Hãy dũng cảm: [quan điểm của] Dzongsar Khyentse Rinpoche về công nghệ và truyền bá giáo pháp

29/04/20205:55 SA(Xem: 4442)
Hãy dũng cảm: [quan điểm của] Dzongsar Khyentse Rinpoche về công nghệ và truyền bá giáo pháp

HÃY DŨNG CẢM: [QUAN ĐIỂM CỦA] DZONGSAR KHYENTSE RINPOCHE
VỀ CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN BÁ GIÁO PHÁP
Pema Jyana chuyển ngữ

 

Dzongsar Khyentse RinpocheKhi chúng tôi tổ chức lễ kỷ niệm thứ 10 và mong đợi các cách thức mà trong đó chúng tôi có thể đem những lời dạy của Đức Phật đến với lượng người đọc rộng nhất có thể bằng các ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được, Chủ tịch Sáng lập của chúng tôi, Dzongsar Khyentse Rinpoche đã chia sẻ tiềm năng lợi lạc của công nghệ đang liên tục phát triển hiện nay và cách mà nó có thể – và cần – được sử dụng tốt.

 

Chính Đức Phật đã dạy rằng các bản văn, những đại diện và các giáo lý về đại bi (mahākaruā), duyên khởi (pratītyasamutpāda) và tính Không (śūnyatā) cực kỳ quý báu trong bất kỳ hình thức nào mà chúng có thể hiển bày.

Chỉ liên hệ hay liên đới với những bản văn và giáo lý như vậy mà thậm chí chẳng đọc hay quán chiếu về ý nghĩa sâu xa của chúng, chỉ đơn giản giữ chúng trong một ngôi chùa hay trong phòng, đeo chúng hoặc đơn giản kính trọng chúng bằng cách đặt lên đầu hay đi nhiễu quanh – tất cả được cho là tạo ra công đức lớn hơn rất nhiều so với việc kính lễ hàng nghìn vị Phật của nhiều kiếp.

Thế nhưng, trong thời kỳ cổ xưa, những bản văn như vậy cực kỳ khó tiếp cận. Chúng ta chỉ cần nhớ về hành trình đến Ấn Độ đầy gian khổ của Tổ Vairotsana[1] và Ngài Huyền Trang để nhận ra rằng việc tìm kiếm Giáo Pháp chân chính thậm chí có thể đe dọa đến mạng sống. Và ở mức độ thực tiễn nhất, cần cù viết lại những bản văn bằng tay trên lá cọ mong manh thì tốn biết bao nhiêu thời gian, chứ đừng nói đến việc phân phát chúng theo những cách chắc chắn hạn chế sự sử dụng cho rất ít những kẻ may mắn.

Với mỗi sự tiến bộ của công nghệ, chẳng cần phải nói, các đệ tử của Đức Phật đã tận dụng tối đa việc khắc đá, in mộc bản, thư pháp và in giấy để giữ gìn và chia sẻ những giáo lý của Đức Phật rộng rãihiệu quả hơn. Thực sự, các Phật tử là những người tiên phong trong việc sử dụng công nghệ này: bản dịch tiếng Trung của Kinh Kim Cương thế kỷ 9 được tìm thấyĐôn Hoàng vẫn là ví dụ sớm nhất được biết đến về sự in tay bằng khuôn.

Con người hiện đại chúng ta thật vô cùng may mắn khi mà trong thời đại hiện nay, chúng ta được tiếp cận tức thì với một tuyển tập bao la về trí tuệ của Đức Phật và có thể chia sẻ kho tàng đó theo cách thức chưa từng khả thi trước kia. Thật kinh ngạc khi toàn bộ thế giới, từ những nơi xa xôi hẻo lánh nhất, giờ đây cũng có thể tiếp cận những lời dạy của Đức Phật chỉ bằng việc bấm ngón tay!

Đúng, chúng ta có lý khi than khóc về việc lạm dụng truyền thông xã hội và sự lan tỏa nhanh chóng của những tin tức sai, thông tin sai, bạo lực và chuyện tầm phào ác độc. Nhưng liệu chúng ta có thể thông minh một chút bằng cách hoan nghênh những cách thức này để chống lại các xu hướng tiêu cực này, để nói về tính chân thật của Giáo Pháp và để tạo ra vô số lợi lạc?

Liệu chúng ta có thể tưởng tượng một thiếu niên trên đường ngầm, muốn thật ngầu và có lẽ quá rụt rè để lấy ra cuốn Kinh to đùng so với chiếc ba lô trên vai, thay vào đó, đọc về tính Không và lòng bi trên chiếc điện thoại thông minh? Hãy thử tưởng tượng [bạn] quá chán việc tán chuyện vô nghĩa trong bữa tiệc, trốn vào buồng tắm vài phút và đọc một đoạn từ một Kinh điển trong chiếc điện thoại của mình. Hoặc lướt mạng để mua sắm trên máy tính và bỗng nhiên lướt đến một Kinh điển ...

Nếu Đức Phật đúng đắn trong việc tuyên bố giá trịsức mạnh của những giáo lý này dưới bất kỳ hình thức nào mà chúng xuất hiện thì không ai có thể phủ nhận công đứctrí tuệ lớn lao từ những sự chạm trán hiện đại, rời rạc với chân lý đích thực như vậy!

Dĩ nhiên, với những lý do cá nhân, thẩm mỹ và sùng mộ, chúng ta vẫn có thể sao chép một Kinh điển dưới dạng chữ viết tay đẹp đẽtrân trọng một bản in trên bàn thờ và kệ sách. Nhưng vẫn có đủ lý do để dũng cảmhiểu biết trong việc tận dụng tối đa những cơ hội to lớn mà công nghệ hiện đại cung cấp.

Thực sự, chúng ta đều nắm bắt những khả năng mới này với niềm hoan hỷhăng hái lớn nhất, biết rằng giờ đây chúng ta có thể giữ gìntruyền bá Giáo Pháp thật rộng khắp và hiệu quả và rằng chúng ta có thể khiến những lời dạy của Đức Phật trở nên sẵn có nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn và thuận tiện hơn với nhiều chúng sinh hơn bao giờ hết trong lịch sử loài người.

– Dzongsar Khyentse Rinpoche, tháng 3/2020

 

Nguồn Anh ngữ: https://84000.co/on-being-brave-dzongsar-khyentse-rinpoche-on-technology-and-the-dissemination-of-dharma/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Vairotsana (hay Berotsana, Vairochana) (thế kỷ tám-chín) – vĩ đại nhất trong tất cả những dịch giả (Lotsawa) Tây Tạng. Cùng với Đức Liên Hoa SinhVô Cấu Hữu (Vimalamitra), Ngài là một trong ba đạo sư chính đưa giáo lý Đại Viên Mãn (Dzogchen) đến Tây Tạng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.