Cuộc Đời Nữ Hành Giả Jetsun Jampa Chökyi

12/10/20215:40 SA(Xem: 2816)
Cuộc Đời Nữ Hành Giả Jetsun Jampa Chökyi
CUỘC ĐỜI NỮ HÀNH GIẢ JETSUN JAMPA CHÖKYI
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ


Jetsun Jampa ChökyiBà Jetsun Jampa Chokyi sinh vào ngày 30 tháng 12 năm Thủy Tuất (1922). Cha Bà, Sonam Tobgyal, xuất thân từ gia đình Do-Gon và là hậu duệ của Vua Trisong Deutsen. Mẹ Bà, Dekyi Nordzom, về phía cha – Rinpong Desid, thuộc về Zanri Sarpa, gia đình hay bộ tộc thứ sáu của Tây Tạng.

Sự giáo dục của Bà Jetsun Jampa Chokyi được giao cho nhiều thầy giáo thọ; nhưng từ rất sớm, Bà đặc biệt yêu thích thiền địnhthực hành tâm linhmọi người đều yêu mến Bà bởi lòng từ và bi. Lên bảy tuổi, Bà gặp vị thầy đầu tiên, Drakshung Rinpoche, và thọ nhận từ Ngài những chỉ dẫn về luyện tâm và thực hành sơ khởi. Lên tám tuổi, Bà gia nhập Ni viện Samten Yangtse ở Nyemo và rất được ngưỡng mộ vì sự xả ly và thực hành thiền định. Bất cứ khi nào Bà thấy chúng sinh khác đau khổ, dù là con người hay động vật, Bà làm mọi điều có thể để xoa dịu rắc rối của họ. Bà bảo vệ động vật khỏi bị làm hại hay giết mổ và thường xuyên trao tặng đồ ăn, y phục và nơi ở cho những người gặp khó khăn. Bà thường vét cạn kho ngũ cốc để cung cấp cho người nghèo.

Bởi địa vị xã hội cao, cha mẹthường xuyên phải viếng thăm các tỉnh phía Nam và Đông của Tây Tạngthời trẻ, Bà Jetsun Jampa Chokyi thường đi cùng. Nhờ những chuyến đi này, Bà có dịp gặp gỡ, và học hỏi với, nhiều đạo sư vĩ đại. Trước khi qua đời, Drakshung Rinpoche bảo đệ tử trẻ của Ngài rằng Bà ấy sẽ sớm gặp được Bổn Sư, vị mà Bà có kết nối nhiều đời. Và như thế, vào năm 1936, mười bốn tuổi, Bà Jetsun Jampa Chokyi đi hành hương đến các thánh địa ở phía Nam Tây Tạng. Khi đến Samye Chimpu, từ một trong những Khenpo của Tu viện Dzogchen (người sau này trở thành cha của vị Dzogchen Rinpoche thứ sáu), Bà biết được rằng sự trao truyền toàn bộ giáo lý của Đức Phật (Kangyur) sắp được ban bởi một đạo sư vô cùng lỗi lạc tên là Kangyur Rinpoche[1]. Vị Khenpo hết mực khuyên Bà tham dự và thọ nhận trao truyền này, điều hiếm có và quý báu. Khi nghe được danh hiệu của Kangyur Rinpoche, tâm Bà ngập tràn niềm hoan hỷ và Bà lập tức biết rằng Bà phải gặp Ngài bằng mọi giá. Vì thế, Bà cử vài thị giả và một trong những vị Ni về nhà để thu thập đủ nhu yếu phẩm cho họ trong suốt lễ trao truyền.

Theo lời khuyên của Khenpo và để chuẩn bị cho những trao truyền này, Bà Jetsun Jampa Chokyi hoàn thành các thực hành sơ khởithiền định về nghi quỹ Đạo Sư gọi là Đại Dương Ngọc Báu (Norbu Gyatso) theo truyền thống của Padma Lingpa. Trong lúc thực hành, ở địa điểm linh thiêng của Đạo Sư Liên Hoa Sinh, Bà trải qua nhiều dấu hiệu vô cùng cát tường. Đêm nọ, Bà nằm mơ thấy rằng Đạo Sư Liên Hoa Sinh, vị Tôn chính yếu trong nghi quỹ Đại Dương Ngọc Báu, biến thành một đạo sư vô cùng ấn tượngquyền uy. Khi thức giấc, Bà có cảm giác mạnh mẽ rằng Bà đã gặp vị thầy này nhiều lần, mặc dù Bà không thể nói là khi nào.

Sau đấy, khi Bà thấy Kangyur Rinpoche đến Samye Chimpu, Bà nhận ra rằng Ngài chính là đạo sư mà Bà thấy trong giấc mơ. Bà cảm thấy rằng Bà đã biết Kangyur Rinpoche trong nhiều đời. Bà được Ngài cho phép tham dự trao truyền Kangyur và trong thời gian ấy, Bà đã nhận nhiều quán đỉnh quan trọng khác. Năm 1938, Bà Jetsun Jampa Chokyi thọ giới Sa Di Ni và theo hướng dẫn của Kangyur Rinpoche, Bà tham gia vào các thực hành thiền định cao cấp tại nhiều thánh địa. Cũng trong thời gian ấytrong khoảng thời gian nhiều năm, Bà tiếp tục nghiên cứu với các vị giáo thọ riêng, trở nên cực kỳ tinh thông về thi ca, âm nhạc, ngữ pháp, vũ điệu, điêu khắc và hội họa. Cũng vào lúc này, Bà phục vụ mẹ của Kangyur Rinpoche ở Nyemo.

Năm 1941, mẹ của Kangyur Rinpoche qua đời. Nhận về mình mong ước đi hành hương chưa được hoàn thành của bà cụ, Kangyur Rinpoche quyết định viếng thăm các thánh địa của Ấn Độ và Nepal. Ngài khởi hành cùng với nhiều đệ tử và Bà Jetsun Jampa Chokyi có được phước báu tham dự nhóm người. Du hành qua Sikkim, chư vị hướng đến Kalimpong, Patna, Vaishali, Nalanda, Udhampur, Rajgir, Linh Thứu, Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath, Kushinagara, và sau đó đi về phía Bắc đến Nepal, nơi chư vị viếng thăm Boudha, Swayambhu, Namo Buddha và Lâm Tỳ Ni. Sau đấy, chư vị lại đi về phía Nam, vào Ấn Độ, viếng thăm Sravasti, Sankisa, Delhi, Sanchi, Ajanta, và Allora. Sau đó, họ lại trở về Delhi và tiếp tục đến Amritsar, Baijnath, Shimla, Mandi và Tso Pema (Rewalsar). Tại Tso Pema, Kangyur Rinpoche tiến hành nhập thất trong nhiều tháng và chính tại đó, Ngài soạn nghi quỹ Cơn Mưa Gia Trì. Kế đó, từ Manali, đoàn trở về Tây Tạng, đi bộ đến Kailash, sau đó đến Shigatse và cuối cùng trở về Nyemo. Toàn bộ hành trình kéo dài hơn một năm; trong thời gian đó, Kangyur Rinpoche trải qua nhiều linh kiến và khám phá nhiều Terma hay kho tàng tâm linh.

Năm 1943, Kangyur Rinpoche và Jetsun Jampa Chokyi kết hôn và cùng nhau, hai vị có sáu người con. Bà tiếp tục phụng sự Kangyur Rinpoche và thúc đẩy các hoạt động của Ngài cho đến những ngày cuối đời. Bà qua đời ở Bồ Đào Nha vào ngày 25 tháng 12 năm Mộc Dậu (tức ngày 15/02/2004) ở tuổi 84. Mặc dù vô cùng khiêm nhường, Bà Jetsun Jampa Chokyi truyền cảm hứng cho mọi người gặp Bà nhờ trí tuệlòng bi mẫn, thứ dường như luôn tỏa ra từ Bà. Bà dành trọn cuộc đời để nghiên cứuthực hành Giáo Pháp. Nhiều đạo sư cao cấp và thực sự, tất cả những ai biết Bà đều xem Bà là một hành giả thực sự thành tựu. Nhờ lòng từ và bi của Bà, Bà thay đổi cuộc đời của tất cả những vị có phước báu gặp gỡ. Hằng năm, để tưởng niệm Bà, cộng đồng Chanteloube thường tập hợp lại để cúng dường Tsok và kỷ niệm cuộc đời phi phàm của Bà.

 

Nguồn Anh ngữ: http://www.songtsen.org/songtsen/founding-teachers/jetsun-jampa-chokyi/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.