Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Dodrupchen Thứ Nhất – Jigme Trinle Ozer (1745-1821)

23/02/202112:24 SA(Xem: 3580)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Dodrupchen Thứ Nhất – Jigme Trinle Ozer (1745-1821)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC DODRUPCHEN THỨ NHẤT –
JIGME TRINLE OZER (1745-1821)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ


blank

Trong một tiên tri kim cương của Tổ Kunkhyen Jigme Lingpa[2] có nhắc đến “vị tái sinh của Hoàng tử, người sẽ mở ra cánh cửa của Giáo Pháp”. Điều này ám chỉ đến Dodrupchen Rinpoche là tâm tử được tiên đoán của Tổ Jigme Lingpa, hóa hiện diệu kỳ của Hoàng tử Murub Tsenpo[3] của Tây Tạng, Tổ Sangye Lingpa và nhiều đạo sư khác. Đúng theo tiên đoán rõ ràng được tìm thấy trong Các Tiên Tri Được Niêm Phong từ Ý Định Hợp Nhất Của Chư Đạo Sư, do Tổ Sangye Lingpa phát lộ, Ngài Jigme Trinle Ozer chào đời ở phía trên Thung lũng Do, trong vùng Nguldza Zalmo Gang, một trong sáu rặng chính trong phần phía Đông của Đại Tây Tạng. Ngài sinh ra trong năm Mộc Sửu cái, năm thứ năm mươi chín của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười hai[4]. Là một đứa bé, Ngài thường hành xử theo những cách khác thường, như thể Ngài đang điều phục các vị thần vô hình. Ngài thọ giới quy y[5] từ vị Rabjam thứ hai của Tu viện Shechen – Đức Gyurme Kunzang Namgyal, vị đã trao cho Ngài danh hiệu Kunzang Shenphen.

Ngài đã dành bảy năm để nhất tâm thực hành tâm linh tại Dewachenpo, ẩn thất thượng trên sông băng phía trên Tu viện Dzogchen, nơi Ngài đạt được cấp độ thành tựu cao. Ngài đã du hành đến miền Trung Tây Tạng bốn lần trong đời. Trong hai chuyến đi đầu tiên, Ngài thọ nhận nhiều giáo lý sâu xa tại Dakla Gampo từ những đạo sư như Đức Damcho Wangchuk và thanh lọc kinh nghiệm thiền địnhchứng ngộ của bản thân. Bên cạnh đó, ở miền Đông Tây Tạng, Ngài Jigme Trinle Ozer nghiên cứuquán chiếu vô số giáo lý (chủ yếu là những giáo lý của trường phái Cựu Dịch) với hai mươi vị dẫn dắt tôn quý, bao gồm Đức Karma Tashi từ Tu viện Palyul, Đức Gyurme Kunzang Namgyal[6] từ Tu viện Shechen, Đức Drime Zhingkyong từ Tu viện Kathok, Ngài Gyarong Je-on Pema Kundrol Namgyal từ Tu viện Dzogchen và Đức Ngedon Tenzin Zangpo, vị Pema Rigdzin thứ ba[7] từ Tu viện Dzogchen Rudam.

Trong năm bốn mươi mốt tuổi (năm Mộc Tỵ cái của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười ba[8]), Ngài Jigme Trinle Ozer du hành đến miền Trung Tây Tạng lần thứ ba, đặc biệt để đỉnh lễ Tổ Rigdzin Jigme Lingpa, vị đã công nhận Ngài là một hóa hiện của Hoàng tử Damdzin[9]. Tổ đã chăm sóc Ngài Jigme Trinle Ozer với lòng từ lớn lao của một người cha, trao quyền cho Ngài là vị trông giữ các giáo lý Nyingtik. Chính Tổ Jigme Lingpa là vị trao cho Ngài danh hiệu Jigme Trinle Ozer. Khi Ngài trở lại lần thứ tư, điều đấy là để nghiên cứu dưới chân đạo sư Jigme Lingpa; từ vị này, Ngài thọ nhận tất cả những giáo lý còn lại mà Ngài cần.

Đó là thời kỳ đầy rắc rối, với những bất ổn ở thượng Hor và khi Ngài Jigme Trinle Ozer ban mệnh lệnh cho Pehar ở Kordzo Ling (ngôi chùa cho vị bảo hộ đó trong Tu viện Samye), bức tượng đã cúi đầu về phía Ngài. Ngài lập tức cử hành một lễ Lhasang trên Đồi Hepo[10]. Mọi người có mặt thấy khói bay lên trời, mang hình tướng đáng sợ của Kim Sí Điểu, thứ bay về hướng của mối đe dọa sắp đến và đẩy lui quân đội xâm lăng. Được chính quyền trao cho nhiều vinh dựdanh hiệu Dodrupchen[11], Ngài Jigme Trinle Ozer trở nên vô cùng nổi tiếng. Ngài hoàn thiện hành vi đặc trưng của một thành tựu giả. Ngài có thể khiến những đối tượng vô tình bay lên không trung bằng cách tập trung vào chúng và thốt lên “PHAT!”. Ngài cũng có thể điều phục ma quỷ và các thây ma. Ngài đã thực hành tại nhiều hồ nước, sông băng, hang động vách đá linh thiênghành hương đến nhiều nơi, trong đó có Tsari Rongkor.

Sau đấy, hoàn thành một tiên tri trong Terma do chính Ngài phát lộ, Đức Jigme Trinle Ozer trở về miền Đông Tây Tạng, nơi Tsewang Lhamo, hoàng hậu nhiếp chính của Derge và con trai của Bà ấy tôn vinh Ngài là cố vấn tâm linh của họ. Chư vị đã phát triển một kết nối thân thiết là những thí chủđạo sư. Khi Đức Dzogchen thứ tư – Mingyur Namkha Dorje đến Pemako ở Drakchen Yarlung, Ngài Jigme Trinle Ozer đã ban cho vị này một quán đỉnh sử dụng nghi thức cúng dường “chất độc của anh hùng” như là biểu tượng[12]. Những gia trì của ý định giác ngộ truyền từ tâm giác ngộ của Ngài Jigme Trinle Ozer đến Đức Mingyur Namkha Dorje, vị mà trong cuộc đời, đã đạt đến cấp độ mà các hiện tượng tan hòa trở về bản tính chân thật của chúng.

Ngài Jigme Trinle Ozer đã công nhận Tulku của Tổ Kunkhyen Jigme Lingpa là con trai của Sonam Pel, một vị thầy cư sĩ từ dòng dõi của vị cai trị Phật tử Akyong của Golok và vợ, Garza. Bộ tộc của Bà ấy nổi tiếng là đến từ các tinh linh Tsen. Ngài đã ban quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát cho cậu bé, chăm sóc cậu cả về thế tục lẫn tâm linhrèn luyện ở các cấp độ bên ngoài, bên trong và bí mật. Cậu bé này chính là Do Khyentse Yeshe Dorje[13]. Bên cạnh đó, Ngài Jigme Trinle Ozer đã giảng dạy nhiều đạo sư vĩ đại có khả năng nắm giữ giáo lý. Những đạo sư này – “bốn vòm sáng vĩ đại” tên Dorje, mười ba vị tên Namkha, một trăm hoặc hơn nắm giữ đàn tràngbao gồm Gyalse Rigpai Dorje từ Dzogchen Gemang, Mingyur Namkha Dorje, Choying Tobden Dorje, Repa Damtsik Dorje, Lama Jigme Ngotsar, Jigme Losel, Gotsa Tulku, vị Shechen Rabjam thứ ba[14], vị Dzogchen Ponlop thứ ba[15], Kathok Situ[16], Dola Jigme Kalzang, Kathok Getrul Mahapandita và vị trì giữ kim cương cư sĩ Palchen Namkha Jigme từ Repkong.

Ngài Jigme Trinle Ozer đã chuyển Pháp luân trong suốt cuộc đời, ban những giáo lý như các Mật điển Nyingma, các pho giáo lý Nyingtik trước và sau, Bảy Kho Tàng, Thành Tựu Sinh Lực Chư Trì Minh, pho giáo lý tập trung vào Tám Mệnh Lệnh với tựa đề Tự Nhiên Khởi Lên và các giáo lý khác của pho Terma Phương Bắc, các linh kiến thanh tịnh mang dấu ấn bí mậtTập Hội Trì Minh. Ngài có vô số linh kiến về Phật Vô Lượng Quang. Nhờ sự gia trì của Đức Orgyen vĩ đại, Đấng Toàn Tri Longchenpa và vị kế thừa tâm linh Jigme Lingpa và Tổ Milarepa Zhepa Dorje, Ngài đã phát lộ các Terma của ý định giác ngộ, những pho trọn vẹn về quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát. Chúng bao gồm một pho nghi quỹ về các thực hành bên ngoài, bên trong và bí mật về Phật Vô Lượng Quang với tựa đề Giáo Lý Linh Thiêng Của Con Đường Thù Thắng Đến Đại Lạc; Khía Cạnh Bí Mật Nhất Của Mã Đầu Minh Vương, một pho nghi quỹ tập trung vào mười hai đạo sư Dzogchen; một pho hợp nhất bốn truyền thống chính của giáo lý Chod, bao gồm một nghi quỹquán đỉnh về Machik Labdron; và một pho về Hộ Pháp Mahadeva. Ngài Jigme Trinle Ozer đã viết lại các giáo lý này và truyền bá chúng rộng khắp. Ngài thành lập hai trung tâm để giữ gìn truyền thừa mở rộng của các giáo lý này ở vùng thượng và hạ của lưu vực sông Dzachu.

Sau đây là một tiên tri được tìm thấy trong Terma do Dechen Lingpa phát lộ:

“Một hóa hiện của Hoàng tử sẽ xuất hiện, một Bồ Tát dũng mãnh,

vị đứng đầu trong những đạo sưthiền gia của cách tiếp cận Ati Đại Viên Mãn.

Ngài sẽ thành lập ba trung tâm tu sĩ ở thượng và hạ Ser”.

Theo đúng tiên tri này, Ngài Jigme Trinle Ozer thành lập trung tâm đầu tiên trong số này – Drodon Lhundrup tại Shukchen ở nơi chào đời của Ngài ở phía trên Thung lũng Do. Ngài thành lập trung tâm thứ hai – Pemako Tsasum Khandro Ling tại Drakchen Yarlung, nơi Ngài sống trong phần còn lại của cuộc đời. Cuối cùng, Ngài phục hồi Tu viện Arik Ragya, phía Bắc của Pemako, bên bờ Sông Ma, nơi mà người ta nói rằng nó đã uốn cong theo chiều kim đồng hồ. Bởi duyên khởi bất tường liên quan đến việc thành lập ban đầu của Arik, khoảng một nửa tu sĩ đã qua đời trong khi số còn lại chạy trốn. Khi đến đó, Ngài Jigme Trinle Ozer thành lập một khu trại (điều vẫn được biết đến là Garlung) và cử hành một lễ hỏa tịnh liên quan đến thực hành Chod để trục xuất ma quỷ làm hại Tu viện vĩ đại đó. Sau đấy, Ngài bảo đảm với các thành viên còn sống sót của cộng đồng rằng họ không còn gặp nguy hiểm và có thể trở về.

Đằng sau Tu viện, trong một hang động trên vách đá gọi là Anye Chung-gon, Ngài Jigme Trinle Ozer khiến một dòng suối tuôn chảy và dành thời gian dài ở đó để thực hành các giai đoạn tiếp cận và thành tựu. Dòng suối này, một kết quả từ sự thành tựu tâm linh của Ngài, hiện vẫn chảy.

Hơn thế nữa, Ngài Jigme Trinle Ozer đã ban các quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát trong vùng Repkong, nơi mà hoạt động giác ngộ của Ngài đặc biệt rộng khắp và ở đó, Choying Tobden Dorje và các đệ tử trong truyền thừa của vị này – nổi tiếng là khoảng 1900 “vị mang dao Kila[17]” – đã phát triển. Vị cai quản Wang của Mông Cổ tôn vinh Ngài Jigme Trinle Ozer là cố vấn tâm linh và thọ nhận từ Ngài một quyển các tiên tri, thứ về sau trở thành tài sản linh thiêng nhất của điền trang tu viện Tashi Gomang.

Bởi những khả năng tâm linh vô ngạithành tựu của Ngài Jigme Trinle Ozer, mọi người đổ về từ khắp các vùng thượng và hạ của miền Đông Tây Tạng, xa cho đến tận Tachienlu[18] và nhiều nơi khácTrung QuốcMông Cổ, để tu học bên Ngài. Khi những người và thí chủ quan trọng vân tập quanh Ngài như mây, các hoạt động thế tụctâm linh của Ngài phát triển lớn lao.

Sau khi hoàn mãn các hoạt động, năm bảy mươi bảy tuổi, Ngài Jigme Trinle Ozer viên tịch lúc nửa đêm vào ngày Mười ba tháng Giêng – ngày kỷ niệm các thần thông của Đức Phật – trong năm Kim Tỵ[19]. Mặc dù Ngài không hiển bày các dấu hiệu lâm bệnh, sau khi để lại những giáo lý mở rộng như là di chúc, Ngài viên tịch vào sự an bình thù thắng của cõi căn bản của các hiện tượng, giữa nhiều dấu hiệu và sự kiện diệu kỳ mà mọi người đều có thể thấy. Các tâm tử và đệ tử thân thiết đã cử hành lễ trà tỳ và yểm xá lợi trong một bảo tháp mạ vàng. Ngày nay, bảo tháp này vẫn có thể được thấy tại trụ xứ của Ngài như là sự tập trung để tích lũy công đức với chúng sinh bình phàm.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[3] Theo Rigpawiki, Murub Tsenpo – vị thứ hai trong ba con trai của Vua Trisong Deutsen. Mẹ Ngài là Hoàng hậu Tsepongza. Ngài đã tái sinh làm Terton mười ba lần, vị cuối cùng là Chokgyur Dechen Lingpa.

[4] Đầu năm 1745 đến đầu năm 1746.

[5] Trước khi một người đủ tuổi để thọ giới tu sĩ, anh hay cô ấy có thể thọ một lễ “xuất gia” về cơ bản bao gồm giới quy y và có thể bắt đầu với ý định thỉnh giới thực sự của một vị Tăng hay Ni sau đó trong đời.

[6] Theo Rigpawiki, Ngài Gyurme Kunzang Namgyal (1711-1769) là vị Shechen Rabjam thứ hai. Ngài là em trai của Dzogchen Rinpoche thứ nhì. Năm 25 tuổi, Ngài đã thành lập [Tu viện] Shechen Tennyi Dargye Ling vào năm Mộc Dần.

[7] Theo Rigpawiki, Ngài Ngedon Tenzin Zangpo (1759-1792) là Dzogchen Rinpoche thứ ba. Ngài đã nghiên cứu với Đức Nyima Drakpa thứ nhì (Pema Thekchok Tenpe Gyaltsen) và Ontrul Pema Kundrol Namgyal. Theo Đức Jamyang Khyentse Wangpo, Ngài viên tịch năm 35 tuổi. Ngài đã soạn một luận giải nổi tiếng về Khandro Nyingtik với tựa đề Cỗ Xe Xuất Sắc.

[8] Đầu năm 1785 đến đầu 1786.

[9] Damdzin Rolpa Yeshe Tsal là danh hiệu khác của Murub Tsenpo, con trai thứ hai của Vua Trisong Deutsen.

[10] Những lễ cúng dường khói như vậy thường được cử hành trên đỉnh đồi và các nơi nhô cao, vừa là nghi thức tâm linh vừa là phương tiện để thiết lập hay phục hồi sự hòa thuận với các tinh linh của một vùng. Đồi Hepo nằm gần Tu viện Samye.

[11] “Đại thành tựu giả xứ Do”.

[12] “Chất độc của anh hùng” liên quan đến rượu được gia trì, thứ thường đóng vai trò như là biểu tượng của sự chứng ngộ trong các lễ quán đỉnh, mà trong đó, nó được uống bởi những vị tham gia.

[14] Rigdzin Paljor Gyatso (1770-?).

[15] Namkha Chokyi Gyatso (1806-1821).

[16] Vị Kathok Situ thứ nhất – Chokyi Senge.

[17] Một thuật ngữ để chỉ sự làm chủ các thực hành liên quan đến Bổn tôn Phổ Ba Kim Cương. Repkong, một vùng thuộc Amdo xa về phía Đông Bắc của Tây Tạng, nổi tiếng là nhà của những cộng đồng lớn của các đạo sư như vậy, những vị có sức mạnh tâm linh lớn lao.

[18] Một thị trấn lớn, được biết đến là Dartsedo trong Tạng ngữ, ở biên giới giữa Tây Tạng và Tây Nam Trung Quốc. Đây là một trung tâm giao thương quan trọng, đặc biệt về việc nhập trà Trung Quốc vào Tây Tạng.

[19] Năm Kim Tỵ cái (đầu năm 1821 đến đầu năm 1822).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.