Cuộc Đời Đức Shechen Gyaltsab Gyurme Pema Namgyal

31/07/201911:00 SA(Xem: 5513)
Cuộc Đời Đức Shechen Gyaltsab Gyurme Pema Namgyal

CUỘC ĐỜI ĐỨC SHECHEN GYALTSAB GYURME PEMA NAMGYAL (1871-1926)
Alak Zenkar Rinpoche soạn[1]
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Shechen Gyaltsab Rinpoche (1871-1926)Đạo sư thù thắng Shechen Gyaltsab Gyurme Pema Namgyal sinh ở địa điểm gọi là Dzokyi Tsolung, nơi thuộc về những vùng Lhatok và Derge, vào năm Kim Mùi thuộc chu kỳ sáu mươi năm thứ mười lăm (tức năm 1871). Cha của Ngài, ông Sherab, xuất thân từ bộ tộc Adro và mẹ của Ngài, bà Namkha Drolma, là con gái trong một gia đình quan chức Drongpa.

Tổ Jamyang Khyentse Wangpo[2] công nhận Ngài là vị tái sinh của Đức Orgyen Rangjung Dorje, trao cho Ngài danh hiệu Gyurme Pema Tenzin Khedrup Gyatso Dethiết lập trên Pháp tòa vĩ đại là vị Gyaltsab – “nhiếp chính” thứ tư của Tu viện Shechen Tennyi Dargye Ling[3]. Dưới sự dẫn dắt từ bác của Ngài, Pema Wangchen – hay Kyi Yang như ông ấy thường được biết đến – Ngài học đọc và thọ nhận những giáo lý về các ngành khoa học phổ thông, bao gồm Gương Thi Ca, ba hệ thống ngữ pháp Phạn ngữ (được biết đến là Kalapa, Candrapa và Sarasvata), Cội Nguồn Quý Báu Của Thi Ca[4], những bản văn chính yếu của các truyền thống chiêm tinh ‘trắng’ và đen’ và v.v.

Ngài thọ giới Sa di từ Dzogchen Khenpo Pema Damcho Ozer và được ban danh hiệu Pema Namgyal. Ngài tiếp tục thọ Đại giới từ Gemang Khenpo Yonten Gyatso[5]giữ gìn giới luật bên ngoài của Biệt Giải Thoát Giới không chút vi phạm dù là nhỏ nhất về điều cần làm hay tránh. Ngài đã nghiên cứu các giới luật của Bồ Tát giới với nhiều đạo sư, chẳng hạn Khenpo Karma Tashi Ozer vĩ đại, Rabjam Rinpoche thứ năm và v.v. và tuân theo mọi điểm trong sự rèn luyện bên trong của chư Bồ Tát liên quan đến điều nên làm và điều không nên làm, để tâm Ngài trở nên hoàn toàn thấm đẫm Bồ đề tâm và Ngài chỉ tìm cách làm lợi lạc chúng sinh khác.

Từ Đức Jamgon Khyentse Wangpo, Ngài thọ nhận các quán đỉnhchỉ dẫn về những thực hành Kama và Terma của truyền thống Nyingma, chẳng hạn Kagye, Gongdu và Phổ Ba Kim Cương. Ngài cũng nghiên cứu Đại Luận Về Các Giai Đoạn Của Con Đường (Lamrim Chenmo) của Je Rinpoche, Chỉ Ra Pháp Thân của Đức Karmapa Rangjung Dorje và nhiều truyền thống Mật thừa khác từ các trường phái Tân Dịch Sarma. Ngài thọ nhận các quán đỉnh chín muồi, chỉ dẫn giải thoát và trao truyền hỗ trợ cho Kho Tàng Terma Quý Báu (Rinchen Terdzod)[6] từ Đức Jamgon Lodro Thaye[7] và Zurmang Trungpa Rinpoche – Karma Chokyi Nyinche[8]. Kongtrul Rinpoche vĩ đại cũng ban cho Ngài một sự khẩu truyền giải thích về cả ba quyển trong Kho Tàng Kiến Thức (Sheja Dzod)[9], từ những đoạn kệ kính lễ mở đầu cho đến phần lời ghi cuối. Kongtrul Rinpoche đặt những bản văn lên đầu Ngài và trao cho Ngài sự cho phép chính thức được trao truyền những giáo lý này trong tương lai.

Ngài cũng thọ nhận Kho Tàng Mật Chú Kagyu (Kagyu Ngakdzod) và Tuyển Tập Mật Điển Nyingma (Nyingma Gyubum). Ngài đã thọ nhận toàn bộ Kho Tàng Chỉ Dẫn (Damngak Dzod)[10]Kho Tàng Giáo Lý Mở Rộng (Gyachen Kayi Dzod) cùng với các quán đỉnh, khẩu truyềnchỉ dẫn từ Khenpo Karma Tashi Ozer vĩ đại.

Từ Jamgon Mipham Rinpoche[11], Ngài thọ nhận Đại Luận Bí Mật về thực hành Yangdak, pho Jampal Dzogpachenpo, Một Giải Thích Về Kagye, Thâm Nhập Kiến Thức (Khenjuk) và Ngài có thể làm sáng tỏ những điểm khó trong các bản văn chính yếu của Kinh điểnMật điển. Ngài cũng thọ nhận những sự làm sáng tỏ về thực hành của bản thân.

Bên cạnh đó, Ngài nương tựa những đạo sư vĩ đại, chẳng hạn Shechen Rabjam Rinpoche thứ năm[12], Khenpo Kunpal, Kathok Situ Rinpoche, Palpung Gyatrul Kunzang Tenpe Nyima, Dzogchen Khenpo Pema Vajra và Patrul Rinpoche Jigme Chokyi Wangpo[13], như là thầy. Những nghiên cứu của Ngài thì bao labao gồm một số lượng lớn luận giải và trước tác được tuyển tập của chư đạo sư vĩ đại trong quá khứ. Đáng chú ý nhất, Ngài đã thọ nhận khẩu truyền cho Những Lời Dạy Được Chuyển Dịch Của Đức Phật (Kangyur) quý báu vào hai dịp, từ Barchung Choktrul Thubten Gelek và từ Troshul Khenpo Tsultrim Gyatso vĩ đại.

Trong hơn mười hai năm, Ngài tập trung sự hành trì vào những điểm then chốt của giai đoạn phát triểnhoàn thiện, với kết quả là các phẩm tính về kinh nghiệmchứng ngộ của Ngài đạt đến mức độ cao cấp nhất. Ngài đạt được tất cả những chứng ngộ cao cấp của các con đường (đạo) và cấp độ (địa) và nhờ thấu triệt những điểm trọng yếu của thực hành Tịnh Quang Dzogpachenpo, Ngài tịnh hóa các ám ảnh của tâm quan niệm. Bởi Ngài đã đạt được sự chứng ngộ tự nhiên khởi lên, kho tàng vĩ đại của tâm trí tuệ tuôn chảy.

Ánh sáng chói ngời của hoạt động giác ngộ của Ngài trong việc giải thích, tranh luậnbiên soạn chiếu tỏa khắp mọi phương. Nhiều đạo sư và những bậc trì giữ giáo lý vĩ đại đã trở thành học trò của Ngài, bao gồm Đức Dzongsar Khyentse Jamyang Chokyi Lodro[14], Shechen Rabjam Rinpoche thứ 6 – Kunzang Tenpe Nyima, Jamyang Loter Wangpo, Dilgo Khyentse Rinpoche Rabsal Dawa[15], vị tái sinh của Đức Kongtrul, Abu Lhagang, Kathok Khenpo Nuden và nhiều vị khác, giống như những ngôi sao trong một chòm sao.

Các trước tác của đạo sư vĩ đại này tạo thành mười ba quyển và có thể được tóm tắt trong những phần sánh ngang với số lượng của các giai đoạn chứng ngộ hay các địa:

  • Thứ nhất, có sự mở đầu thiện lành đảm bảo một dự án xứng đáng đạt đến sự viên thành, trong trường hợp này, đó là phần đầu tiên để tích lũy hai tư lươngcông đứctrí tuệ, một pho những thực hành sơ khởi và các nghi thức cúng dường.
  • Thứ hai, để khiến việc biên soạn thậm chí trở nên lợi lạc hơn nữa, có phần thứ hai, đó là tuyển tập những lời tán thán.
  • Thứ ba, để đảm bảo việc tự nhiên viên thành hai lợi lạc của bản thânchúng sinh khác, có phần thứ ba của những lời cầu nguyện, trong đó có các lời cầu nguyện chư đạo sư trường thọ.
  • Thứ tư, có phần thiện lành chính yếu, thứ làm sáng tỏ ý nghĩa của các bản văn, bắt đầu bằng một phần về lịch sử của những giáo lý để phát khởi sự tin tưởng.
  • Phần thứ năm về ngữ pháp, thi ca, chiêm tinh và v.v. để làm sáng tỏ những ngành khoa học phổ thông.
  • Phần thứ sáu bao gồm lời khuyên để làm nổi bật điều cần làm và điều cần tránh.
  • Phần thứ bảy bao gồm những chỉ dẫn về các giáo lý phổ quát.
  • Phần thứ tám bao gồm các thực hành đặc biệt của những giai đoạn phát triểnhoàn thiện và các kiểu luận giải khác nhau.
  • Phần thứ chín bao gồm các trước tác hỗn hợp của Ngài về nhiều chủ đề khác nhau.
  • Phần thứ mười bao gồm những lời cầu nguyện hồi hướng, phát nguyệncát tường.

Tên gọi chính xác của những bản văn khác nhau nằm trong bản liệt kê những trước tác của Ngài – Tràng Ngọc Báu.

Như thế, vị đạo sư vĩ đại này đã tiến hành ba thực hành của lắng nghe, quán chiếuthiền địnhlợi lạc của bản thân và ba hoạt động gồm giảng dạy, tranh luậnbiên soạnlợi lạc của chúng sinh khác.

Cuối cùng, năm năm mươi lăm tuổi, trong năm Hỏa Dần thuộc chu kỳ thứ mười lăm (tức năm 1926), vào ngày Mười tám tháng Năm, Ngài hiển bày việc hòa tâm trí tuệ vào Pháp giới, sự hợp nhất không thể tách rời của hư không căn bảntrí tuệ.

Thubten Nyima[16] viết ra với lòng sùng mộ.

Adam Pearcey chuyển dịch Tạng-Anh vào năm 2005.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Về Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30571/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo.

[3] Theo RigpawikiTu viện Shechen – một trong sáu Tổ đình Nyingma của Tây Tạng, được thành lập vào năm 1695 bởi Tổ Shechen Rabjam Tenpe Gyaltsen, người được Đức Dalai Lama thứ năm cử đến Kham với mục đích này.

[4] Một tác phẩm của Tổ Minling Lochen Dharmashri (1654-1717).

[5] Tác giải của luận giải hai phần nổi tiếng về Kho Tàng Phẩm Tính Quý Báu (Yonten Dzod) của Tổ Jigme Lingpa.

[6] Theo Rigpawiki, Rinchen Terdzod – Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu là một trong Năm Kho Tàng Vĩ Đại của Tổ Jamgon Kongtrul. Đây là một tuyển tập từ tất cả các Terma được phát lộ cho đến thời của Ngài, bao gồm cả các kho tàng của Tổ Chokgyur Lingpa. Lo sợ rằng những giáo lý này sẽ bị mất, Ngài bắt đầu việc kết tập vào năm 1855 với sự gia trì của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và hoàn thành vào năm 1889. Đơn giản thọ nhận các quán đỉnh và khẩu truyền Rinchen Terdzod cũng cần từ 4 đến 6 tháng.

[7] Về Đức Jamgon Kongtrul Lodro Thaye, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30929/tieu-su-duc-jamgon-kongtrul-yonten-gyatso.

[8] Vị thứ mười trong các tái sinh Zurmang Trungpa. Vị thứ mười một là Chogyam Trungpa Rinpoche (1940-1987).

[9] Theo Rigpawiki, Kho Tàng Kiến Thức [Phổ Quát] – Sheja Dzod – một bộ bách khoa trí tuệ và kiến thức Phật giáo. Đây là một trong Năm Kho Tàng Vĩ Đại của Đức Jamgon Kongtrul.

[10] Theo Rigpawiki, Kho Tàng Chỉ Dẫn [Tâm Linh] là một trong Năm Kho Tàng Vĩ Đại của Tổ Jamgon Kongtrul. Đây là một tuyển tập những quán đỉnh chín muồi và chỉ dẫn giải thoát sâu xa nhất của tám truyền thừa thực hành vĩ đại.

[12] Ngài Gyurme Pema Thekchok Tenpe Gyaltsen (1864-1909), vị Shechen Rabjam thứ năm của Tu viện Shechen.

[14] Về Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a32327/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-chokyi-lodro.

[16] Theo Rigpawiki, Alak Zenkar Rinpoche – Thubten Nyima hay Tudeng Nima (sinh năm 1943) là vị tái sinh của Ngài Alak Zenkar Pema Ngodrup Rolwe Dorje. Ngài đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc chấn hưng Phật giáovăn học Tây Tạng ở Kham trong vài thập niên gần đây.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.