Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Sera Khandro Kunzang Dekyong Wangmo (1892-1940)

13/10/20216:39 SA(Xem: 3707)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Sera Khandro Kunzang Dekyong Wangmo (1892-1940)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC SERA KHANDRO KUNZANG DEKYONG WANGMO (1892-1940)
Sarah Jacoby[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Sera Khandro Kunzang Dekyong Wangmo sinh ra trong một gia đình giàu có, quyền lực về chính trị ở Lhasa. Cha của Bà, Lhase Jampa Gonpo, xuất thân từ hoàng gia Mông Cổ. Mẹ của Bà, Tsering Chodzom, đến từ tộc Nub quyền uy của Tây Tạng.

Từ thuở nhỏ, Sera Khandro đã yêu thích tâm linh; thay vì chơi đùa với những đứa bé khác, Bà tụng Chân ngôn sáu âm và khuyến khích những đứa trẻ khác thực hành tâm linh. Bà thuật lại rằng Bà đã phát lộ kho tàng đầu tiên năm lên bảy, kéo ra con dao nghi lễ một phần từ núi đá tại Drak Yerpa gần Lhasa. Trong tiểu sử, Bà kể rằng trong suốt cuộc đời, Bà có nhiều kinh nghiệm hư huyễn về việc trao đổi với chư Không Hành Nữthành tựu giảdu hành đến nhiều cõi Phật phi phàm. (Tất cả tuổi từ tiểu sử của Bà đã được điều chỉnh cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.)

Bất chấp thiên hướng của Sera Khandro về một cuộc đời tâm linh, cha Bà khăng khăng rằng Bà phải được dạy bằng tiếng Trung học thuật để tiếp bước ông ấy vào cuộc đời của một vị ưu tú về chính trị của Lhasa. Khi Bà chỉ mới mười tuổi, cha Bà sắp xếp một cuộc hôn nhân với con trai của một lãnh đạo Trung Quốc – cuộc hôn nhân mà cô gái hướng về tâm linh phản đối. Nản lòng trước viễn cảnh mất đi cơ hội thực hành Giáo Pháp, Sera Khandro thử tự tử bằng cách uống hỗn hợp thuốc phiện và rượu.

Bị tổn thương bởi điều này và trước sự ra đi của mẹ thân yêu, mười hai tuổi, Sera Khandro có một linh kiến về Kim Cương Hợi Mẫu (Vajravarahi), điều thay đổi cuộc đời Bà. Hợi Mẫu Kim Cương trao quyền cho Sera Khandro về hai kho tàng, điều sau này trở thành giáo lý chính yếu trong cuộc đời Bà: Kho Tàng Bí Mật Của Chư Không Hành Nữ Pháp Tính (Chonyi Khandro Sangdzod) và Tinh Túy Tâm Yếu Của Chư Không Hành Nữ (Khandro Thugthig).

Được khích lệ bởi các tiên tri từ chư Không Hành Nữ, Sera Khandro dũng cảm chạy trốn khỏi nhà và cuộc hôn nhân được sắp đặt để gia nhập nhóm hành hương Golok, không bao giờ quay trở lại Lhasa hay về thăm gia đình nữa. Từ khoảnh khắc Bà thấy Đức Drime Ozer (1881-1924), vị đạo sư của nhóm hành hương Golok, niềm tin và lòng sùng mộ lớn lao khởi lên trong Bà. Thế nhưng con đường phía trước vẫn đầy chướng ngại. Cuộc sống thượng lưu Lhasa giàu có của Sera Khandro chẳng thích hợp với địa hình khắc nghiệt và nhiệt độ dưới không dọc đường hành hương. Bà gần như chết đói và lạnh cóng trên đường đến Golok.

Khi nhóm người cuối cùng đến được Dartsang, khu trại tâm linh của Tổ Dudjom Lingpa (1835-1904), cha của Ngài Drime Ozer ở vùng đồng cỏ cao của Golok, sự hiện diện của Sera Khandro gặp phải sự thù địch đố kỵ từ Akyongza, vị phối ngẫu của Ngài Drime Ozer và Bà buộc phải sống ở nơi khác. Bà đã làm việc như một nữ đầy tớ cho một gia đình du mục trong vùng và bắt đầu các thực hành sơ khởi. Nhanh chóng, Bà nổi tiếng về sự hành trì tinh tấn, tài hùng biện và lòng sùng mộ tâm linh.

Sera Khandro sau đó trở thành vị phối ngẫu của Gara Gyalse, con trai của vị phát lộ kho tàng Gara Terton Dudul Wangchuk Lingpa (1857-1911) của Tu viện Bennak ở Golok. Họ có hai người con, một người con gái tên là Yangchen Dronma hay Choying Dronma (sinh năm 1913) và một người con trai, Rigdzin Gyurme Dorje (1919-1924), người không sống qua được tuổi ấu thơ.

Cuộc sống với Gyalse trở nên thật khó khăn với Sera Khandro; ông ấy không chấp nhận việc Sera Khandro được gọi là một vị phát lộ kho tàng và cấm Bà viết hay truyền bá các giáo lý tâm linh. Sức khỏe của Bà trở nên tồi tệ hơn khi Bà ngày càng bị đau đớn bởi chứng viêm khớp ở chân. Cùng lúc, lòng sùng mộ của Bà với Đức Drime Ozer ngày càng mạnh mẽ. Những nhân tố này góp phần cho quyết định của Gyalse: gửi Bà trở về sống với Ngài Drime Ozer khi Bà hai mươi chín tuổi. Sera Khandro tin rằng chính sự đoàn tụ với Ngài Drime Ozer đã khiến Bà khỏi bệnh. Cùng nhau, họ phát lộ nhiều kho tàng. Sau khi Ngài Drime Ozer qua đời chỉ ba năm sau đó, đệ tử của Ngài – Sotrul Natsok Rangdrol (vị qua đời năm 1935) đã mời Sera Khandro đến sống tại Tu viện của Ngài ở Golok – Tu viện Sera, do đó Bà mang danh hiệu theo địa điểm này.

Sera Khandro du hành khắp Golok cùng với các thị giả, tu sĩ Tubzang và vị ghi chép Tsultrim Dorje. Các giáo lý chính yếu của Bà là những kho tàng của Tổ Dudjom Lingpa và Ngài Drime Ozer cũng như của chính Bà. Bà qua đời tại Riwoche năm bốn mươi tám tuổi. Người ta nói rằng trước khi thân Bà được hỏa thiêu, nó tan thành ánh sáng cho đến khi chỉ còn bằng kích thước thân của một đứa bé bảy tuổi.

Các đệ tử chính yếu của Sera Khandro bao gồm Đức Adzom Drukpa thứ nhất – Pawo Dorje[2] và con trai Gyurme Dorje[3], con gái Chime Wangmo, các con trai của Dudjom Lingpa – Pema Ledrel/Drime Ozer và Dorje Dradul, vị Kathok Chaksa thứ tư – Pema Trinle Gyatso, Palyul Gochen Tulku Jigdral Chokyi Lodro, Riwoche Shabdrung Tulku Tsewang Drakpa, Abo Soge Tulku Natsok Rangdrol và Jikga Tulku từ Tu viện Sera ở Serta, Trakya Lama Sherab Ozer, Tromge Khandro Dawa Dronma, Dzogchen Khenpo Norbu Wangyal, Chatral Rinpoche Sangye Dorje (1913-2015)[4], vua và hoàng hậu của Ling, và Choying Dronma – con gái của Bà.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Sera-Khandro-Kunzang-Dekyong-Wangmo/10083.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Sarah Jacoby là Giáo Sư Trợ Lý (Assistant Professor) về Tôn giáo tại Đại Học Northwestern. Bà ấy nhận bằng tiến sĩ về các nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng tại Đại học Virginia vào năm 2007.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.