Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Drapa Ngonshe (1012-1090)

24/10/20214:21 SA(Xem: 2909)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Drapa Ngonshe (1012-1090)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC DRAPA NGONSHE (1012-1090)
Ron Garry[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Ngài Drapa Ngonshe sinh vào năm Thủy Tý đực (tức năm 1012 Dương lịch) với cha là ông Zhangtag Karwa, người đã đặt tên Ngài là Taktsab. Mẹ Ngài là bà Lhase Shewa Dronma.

Trong năm năm, Ngài làm người chăn cừu và sau đó, xuất gia tại Tu viện Samye với Đức Yamshud Gyalwa O, một đệ tử của Tổ Lume Sherab Tsultrim vĩ đại trong truyền thống Luật Tạng Miền Đông, điều giữ gìn giới luật Biệt Giải Thoát sau sự sụp đổ của vương quốc Tây Tạng và không còn sự bảo trợ hoàng gia với các Tu viện. Danh hiệu thế phát của Ngài là Sherab Gyalwa. Ngài được gọi là “Drapa” bởi Ngài liên hệ gần gũi với thung lũng Dranang và “Ngonshe” bởi Ngài biết (she) A-tỳ-đạt-ma (Ngon).

Sau khi thọ một trao truyền Mật thừa từ Zhangton Chowar (1053-1135) trong lúc đóng vai tròtrụ trì của Gonpa Ripuk, Ngài thuyết phục các tu sĩ Luật Tạng Miền Đông khác chấp nhận thực hành Mật thừa trước sự kinh ngạc của nhiều đồng nghiệpđệ tử, bao gồm Kuton Tsondru Yungdrung (1011-1075), vị trụ trì của Solnak Tangboche và là một đệ tử của Đức Lume Sherab Tsultrim.

Sau đó trong đời, Ngài xả giới và sống như một cư sĩ tại Nemoche ở Lak, nơi Ngài giảng dạy Mật điểnxây dựng bảo tháp. Sau khi chấp nhận nhiều đệ tử từ Yarlung, Ngài nhận được lời mời viếng thăm nơi đó; tại đây, Ngài hạnh ngộ Tổ Padampa Sangye, thọ nhận trao truyền và giáo lý về Zhije Dronma Kor Gu. Sau đấy, Ngài thọ giáo lý Chod từ Kor Nirupa, đệ tử của Bà Machik Labdron. Bản thân Machik Labdron trước kia từng là đệ tử của Ngài về Bát Nhã Ba La Mật. Ở Yarlung, Ngài thiết lập cộng đồng Mật thừa Putang Chenye.

Bên cạnh việc xây dựng chùa chiền và truyền bá các giáo lý Mật thừa mới, Ngài Drapa Ngonshe được cho là đã tìm ra Bốn Mật Điển, các bản văn gốc của truyền thống y học Tây Tạng. Theo truyền thuyết, Ngài phát lộ chúng từ Samye vào năm 1038, nơi mà chúng vốn được cất giấu bởi Đức Vairotsana. Ngài được cho là đã truyền chúng lại cho đệ tử Upa Dargye, vị lại giao phó chúng cho Tsoche Konkyab. Vị này cuối cùng trao chúng cho Yuthok Yonten Gonpo và chúng tạo thành nền tảng cho y học Tây Tạng ngày nay.

Năm bảy mươi tuổi, vào năm 1081, Ngài Drapa Ngonshe thành lập Tu viện Dratang ở Dranang, điều mà Ngài vẫn đang xây dựng khi qua đời vào năm bảy mươi chín tuổi.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Drapa-Ngonshe/7114.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Ron Garry có bằng tiến sĩ về Phật giáo Tây Tạngthạc sĩ về tâm lý trị liệu tổng hợp.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.