp suy diễn và luận lý, vì thế ngài luôn luôn thích tranh luận. Khi đang nghiên cứu tại Học viện Phật giáo lCang ma, có lần ngài viếng thăm Tu viện Ser shul của phái Gelukpa, và tham dự một cuộc thảo luận mãnh liệt với những Geshe già vĩ đại, là những vị đã nghiên cứu đề tài tranh luận suốt cả đời. Ngài đã cân nhắc cẩn thậntrả lời trôi chảy. Phản xạ nhanh nhẹn và kiến thức bao la sâu xa của ngài làm các Geshe vĩ đại vô cùng kinh ngạc. Họ tán thán ngài: “Chúng tôi không bao giờ hy vọng một tu sĩ trẻ chẳng bao giờ tham dự đấu trường tranh luận mà lại sở hữu những thiện xảo hùng biện vô song như thế. Điều này thật hy hữu!” Đối với các Geshe mà mỗi vị đều có những ý kiến của riêng mình về các giáo lý sâu xa, ngài thường dùng những động cơ và bằng chứng xác thực từ các Kinh điển để bẻ gãy các ý kiến của họ, khiến họ không thể diễn đạt bằng lời. Và khi đối đầu với nhiều người vô thầntín đồ của những tôn giáo khác, ngài sử dụng trí tuệ kỳ lạ như lửa lan nhanh đốt sạch khu rừng rậm là những ý kiếnthái độ tiêu cực của họ. Một hôm trong lần viếng thăm Tu viện Tashilhunpo, ngài cảm thấy không thật khỏe mạnh. Nhưng sau khi tranh luận với Geshe Tenzin của tu viện, ngài đã hoàn toàn phục hồi.

 

Khi biên soạn sách, những người bình thường sẽ luôn luôn nghiên cứu kỹ một vài tác phẩm tham khảo khác trước khi viết, nhưng khi biên soạn, Rinpoche không bao giờ sử dụng bất kỳ tác phẩm tham khảo nào. Mọi tác phẩm của ngài được biên soạn khi ngài đang an trụ trong tính chất nền tảng của giác tánh tự nhiên, hay sau khi cầu nguyện Bổn Tôn của ngài, và tất cả được biên soạn trong một dòng chảy tràn trề các từ ngữ từ đại dương trí tuệ của ngài. Chúng ta thường thấy ngài biên soạn các luận giảng một cách không chừng mực, trong khi nói đùa và tán gẫu với người khác. Ngài hoàn toàn khác với những người bình thường. Với đôi mày cau lại khi cố gắng suy nghĩ về một quyển sách, một mặt họ vay mượn một chương và mặt khác lại lấy trộm một chương khác. Có lần ngài nói: “Không có một tác phẩm nào của ta mà không được biên soạn qua quán đảnh của Lạt ma trì giữ dòng truyền thừa, nhưng vào thời kỳ cuối của Giáo pháp chân chính, vấn đề không phải là không đủ Giáo pháp, mà là không có đủ người nghiên cứuthực hành Pháp. Vì thế ta quyết định không viết nhiều tác phẩm.” Các tác phẩm do ngài biên soạn được gói gọn trong ba quyển sách, và bàn đến mọi loại nội dung, có những bí quyết sâu xa và huyền bí về việc thực hành Đại Viên mãn vô song, cũng như những bài ca làm thư thản và mềm mại tâm thức về con đường Giáo pháp. Chúng không chỉ có những luận giảng về Phật giáo thông thường và bí mật, và những bài ca chứng đạo, nhưng cũng làm việc về những đề tài văn hóa tổng quát hơn. Nhiều dấu hiệu tốt lành đã xuất hiện khi biên soạn ‘Luận thuyết Dây tết Lộng lẫy’ về số học và thiên văn học’, trong đó ngài đã ghi lại nhiều hiện tượng chưa được phát hiện, và những khái niệm mới mẻ về khoa học hiện đại. Ngài cũng biên soạn một tác phẩm đồ sộ (270.000 chữ) tên là ‘Luận giảng Vĩ đại về Khoa học về Âm thanh’ (có thể dịch là âm nhạc), nhưng thật không may, tác phẩm này bị thất lạc trong Cách mạng Văn hóa. Bài viết mới đây ‘Giáo lý cho con người trong thế kỷ 21’ là một tác phẩm sử dụng khoa học và kỹ thuật tân tiến để giảng nghĩa những nguyên lý của sự tái sinhnhân quả, và được giới trí thức ở khắp nơi hoan nghênh.

 

Cho dù việc giảng dạy, tranh luận, biên soạn và những thành tựu sâu xa của ngài đã đạt đến mức toàn thiện từ lâu, gần như ngài luôn luôn xử sự với nhân và quả một cách tinh tế. Cho dù ngài luôn luôn an trú trong trạng thái trong trẻo của sự bình đẳngthanh tịnh, trong sự hiển lộ, ngài luôn luôn thực hành Giáo pháp một cách tinh tấn. Cho tới hôm nay ngài đã trì tụng thần chú Bổn Tôn tâm yếu của mình hơn 1,1 tỉ lần, điều đó thực sự không thể hiểu nổi!

 

64. Ước mong lớn lao nhất

 

Có lẽ không có sinh loài nào trên thế giới này không ước muốn vui hưởng an bìnhhạnh phúc, và có lẽ không ai không ước muốn từ bỏ đau khổ. Nhưng từ ngày được sinh ra trong thế giới này, ta chịu đựng đủ loại đau khổ như tụ hội với các kẻ thù, nỗi khổ của việc xa lìa những người ta yêu mến, nỗi khổ của việc không nhận được những gì ta ước muốn, và nỗi khổ của bệnh, già và chết v.v.. Nếu đó là một nơi chốn thiêng liêng, không chút đau khổ và chỉ có niềm vui không thể so sánh được thì ai không khát khao nơi ấy?

 

Dẫn dắt vô lượng sinh loài tới việc hóa thân vào cõi Dewachen là ước muốn lớn lao nhất mà ngài đã bày tỏ trong cuộc đời này, và đó là sự nghiệp chính yếu của ngài. Ngài thường nói: “Khát khao vĩ đại nhất của ta trong cuộc đời này là dẫn dắt tất cả các sinh loài thiết lập một ràng buộc thân thiết cũng như thù địch với ta để hóa thân vào cõi Dewachen. Cho dù có nhiều cõi thuần tịnh như Cõi Hỉ lạc Hiện diện ở phương Đông, hay Núi Huy hoàng màu Đồng đỏ của Đức Liên Hoa Sanh, nhưng cõi Dewachen (cõi Cực Lạc, Thuần tịnh) là cõi duy nhất với những công đức toàn hảo như thế, và tuy thế rất dễ hiện thân đến đó. Sau khi hóa hiện đến đó, chúng ta có thể thành tựu mọi khát vọng, và sau đó dễ dàng giải thoát tất cả chúng sinh. ..” Ngài thường phổ biến rộng rãi các công đức của cõi Dewachen, và đòi hỏi tất cả chúng ta không chỉ ước muốn tự hiện thân tại Dewachen, mà cũng ước muốn tất cả các sinh loài thiết lập mọi liên kết với chúng ta để hiện thân đến cõi Cực Lạc Tây phương thuần tịnh này.

 

Năm 1989, tại Lhasa, khi cầu nguyện với pho tượng Jowo Rinpoche mà có lần Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đích thân gia hộ, khi tưởng nhớ đến lòng đại bi của Đức Phật, những giọt nước mắt bắt đầu lăn dài trên má của Rinpoche và ngài lặng lẽ bày tỏ ước nguyện truyền bá Giáo pháp và làm lợi lạc vô số các sinh loài bị trói buộc trong vòng xoáy sinh tử, và hướng dẫn họ hiện thân vào cõi Dewachen. Sau đó ngài an trụ trong một thiền định sâu xa, và trong trạng thái trong trẻo của ngài, pho tượng Jowo chiếu tỏa ánh sáng chói lòa, mỉm cười và nói lời tiên tri sau đây: “Người tốt lành, từ nay trở đi mọi sinh loài thiết lập những mối quan hệ định mệnh với con, tất cả sẽ hiện thân trong cõi Dewachen.”

 

Hơn nữa, có lần Lạt ma Blo gros và Lạt ma Mani đã nói: “Nhiều năm về sau, ông sẽ truyền bá rộng rãi thực hành về Cõi Thuần tịnh, khiến cho vô số sinh loài hiện thân ở Dewachen”. Theo tiên tri này, Đạo sư vĩ đại bắt đầu thường truyền bá thực hành Cõi Thuần tịnh, thúc đẩy đại chúng trì tụng danh hiệu của Đức A Di Đà, và khuyến khích họ: “Tất cả những ai trì tụng danh hiệu của Đức Phật A Di Đà một triệu lần nhất định sẽ hiện thân vào cõi Dewachen.” Sau đó, Rinpoche tổ chức một vài Pháp hội Dewachen trên bình diện rộng, cung cấp cho mọi người cơ hội để thiếp lập mối quan hệ Giáo pháp với ngài. Ba Pháp hội ấn tượng nhất là những Pháp hội tại Sertar, Tawu và Nyarong. Mỗi lần như thế có hàng trăm ngàn cư sĩ tham dự. Số người tham dự đông đảo nhất được ghi lại tại Nyarong là gần một triệu người hiện diện. Vô số cư sĩ bày tỏ là sẽ trì tụng danh hiệu của Đức Phật A Di Đà một trăm triệu lần. Chỉ từ quan điểm công đức, những thiện hạnh này là điều mà bất kỳ người bình thường nào cũng có thể thành tựu, hay thậm chí hình dung để thành tựu. Khi bạn chấm dứt cuộc đời trong một địa ngục đau khổ, nhưng có người cứu thoát bạn khỏi nơi đó, và đưa bạn tới một nơi hỷ lạc linh thánh, thì bạn có hoàn toàn lập tức đi theo người đó?

 

Kim Cương Bồ Đề tiên tri:

 

Giữa Dam can và rNga la, ở hẻm núi của thiên nữ Shing gi (Gser rnga dam lha yi bla lung du),

Chuyển hóa trên trái đất của Đức Orgyen Liên Hoa Sanh tên là Jigmey,

Với đoàn tùy tùng Bồ Tát của ngài gồm bốn loại đệ tử,

Truyền bá rộng rãi những giáo lý thông thường và bí mật như mặt trời chói lọi,

Với sứ mệnh làm lợi lạc cuộc đời của những khuôn khổ không thể khuất phục được,

Tất cả những ai thiết lập những quan hệ định mệnh với ngài sẽ hiện thân ở cõi Dewachen.

 

Điều này biểu thị rõ ràng: ở bên phải là núi thiêng Dam can, và bên trái là núi thiêng rNga la, là nơi ở trong hẻm núi Larung của thiên nữ Shing gi ở giữa, có một vị tên là Jigmey Phuntsok, là hiển lộ của Đức Liên Hoa Sanh. Ngài nhận bốn loại đệ tử (các tăng, ni, cư sĩ namcư sĩ nữ) , và có một sứ mệnh Phật giáophạm vi rộng lớn, tất cả những ai thiết lập mối quan hệ với ngài có thể hiện thân trong cõi Dewachen.

 

Ngày nay, trong cõi thuần tịnh Larung, với sự kiên trì vĩ đại nhất, vị Pháp Vương vô cùng sinh động Viên Ngọc Như Ý đang tiếp tục ban tặng không biết mỏi mệt các giáo lý thông thường và bí mật sâu xa cho những đệ tử định mệnh.

 

Tất cả chúng ta hãy cầu nguyện ngài trong sự sùng mộ vĩ đại nhất, để ngài có thể trường thọ trong thế giới này, và tiếp tục chuyển Pháp luân. Nguyện ngày càng nhiều sinh loài thiết lập một liên hệ tâm linh với ngài, và tống khứ gánh nặng của đại dương sinh tử, hướng về đại lục quý báu của sự giải thoát tên là Dewachen!

 

Bằng những lời chất phác này tôi đã kể,

Câu chuyện chân thật về một cuộc đời phi thường,

Nguyện mọi tín đồ định mệnh,

Được lợi lạc từ nó theo cách nào đó.

Các đệ tử của Đạo sư như vô số vì sao,

Nhưng cho đến nay, không ai biên soạn tiểu sử của ngài,

số mệnh xây dựng lòng sùng mộ,

Tôi khiêm tốn ghi chép tác phẩm súc tích này,

Trong thời đại hỗn độn của năm điều bất tịnh,

Điều xấu ác dối trá khống chế khắp nơi,

Nhưng những người đã hoàn thiện giới, định và huệ toàn hảo,

Thì hiếm hoi như những vì sao trong bầu trời buổi sáng.

Đạo sư tôn kính Viên Ngọc Như Ý,

Thì khó gặp trong một ngàn kiếp,

Người muốn đạt được giác ngộgiải thoát,

Nên lập tức từ bỏ cuộc sống tầm thường và đi theo ngài.

Tôi không đòi hỏi danh vọng hay may mắn,

biên soạn sách này do bởi ước nguyện thanh tịnh,

Nhưng trí tuệ của tôi thấp kémkiến thức nghèo nàn,

Tôi hy vọng người đọc sẽ mạnh bạo sửa chữa những ngôn ngữ sai lạc của tôi.

Nhờ số phận này như ánh sáng vầng trăng tròn,

Tôi ước mong mọi cuộc đời bị vướng kẹt trong sinh tử,

Nguyện họ gia nhập con đường tươi sáng của Phật Pháp,

Và cùng nhau thành tựu nền tảng của Đạo sư.

 

Larung, ngày mồng ba tháng giêng năm 2001 theo lịch Tây Tạng.

  

Nguyên tác: “Biography of H.H. Jigmey Phuntsok Dharmaraja”

by Khenpo Sodargye

 

http://www.khenposodargye.org/2013/03/biography-of-h-h-jigmey-phuntsok-dharmaraja/

 

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ
Thư Viện Hoa Sen

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.