Thư Viện Hoa Sen

Bài Phỏng Vấn Khenchen Namdrol Tsering

03/06/202012:40 CH(Xem: 6565)
Bài Phỏng Vấn Khenchen Namdrol Tsering

BÀI PHỎNG VẤN KHENCHEN NAMDROL TSERING
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Khenchen Namdrol TseringKhenchen Namdrol Tsering, sinh năm 1953, là một trong ba vị Khenpo cao niên nhất của Tu viện Namdroling[1]. Ngài đã nghiên cứu với nhiều đạo sư lỗi lạc, chẳng hạn Nyoshul Khen Rinpoche, Khenpo Khedrub, Khenpo Tsondru, Kyabje Penor Rinpoche[2] và v.v. Kể từ khi thành lập Học viện Ngagyur Nyingma ở Tu viện Namdroling vào năm 1978, Ngài vẫn luôn đóng vai trò tích cực trong việc điều hành, giảng dạy và hướng dẫn những vị thầy và ủy ban thường trực cho đến hiện nay. Năm 1983, Kyabje Penor Rinpoche trao cho Ngài danh hiệu Khenpo[3]. Ngài đã viếng thăm Tây Tạng nhiều lần và thọ nhận nhiều chỉ dẫn cốt tủy về Mật điển từ Khenchen Jigme Phuntsok. Khenchen Namdrol cũng là một trong những thành viên sáng lập của Ban Biên Tập Ngagyur Rigzod. Năm 1998, dưới sự dẫn dắt của Penor Rinpoche, Ngài thành lập Trung tâm Nhập thất Palyul ở Pharping, Nepal. Ngài hiện nay dành nhiều thời gian ở đó cũng như giảng dạy ở nước ngoài và tại Học viện Ngagyur Nyingma và cho toàn thể cộng đồng tu sĩ Namdroling. Ngài nổi tiếng khắp thế giới với lối giảng dạy khéo léo, đặc biệt về các Mật điển.

 

Palyul Times (PT): Thưa Khen Rinpoche, xin Ngài kể cho chúng con biết đôi điều về cách mà Ngài đã nghiên cứu các bộ luận trước kia?

Khenchen Namdrol Tsering (KNT): Nhìn chung, để thực hành Giáo Pháp, với chúng ta, sinh ra làm người thì tốt hơn là một vị thiên. Ngoài ra, thực hành Mật thừa, đặc biệt là Dzogpa Chenpo [Đại Viên Mãn], cần những chúng sinh đặc biệt: những vị sinh ra trong gia đình của một vị vua, một vị Brahmin hay một vị thống trị khác. Người ta nói rằng ý nghĩa sâu xa rốt ráo của con đường bí mật được dạy cho họ. Nhưng trong trường hợp của thừa phổ thông, chúng ta không cần phải thuộc về những kiểu chúng sinh đặc biệt này hay các giai cấp nào khác để thực hành Phật Pháp. Tuy nhiên, như tôi đã nói, nhìn chung trong Mật thừa thù thắngđặc biệt là trong Dzogchen, chúng ta cần đến từ một trong những tầng lớp đặc biệt này. Nếu được như vậy, người ta nói rằng chúng ta có thể trực tiếp thọ nhận những giáo lý thù thắng và các Mật điển Dzogchen. Những vị không thuộc về các tầng lớp đặc biệt này cần được kiểm tra xem liệu họ có thích hợp để thọ nhận giáo lý Dzogchen hay không bằng cách tìm hiểu hành vi của họ. Và nếu họ đáp ứng những yêu cầu thì họ cũng thích hợp để được dạy dỗ; nếu không thì họ không thích hợp.

Bây giờ, nếu phải nói điều gì đó về bản thân thì tôi thuộc về dòng họ Ngu từ Samar. Xét về lịch sử của dòng họ Ngu này, đó là dòng dõi hoàng gia Giáo Pháp của Derge. Và người ta nói rằng Gar Tongtsen là tổ tiên của dòng họ này. Lịch sử nói rằng dòng dõi của Gar Tongtsen đến từ những vị thiên sáng ngời. Vì thế, cá nhân tôi thấy rằng tôi nằm trong kiểu những vị thích hợp để thọ nhận giáo lý Dzogchen.

Trong xã hội này, chúng ta có sự phân loại phổ biến dựa trên dòng họ của mỗi người. Ví dụ, truyền thừa Khon nổi tiếng và giống như vậy dòng họ Ngu được xem là đặc biệt.

Khi tôi khoảng mười ba tuổi, cha và chú của tôi qua đời. Hoàn cảnh này khiến tôi phải thọ giới quy yxuất gia theo Kyabje Drubwang [Penor] Rinpoche. Khi ấy, Ngài đặt Pháp danh cho tôi là Thubten Pema Senge. Sau đó, trong khoảng một năm, Ngài dạy tôi đọc dựa trên “bốn cách chuyển tâm” được tuyên bố trong cuốn sách nghi lễ về chư Tôn an bìnhphẫn nộ do Tổ Karma Lingpa phát lộ. Kế đấy, trong khoảng ba năm, tôi lại nghiên cứu các kỹ thuật đọc, những nghi lễ của truyền thống Palyul và thủ ấn (Mudra) dùng trong các lễ cầu nguyện (Puja) dưới sự dìu dắt của Palyul Lama Sonam Tenzin.

Khi tôi mười sáu tuổi, Kyabje Rinpoche giảng dạy Lời Vàng Của Thầy Tôi do Patrul Rinpoche[4] soạn cho khoảng hai mươi người chúng tôi. Bắt đầu từ giáo lý về “bốn cách chuyển tâm”, tôi đã tiến hành tích lũy trăm nghìn lạy cùng với những lời cầu nguyện Quy yBồ đề tâm đồng thời. Tương tự, tôi đã thực hành Mật chú trăm âm của Đức Kim Cương Tát Đỏacúng dường Mandala – một phương pháp để tích lũy công đức. Cùng với phần cúng dường Mandala, hàng ngày, tôi cử hành Chod (một kiểu thực hành ‘cắt đứt’) được gọi là ‘giọng oai hùng của Bổn tôn’ theo sự tích lũy công đức của vị Kusulu. Sau đấy, tôi tiến hành tích lũy Đạo Sư Du Già. Tôi tiến hành thực hành sơ khởi phổ thông trong khoảng sáu tháng. Tôi cũng tiến hành tích lũy thực hành sơ khởi độc đáo sau đó. Vì thế, giờ đây, tôi cảm thấy rằng Rinpoche đã dành cho tôi tình yêu thương lớn lao.

Khi ấy, Rinpoche thỉnh mời Khen Rinpoche Pema Sherab[5] giảng dạy văn học và các bộ luận đơn giản khác cho những tu sĩ nhỏ đang sống trong Tu viện. Tôi đã nghiên cứu Sumchupa [bộ luận ba mươi đoạn kệ về ngữ pháp Tạng ngữ], Tagjug [bộ luận bằng thi kệ về ngữ pháp Tạng ngữ với tên gọi Hướng Dẫn Các Dấu Hiệu], điều cần làm và điều cần tránh của giới quy yluận giải về Đuốc Xác Quyết do Khenpo Kunpal[6] biên soạn.

Nyoshul Khen Rinpoche[7] cũng đến Tu viện Namdroling. Dưới sự dẫn dắt của Ngài, tôi nghiên cứu Vishesastava [một cuốn sách tán thán Đức Phật bằng cách so sánh Ngài với những vị thầy khác, được biên soạn bởi học giả Ấn Độ Udbhata Siddhaswami], Gyalse Laglen Sodunma [Ba Mươi Bảy Thực Hành Bồ Tát] và Tong-thun Senge Ngaro [một tóm lược gọi là Sư Tử Hống]. Sakya Khenpo Khedrub Rinpoche cũng được mời đến Tu viện và đã lưu lại khoảng ba năm. Ngài là đệ tử trực tiếp của Khenchen Ontoe Khenrab, vị lại là đệ tử của Khenpo Shenga[8]. Ngài đã dạy chúng tôi luận giải gọi là Madhyamakalamkara, luận giải về A-tỳ-đạt-ma và bản miêu tả ngắn gọn về các triết học khác nhau do Mipham Rinpoche[9] soạn. Trong một khóa an cư kiết hạ, từ Ngài, tôi đã thọ nhận Chendrel [giải thích thông qua các chú thích quan trọng] về Madhyamakavatara [Nhập Trung Đạo] một lầnđặc biệt là chương sáu [thứ giải thích địa thứ sáu (nền tảng của sự chứng ngộ) của một Bồ Tát].

Lúc ấy, lòng mong mỏi mạnh mẽ về tri kiến tính Khôngbản tính nguyên sơ của vạn pháp khởi lên trong tôi. Tôi cũng có một giấc mơ tuyệt diệu sau đó. Do vậy, tôi tham vấn Kyabje Rinpoche về giấc mơ và Ngài bảo rằng, “Nhìn chung, nếu đó là một Lama vĩ đại, thì đây là dấu hiệu cho thấy Ngài sẽ làm lợi lạc chúng sinh lớn lao. Nhưng Ta không biết trong trường hợp của con”.

Sau đấy, cũng trong một khóa an cư kiết hạ mà Kyabje Rinpoche là Đường chủ, tôi đã có cơ hội thọ nhận giáo lý về Yishin Dzod [Kho Tàng Như Ý] từ Ngài trong một tháng rưỡi.

Tôi có niềm yêu thích to lớn với việc học hỏi các bộ luận vĩ đại nói chung và đặc biệt là vua của những Mật điển, tức Guhyagarbha[10] và các bản văn Dzogchen khác. Vì thế, khi Nyoshul Khen Rinpoche đang giảng dạy Vishesastava, tôi đã hỏi ý Ngài. Ngài khuyên tôi trước tiên cần tinh tấn nghiên cứu những bản văn Kinh điển và sau đấy, Ngài xác nhận rằng Ngài sẽ ban những giáo lý về Mật điển, chẳng hạn Guhyagarbha và v.v. trong tương lai. Nhưng khi thời điểm chín muồi, Ngài lâm bệnh và tôi mất đi cơ hội. Nyoshul Khen Rinpoche và Kyabje Rinpoche cùng nhau thảo luận chuyện này và đi đến kết luận rằng tôi sẽ được gửi đi học với Khunu Lama Tenzin Gyaltsen[11]. Do vậy, tôi đến Nepal. Lúc đó, Ngài đang sống ở Pokhara. Khi tôi đến gặp Ngài, Ngài nói rằng Ngài đã già và có lẽ chẳng thể dạy tôi bất cứ bản văn nào và tốt hơn thì tôi cần nghiên cứu với những Khenpo khác từ Varanasi hay nơi khác. Ngài cho tôi một ít quả của cây Bồ đề từ Bồ Đề Đạo Tràng và bảo rằng nếu người ta ngâm những quả này trong nước nóng và uống nó, nó sẽ giúp cải thiện trí năng. Ngài bảo, “Ta chỉ có thể dâng những lời cầu nguyện cát tường; ngoài ra, Ta có lẽ chẳng thể giúp con bằng cách giảng dạy”. Như thế, tôi không được Ngài chấp thuận và Ngài viên tịch vào năm sau.

Sau đấy, tôi đến Tu viện của Kangyur Rinpoche ở Darjeeling, nơi Khen Rinpoche Palden Sherab đang sống. Tôi có cơ hội được nghiên cứu Chendrel của Khenpo Shenga về năm bản văn về lý luận Trung Đạo. Kế đó, theo mong ước của Kyabje Rinpoche, tôi đến Sikkim. Lúc này, Khen Rinpoche Tsondru[12]  là viện trưởng của Học viện Dejong Ngagyur. Ngài là đệ tử trực tiếp của Dzogchen Khenpo Pema Tsewang, vị lại là một trong những đệ tử trực tiếp của Khenpo Shenga. Ngài cũng là đệ tử của Khenpo Ngawang Norbu, Khenpo Lhagang và những vị khác. Tôi gặp Khenpo đáng kính tại Học viện vào ngày 10 tháng 6 lịch Tây Tạng. Ngài từ bi chấp nhận tôi là đệ tử và sau đó, tôi có cơ hội nương tựa Ngài như là thầy. Dưới sự dẫn dắt của Ngài, tôi nghiên cứu sự giải thích về bảy mươi chủ đề của Prajnaparamita Abhisamayalankara [Hiện Quán Trang Nghiêm Luận] mà đích thân Ngài đã biên soạn. Ngài dạy tôi, một cách chi tiết, Chyidon [luận giải cô đọng] của Prajnaparamita [Bát-nhã-ba-la-mật] gọi là Giọt Cam Lồ Trọng Yếu do Đức Minling Pema Gyurme Gyatso soạn. Ngài nói rằng thậm chí nếu dòng truyền thừa khẩu truyền của bản văn đó đã suy giảm, người ta phải tiếp tục giữ gìn bằng cách giảng dạy và nghiên cứu, bởi đây là một trong những bản văn chân chính của truyền thống chúng ta.

Giống như vậy, Ngài dạy tôi Drelpa Donsal [một luận giải về Prajnaparamita Abhisamayalankara gọi là Làm Sáng Tỏ Ý Nghĩa của Haribhadra], Chyidon của Prajnaparamita của Patrul Rinpoche, Drudrel [luận giải bằng cách giải thích từng từ] của Prajnaparamita, các chú thích về hai mươi thành viên Tăng đoàn được nhắc đến trong PrajnaparamitaCác Giai Đoạn Thiền về Prajnaparamita. Tôi có được cơ hội nghiên cứu tất cả trong hơn một năm. Tôi cũng nghiên cứu Chendrel về DharmatavibhagaMadhyantavibhaga của Khenpo Shenga và Chyidon của cùng những bản văn này do Mipham Rinpoche soạn. Khenpo Tsondru giảng dạy Uttaratantra [Vô Thượng Tục Luận] dựa trên Chendrel của Khenpo Shenga. Tôi cũng có cơ hội nghiên cứu Sư Tử Hống của Mipham Rinpoche. Tương tự, Ngài dạy Chendrel của Nhập Bồ Tát Hạnh [Bodhicharyavatara], các giai đoạn thiền định của bản văn này, luận giải về chương trí tuệ gọi là Norbu Ketaka và những lời bác bỏ gọi là Hào Quang Mặt TrờiLàm Sáng Tỏ Những Nghi Ngờ Về Giáo Pháp [của Mipham Rinpoche] một cách chi tiết. Khenpo cũng dạy Drelchen [luận giải chi tiết] về Nhập Bồ Tát Hạnh do Khenpo Kunpal biên soạn trong khoảng một năm. Tôi thọ nhận giáo lý về Chyidon của Guhyagarbha gọi là Dzode [Chìa Khóa Kho Tàng của Ngài Dodrub Jigme Tenpe Nyima] và Rangdrol Korsum [Ba Bộ Tự Nhiên Giải Thoát của Tổ Longchen Rabjam]. Ngoài ra, tôi thọ nhận những giáo lý về luận giải cho SumchupaTagjug của Situ Rinpoche và chương giữa của thi ca gọi là Melongma. Ngài đã dạy chương đầu tiên của Drelchen về Pramanavartika do Mipham Rinpoche soạn một cách chi tiết và phần còn lại bằng những giải thích đơn giản và đọc qua.

Một trong những điều quan trọng là, khi tôi đang nghiên cứu với Khenpo Tsondru ở Học viện Dejong, trong một khoảng thời gian dài, tôi có được cơ hội lắng nghe Nyongtri [những giáo lý từ kinh nghiệm] về lời khuyên linh thiêng của Đại Viên Mãn gọi là Trekchod[13] (thực hành cắt đứt) từ Kyabje Dodrupchen Rinpoche[14]. Tôi cũng thọ nhận các quán đỉnhkhẩu truyền Nyingthig Tsapod [bản văn gốc của giáo lý Nyingthig] và các kho tàng của Tổ Jatson Nyingpo[15]. Ngài vô cùng từ ái ban các giáo lý Tri Yeshe Lama[16] [một hướng dẫn về thực hành Dzogchen của Tổ Rigzin Jigme Lingpa[17]] và Tsigsum Nedeg [Ba Lời Đánh Vào Tinh Túy của Patrul Rinpoche].

Sau đấy, năm 1978, Khen Rinpoche Tsondru được mời đến Tu viện Namdroling ở Mysore. Ngài khánh thành một Học viện mới và trong khoảng một năm, Ngài đã giảng dạy Chendrel của Nhập Bồ Tát Hạnh [do Khenpo Shenga soạn] và ba giới luật [do Khenpo Yonga soạn]. Tương tự, Ngài dạy Sumchupa, TagjugTagrig (lập luận xác thực). Nếu tôi phải nói điều gì đó về Khenpo Tsondru, Ngài không chỉ cho thấy lòng từ vô lượng về mặt giáo lý tâm linh mà còn cả từ quan điểm của một người bình thường, Ngài cung cấp ba thứ cần thiếtthức ăn, quần áo và giáo lý – và cho tôi thấy sinh kế đúng đắn của đời này và các đời tương lai, điều khiến lòng từ của Ngài thật chẳng thể diễn tả.

Kế đó, Kyabje Rinpoche thuyết giảng về thực hành [sơ khởi] Ngondro [Namcho] và Tsalung [kinh mạch và khí]. Tôi có được cơ hội chứng kiến Ngài hướng dẫn các bài tập về thân cho thực hành Tsalung. Tôi cũng thọ nhận thực hành Togal[18] (nhảy qua) của truyền thống Palyul và Tri Drel Chenmo [giải thích rõ ràng] do Tổ Rigdzin Kunzang Sherab soạn.

Kyabje Drubwang Rinpoche thọ tất cả khẩu truyền của KangyurTengyur hiện hữuTây Tạng. Vì thế, tôi đã thọ nhận các khẩu truyền Rangdrel [tự-luận giải] của Madhyamakavatara [do Tổ Nguyệt Xứng (Chandrakirti) soạn] và Drelchen về Gongdu [Tập Hội Ý Định Của Chư Phật] do Khenchen Nuden soạn. Tôi cũng thọ nhận các quán đỉnh chín muồikhẩu truyền hỗ trợ cho Kama và Terma. Như tôi đã nhắc đến trước đó, Kyabje Rinpoche nuôi dạy tôi từ thuở ấu thơ một cách chân thành, chăm sóc tôi về thân và tâm bằng kiến thức tâm linh cũng như thế tục và chỉ ra cho tôi sinh kế đúng đắn của đời này và các đời sau cho đến khi Ngài viên tịch. Do vậy, tôi vô cùng biết ơn Ngài.

Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche[19] đã viếng thăm Tu viện Namdroling ba lần. Khi Ngài đến lần đầu tiên vào năm 1980, tôi thọ nhận các quán đỉnh Nyingthig Yabzhi [Tâm Yếu Bốn Phần][20]Tsapod [các bản văn gốc], Dzodun [Bảy Kho Tàng của Tổ Longchen Rabjam] và Ngalso Korsum [Ba Bộ Tìm Kiếm Sự Thoải Mái]. Ngài cũng giảng dạy Tsigsum Nedeg của Patrul Rinpoche và Tri Yeshe Lama cho một nhóm nhỏ trong khoảng một tháng theo thỉnh cầu của Kyabje Penor Rinpoche. Tôi cũng có được cơ hội thọ nhận những giáo lý này. Khi ấy, nhân dịp tưởng niệm Tổ Longchen Rabjam, Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche trao cho tôi mũ Khenpo và mảnh vải để che y tu sĩ, biểu tượng cho việc trao danh hiệu Khenpo. Ngài ban cho tôi danh hiệu Jamyang Gyepai Loden. Ngoài ra, đó là một dịp cát tường về mặt tâm linh bởi chư đạo sư vĩ đại như Kyabje Drubwang Rinpoche và những vị khác đã trao cho tôi vải lụa như một cử chỉ chúc mừng.

Trong chuyến viếng thăm thứ hai vào năm 1983, Ngài ban các quán đỉnhkhẩu truyền cho Nyingma Kama và cũng giảng dạy luận giải về Mật điển Guhyagarbha gọi là Sangdag Gongyen [Sức Trang Hoàng Cho Tâm Kim Cương Thủ của Tổ Lochen Dharmashri[21]] trong khoảng một tháng. Trong năm 1987, Ngài viếng thăm lần thứ ba và ban khẩu truyền cho tất cả trước tác được tuyển tập của Đức Mipham, Patrul [Rinpoche], Longchen [Rabjam] và Rongzom [Pandita].

Năm 1988, tin tưởng lời khuyên của Kyabje Drubwang Rinpoche và nương tựa những nhu yếu phẩm mà Ngài trao cho tôi, tôi đến Serta Larung Gar, Tây Tạng để diện kiến Kyabje Khenchen Jigme Phuntsok Rinpoche[22], hy vọng được lắng nghe sự giải thích chi tiết về Guhyagarbha. Ngài đã từ bi chấp nhận tôi và trước tiên trao cho tôi quán đỉnh Guhyagarbha theo truyền thừa ngắn. Sau đấy, Ngài ban những bài giảng bao la về Chyidon của Guhyagarbha gọi là Odsal Nyingpo do Mipham Rinpoche soạn, Drelchen gọi là Chogchu Munsel [Xóa Tan Bóng Tối Khắp Mười Phương] của Tổ Longchen Rabjam, Chyidon gọi là Dzodkyi Demig của Đức Dodrub Jigme Tenpe Nyima và Kagyed Namshed [Giải Thích Về Tám Giáo Lý Của Thực Hành Mahayoga] được viết bởi Mipham Rinpoche. Tương tự, Ngài ban các quán đỉnhgiải thích cho những giáo lý của chính Ngài, điều dựa trên Dagnang [linh kiến thanh tịnh] của Ngài, chẳng hạn Jampal Zhidrub [Nghi Quỹ Văn Thù An Bình], quán đỉnh Chetsun Nyingthig [một kiểu giáo lý Nyingthig đến từ Tổ Chetsun Senge Wangchug] và Tri (giải thích) của nó do Tổ Jamgon Kongtrul[23] soạn, Tsigsum Nedeg của Patrul Rinpoche và Semngo Zubtsuk [Khai Thị Bản Tính Tâm] của Jamgon Mipham Rinpoche. Tôi thọ nhận tất cả những giáo lý bao la này trong một khoảng thời gian ngắn. Từ Khenpo Gekdor của Larung Gar, tôi thọ nhận Triyig [giáo khoa giải thích] về Chetsun Nyingthig do Terton Lerab Lingpa[24] soạn. Cùng lúc, từ Khenpo Jigwang từ Nubzur, tôi thọ nhận giáo lý về bản văn Luật Tạng gọi là Metog Trengyud [Tràng Hoa], sự giải thích về Kinh Giới Luật gốc gọi là Tsochen [Đại Hải] và luận giải về A-tỳ-đạt-ma gọi là Chimchen.

Năm 1990, trong chuyến viếng thăm của Kyabje Khenchen Jigme Phuntsok Rinpoche đến Tu viện Namdroling ở Mysore, tôi có được cơ hội thọ nhận các quán đỉnh Lama Yangtig [Tinh Túy Bí Mật Nhất Của Đạo Sư] và giáo lý về thực hành thực sự của nó gọi là Odsal Nyingpo [Tinh Túy Tịnh Quang]. Tôi cũng thọ nhận những giáo lý về luận giải cho Lời Cầu Nguyện Bảy DòngĐuốc Xác Quyết do Mipham Rinpoche soạn.

Năm 1992, tôi lại đến Larung Gar và thọ nhận các giáo lý về Tsigdon Dzod của Đại Viên Mãn từ Kyabje Khenchen Jigme Phuntsok Rinpoche. Và đặc biệt, Ngài ban Nyongtri về Triyig của Khandro Nyingthig [Tâm Yếu Không Hành Nữ] gọi là Zablam Seljed [Làm Sáng Tỏ Con Đường Sâu Xa] cho em gái của Ngài – Ani Medon, bạn của tôi – Lama Ngodrub Dorje và tôi theo truyền thống được truyền lại của chư Trì Minh trong một trăm ngày.

Kyabje [Jigme Phuntsok] Rinpoche không chỉ dành cho tôi lòng từ đặc biệtban cho tôi lời khuyên về sinh kế đúng đắn cho đời này và các đời tương lai mà trong năm 1992, sau khi hoàn thành bài giảng một trăm ngày về Triyig của Khandro Nyingthig, Ngài trao cho tôi một bức tượng Kim Cương Trì cổ như là biểu tượng của sự gia trì lớn lao. Tôi đã thọ nhận các giáo lý Dzogchen nói chung và đặc biệt là các kho tàng sâu xa của chính Ngài và linh kiến thanh tịnh của Ngài cùng với quán đỉnh, tất cả được gia trì bằng những mong ước sâu xa. Vì vậy, tôi vô cùng biết ơn Ngài.

Tôi đã thọ nhận các giáo lý về Rangdrel cho Yonten Dzod[25] của Tổ Jigme Lingpa, những luận giải về Madhyamakavatara và bộ luận Chatushataka [Tứ Bách Kệ của Tổ Thánh Thiên] được biên soạn bởi Khenchen Ngagi Wangpo[26] (cũng được gọi là Khenpo Ngaga hay Ngakchung) và tự truyện của Ngài từ Tulku Thubzang Rinpoche. Tôi cũng có cơ hội thọ nhận những giáo lý về Kunzang Thukyi Tilaka [Tinh Túy Của Tâm Hoàn Hảo] do Khenchen Ngaga soạn khi Tulku Thubzang Rinpoche đang giảng dạy Kyabje Drubwang Rinpoche. Ngài dành cho tôi lòng từ lớn lao bằng cách ban cho tôi những khẩu truyền của Trekchod, Togal và Nyikai Yangyig (một sự giải thích về cả hai thực hành này) do Khenpo Ngaga soạn.

Năm 1980, khi tôi đang giảng dạy ở Học viện Mysore (tức Học viện Ngagyur Nyingma tại Tu viện Namdroling), Khen Rinpoche Rinchen[27] từ Sakya được mời đến trong ba năm. Từ Ngài, tôi thọ nhận những giáo lý về Chendrel của A-tỳ-đạt-ma, bốn lần một cách chi tiết và Chendrel của Drelpa Donsal do Khenpo Shenga soạn, hai lần một cách rõ ràng. Ngài là đệ tử chính yếu của Dragyab Khenpo Lodro, vị lại là đệ tử của Khenpo Shenga. Và trong năm 1983, khi Khen Rinpoche Dazer[28] đến Namdroling, tôi có cơ hội thọ nhận những giáo lý về luận giải cho Yonten Dzod của Tổ Jigme Lingpa do Sogpo Tendar soạn; Tadrub Shenje [Phân Biệt Các Triết Học Khác Nhau] và luận giải về Prajnaparamita do Bodpa Tulku (Dongag Tenpe Nyima) soạn.

Trên đây là quá trình tôi nghiên cứu các bộ luận khác nhau với chư đạo sư và cách mà tôi thọ nhận những giáo lý.

PT: Từ kinh nghiệm của bản thân, xin Ngài chia sẻ đôi điều về cách mà Ngài đã ban những giáo lý về các bộ luận khác nhau!

KNT: Các kinh nghiệm của tôi cũng không khác với điều mà tôi vừa nói. Nhưng chủ yếu nhờ lòng từ của Bổn Sư, vị mà tôi mang ba món nợ lớn lao (vì đã ban [cho tôi] các quán đỉnh, khẩu truyềnlời khuyên bí mật) cùng những vị đạotâm linh khác, tôi biết được một chút về tinh túy của Kinh điểnMật điển. Do đó, dựa trên chút kiến thức ít ỏi của mình, kể từ khi Học viện Ngagyur Nyingma thành lập năm 1978, tôi đã nhận trách nhiệm giảng dạy và chăm sóc trong 22 năm với ý nghĩ chân chính về việc làm lợi lạc chúng sinh khác.

Tôi đã giảng dạy hai đến ba lớp mỗi ngày. Khi ấy, theo mong ước của Kyabje Drubwang Rinpoche, tôi giảng dạy Kyorjong [các lớp ôn tập lại những bài trước] cho Palyul Chogtrul Rinpoche cho đến năm thứ sáu tại nhà của Ngài. Giống như vậy, tôi giảng dạy các luận giải Ấn Độ, chẳng hạn Chendrel của A-tỳ-đạt-ma, Drelpa Donsal, tự-luận giải của Madhyamakavatara và Chyidon của Guhyagarbha gọi là Dzode khoảng tám lần cho một nhóm các đệ tử bao gồm những Tulku như Karma Kuchen Rinpoche[29], Khentrul Gyangkhang Rinpoche, Rago Chogtrul Rinpoche và các vị Khenpo hiện đã tốt nghiệp từ Học viện, chẳng hạn Khenpo Wangchug Sonam, Khenpo Tsering Dorje, Nubri Khenpo Tashi Tsering, Khenpo Jigme Kalzang, Khenpo Katyayana và v.v.

Tôi cũng giảng dạy Odsal Nyingpo và Drelchen của Guhyagarbha gọi là Chogchu Munsel một cách rõ ràng hai lần. Tương tự, tôi đã dạy nhiều bộ luận khác nhau cho Minling Khenchen[30] và Minling Dungse Rinpoche[31], vị hiện đang sống ở Tây Tạng, trong lúc họ lưu lại Tu viện Namdroling. Hơn thế nữa, năm 1987, khi Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche đang ban khẩu truyền cho Kabum [các tác phẩm được tuyển tập] của Mipham Rinpoche và những giáo lý khác, theo yêu cầu của Kyabje Rinpoche, tôi đã giảng dạy luận giải về chương trí tuệ của Nhập Bồ Tát Hạnh gọi là Norbu Ketaka do Mipham Rinpoche soạn cho thính chúng gồm Minling Dungse Rinpoche, Minling Khentrul Rinpoche, Namkhai Nyingpo Rinpoche, Garab Rinpoche, Gelong Methur và Lama Tenzin Chophel.

Tôi đã giảng dạy Odsal NyingpoDzodkyi Demig cho Minling Khentrul và những học trò khác tại Tu viện Mindrolling ở Ấn Độ. Tôi dạy Rangdrel của Madhyamakavatara cho các sinh viên học viện ở Gangteng, Phuentsoling [Bhutan]. Sau vài năm, tôi cũng giảng dạy Dzodkyi DemigChogchu MunselTu viện Gangteng [Bhutan] cho Gangteng Rinpoche và những học trò khác.

Tại Trung tâm Giáo Pháp Orgyen Dorje Den [ở Alameda, California, Hoa Kỳ], tôi giảng Odsal Nyingpo, Chogchu Munsel, Tsigdon Rinpoche Dzod [Kho Tàng Từ NgữÝ Nghĩa] và Triyig của Chetsun Nyingthig do Jamgon Kongtrul Rinpoche soạn cho chư vị Tulku, chẳng hạn Lingtrul Rinpoche, Drukpa Choegon Rinpoche, Tsoknyi Rinpoche, Sogyal Rinpoche và khoảng hai trăm người phương Tây.

Ở Lerab Ling, Pháp, tôi giảng Dzodkyi DemigTrekchod Nyengyud của Khenchen Ngagi Wangpo.

Sau đấy, năm 1988, ở Larung Gar, Tây Tạng, theo mệnh lệnh của Kyabje Khenchen Jigme Phuntsok Rinpoche, tôi giảng dạy Chendrel về bản văn gốc của Madhyamakavatara cho thính chúng gồm những vị Khenpo và Tulku, chẳng hạn Tulku Tenzin Gyatso, Tulku Lungtok, Khenpo Tsultrim Lodro, Khenpo Sodargye, Khenpo Sherab Zangpo, Khenpo Chime Rigzin, Khenpo Guru và những vị khác, một cách rõ ràng trong khoảng một tháng.

Năm 1992, tôi cũng dạy Drelpa Donsel cho họ trong khoảng một tháng. Năm 2000, tôi giảng dạy Dzodkyi Demig cho Kyabje Karma Kuchen Rinpoche và những vị khác ở Học viện Palyul [tại Tổ Đình Palyul Tây Tạng]. Năm 2014, tôi thuyết giảng rõ ràng về Sangdag Gongyen cho chư vị Khenpo, Tulku, Lopon và khoảng 300 đệ tử khác theo sự tổ chức của Hội Bảo Tồn Truyền Thống Ngagyur Kama Bồ Đề Đạo Tràng. Cuối năm đó, tôi dạy Tri Yeshe Lama trong bốn mươi ngày cho thính chúng gồm khoảng trăm người, bao gồm Drukpa Choegon Rinpoche, Tsoknyi Rinpoche, những hành giả nhập thất của hai khu trại nhập thất và các đệ tử khác từ phương Tây ở Pharping, Nepal.

Đây là những kinh nghiệm của tôi trong việc giảng dạy cho người khác.

PT: Ngài có cảm thấy rằng các phương pháp giảng dạy và nghiên cứu ở những Học viện Nyingma khác nhìn chung đều tốt hay Ngài thấy vẫn còn phải cải tiến thêm nữa?

KNT: Tôi không có gì đặc biệt để nhận xét về điều này bởi tôi không có bất kỳ kiến thức nào về các chủ đề và chiến lược nghiên cứu tại các Học viện khác.

PT: Ví dụ, tại Học viện Ngagyur Nyingma, có những môn học về ba bộ nội Mật điển trong các năm học thứ bảy, tám và chín, khi mà người ta có thể nghiên cứu chúng đến một mức độ nhất định. Nhưng nếu nhìn vào những giáo lý Nyingma ở phạm vi rộng hơn, liệu có ổn không nếu xem khóa nghiên cứu trong ba năm này là chân chính? Hay người ta cần nghiên cứu hơn thế nữa? Nếu vậy, điều đấy sẽ ra sao? Và xin Ngài cung cấp tên của một số bộ luận quan trọng để nghiên cứu về mặt này!

KNT: Nhìn chung, khi phân chia các môn về Kinh và Mật, hầu hết các bản văn Mật thừa được xếp vào lớp thứ bảy, tám và chín. Nhưng chúng chỉ là một phần nhỏ trong các Mật điển nói chung và ba bộ nội Mật nói riêng; vì thế, tôi không cho là chỉ nhờ nghiên cứu chúng, người ta có thể xem bản thân là đã nghiên cứu ba bộ nội Mật nói chung. Do đó, họ cần phải nghiên cứu thêm nhiều bản văn khác nữa.

Có nhiều Chyidon và Drelchen quan trọng về các Mật điển Mahayoga, điều mà dòng truyền thừa vẫn chưa suy giảm. Trong số chúng, các bộ luận chính yếuChogchu Munsel của Tổ Longchen Rabjam, điều được xem là theo truyền thống Kham và Sangdag Gongyen, điều được xem là theo truyền thống Zurpa. Chúng vô cùng quan trọng và là các bản văn chính yếu cần được nghiên cứu ngoài những môn [căn bản].

Nếu tôi nói điều gì đó về Dzogpa Chenpo, tôi không biết liệu các Mật điển của Dzogchen có còn duy trì sự liên tục của truyền thừa giảng dạy hay không nhưng có những bộ luận như Thekchok Rinpoche Dzod [Kho Tàng Quý Báu Của Thượng Thừa] và Tsigdon Rinpoche Dzog do Tổ Longchen Rabjam soạn, người đã giải mã những giáo lý về phần Dzogpa Chenpo gọi là Yangsang Nyingthig (tâm yếu bí mật nhất) một cách chân chính. Hai bộ luận này giải thích rõ ràng con đường Togal của Dzogpa Chenpo Yangsang Nyingthig.

Giống như vậy, có Choying Rinpoche Dzod [Kho Tàng Quý Báu Của Pháp Giới] và Neluk Rinpoche Dzod [Kho Tàng Quý Báu Của Bản Tính Rốt Ráo], thứ chủ yếu giải thích con đường Trekchod của Dzogpa Chenpo Yangsang Nyingthig. Vì thế, tôi cảm thấy rằng, hiện nay, nếu người ta lắng nghe, phân tích và thực hành chúng theo ý nghĩa, thì chẳng còn điều gì hơn thế nữa.

PT: Ngày nay, những cánh cửa của việc thực hành Giáo Pháp, chẳng hạn vũ điệu tâm linh, cử hành các nghi thức đẩy lùi chướng ngại và ban quán đỉnh trường thọ, phổ biến khắp nơi và trở thành những truyền thống được mong ước. Ngài cảm thấy sao về điều này?

KNT: Hiện nay, người ta có thể đã chấp nhận các thực hành như vậy nhưng họ không thể nói liệu chúng có đúng theo Giáo Pháp hay không. Tuy nhiên, dường như đó là một phương pháp thu hút đệ tử. Nhưng tôi không biết liệu điều đó tốt hay xấu.

PT: Ngày nay, bởi số lượng những vị đã tốt nghiệp đang tăng lên [từ các Phật học viện], xin Ngài cho chúng con biết ý kiến về phẩm tính căn bản của sự giáo dục và các thực hành tâm linh của họ!

KNT: Chất lượng giáo dục của hầu hết các vị Khenpo và Lopon đã tốt nghiệp từ Tu viện Namdroling thì cao. Không chỉ chất lượng giáo dục của chương trình chín năm mà kinh nghiệm giảng dạy của họ cũng đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, chúng ta không thể nói rằng chất lượng là đồng đều với tất cả; một số thì chưa tốt lắm.

Về các thực hành tâm linh, theo mong ước của Kyabje Rinpoche, có Bumnga (năm trăm nghìn tích lũy) cho giai đoạn sơ khởi và các khóa nhập thất một tháng cho Tsalung và Dzogchen. Hơn thế nữa, cũng có một số Khenpo và Lopon đã thọ nhận giáo lý Trekchod và Togal từ những đạo sư đặc biệt và cũng đã thực hành.

Nhưng điều đấy rất hiếm. Ví dụ, nếu nhìn từ quan điểm thực hành thực sự, hầu hết không thể xem là đủ phẩm tính. Từ một mặt khác, họ không có đủ thời gian và đa phần không có cơ hội thọ nhận những giáo lý về thực hành thực sự. Vì vậy, tôi không thấy bất kỳ ví dụ đủ phẩm tính nào hiện nay nhưng tôi hy vọng trong tương lai gần, họ sẽ tham gia vào lắng nghe, quán chiếuthực hành thực sự đồng thời.

PT: Xin Ngài nói đôi điều từ kinh nghiệm trọn đời về cách lắng nghe, quán chiếu và thực sự thực hành theo các giai đoạn của cuộc đời!

KNT: Khi người kết hợp những điều này với các giai đoạn trong cuộc đời, lúc trẻ, quan trọng nhất là lắng nghe và quán chiếu. Và khi người ta dần dần già đi, thực sự thực hành cần được ưu tiên. Trong trường hợp của mình, lúc trẻ, tôi nhấn mạnh nhiều hơn vào việc thọ nhận giáo lý về các bộ luận nói chung, nghiên cứuquán chiếu chúng.

Sau đấy, khi lớn tuổi hơn, tôi ngừng việc quán chiếu các bộ luận phổ thông, mà thay vào đó, nghiên cứuthường xuyên quán chiếu chủ yếu là các trước tác về Dzogpa Chenpo của Tổ Longchen Rabjam. Tôi đang nghĩ về việc dành phần còn lại của cuộc đời cố gắng hết sức để đưa những điểm quan trọng mà các bản văn này chỉ ra vào thực hành.

Tôi cảm thấy rằng tốt hơn nếu người ta thực hành như vậy theo độ tuổi. Ngoài ra, tôi không có điều gì đặc biệt để nói.

PT: Hàng năm, tổng cộng khoảng năm trăm Khenpo và Lopon được gửi đi khắp Ấn Độ và Nepal, Bhutan cũng như những nơi khác từ Học viện Ngagyur Nyingma. Như thế, liệu Ngài có bất kỳ quan điểm đặc biệt nào về vai trò của họ? Và xin Ngài nhắc đến những nhiệm vụ chính của họ!

KNT: Ban Biên Tập lại yêu cầu tôi đưa ra lời khuyên cho những vị thầy đã tốt nghiệp từ Tu viện Namdroling. Do vậy, tôi sẽ đưa ra vài suy nghĩ về điều này.

Nhìn chung, với tôi, các giai đoạn của việc thọ nhận giáo lý từ những vị dẫn dắt tâm linh và phân tích ý nghĩa của chúng chủ yếu ở giai đoạn của việc là một học trò. Kyabje Drubwang [Penor] Rinpoche thường xuyên nói rằng là một học trò, điều vô cùng quan trọng là có ý định đúng đắn. Những lời này đã thâm nhập tâm trí tôi mọi lúc. Vì vậy, nhìn chung, theo Đại thừa, chẳng cần phải đề cập thêm rằng ý định đúng đắn chính là đại nguyện Bồ đề tâm. Điều này cần được phát khởi trước tiên. Ngoài ra, Kyabje Rinpoche thường nói rằng khi thọ nhận giáo lý từ một vị dẫn dắt tâm linh, chúng ta cần đặc biệtý định làm lợi lạc Phật Pháphữu tình chúng sinh một cách lớn lao. Ngài thỉnh thoảng trích dẫn ví dụ về Khenpo Nuden và Khenpo Jorden của truyền thống Kathok, những vị vô cùng nổi tiếng. Kyabje Rinpoche đã thọ nhận giáo lý dưới sự dìu dắt của hai vị. Ngài nói rằng Khenpo Nuden uyên bác hơn nhiều so với Khenpo Jorden, không chỉ về mặt phổ quát, mà cả trong Kinh, Mật cũng như mọi bộ luận.

Nhưng trong việc làm lợi lạc Giáo Pháphữu tình chúng sinh, Khenpo Jorden tốt hơn nhiều khi so với Khenpo Nuden. Kyabje Rinpoche nói rằng lý do đằng sau như được đề cập đến trong các bản văn và cũng được nghe từ những bậc uyên bác là nhìn chung, hoạt động lợi lạc phụ thuộc vào mức độ vĩ đại của ý định. Vì thế, một mặt, nó phụ thuộc vào độ vĩ đại của ý định và mặt khác, nó phụ thuộc vào mức độ hòa nhã của bản tính. Các đặc tính vật lý và cách nói chuyện không định nghĩa bản tính của một người. Chủ yếu thì các ý nghĩý định tốt lành sẽ định nghĩa điều đấy. Do đó, Kyabje Rinpoche thường nói rằng nếu hai vị Khenpo của Kathok được so sánh dựa trên bản tính, Khenpo Jorden tốt hơn rất nhiều.

Như tôi nói: bản tính không được định nghĩa bởi các đặc điểm vật lý hay cách nói năng. Bản tính tốt chủ yếu được định nghĩa bởi các ý nghĩý định tốt lành. Vì thế, người ta nói rằng Khenpo Jorden đã làm lợi lạc chúng sinh khác một cách lớn lao bởi Ngài có bản tính hòa nhã. Do vậy, điều đó chủ yếu dựa vào ý nghĩý định. Trong các lớp học, chúng ta chủ yếu giảng dạy, quan trọng hơn hết, cách phát khởi ý định tốt lành, không chỉ một lần mà mọi lúc, bởi điều đó vô cùng quan trọng. Sau đấy, trong các lớp học, chúng ta cũng phải có lòng sùng mộ và sự kính trọng với mỗi vị thầy. Và lý do ẩn đằng sau là bởi sẽ dễ dàng hơn để hiểu giáo lý và sự hiểu của chúng ta sẽ trở nên sâu rộng hơn nếu sức mạnh của lòng sùng mộ và sự kính trọng với vị thầy là lớn lao. Kyabje Rinpoche cũng thường trích dẫn một ví dụ về điều này:

Drubwang Rinpoche đời trước – [Rigdzin] Palchen Dupa đang học Tsa-cham [vũ điệu tâm linh gốc] từ một vị Topho của Tu viện Palyul. Vị này nhìn chung thì không biết chữ, làm mọi công việc trong và ngoài Tu việnphục vụ chư Tăng trong lễ Puja. Người ta nói rằng Ngài gặp khó khăn lớn trong lúc học vũ điệu. Ngài thấy rằng thông thường, Ngài dễ dàng nắm bắt bất cứ chủ đề gì nhưng lại thật khó khăn khi học Tsa-cham. Vì thế, Ngài nghĩ về lý do đằng sau và nói rằng chính bởi vị thầy này là Topho của Tu viện Palyul và Ngài xem ông ấy chỉ là một công nhân chứ không có lòng sùng mộ và sự kính trọng như một vị thầy.

Kyabje Rinpoche thường nói điều này nhiều lần. Chẳng cần phải phân tích xem câu chuyện này là thật hay giả, nhưng đấy là điều Kyabje Rinpoche đặc biệt nhấn mạnh, nói rằng dù vị thầy có thể là ai, sự hiểu về một chủ đề trở nên tốt hơn thì tùy thuộc vào mức độ sùng mộ và kính trọng với vị thầy đó.

Bởi vậy, thậm chí lúc bắt đầu học kỳ ở Học viện của chúng ta, trước khi bắt đầu lớp học, chúng tatruyền thống rằng các học trò sẽ đỉnh lễ những vị thầy của họ. Nhưng cũng có những sự việc, khi mà vài học trò tốt được bổ nhiệm là vị thầy cho Kyorjong [lớp ôn tập], được gọi là Kyorpon, không được cung cấp bất kỳ chỗ ngồi đặc biệt nào mà chỉ một tấm nệm mềm khi giảng dạy. Hơn thế nữa, các học trò không đỉnh lễ bởi họ cảm thấy họ như nhau. Kyabje Rinpoche biết được chuyện này và sau đấy, Ngài nói rằng thậm chí trong Kyorjong, bất kể học trò là ai, họ phải đỉnh lễ Kyorpon trước khi bắt đầu lớp học và cần kính trọng vị Kyorpon. Mọi người hiện nay có lẽ vẫn tuân theo điều này. Truyền thống đỉnh lễ Kyorpon trong lớp ôn tập có lẽ đã bắt đầu theo mệnh lệnh của Kyabje Rinpoche. Trong số các học trò thọ nhận giáo lý, đôi khi cũng có những Tulku. Ngay cả khi ấy, Kyabje Rinpoche vẫn thường nói rằng, dù đó là Khenpo hay Tulku, bất kể họ là ai, họ không nên nghĩ rằng họ là Tulku hay họ có địa vị cao hơn, mà thay vào đó, họ cần đỉnh lễkính trọng vị thầy, thậm chí nếu họ là một Tulku lừng danh, một Khenpo hay bất kỳ ai khác. Vì thế, khi thọ nhận giáo lý, dù đó là từ Khenpo hay Kyorpon, một vài trong số họ có thể uyên bác hơn và cũng có thể là một vài trong số họ không uyên bác bằng, nhưng nói ngắn gọn, sau khi có mối quan hệ thầy-trò, điều vô cùng quan trọng là kính trọng vị thầy. Do đó, các bạn cần kính trọng những vị thầy. Và nếu làm thế, bạn sẽ tích lũy công đức và sự hiểu về giáo lý của bạn sẽ cải thiện. Ngay cả dưới con mắt của người khác, họ cũng không xem đây là một hành động tiêu cực hay một thái độ xấu khi đỉnh lễkính trọng vị thầy; thay vào đó, nó được xem là hành động của một người lịch thiệp.

Luật Tạng (Vinaya) có nói rằng sẽ là không thích hợp khi những tu sĩ lớn đỉnh lễ những vị nhỏ. Điều này không phải bởi vì họ phạm bất thiện hạnh khi làm thế mà bởi những tu sĩ nhỏ không thể chịu đựng sự kính trọng từ những tu sĩ lớn. Đó là lỗi lầm của những tu sĩ nhỏ và công đức của họ suy giảm. Vì vậy, trong Luật Tạng, điều đấy chủ yếu dựa trên thứ bậc của sự kính trọng. Nhưng những vị đỉnh lễ thì tích lũy công đức và phát triển tính cách tốt đẹp; do đó, đây không được xem là một hành động lỗi lầm hay một thái độ xấu, dù về tâm linh hay thế tục. Bởi thế, tôi cảm thấy điều vô cùng quan trọng là có một thái độ tốt lành về vật lý, khi nói năng và đồng thời, có những ý nghĩ tốt đẹp, khi thọ nhận giáo lý.

Trong tương lai, sau khi hoàn thành khóa học, sẽ đến lúc chúng ta phải chăm sóc các học trò. Vì thế, tùy thuộc vào mức độ sùng mộ và kính trọng với chư đạo sư, thái độ vật lý tốt đẹp, cách nói năng và những ý định tốt mà chúng ta đã phát triển trong các lớp học, trong tương lai, những học trò cũng sẽ tương ứng như vậy bởi nhân – quả. Đây là một điểm rất quan trọng.

Khi hoàn thành sự nghiên cứu hay khóa học, đấy không phải là kết thúc thực sự của việc nghiên cứu nếu chúng ta chưa đạt được quả vị toàn tri, khi mà chúng ta không cần thực hành lắng nghe, phân tích và hiện thực hóa thêm nữa. Nhưng tạm thời, chúng ta tốt nghiệp từ một khóa học. Vì lẽ đó, chúng ta phải có khả năng giảng dạy điều đã học và hiểu trong nhiều năm. Khi chúng ta giảng dạy, có một điều gọi là “tám mối bận tâm thế tục” nhưng trong số này, chúng ta hầu như có thể muốn được lợi ích, nổi tiếngkính trọng. Dù đó là gì, các ý nghĩ của chúng ta không nên bị tám mối bận tâm thế tục cuốn đi. Thật khó để một người bình phàm hoàn toàn cắt đứt những ý nghĩ về chúng, nhưng họ cần nỗ lực hết sức trong việc từ bỏ chúng và ngoài ra, nếu họ tăng cường ý nghĩ làm lợi lạc Giáo Pháphữu tình chúng sinh thì các học trò cũng sẽ được lợi lạc lớn lao.

Nếu chúng ta làm được như vậy, ý định của chúng ta trở nên tốt đẹp và các hành động với ý định đó trở nên đúng với những lời nói không giả dốiý nghĩa được trình bày bởi Đức Phật cùng chư vị tôn quý khác. Do vậy, điều đó cực kỳ lợi lạcchúng ta không thể tìm được điều gì lợi lạc hơn thế. Nhưng nếu chúng ta chỉ nói về Giáo Pháp bằng miệng trong khi các ý nghĩ thì hướng về tám mối bận tâm thế tục khi đang lắng nghe, giảng dạy hay thậm chí khi đang nhập thất tiến hành Nyendrub [tích lũy các Mật chú], mọi chuyện có vẻ là tâm linh nhưng thực sự chẳng đúng theo Giáo Pháp chút nào. Sau đấy, Giáo Pháp chỉ trở thành phương pháp để đạt được những danh hiệu cao cấp. Vì vậy, nó dường như là một hoạt động Giáo Pháp nhưng thực sự, bởi ý định sai lầm, nó chắc chắn trở thành một hành động sử dụng sai.

Không có hành động nào tồi tệ hơn thế. Nhìn chung, các hành động bình phàm và đặc biệt là hành động sát sinh, trộm cắptà dâm một cách tự nhiên được xem là bất thiện nghiêm trọng, nhưng điều này còn lớn hơn nếu chúng ta không thực hành theo Giáo Phápsử dụng sai. Vài vị thầy, khi đang giảng dạy, giải thích sai ý nghĩa mà không có sự hiểu đúng đắn. Thậm chí điều đấy cũng trở thành một sự sử dụng sai. Sử dụng sai có thể được chia thành hai. Một là giải thích sai ý nghĩa mà không hiểu ý nghĩa và hai là sử dụng sai Giáo Pháp với các ý định sai lầm ngay cả khi đã hiểu được ý nghĩa. Chúng giống như bị sử dụng sai và không thể được phân biệt thành tốt hay xấu. Một kiểu sử dụng sai bởi không hiểu ý nghĩa và kiểu kia là bởi ý định sai lầm ngay cả khi đã hiểu. Trong hai kiểu này, tôi cảm thấy kiểu phạm phải sau khi đã hiểu được ý nghĩa của Giáo Pháp thì tội nặng hơn. Chúng ta xem hai kiểu sử dụng sai Giáo Pháp này là một tội lỗi, thậm chí từ quan điểm chung của nhân quả và nó được cho là hạt giống khổ đau lớn nhất. Uttaratantra cũng nói rằng tội lỗi của việc giải thích sai ý nghĩa của Giáo Pháp thì nặng nề hơn nhiều việc sát hại hàng trăm chúng sinh.

Có một câu nói của Khenpo Shenga rằng nếu Ngài phải lựa chọn giữa một người giả bộhành giả Giáo Pháp bằng cách hiểu sai về Giáo Pháp và một thợ săn già, kẻ dành cả cuộc đời để giết hại động vật, Ngài sẽ chọn vị thứ hai. Lý do đằng sau là, mặc dù thợ săn già, người đã dành cả cuộc đời để giết hại động vật, rõ ràng phạm phải tội ác nghiêm trọng và sẽ được xem là một kẻ phạm tội nghiêm trọng, lỗi lầm của việc hiểu sai Giáo Pháp còn lớn hơn lỗi của người thợ săn già đó. Vì thế, Ngài nói rằng Ngài chọn thợ săn già.

Do đó, dù nghiên cứu giáo lý nào, Kinh hay Mật, sẽ đến một ngày mà chúng ta phải hoằng dương chúng cho những học trò thích hợpchúng ta sẽ phải chăm sóc những học trò này. Ví dụ, khi ấy, những giáo lý về Kinh điển có thể được giảng dạy một cách ngẫu nhiên, nhưng trong trường hợp của Mật điển, chúng ta không cần phải xem liệu giáo lý có hữu ích với đệ tử hay không; thay vào đó, chúng ta phải cẩn thận nghiên cứu xem đệ tửphù hợp để thọ nhận giáo lý. Nếu có, chỉ khi ấy anh ta mới được ban các quán đỉnh chín muồi lúc ban đầu. Thậm chí khi ban các quán đỉnh, không có chỗ nào đề cập là bất kỳ ai cũng đều có thể thọ nhận chúng; thay vào đó, hầu hết các giáo lý Mật thừa bí mật chỉ được trao cho những vị thích hợp để thọ nhận. Ví dụ, trong trường hợp Nyingthig Yabzhi, người ta nói rằng số lượng học trò thọ nhận giáo lý này không thể vượt quá bảy. Vì vậy, bí mật trao truyền giáo lý cho một lượng nhỏ người thích hợp đã trở thành truyền thống.

Theo một câu chuyện được kể lại, thời xưa, Tổ Vô Cấu Hữu (Vimalamitra) thường ban những giáo lý phổ thông cho nhiều người nhưng những giáo lý phi phàm của Dzogchen chỉ được trao cho năm đệ tử một cách bí mật và không có trường hợp nào miêu tả việc giảng dạy cho hơn năm.

Trong trường hợp của Đạo Sư Liên Hoa Sinh, đệ tử đủ phẩm tính nhất của Ngài là Dakini Yeshe Tsogyal. Ngài đã trao các giáo lý Dzogchen chỉ riêng cho Bà ấy. Vì thế, nếu chúng ta nhìn vào những câu chuyện này, rõ ràng là không được phép truyền bá các giáo lý Mật thừa bí mật một cách tùy thích. Truyền bá chúng theo cách thức bất cẩn nghĩa là trao những giáo lý bí mật cho nhiều thính chúng; ngoài ra chẳng gì có thể được xác định là truyền bá theo cách bất cẩn.

Bởi thế, quan trọng hơn hết, chúng ta cần kiểm tra xem liệu các đệ tửthích hợp để thọ nhận giáo lý hay không. Ngay cả khi họ đủ phẩm tính, các giáo lý chỉ nên được trao cho một số lượng nhỏ các đệ tử, những người tuyệt đối chắc chắn sẽ thực hành. Chỉ khi ấy thì giáo lý mới được ban theo truyền thống cổ xưa của truyền thừa chư Trì Minh. Ngoài ra, không có bản văn nào của Mật thừa hay lời khuyên linh thiêng nói rằng mỗi đệ tửchúng ta gặp đều cần được trao giáo lý.

Bởi vậy, khi giảng dạy, chúng ta cần giảng dạy theo Giáo Pháp. Điều này nghĩa là theo cách mà chư Phật và chư Thánh (Arya) xa xưa đã thực hành trước kia. Điều đấy giống như câu nói, “Mọi hoạt động chỉ là sự bắt chước và người giỏi bắt chước thì chuyên nghiệp”. Theo đó, chúng ta cần truyền bá Giáo Pháp bằng cách sao chép từ các hoạt động của chư đạo sư thời xưa. Giữ những điều này trong tâm, nếu chúng ta truyền bá giáo lý từ điều mà chúng ta biết về Giáo Pháp cho các đệ tử, người ta nói rằng, công đức thế gian tích lũy từ điều này là không thể đo lường và vượt khỏi bất kỳ mức độ đo lường nào. Người ta cũng nói rằng không có công đức thế gian nào lớn hơn điều này.

Vì thế, nếu chúng ta cảm thấy bản thân cần phải tích lũy công đức lớn lao thì chẳng có cội nguồn tích lũy nào lớn hơn việc trao Giáo Pháp cho những đệ tử đủ phẩm tính theo Giáo Pháp. Khi chúng ta có khả năng, sức mạnh và các thuận duyên để tích lũy công đức lớn lao, điều vô cùng quan trọng là đưa nó vào hành động và tận dụng nó. Có ví dụ về một người tìm nước trong dấu chân bò mà lại bỏ qua cả đại dương. Giống như vậy, một số người, chẳng biết bất kỳ điều gì hay không hiểu được ý nghĩa bao la của Giáo Pháp, thường thờ ơ tiềm năng, khả năng và cội nguồn của công đức lớn lao. Thay vào đó, họ lễ lạy, đi nhiễu quanh các đối tượng tâm linh, làm những tôn tượng, xuất bản các cuốn sách về Giáo Pháp, xây bảo tháp, dâng cúng dường và đắm chìm trong hành động bố thí để tích lũy công đức.

Tôi không nói rằng những hoạt động này không tích lũy công đức thế gian nhưng chúng chẳng thể tạo ra công đức lớn như công đức có được nhờ giảng dạy Giáo Pháp. Đây là các phương pháp tích lũy công đức cho những vị không có năng lực và khả năng giảng dạy Giáo Pháp, bởi họ không có lựa chọn khác. Với những vị uyên bác, có khả năng và gặp được những thuận duyên, tốt nhất là họ tham gia vào giảng dạy Giáo Pháp để tích lũy công đức. Vì thế, nhìn chung thì đây là nhiệm vụ của chúng ta.

Theo ý kiến của tôi, những người Tây Tạng chúng ta đã trở thành người tỵ nạn ở nước ngoài và đã hơn năm mươi năm kể từ đó. Có những người sống lưu vong bởi họ không thể chịu đựng nguy cơ suy giảm của Phật Pháp nói chung và như thành ngữ thường nói, giáo lý nơi mà bông hoa may mắn rơi xuống, truyền thống Giáo Pháp của chúng ta nói riêng. Tôi không nói rằng tất cả những người tỵ nạn đều như vậy nhưng những vị trì giữ Giáo Pháp cao quý đã sống tha hương vì lý do này.

Kyabje Penor Rinpoche cũng ra nước ngoài như một người tỵ nạn vì lý do này. Bởi thế, vào khoảng năm 1960, ngay sau khi đến Ấn Độ, người ta kể rằng Ngài đã vô cùng vất vả, chỉ vì nguyên nhân của Giáo Pháp. Ví dụ, Ngài trước tiên đến Balingpur ở Assam, khu trại dành cho tất cả những người tỵ nạn Tây Tạng. Thậm chí lúc ở đó, Ngài cũng thường tổ chức các lễ Puja vào những ngày của giai đoạn trăng tròn dần và khuyết dần và ngày Mười theo lịch Tây Tạng. Ngài cũng tổ chức những lễ trì tụng một trăm triệu biến Mật chú.

Sau đấy, Ngài đến Bylakuppe và sống trong một túp lều trong khu trại thứ nhất. Ngay cả khi ở đó, vào những dịp trăng tròn dần và khuyết dần và vào ngày Mười lịch Tây Tạng, Ngài thường thỉnh cầu Thritso Khenpo Jamyang Palden từ Sakya ban giáo lý. Chỉ có một lượng nhỏ học trò khi ấy. Ngài khiến những vị nhỏ tuổi hơn được thọ nhận giáo lý. Như thế, Ngài bắt đầu sự liên tục của việc giảng dạy từ khoảng năm 1962.

Chính bởi ý nghĩ chân chính về việc phụng sự chúng sinh không suy giảm của những bậc trì giữ Giáo Pháp cao quý mà chư vị đã gánh trách nhiệm bảo vệ và hoằng dương Giáo Pháp. Nếu không, mỗi người bình thường chỉ nghĩ về nguồn cung cấp thức ăn và quần áo của bản thân. Khi ấy, những người bình thường cũng chẳng có thời gian để xem xét đến việc giảng dạy và thực hành Giáo Pháp nói chung và ‘ba nguyên tắc của Luật Tạng’ nói riêng, bởi tất cả đều đang trải qua nhiều rắc rối. Nhưng Kyabje Rinpoche đã thiết lập nền tảng cho việc giảng dạy và nghiên cứu từ lúc đó.

Năm 1963, Ngài bắt đầu nền móng của Tu viện Namdroling nhưng mất nhiều năm để hoàn thành bởi Ngài gặp những vấn đề về tài chính. Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1963 và tôi nghe nói rằng Thritso Khenpo đã ban các giáo lý khi ấy. Từ điều mà tôi nhớ được, Nyoshul Khen Rinpoche Jamyang Dorje đang sống ở Tu viện. Ngài giảng dạy mỗi ngày cho khoảng mười học trò. Tôi không biết các chủ đề mà Ngài giảng dạy nhưng nghe nói đó là về Prajnaparamita.

Vì thế, bằng cách vượt qua nhiều khó khăn, Kyabje Rinpoche đã thiết lập tính liên tục của việc giảng dạy như vậy. Sau đó, Khen Rinpoche Pema Sherab đến Tu viện. Đấy là lúc mà tôi bắt đầu học hỏi. Ngài từ bi dạy chúng tôi điều cần làm và điều cần tránh của giới quy y, Sumchupa, Tagjugpa cùng các bộ luận ngắn. Kế đó, Khenpo Khedrub từ Sakya đến và dạy chúng tôi trong hơn ba năm.

Nói ngắn gọn, Học viện của chúng ta được thành lập năm 1978. Thậm chí trước đó, Ngài đã có ý nghĩ về việc thành lập một Học viện và Ngài trải qua vô vàn khó khăn để làm vậy. Năm 1978, Khen Rinpoche Tsondru đến Tu viện của chúng ta và khánh thành Học viện. Đã hơn ba mươi năm kể từ khi thành lập. Học viện phát triển hàng năm cho đến hiện nay. Tu viện đang phát triển cả về mặt kinh tế bên ngoài cũng như bên trong về số lượng học trò và chất lượng giáo dục. Như tôi vừa nói, Tu viện đang cho thấy những dấu hiệu phát triển mà có lẽ chẳng có sự suy giảm nào. Đã hơn tám năm kể từ khi Kyabje Rinpoche của chúng ta viên tịch nhưng thậm chí sau đó cũng chẳng có dấu hiệu sa sút nào xuất hiện.

Vì lẽ đó, những vị đã tốt nghiệp từ Học viện này, dù họ là những vị nắm giữ danh hiệu cao hơn như Tulku, Khenpo hay Lopon, nếu quý vị có lòng sùng mộ không dao độngthệ nguyện Samaya [không bị phá vỡ] cùng cảm giác rằng Ngài là đạo sư mãi mãi, việc Ngài có hiện diện về mặt vật lý hay không cũng chẳng thành vấn đề, hoạt động của Ngài vẫn sống độngdi sản chính yếu của Ngài là Học viện của chúng ta. Do đó, nhiệm vụ của mỗi đệ tửtiếp tục phụng sự đạo sư.

Lấy ví dụ, thời xa xưa, Đức Phật thực sự đã đến thế giới này, chuyển ‘ba Pháp luân’ và giảng dạy các giáo lý khác và cuối cùng, cho chúng ta thấy hoạt động nhập Niết Bàn vào khoảng năm tám mươi tuổi. Sau khi Ngài nhập diệt, các đệ tử của Ngài nói chung, chẳng hạn ‘bảy vị Tổ được giao phó Giáo Pháp’ và những vị tôn quý khác, đã tiếp tục di sản của Đức Phật bằng cách giảng dạy.

Nhờ đó, các hoạt động từ ái của Đức Phật vẫn phát triển cho đến ngày nay. Việc Ngài có hiện diện về mặt vật lý hay không chẳng thành vấn đề. Di sản chính yếu của Ngài dành cho chúng sinhGiáo Pháp và chúng vẫn hiện diện không chút suy yếu cho đến ngày nay. Các đệ tử là những nhân tố trong việc duy trì di sản. Nếu họ không chịu trách nhiệm thì sau khi Đức Phật nhập diệt, những giáo lý của Ngài có lẽ đã suy giảmdi sản của Ngài đã biến mất. Giống như vậy, tương ứng với câu chuyện này, Kyabje Rinpoche, trải qua nhiều khó khăn ở một đất nước xa lạ, bắt đầu từ ngày Ngài sống tha hương, chủ yếu nhấn mạnh việc giảng dạy và thực hành đồng thời. Sự liên tục của di sản này vẫn sống động cho đến ngày nay và điều này chủ yếu là bởi trách nhiệm được gánh vác bởi tất cả những vị Tulku, Khenpo và Lopon đã tốt nghiệp từ Học viện của Tu viện Namdroling.

Trong tương lai, việc tiếp tục di sản của Kyabje Rinpoche nằm trong tay của những đạo sư tâm linh, chẳng hạn Khenpo, Lopon và Tulku đã tốt nghiệp từ Học viện này. Vì vậy, dù là ai, họ đều cần nhấn mạnh trách nhiệm này, nghĩ rằng đó là nhiệm vụ của họ. Tôi cảm thấy rằng trách nhiệm chính của mỗi một người chúng taphụng sự, dù đó là ở Học viện ở Mysore, các Tu viện khác hay ở nước ngoài, với ý định tiếp tục di sản của Kyabje Rinpoche không suy giảm.

Nếu chúng ta nhận trách nhiệm này, điều đấy sẽ tự nhiên gặt hái công đức lớn lao và cung cấp các nguyên nhân vô song để thành tựu các địa và con đường chứng ngộ. Điều đấy không giống những vị lựa chọn sự giải thoát của bản thân trước và đi nhập thất, tiến hành Nyendrub mà thay vào đó, không có phương pháp nào vĩ đại hơn trong việc tích lũy công đức ‘dễ dàng chín muồi’, đạt các địa và con đường chứng ngộ. Tôi luôn cảm thấy như vậy.

Theo điều mà Ban Biên Tập đã hỏi, tôi cảm thấy đây là các lời khuyên quan trọng nhất cho những vị đã tốt nghiệp từ Học viện này. Vì thế, tôi thỉnh cầu tất cả hãy giữ chúng trong tim và xin được kết thúc ở đây. Xin chân thành cảm ơn!

PT: Cuối cùng, chắp tay như bông sen [một biểu tượng của lòng sùng mộ và kính trọng], chúng con xin cảm ơn Ngài, Khenchen tôn quý, từ tận đáy lòng vì đã chấp nhận buổi hỏi – đáp này với lòng từ lớn lao. Và chúng con xin dâng lên những lời cầu nguyện chân thành vì sự trường thọ của Ngài và cầu mong di sản của Ngài lan rộng khắp nơi. Chân thành cảm ơn Ngài!

 

Ban Biên Tập Ngagyur Rigzod ghi chép và chuyển dịch [sang Anh ngữ].

Xin lưu ý: Khenchen [Namdrol] đã kiểm tra bản ghi chép gốc hai lần trước khi nó được chuyển dịch.

 

Nguồn Anh ngữ: http://en.namlingrigzod.com/2020/03/interview-with-khenchen-namdrol-tsering/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Tu viện Namdroling được thành lập bởi Kyabje Pema Norbu Rinpoche không lâu sau khi Ngài từ Tây Tạng đến Ấn Độ.

[3] Theo Rigpawiki, thuật ngữ Khenpo có những ý nghĩa khác nhau:

  • Đó là một danh hiệu được trao trong các trường phái Nyingma, Sakya và Kagyu cho một tu sĩ, người mà sau khi hoàn thành khóa học chín năm về triết học Phật giáo ở một Shedra [Phật học viện], đã đạt một mức độ kiến thức được chứng minh và trong một số trường phái, cả về sự kỷ luật và nhân từ. Trong trường phái Nyingma, sau khi hoàn thành các nghiên cứu, học trò cần phải giảng dạy thêm ba năm nữa ở Shedra trước khi có thể được trao danh hiệu Khenpo.
  • Nó cũng có thể liên quan đến vị trụ trì của một Tu viện và vị Giới Sư.

[5] Theo Rigpawiki, Khenchen Pema Sherab (sinh năm 1936) là một trong những Khenpo cao niên nhất trong truyền thống Nyingma và là một trong ba vị Khenchen hay ‘Khenpo vĩ đại’ của Tu viện Namdroling.

[6] Theo Rigpawiki, Khenpo Kunzang Palden (khoảng năm 1862-1943) hay Khenpo Kunpal, cũng được biết đến là Gekong Khenchen Kunzang Palden hay Thubten Kunzang Chokyi Drakpa, là một học giả vĩ đại trong truyền thống Nyingma, một đệ tử thân thiết và người viết tiểu sử của Patrul Rinpoche.

Ngài sinh ở thung lũng Dzachukha thuộc Kham và xuất gia trở thành tu sĩ dưới sự dẫn dắt của Khenpo Yonten Gyatso của Tu viện Dzogchen. Sau khi thọ nhận trao truyền từ Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và Dzogchen Rinpoche thứ năm, Ngài trở thành một trong những vị trì giữ vĩ đại của truyền thừa Longchen Nyingtik. Ngài cũng là một đệ tử quan trọng và người viết tiểu sử của Mipham Rinpoche. Ngài đã giảng dạy tại Tu viện Gekong ở Dzachukha và là vị thầy đầu tiên tại Phật học viện [Shedra] của Tu viện Kathok, nơi mà Ngài được hỗ trợ bởi Khenpo Ngawang Palzang (Khenpo Ngakchung). Ngài để lại nhiều trước tác quan trọng, chẳng hạn Những Câu Chuyện Về Vinaya và một luận giải về Ngọn Đuốc Xác Quyết của Mipham Rinpoche. Ngài nổi tiếng nhất với luận giải về Nhập Bồ Tát Hạnh, điều vẫn được giảng dạy tại hầu hết các Shedra ngày nay.

Ngài là vị thầy chính yếu của Popa Tulku và cũng đã giảng dạy Khunu Lama Tenzin Gyaltsen.

[7] Theo Rigpawiki, Nyoshul Khen Rinpoche hay Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje (1932-1999) là một đạo sư lỗi lạc của truyền thống Dzogchen và là một vị có thẩm quyền về những giáo lý của Tôn giả Longchenpa đến mức các đệ tử của Ngài xem Ngài là Đức Longchenpa bằng xương bằng thịt. Ngài là đạo sư của rất nhiều vị Lama thuộc thế hệ trẻ hơn, cũng như rất nhiều vị thầy Phật giáo phương Tây.

[8] Theo Rigpawiki, Khenpo Shenga – Shenpen Chokyi Nangwa (1871-1927) – một vị quan trọng trong phong trào Rime, người chấn hưng việc nghiên cứu ở nhiều vùng của miền Đông Tây Tạng bằng cách thành lập các Phật học viện và chỉnh sửa chương trình học tập với sự nhấn mạnh vào các bộ luận mang tính kinh điển của Ấn Độ.

[10] Theo Rigpawiki, Mật điển Guhyagarbha (Tạng: Gyu Sangwe Nyingpo) – Tinh Túy Bí MậtMật điển chính yếu của Mahayoga. Nó bao gồm hai mươi hai chương.

[11] Theo Rigpawiki, Khunu Lama Tenzin Gyaltsen (1895-1977) – một vị thầy của Đức Dalai Lama tôn quý – đặc biệt về giáo lý Nhập Bồ Tát Hạnh, bởi dòng truyền thừa của Patrul Rinpoche mà Ngài nắm giữ sau khi thọ nhận từ một trong những vị Khenpo vĩ đại tại Tu viện Dzogchen.

[12] Theo Rigpawiki, Khenchen Tupten Tsondru Phuntsok (1920-1979) đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết lập truyền thống học thuật Nyingma ở nước ngoài, với vai trò là vị sáng lập của nhiều Học viện Nyingma quan trọng và là đạo sư của nhiều Khenpo Nyingma cao niên nhất còn trụ thế hiện nay.

[13] Theo Rigpawiki, Trekchod – một trong hai khía cạnh, cùng với Togal, của thực hành Dzogchen.

Trekchod được dịch thành ‘cắt đứt hoàn toàn’ (sự kháng cự, ngang bướng, ngoan cố và khép kín) hay ‘chọc thủng’. Thực hành Trekchod phát lộ tri kiến thanh tịnh nguyên sơ vượt khỏi sự tỉ mỉ quan niệm (Kadak Trodral).

[14] Theo Rigpawiki, Kyabje Dodrupchen Rinpoche – Dodrupchen Rinpoche thứ tư – Tubten Trinle Pal Zangpo hay Đức Jigme Trinle Palbar (sinh năm 1927) là một trong những vị đạo sư quan trọng nhất còn trụ thế của truyền thống Nyingma và Dzogchen. Là vị tái sinh thứ 4 của Tổ Dodrupchen Jigme Trinle Ozer – tâm tử của Tôn giả Jigme Lingpa, Dodrupchen Rinpoche là vị trì giữ chính yếu các giáo lý Longchen Nyingtik.

[15] Theo Rigpawiki, Jatson Nyingpo (1585-1656) là một đạo sư và Terton Nyingma. Pho Terma chính yếu của Ngài là Konchok Chidu.

[16] Theo Rigpawiki, đây là chỉ dẫn hay cuốn cẩm nang nổi tiếng về thực hành Dzogchen do Tổ Rigdzin Jigme Lingpa soạn. Đó là một tóm tắt của Vima Nyingtik. “Dựa trên pho sâu xa nhất, vô song của các chỉ dẫn cốt tủy, nó kết hợp tinh túy của các Mật điển Dzogchen và về cơ bản giới thiệu những chỉ dẫn thực tiễn cho Trekchod và Togal, cùng với những chỉ dẫn để giải thoát trong các trạng thái Bardo và giải thoát trong các cõi Tịnh độ Hóa thân”.

[18] Theo Rigpawiki, Togal – một trong hai khía cạnh, cùng với Trekchod, của thực hành Dzogchen.

Togal, được dịch là ‘trực tiếp vượt qua’, ‘tiếp cận trực tiếp’ hay ‘nhảy qua’, có thể đem đến, vô cùng nhanh chóng, sự chứng ngộ thực sự về Tam Thân trong chính đời này và như thế, là một cách nhanh hơn để đem đến sự tan biến tầm nhìn nghiệp của hành giả. Thực hành Togal đem đến sự chứng ngộ về ‘tự nhiên hiện hữu’ (lhundrup) và nó chỉ có thể được tiến hành bởi một hành giả, người trước tiên đã đạt được sự ổn định trong thực hành Kadak Trekchod.

[20] Theo Rigpawiki, Nyingtik Yabshi nghĩa đenTâm Yếu Bốn Phần. Nó bao gồm: Vima Nyingtik, Lama Yangtik, Khandro Nyingtik và Khandro Yangtik.

Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik là những bản văn Nyingtik ‘mẹ’ trong khi Lama Yangtik và Khandro Yangtik được biết đến là những bản văn ‘con’; do đó, tên gọi phổ biến khác cho tuyển tập này là Bốn Phần Mẹ – Con Của Nyingtik [Nyingtik Mabu Shi].

Tổ Longchen Rabjam cũng biên soạn Zabmo Yangtik, thứ cô đọng các chỉ dẫn cốt tủy quan trọng của cả Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik.

[21] Theo Rigpawiki, Ngài Lochen Dharmashri tức Ngawang Chopal Gyatso (1654-1717) là một trong những học giả vĩ đại nhất của truyền thống Nyingma, người mà tuyển tập trước tác gồm 20 quyển, trong đó có các luận giải quan trọng về Mật điển Guhyagarbha. Ngài là hóa thân của Yudra Nyingpo và là em trai của Đức Minling Terchen Gyurme Dorje, vị Tổ sáng lập tu viện Mindrolling. Ngài bị sát hại trong chiến tranh Dzungar vào những năm 1717-1718, khi mà Tu viện Mindrolling cũng bị phá hủy.

[23] Về Đức Jamgon Kongtrul Lodro Thaye, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a30929/tieu-su-duc-jamgon-kongtrul-yonten-gyatso.

[24] Về Terton Lerab Lingpa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a33571/tieu-su-terton-sogyal.

[25] Theo Rigpawiki, Yonten Dzod – Kho Tàng Phẩm Tính Quý Báu, bộ luận nổi tiếng của Tổ Jigme Lingpa, trong đó, Ngài giảng giải toàn bộ con đường Phật giáo, từ những giáo lý Thanh Văn thừa đến Đại Viên Mãn.

[26] Theo Rigpawiki, Khenpo Ngawang Palzang tức Khenpo Ngakchung (1879-1941) là một trong những đạo sư Dzogchen quan trọng và có tầm ảnh hưởng nhất trong thời kỳ gần đây. Ngài được xem là hóa thân của Tổ Vimalamitra, vị đã tiên đoán rằng bản thân sẽ xuất hiện một trăm năm một lần.

[27] Theo Rigpawiki, Khenpo Rinchen, tức Khenpo Triso Rinchen (1926-1985) – sinh ở miền Đông Tây Tạng, Ngài đã nghiên cứu tại Tu viện Dzongsar, nơi mà người ta nói rằng, Ngài thường đọc bất kể ngày đêm, thậm chí dưới ánh sáng của một ngọn đèn bơ hay một que hương. Sau khi sống tha hương ở Ấn Độ, Ngài trở thành đạo sư của Đức Sakya Trizin và đóng vai trò là vị Khenpo Sakya chính yếu tại Học viện Tây Tạng ở Sarnath cũng như là Khenpo đứng đầu tại Tu viện Sakya ở Puruwala. Ngài cũng giảng dạy trong ba năm tại Học viện ở Tu viện Namdroling. Các đệ tử của Ngài bao gồm Dzigar Kongtrul Rinpoche, Chokyi Nyima Rinpoche và Khenpo Namdrol.

Trong lễ quán đỉnh Thời LuânBồ Đề Đạo Tràng năm 1974, Ngài được Đức Dalai Lama tán thán là một đạo sư làm chủ học thuật của cả bốn trường phái của Phật giáo Tây Tạng. Đức Dalai Lama cũng nói về Khenpo Rinchen ở Lerab Ling vào năm 2000: “Tôi nghĩ hiếm có vị đạo sư nào, Gelug, Nyingma, Kagyu hay Sakya, biết được những giáo lý của mọi trường phái khác. Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể nói rằng cố đạo sư Khenpo Rinchen là một vị như vậy: Ngài thực sự là một đạo sư xuất sắc”.

[28] Theo Rigpawiki, Khenpo Dawe Ozer, tức Khenpo Dazer (1922-1990) đến từ Rahor, một nhánh của Dzogchen, được thành lập bởi Dzogchen Rinpoche thứ ba ở Gyalrong gần Derge. Ngài là một học trò của Popa Tulku. Ngài trốn khỏi Tây Tạng cùng với bạn học trước kia – Rahor Khenpo Tupten và đi cùng vị này đến Sikkim thông qua Bhutan.

Ngài đã giảng dạy ở Namdroling, nơi Ngài cũng kết tập một tuyển tập những lời cầu nguyệnnghi thức trong trường phái Nyingma và cuối cùng đã trở về Tây Tạng, nơi Ngài giảng dạy ở Phật học viện Shri Singha tại Tu viện Dzogchen.

[29] Tức Karma Kuchen Rinpoche thứ năm và cũng là vị trì giữ Pháp tòa Palyul thứ mười hai.

[30] Tức Ngài Minling Khenchen Rinpoche thứ chín.

[31] Tức Minling Dungse Rinpoche Dalha Gyaltsen, vị hiện đã trở thành Minling Trichen Rinpoche thứ mười hai của Tu viện/truyền thống Mindrolling.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: