Tiểu Sử Vắn Tắt Terchen Lerab Lingpa (Terton Sogyal) (1856–1926)

21/02/202112:30 SA(Xem: 3057)
Tiểu Sử Vắn Tắt Terchen Lerab Lingpa (Terton Sogyal) (1856–1926)
TIỂU SỬ VẮN TẮT TERCHEN LERAB LINGPA (TERTON SOGYAL) (1856–1926)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank
Terton Sogyal

Ngài Lerab Lingpa sinh ra trong gia đình Sato Zhiwatsang, một bộ tộc của những thủ lĩnh quyền lực, trong vùng Nyarong của miền Đông Tây Tạng, nơi Ngài hạnh ngộ Đức Pema Duddul[2] và tâm tử của vị này – Chomden Dorje[3]. Thời trẻ, Ngài là một chủ hộ thế tục, vô cùng táo bạo, người có nhiều kẻ thù và chuyên làm những chuyện như gây chiến và ăn cướp. Tuy nhiên, lần nọ, trong lúc đang săn hươu, Ngài thấy rằng Ngài chẳng thể giết thứ gì bởi nòng sùng của Ngài bị chặn lại bởi các chủng tự dưới dạng ký tự biểu tượng của chư Không Hành Nữ. Theo cách này và nhiều cách khác, các tập khí tích cực từ những đời quá khứ đã khởi lên một cách tự nhiên.

Cuối cùng, tiềm năng tâm linh trọn vẹn của Ngài Lerab Lingpa được đánh thức và Ngài trở nên chán nản luân hồi. Tâm Ngài ngập tràn sự xả ly. Ngài bỏ lại gia đình, đất đai, tài sảnmôn đồ. Chỉ mặc y phục của một cư sĩ đơn giản, Ngài trước tiên đến khu trại của Lama Thaye, nơi Ngài thọ nhận sự rèn luyện trong các thực hành sơ khởichính yếu của pho giáo lý Tự Nhiên Giải Thoát Trùm Khắp Hư Không.

Sau đấy, Ngài đến các khu trại khác, chẳng hạn khu trại của Đức Nyoshul Lungtok[4]. Sau khi từ bỏ luân hồi, Ngài Lerab Lingpa đã nghiên cứu với vị đạo sư này, trải qua gian khổ với sự dũng mãnh chân chính, thọ nhận toàn bộ trao truyền về vô vàn giáo lý sâu xa, đặc biệt là các pho trước và sau của giáo lý Nyingtik bí mật. Trong lúc rèn luyện trong việc thiết lập ranh giới giữa luân hồiNiết Bàn, Ngài có thể phá tan các bình nước bằng tâm; nhận thức của Ngài trong lúc thức chẳng bị ngăn ngại bởi các đối tượng vật lý và v.v. Nói ngắn gọn, xu hướng xem vạn pháp là thực của Ngài bị xói mòn và Ngài trực tiếp trải nghiệm ý định giác ngộ, thứ là bản tính chân thật của các hiện tượng, sự viên mãn vĩ đại. Khi Ngài hỏi đạo sư về những điều này, Đức Lungtok đáp rằng, “Đấy là điều xảy ra khi con tiến hành thực hành này. Khi Ngài Mingyur Namkhai Dorje đang rèn luyện bằng cách dùng chủng tự HUM, không bình đất nào trong Tu viện Dzogchen giữ được nước!”.

Cuối cùng, những lời nguyện của Ngài Lerab Lingpa từ các đời quá khứ về việc phát lộ Terma sâu xa được đánh thức. Ngài có linh kiến về nhiều vị Tôn thiền định và thọ nhận sự trao truyền cho các Terma như vậy. Ngài đã phát lộ vô số hộp Terma, bao gồm Phẫn Nộ Cực Mật Phổ Ba Kim Cương, Tiêu Trừ Lỗi Lầm Trong Duyên Khởi và các giáo lý khác, cũng như những món đồ và chất thệ nguyện thiêng. Ngài cũng trở thành một đạo sư vô cùng uyên bácthành tựu, thọ nhận những giáo lý mở rộng của trường phái Nyingma và Sarma từ chư đạo sư như Đức Jamyang Khyentse Wangpo[5], Jamgon Mipham Rinpoche[6], Đức [Jamgon] Kongtrul[7] và Ngài Dodrup Tenpai Nyima[8]. Trong phần sau của cuộc đời, Ngài Lerab Lingpa đóng vai tròđạo sư của Đức Dalai Lama thứ mười ba – Thubten Gyatso[9], vị thầy thù thắng của Tây Tạng. Theo cách này và nhiều cách khác, Ngài có tầm ảnh hưởng bao trùm khắp hư không, đảm bảo lợi lạc cho chúng sinh.

Dòng truyền thừa của Ngài tiếp tục với những con trai của Ngài – Chophel Gyatso (vị Tulku của Tu viện Kalzang ở Nyarong) và Adzin Peltsa Lodro – cũng như con trai của vị sau, Tromge Tulku Khacho Dechen Dorje (vị vẫn sống tại khu trại Tromge ở miền Đông Tây Tạng[10]). Vào một thời điểm nhất định, ý định giác ngộ của Ngài Lerab Lingpa tan hòa trở về cõi căn bản của các hiện tượng. Một trong những Tulku của Ngài là Sogyal Rinpoche, vị đã sinh ra trong gia đình Lakar ở Trehor. Một [Tulku] khác là Khen Jigme Phuntsok[11], vị đã sống cho đến gần đây ở Serta, miền Đông Tây Tạng. Một hóa hiện thứ ba là đạo sư vĩ đại tên Geshe Drakpukpa Gendun Rinchen; như Terchen Lerab Lingpa đã chỉ ra trong di chúc cuối cùng mà Ngài trao cho học trò – Dretse Tulku, vị Tulku này sinh vào năm Dần[12] trong một hang động ở Paro, Bhutan. Ba Tulku này đã hoàn thành lợi lạc lớn lao vì giáo lýchúng sinh.

Các học trò của Ngài Lerab Lingpa cũng bao gồm vô số vị khác, chẳng hạn Choktrul Pema Gyaltsen (hóa hiện hoạt động của Đức Kongtrul), Dretse Tulku và Sungtrul Kunzang Nyima (cũng được biết đến là Nuden Dorje, hóa hiện về khẩu của Tổ Traktung Dudjom Lingpa).

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Theo Rigpawiki, Nyala Pema Duddul (1816-1872) – đạo sư Dzogchen và Terton nổi tiếng từ Nyarong. Ngài là thầy của Terton Sogyal và thành tựu thân cầu vồng vào năm 1872.

[3] Theo Rigpawiki, Lama Sonam Thaye tức Chomden Dorje là một trong hai tâm tử của Đức Nyala Pema Duddul (1816-1872); vị kia là Terton Rangrik Dorje. Ngài đã trao lại truyền thừa của Đức Nyala Pema Duddul cho Terton Sogyal. Ngài nổi tiếnghóa hiện của Gyalwa Chokyang, một trong hai mươi lăm đệ tử của Guru Rinpoche. Sinh ra trong gia đình Akalbu, Ngài trở thành một Yogin đắp y trắng và búi tóc trên đầu. Ngài đã hỗ trợ trong việc xây dựng ngôi chùa chính tại Tu viện Kalzang và chịu trách nhiệm về tất cả các học trò của Đức Pema Duddul sau khi đạo sư của họ thành tựu thân cầu vồng.

[4] Theo Rigpawiki, Nyoshul Lungtok Tenpe Nyima (1829-1901) đã thọ nhận những giáo lý Đại Viên Mãn Dzogchen từ Patrul Rinpoche và là đệ tử vĩ đại nhất của vị này. Ngài được xem là hóa hiện của Tôn giả Tịch Hộ Shantarakshita.

[5] Về Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30571/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo.

[9] Theo Rigpawiki, Thubten Gyatso – Đức Dalai Lama thứ mười ba (1876-1933) là vị tiền thân của Đức Dalai Lama hiện tại – Tenzin Gyatso và là một trong những vị quan trọng nhất và sống thọ nhất trong truyền thừa Dalai Lama. Ngài trị vì trong giai đoạn biến động chính trị, điều khiến Ngài phải sống lưu vong từ năm 1904 đến 1909 và 1910 đến 1913. Những đạo sư của Ngài bao gồm Terton Sogyal, vị đã du hành đến Lhasa vào nhiều dịp khác nhau để trao cho Ngài các giáo lý và quán đỉnh.

[10] Theo Rigpawiki, Tromge Tulku Dechen Dorje (những năm 30-2015) là cháu nội của Terton Sogyal và là một trong những vị trì giữ truyền thừa của Ngài, người sống ở khu trại Tromge thuộc Kham, miền Đông Tây Tạng. Ngài cũng là học trò của cố đạo sư Arik Rinpoche.

[12] Ngài Lerab Lingpa viên tịch vào năm 1926, năm Hỏa Dần đực. Gendun Rinchen sinh cùng năm và viên tịch vào năm 1997. Ngài là vị thứ 69 giữ danh hiệu Je Khenpo, người đứng đầu tối cao của Phật giáo ở Bhutan.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.