Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara (Bài Giảng 3: Tara – Mẹ Của Tất Thảy)

05/11/20212:22 SA(Xem: 5203)
Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara (Bài Giảng 3: Tara – Mẹ Của Tất Thảy)
LỜI TÁN THÁN HAI MƯƠI MỐT CỨU ĐỘ MẪU TARA
Bài Giảng 3: Tara – Mẹ Của Tất Thảy
Khenpo Sodargye Rinpoche giảng | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Tôi hy vọng rằng trong tương lai, mỗi đạo hữu sẽ hoằng dương thực hành Cứu Độ Mẫu Tara bởi không có sự truyền bá này, lợi lạc và sự gia trì mạnh mẽ của thực hành sẽ chẳng bao giờ trở nên phổ biến.

 

GIẢI THOÁT TÙY THUỘC VÀO CHÍNH BẠN, VÌ THẾ, HÃY NỖ LỰC

Hãy cùng nhau tiếp tục sự nghiên cứu của chúng ta về Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara. Trong Phật giáo Tây Tạng, không những mỗi trường phái và mỗi truyền thống đều thường tụng đọc lời cầu nguyện này, mà điều này còn đúng với vô số người khi tiến hành các hoạt động thường nhật của họ. Điều đó là bởi có nhiều trường hợp về tính hữu hiệu trong việc tiêu trừ tám sợ hãi lớn, tức nỗi sợ chết đuối hay nước, nỗi sợ kẻ trộm, sư tử, rắn, lửa, tinh linh hay ma quỷ ăn thịt, giam cầm hay tù đầy và nỗi sợ voi. [Thực hành] này cũng hiệu quả như vậy trong việc tiêu trừ mười sáu sợ hãi nhỏ, tức là nỗi sợ về kẻ thù, sư tử, voi, lửa, rắn, kẻ cướp hay trộm, tù ngục hay giam cầm, sóng biển, ma quỷ và kẻ ăn thịt, bệnh phong, nỗi sợ tổn hại gây ra bởi Càn Thát Bà (những sứ giả của Đế Thích), cũng như nỗi sợ nghèo đói, tách biệt khỏi bạn bè hay người thân, sự trừng phạt từ đức vua, mưa thiên thạch và nỗi sợ về bất hạnh hay thất bại. Tất cả những nỗi sợ này có thể được tiêu trừ bằng cách nương tựa sự gia trì nhanh đáp ứng của Cứu Độ Mẫu Tara. Do đó, tôi nghĩ rằng từ nay trở đi, không nghi ngờ gì, chúng ta cần truyền bá các thực hành Cứu Độ Mẫu Tara ở Trung Quốc đại lục cũng như mọi nơi khác.

Sự gia trì của chư Phật và Bồ Tát thật chẳng thể nghĩ bàn, giống như cách mà một loại thuốc hữu hiệu có sức mạnh lạ kỳ để đem đến sự chữa lành và phép thần thôngsức mạnh chẳng thể tin được để hiển bày những điều diệu kỳ. Trên thế giới này, có nhiều sức mạnh chẳng thể nghĩ bàn. Đa số các bạn là Phật tử; vì thế, hiển nhiên là các bạn phải có niềm tin với những phẩm tính của trí, bi và dũng mà chư Phật và Bồ Tát hiển bày. Hơn thế nữa, bởi các bạn có niềm tin, các bạn cần cầu nguyện đến chư vị thường xuyên, bởi việc người ta có thọ nhận được gia trì hay không thì liên quan rất nhiều đến lòng sùng mộ và nỗ lực thực hành của họ. Nếu họ ít hay không mong mỏi sự gia trì và kết quả là, chẳng bao giờ cầu nguyện đến chư Phật và Bồ Tát, hay không bao giờ tụng đọc các kinh văn, thì bất chấp sự thật rằng những vị tôn quý này sở hữu các sức mạnh, công đứcgia trì phi phàm, họ sẽ không nhận được lợi lạc từ năng lực phi phàm của chư vị.

Việc người ta có trở thành một hành giả tốt hay không thì phụ thuộc vào chính bản thân họ. Như Đức Phật đã nói: “Ta đã chỉ ra cho các con những phương pháp dẫn đến giải thoát, nhưng bởi giải thoát phụ thuộc vào các con, [các con cần] nỗ lực”. Chắc chắn, để đạt giải thoát, chúng ta cần nương tựa những chỉ dẫn của chư đạo sư tâm linh. Trong các giai đoạn ban đầu, sự dẫn dắt từ chư đạo sư tâm linhhoàn toàn cần thiết. Điều đấy giống như học cách lái ô tô. Đầu tiên, bạn cần nhận chỉ dẫn từ những người lái xe giàu kinh nghiệm. Sau đấy, việc bạn có trở thành người lái xe giỏi hay không thì phụ thuộc vào sự nỗ lực và tập luyện của chính bạn. Khá giống như vậy, khi chúng ta mới bắt đầu hành trình tâm linh, không có sự dẫn dắt của chư đạo sư tâm linh, chúng ta chẳng thể biết cách đúng đắn để thực hành. Hãy lấy thực hành Cứu Độ Mẫu Tara làm ví dụ. Dẫu cho nhiều người có thể từng thấy những bức hình Cứu Độ Mẫu Tara, nhiều khả năng là họ lại không có được cơ hội học hỏi xem thực hành Cứu Độ Mẫu Tara thực sự ra sao. Nhờ cùng nhau nghiên cứu Lời Tán Thán này, nhiều người các bạn sẽ biết được ý nghĩa sâu xa cũng như nhận được vài sự hướng dẫn về cách thực hành Cứu Độ Mẫu Tara. Sau đấy, việc bạn có nhận được sự gia trì của Cứu Độ Mẫu Tara hay không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực của bản thân bạn.

Tôi hy vọng rằng trong tương lai, mỗi đạo hữu sẽ hoằng dương thực hành Cứu Độ Mẫu Tara bởi không có sự truyền bá này, lợi lạc và sự gia trì mạnh mẽ của thực hành sẽ chẳng bao giờ trở nên phổ biến. Điều tương tự đúng với bất kỳ loại thuốc lợi lạc nào trên thế giới. Không được quảng báthúc đẩy, không nhiều người biết được công dụng và những khả năng chữa lành diệu kỳ của chúng, nhưng trước khi bạn chia sẻ thực hành với người khác, bạn phải tự mình thực hành. Nếu không, chưa trải nghiệm sự gia trì của Cứu Độ Mẫu Tara, chắc chắn sẽ thật khó khăn để giảng dạy thực hành cho người khác. Hôm qua, tôi đã nghe nhóm nữ tụng Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara bằng tiếng Trung và tôi phải nói rằng họ đã tụng rất tốt. Hôm nay đến lượt nhóm nam. Không chắc họ sẽ tiến hành ra sao. Trước buổi học hôm qua, tôi đã thấy một nhóm các học trò nam chuẩn bị cho buổi tụng hôm nay; nhưng trước buổi học hôm nay, khi nhìn lướt qua, tôi lại chẳng thấy ai đang chuẩn bị. Có lẽ hôm nay, khi họ tiến hành sau đây, họ sẽ làm tốt hơn. Bất kể kết quả ra sao, giống như đêm qua tôi đã làm cho nhóm nữ, tôi sẽ, như thường lệ, tung gạo và tụng Đà-ra-ni Tinh Túy Duyên Khởi để ban gia trì cho các bạn và tôi hy vọng rằng nhờ đó và nhờ sức mạnh của sự khởi lên phụ thuộc, Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara sẽ lan tỏa rộng rãi hơn trên khắp Trung Quốc đại lục. Cùng lúc, mỗi người các bạn cũng cần quán chiếu cách mà các bạn sẽ, trong tương lai, truyền bá Lời Tán Thán này, cũng như những lời được gia trì khác của chư Phật và Bồ Tát, bởi sự hoằng dương Phật Pháp sẽ chỉ thành công với nỗ lực tập thể của nhiều người, thay vì nương tựa sức lực của bất kỳ một vị thầy hay hành giả nào.

Trong lịch sử lâu đời của Tây Tạng, Cứu Độ Mẫu Tara đã bám rễ sâu sắc trong tâm trí của mọi người, đến mức mà ngày nay, hầu hết đều cầu nguyện đến Bà và tụng Chân ngôn của Bà. Tôi thường băn khoăn tại sao, trong thời hiện đại này, Phật Pháp vẫn được giữ gìn tốt ở vùng Tây Tạng. Phật Pháp, như một phương thuốc tinh thần, thực sự là điều mà nhân loại cần nhất. Trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, những thứ vật chất như đồ ăn và nhu yếu phẩm không còn thiếu thốn với đa số mọi người. Vậy thì điều gì mà con người hiện nay đang thiếu nhất? Câu trả lờithức ăn tâm linh. Như các bạn có thể thấy, nhiều người với trình độ giáo dục cao yêu thích văn hóa Tây Tạngmong mỏi một ngày nào đó được viếng thăm vùng Tây Tạng. Họ chắc hẳn phải có lý do rất tốt đẹp cho mong ước đó, nhưng, chúng ta cũng có thể hỏi, đấy là gì? Một số người nói rằng họ bị thu hút bởi bầu trời xanh, mây trắng và đồng cỏ xanh mướt bao la của vùng Tây Tạng. Nhưng quang cảnh thiên nhiên này không phải là độc nhất với Tây Tạngphong cảnh tương tự có thể được thấy ở nhiều nơi khác. Thực ra, sức thu hút căn bản của Tây Tạng với thế giới bên ngoài nằm ở tinh thần Phật giáo, và cụ thể hơn, tinh túy của Bồ đề tâm vị tha, thứ vẫn duy trì nguyên vẹn ở đó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chừng nào tinh thần Phật giáo còn được giữ gìn vững chắc trên cao nguyên Tây Tạng, dân chúng ở đó sẽ tiếp tục giản dị và thanh tịnh, với ít tham, sân hay si trong tâm và họ sẽ tiếp tục tận hưởng không khí bao hàm, tự dobình đẳng mà họ vốn đã quen thuộc. Nhưng nếu tinh túy của Phật Pháp biến mất khỏi vùng Tây Tạng, người Tạng sẽ trở nên bất ổn như người dân ở các thành phố lớn. Bất kể người ta là người Tạng, người Hán hay từ đâu khác, là người phàm, họ đều có thể dễ dàng bị tóm gọn trong những cơn sóng tham, sân và si, thứ sẽ khiến họ liên tục trải qua khổ đau. Vì thế, nếu họ đánh mất sự hỗ trợ của Phật Pháp, người Tây Tạng và những người khác cũng sẽ đều chịu đau đớn của sự túng thiếu về tâm linhvật chất.

Quay về thời Phật giáo còn thịnh hànhẤn Độ, bản tính trọng yếu của Phật giáo được giữ gìn cẩn thận tại Tu viện Nalanda và các thánh địa khác. Nhờ đó, học giả từ khắp nơi trên thế giới, chẳng hạn Pháp Sư Trung Quốc nổi tiếng Huyền TrangPháp Sư Pháp Hiển của triều Đường, đều muốn du hành đến những nơi này để nghiên cứu và đem trở về quê hương nhiều kinh văn quan trọng. Sau khi trở về quê nhà, chư vị đã có thể làm lợi lạc nhiều người. Vào thời hiện đại, điều này vẫn tiếp tục đúng với nhiều tu sĩhành giả cư sĩ, những vị tìm cách đạt được sự sáng suốthiểu biết về thực hànhhọc thuật Phật giáo. Họ nghiên cứuthực hành Phật giáo Đại thừa, để họ sau đấy có thể ảnh hưởng và làm lợi lạc những người xung quanh. Với những người các bạn đã đến đây nghiên cứu, đừng cô lập bản thân khỏi xã hội hay cố giống như cây thông đứng một mình trên đỉnh đồi. Bởi mỗi một người các bạn đều có gia đình, họ hàng, bạn bè và đồng nghiệp, khi các bạn đã đạt được trí tuệ vị tha, chắc chắn là các bạn sẽ đem đến sự khai trí và ánh sáng đến cho người mà bạn tiếp xúc. Bất kể bạn ở đâu, bạn sẽ chiếu tỏa ánh sáng đại bi và bởi điều này, bạn sẽ làm lợi những người xung quanh. Theo cách này, sẽ không quá khó để tạo ra tác động tích cực đến thế giới. Vì vậy, tôi hy vọng mỗi người đều có thể sùng kính nghiên cứu Giáo Phápphát nguyện chân thành về việc làm lợi lạc chúng sinh khác.

Bây giờ, quay về Lời Tán Thán. Mặc dù nó dường như khá đơn giản và chỉ gồm hai mươi mốt đoạn kệ, hãy biết rằng ý nghĩa thực sự khá sâu xa. Thực sự, trong nhiều Terma và nghi quỹ, có thể tìm thấy nhiều quyển về các thực hành Cứu Độ Mẫu Tara. Vì thế, đừng nghĩ rằng các thực hành Tara thật đơn giản. Về Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara, tôi chỉ đang giải thích ý nghĩa bên ngoài bằng cách trao cho các bạn một sự giải thích thiên về nghĩa đen. Thực sự, mỗi đoạn kệ có thể được giảng giải từ tri kiến của giai đoạn phát triển, giai đoạn hoàn thiện và Đại Viên Mãn. Nếu chúng ta giải thích Lời Tán Thán theo những giáo lý Đại Viên Mãn, mỗi đoạn kệ có thể được giải mã riêng biệt bằng cách lấy tri kiến của Tâm, Hư KhôngChỉ Dẫn Cốt Tủy, ba kiểu trong Đại Viên Mãn. Nếu tôi ban giải thích mở rộng về mỗi đoạn theo giáo lý của mỗi thừa, sẽ có quá nhiều đến mức chẳng thể bao hàm hết. Hãy thấy thực hành Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara làm ví dụ. Nếu chúng ta thực hành theo bốn hoạt độngtức tai, tăng ích, kính áiđiều phục, sẽ có nhiều nghi thứcthực hành đi kèm. Trong các nghi thức này, sự trì tụng Chân ngôn của mỗi vị Cứu Độ Mẫu Tara được hòa nhập với bốn hoạt động. Hoàn thành những điều này sẽ đòi hỏi nhiều bước quán tưởng phức tạp. Bởi đây là lần đầu tiên tôi ban giáo lý về Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara cho các bạn, tôi sẽ chỉ ban một sự giải thích đơn giản cùng với nhiều câu chuyện để minh họa cho chủ đề căn bản. Tôi biết nhiều người các bạn thích những câu chuyện và có lẽ 70% thiên về các câu chuyện. Sao tôi lại nói vậy? Tôi không có bất kỳ bình luận tiêu cực nào, nhưng mỗi lần tôi kể chuyện, các bạn dường như thấy cuốn hút hơn; thế nhưng khi tôi nhắc đến các khía cạnh phức tạp hay trừu tượng hơn, các bạn dường như lập tức trở nên buồn ngủ hay thờ ơ. Vì thế, tôi nghĩ rằng bởi đa số các bạn yêu thích những câu chuyện, tôi sẽ giới thiệu Lời Tán Thán bằng cách sử dụng lối tiếp cận đơn giản này. Nếu có thể, trong tương lai, tôi sẽ dịch thêm nhiều thực hành về Cứu Độ Mẫu Tara cùng với những giải thích về cấp độ sâu xa hơn, điều sẽ bao gồm cả việc sử dụng đến các giáo lý cốt tủy của Kim Cương thừa. Trong chuỗi bài giảng này, mặc dù chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu nghĩa đen của Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara, chúng ta vẫn có thể nhận được nhiều cảm hứng.

DROMA SHYENKYI MITUPMA – TARA BẤT BẠI TRONG VIỆC NGHIỀN NÁT KẺ ĐỊCH

Hôm nay, hãy tiếp tục từ chỗ mà chúng ta dừng lại hôm trước, tức là 2.1.1) Lời Tán Thán Các Khía Cạnh Thân An Bình, mà trong đó có sáu phần. Bởi chúng ta đã hoàn thành năm phần trong số đó trong hai bài giảng trước, bây giờ, hãy chuyển sang f) Lời Tán Thán Nghiền Nát Yantra Của Kẻ Địch

f) Lời Tán Thán Nghiền Nát Yantra Của Kẻ Địch

Đỉnh lễ Ngài, vị với Trat cũng như Phat

Nghiền nát Yantra của kẻ thù thành bụi.

Chân phải co lại còn chân trái duỗi ra,

Ngời sáng, Ngài dẫm lên lửa cháy dữ dội.

Đây là Tara Aparadhrsya hay Drolma Shyenkyi Mitupma trong Tạng ngữ, vị Cứu Độ Mẫu bất bại trong việc nghiền nát kẻ thù. Ở đây, Cứu Độ Mẫu Tara được tán thán về sức mạnh chẳng thể đánh bại của Bà trong việc phá hủy mọi kẻ đối địch. Dù chúng là kẻ thù, ma quỷ, các hoàn cảnh bất lợi hay chướng ngại, nhờ lòng bi mẫnsức mạnh của Cứu Độ Mẫu Tara, tất cả đều có thể bị điều phục. Thân của vị Tara này màu xanh dương sậm và tư thế tay phải của Bà giống với các vị Tara trước đó mà chúng ta đã thảo luận, tức là, tay phải của Bà trong ấn thắng thí, trong khi tay trái cầm hoa Utpala mà trên đó có thanh kiếm có thể cắt đứt gốc rễ của vô minhtà kiến. Mặc dù Bà thường được vẽ trong hình tướng an bình, để phá hủy kẻ thù cũng như mọi hoàn cảnh thù địch chẳng hạn cơn dông mưa đá, chiến tranh, dịch bệnh, v.v. Bà hiển bày trong hình tướng hơi phẫn nộ, bởi Bà ngồi giữa lửa cháy dữ dội, thứ biểu tượng cho sức mạnh tiêu diệt mọi điều xấu. Với chân phải co vào trong và chân trái duỗi ra ngoài, Bà dẫm lên tất cả kẻ thù.

Nhìn chung, chúng ta có thể nói rằng để điều phục các hữu tình chúng sinh khác nhau, những phương pháp của Cứu Độ Mẫu Tara khác biệt. Khi làm việc với những chúng sinh vô minh hòa nhã, Cứu Độ Mẫu Tara điều phục theo kiểu bi mẫn. Với chúng sinh ác độcngang bướng, những kẻ khó điều phục, Bà hiển bày một hình tướng phẫn nộ và hung dữ như Tara Aparadhrsya. Về khẩu, Tara Aparadhrsya thốt ra TRAT và PHAT để phá hủy tất cả Yantra hay đồ hình mê lầmkẻ thù của Bà hiển bày. Tức là, vị Tara này nghiền nát mọi công cụ mà kẻ thù của Bà triệu đến trong nỗ lực khiến hữu tình chúng sinh lầm lạc. TRAT thực sự là một Chân ngôn được dùng để tịnh hóa và nhổ tận gốc luân hồi trong khi PHAT là Chân ngôn hữu ích để đạt được Niết Bàn an bình. Nói cách khác, TRAT biểu tượng cho bản tính của lòng bi mẫnđiều kiện và PHAT đại diện cho bản tính của trí tuệ không bám chấp. Vì thế, “với Trat cũng như Phat” biểu tượng cho sự hợp nhất hoàn hảo của trí tuệ và lòng bi, điều tạo ra sức mạnh ghê gớm, nhờ đó, chẳng có gì không thể bị chinh phục. Tức là, vị Tara này có thể vượt qua mọi nghịch cảnhchướng ngại. Trong một số thực hành Tara, chúng ta quán tưởng Cứu Độ Mẫu Tara tỏa ra hai chủng tự gốc, thứ có sức mạnh xua tan tất cả hành động xấu xa của kẻ thù.

Khi chúng ta gặp phải những hoàn cảnh không thuận lợi hay chướng ngại khủng khiếp, quán tưởng Cứu Độ Mẫu Tara là cách thức hữu hiệu để đối diện với chúng. Nếu bạn có thể quán tưởng tất cả các hình tướng của Cứu Độ Mẫu Tara, thế là tốt nhất; nhưng nếu không thể, bạn có thể chỉ quán tưởng một vị trong số đó, chẳng hạn Lục Độ Mẫu hay Tara Aparadhrsya. Sau đấy, mọi chướng ngại bên ngoài, bao gồm cả nghịch cảnhchúng ta gặp phải trong đời sống hằng ngày, đều có thể bị tiêu trừ. Xưa kia, ở Ấn Độ, có năm trăm tu sĩ tham gia thực hành tâm linh trong rừng. Lần nọ, họ bị những tinh linh xấu xa bao vây. Khi những tinh linh này bắt đầu gây rắc rối, nhiều tu sĩ bắt đầu hành xử điên cuồng và nói năng vô nghĩa. Khi ấy, một Tỳ Kheo già nhớ về điều gì đó mà thầy ấy đã được đạo sư dạy cho. Đó là nếu thầy gặp phải những hoàn cảnh thù địch hay khổ đau, thầy cần lập tức bắt đầu tham gia vào thực hành Cứu Độ Mẫu Tara. Vì thế, thầy ấy lập tức bắt đầu thực hành theo [chỉ dẫn] cốt tủy của đạo sư. Thầy đã thành tâm cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara, vị sau đấy xuất hiện trước thầy như thể trong trạng thái mộng và trao cho thầy chỉ dẫn về việc treo những bức hình Cứu Độ Mẫu Tara khắp nơi, trong khắp khu rừng. Khi các ma quỷ thấy rằng toàn bộ khu rừng đều đầy những bức hình Cứu Độ Mẫu Tara này, chúng không còn có thể gây ra bất kỳ nguy hiểm nào cho các tu sĩ đang thực hành[1].

Ở vùng Tây Tạng, có nhiều câu chuyện về sự đáp lại nhanh, trực tiếp của Cứu Độ Mẫu Tara. Tôi không biết các bạn đã từng viếng thăm Chùa Jokhang ở Lhasa hay chưa, nhưng từng có một bức tranh tường Cứu Độ Mẫu Tara cực kỳ đẹp ở đó, nơi mà nhiều đạo sư vĩ đại từng đặt lá vàng trên hình Bà và dâng cúng dường lớn lao đến Bà. Người ta ghi chép lại rằng khi họ trì tụng và cầu nguyện đến Bà, nhiều dấu hiệu cát tường đã xuất hiện. Trong một số miêu tả lịch sử có ghi lại rằng lần nọ, khi Đức Chogyal Phagpa viếng thăm Chùa Jokhang, Ngài cúng dường bức tranh Cứu Độ Mẫu Tara này một [chiếc khăn] Khata. Khi Ngài đang đặt Khata trên sàn nhà bên dưới bức hình của Bà, Ngài rõ ràng nghe được Cứu Độ Mẫu Tara nói, hướng dẫn Ngài rằng, “Con cần để Khata ở phía trên này, thay vì trên mặt đất”. Vài người các bạn có thể nghi ngờ về tính xác thực của những câu chuyện này, nhưng chúng đều đến từ những ghi chép lịch sử đáng tin cậy. Nếu chúng ta không công nhận những ghi chép lịch sử như vậy thì chẳng khác gì chúng ta đang phủ định tính xác thực của các ghi chép lịch sử về lịch sử Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác. Dù đó là bài học đang diễn ra lúc này hay điều gì đó chúng ta từng làm, hành động theo hay nói về trước kia, chúng đều sẽ trở thành một phần của lịch sử chung, chẳng sớm thì muộn. Khi ấy, sẽ thật vô lý nếu ai đó lại bác bỏ những sự kiện đã diễn ra này. Một vài người các bạn cũng có thể cho rằng những câu chuyện này lỗi thời và băn khoăn liệu những điều diệu kỳ như vậy có còn xảy ra trong thời hiện đại này. Một số thậm chí băn khoăn liệu thực hành Tara có lỗi thời hay liệu giờ đây, Bà có còn đáp lại nhanh như trong quá khứ. Đấy không bao giờ nên là câu hỏi mà bạn hỏi bản thân. Ở Trung Quốc đại lục, không có nhiều câu chuyện về Cứu Độ Mẫu Tara, nhưng ở những nơi như Đài Loan, bởi các thực hành Cứu Độ Mẫu Tara được truyền bá sớm hơn nhiều, nhờ nỗ lực của nhiều đạo sư Tây Tạng, có nhiều người thích tham gia vào thực hành Tara và những câu chuyện hiện đại về sự tuyệt vời và các lợi lạc của thực hành Cứu Độ Mẫu Tara có thể thường được nghe thấy. Có những trường hợp về người trẻ tuổi vượt qua thời kỳ đổ vỡ khó khăn sau khi tụng những lời cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara. Cũng có những trường hợp về các thương nhân tìm được con đường tốt hơn nhờ nương tựa vào sự gia trì của Cứu Độ Mẫu Tara sau khi nhà máy của họ bị buộc phải đóng cửa. Có nhiều câu chuyện như vậy và có nhiều kết quả thành công đến mức rõ ràng là chúng không phải chỉ là những câu chuyện trống rỗng hay hoang đường.

Vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng khi gặp phải những nghịch duyênrắc rối nhất định trong sự hành trì hay khi có những tình thế gập ghềnh trong sự nghiệp hoặc đời sống cá nhân, cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara chắc chắn là cách thức nhanh chóng và thuận lợi nhất để thọ nhận sự gia trì của Bà. Điều này có lẽ xa lạ với một số người các bạn bởi trước khi thọ giáo lý này, các bạn chẳng biết gì mấy về Cứu Độ Mẫu Tara và các phẩm tính của Bà. Tuy nhiên, bởi bây giờ các bạn đã tìm hiểu về sức mạnh của Bà, các bạn cần phát khởi sự xác quyết mạnh mẽ với Bà và với sự xác quyết đó, các bạn có thể cầu khẩn đến Bà. Tôi hy vọng rằng trong tương lai, tất cả các đạo hữu có thể cố gắng thực hành Cứu Độ Mẫu Tara khi họ gặp phải những hoàn cảnh khác nhau trong đời.

PHẬT GIÁO: HƯỚNG VỀ CHÚNG SINH KHÁC HAY HƯỚNG VỀ BẢN THÂN?

Hôm qua, khi chúng ta đang tụng Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara, tâm tôi ngập tràn sự xác quyết chân thành và những giọt nước mắt tín tâm chẳng thể ngừng chảy. Một mặt, tôi khóc bởi tôi cảm thấy hơi buồn rằng dẫu cho tôi có nhận thức sùng mộ mạnh mẽ với Cứu Độ Mẫu Tara và vẫn luôn cầu nguyện đến Bà kể từ khi còn nhỏ, ngoài việc ngắm nhìn những bức Thangka và tôn tượng, tôi vẫn chưa trực tiếp diện kiến Bà. Nhưng chủ yếu tôi cảm thấy thương tiếc bởi trong luân hồi này, rất nhiều chúng sinh đang trải qua khổ đau ghê gớm và tôi thực sự mong rằng Cứu Độ Mẫu Tara sẽ ban gia trìtiêu trừ tất cả khổ đau của họ. Thực sự, tất cả các bạn ở đây rất may mắn. Các bạn có thân thể khỏe mạnh và tận hưởng đủ đồ ăn, y phục và nhu yếu phẩm căn bản của cuộc sống. Dĩ nhiên, không phải tất cả đều hài lòng trong tâm. Mỗi người các bạn có những phiền nãovấn đề của riêng mình. Bất kể những vấn đề này là gì, nhìn chung, hoàn cảnh của mọi người ở đây tương đối tốt. Trong tất cả các nhóm khác nhau trong xã hội này, có nhiều cá nhân đang đau khổ. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn viếng thăm bất kỳ bệnh viện nào; bất kể bạn vào khoa nào, bạn sẽ thấy rất nhiều người đang đau khổ. Ví dụ, nếu bạn đến một phòng khám mắt, bạn sẽ thấy như thể tất cả đều đang gặp phải các vấn đề về mắt. Nếu bạn đến phòng khám về chỉnh hình, dường như mọi người đều có vấn đề về xương. Mỗi khoa của một bệnh viện đều đầy những bệnh nhân đau khổ. Vì thế, khi cầu nguyện, chúng ta cần cầu nguyện thay cho tất cả hữu tình chúng sinh.

Về giáo lý Phật giáo, ai đó có thể hỏi rằng, “Phật giáo về cơ bản quan tâm đến lợi ích của chúng sinh khác hay của bản thân? Chúng ta cần hiểu rằng Phật giáo vừa hướng về chúng sinh khác vừa hướng về bản thân. Nhưng về cách thức mà điều này được diễn tả trong cá nhân mỗi Phật tử, có một số khác biệt. Những hành giả thượng căn hoàn toàn vị tha và không chú ý đến bản thân; hành giả trung căn hướng đến làm lợi lạc cả chúng sinh khác và bản thân họ trong khi hành giả sơ căn chỉ quan tâm đến sự giải thoát cá nhân khỏi luân hồi. Nói cách khác, tinh thần rốt ráo của Phật giáovị tha, nhưng về mức độ mà mỗi hành giả áp dụng, điều đó phụ thuộc vào độ sâu sắc của sự hành trì tâm linh của bản thân họ. Vì thế, khi cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara, chúng ta cần cố gắng nhắc nhở bản thân rằng tất cả xung quanh chúng ta, ở những nơi mà chúng tathể không thấy hay nghe được, vô số chúng sinh đang đau khổ và chịu đau đớn chẳng thể chịu đựng; họ chìm trong buồn bã và liên tục than khóc. Chúng ta cần cầu nguyện vì họ để họ được giải thoát nhờ sự gia trì nhanh chóng và mạnh mẽ của Cứu Độ Mẫu Tara và như thế, đạt giải thoát. Sự thành tựu giải thoát không đến một cách bất ngờ. Với một số chúng sinh, nhờ những lời cầu nguyện của vị khác vì họ, khổ đau của họ có thể được xoa dịugiải thoátthể đạt được. Với những vị khác, khi nhân và duyên tốt lành hội tụ, họ sẽ, nhờ sức mạnh những lời cầu nguyện của bản thân, đạt giải thoát. Vì thế, có nhiều tình hìnhhoàn cảnh cá nhân khác nhau. Bất kể là gì, chúng ta cần cố gắng cầu nguyện vì sự an lành của mọi chúng sinh. Đây là điều vô cùng quan trọng.

Bây giờ, chúng ta sẽ nói về hình tướng của Cứu Độ Mẫu Tara giữa lửa dữ dội. Khi cầu nguyện, chúng ta cần quán tưởng hình tướng của Cứu Độ Mẫu Tara được lửa rực rỡ bao quanh. Về sự quán tưởng trong thực hành, điều này đòi hỏi chỉ dẫn và sự hướng dẫn. Có câu chuyện về một hành giả nhập thất, người đã quán tưởng vị Tôn phẫn nộ mà không biết chính xác cách thức hay lý do. Khi ông ấy thấy lửa bao quanh những vị Tôn phẫn nộ này, ông ấy xem đó là một dấu hiệu rằng có lẽ cũng tốt nếu bản thân thiền định như vậy. Khi ông ấy thực hành, căn phòng nhập thất bén lửa bởi một lý do không liên quan nào đó khác. Ban đầu, ông ấy nghĩ lửa chỉ là một kinh nghiệm thiền định, điều đến từ sự quán tưởng thành công; vì thế, ông ấy duy trì trong tư thế thiền địnhchịu đựng sức nóng ngày càng tăng. Khi trở nên ngày càng nóng hơn, ông ấy băn khoăn, “Liệu có phải là tôi thực sự bị lửa bao quanh?”. Khi rời khỏi trạng thái an trụ và nhìn quanh, ông ấy thấy rằng Tu viện thực sự bị cháy và do đó, sững sờ, ông ấy đứng bật dậy và bỏ chạy. Theo một số giáo lý Mật thừa ở cấp độ cao hơn, người ta cần quán tưởng bản thân là vị Tôn. Lần này, trong sự nghiên cứu của chúng ta về Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara, chúng ta chỉ sử dụng một phương pháp quán tưởng đơn giản, điều tương tự với phương pháp quán tưởng của Kriya hay Charya Tantra, các truyền thống Mật thừa ở mức độ căn bản hơn. Sử dụng cách tiếp cận này, chúng ta sẽ quán tưởng Cứu Độ Mẫu Tara, vị Phật mẫu vô cùng bi mẫn, ngồi phía trước chúng tacầu nguyệngia trì để tất cả chướng ngại có thể được tiêu trừ. Nhờ thực hành theo cách này, chúng ta không cần phải quán tưởng bản thânCứu Độ Mẫu Tara, bởi chúng ta vẫn chưa đến mức độ ấy.

DROLMA SHYEN MIGYALWA – TARA BẢO VỆ KHỎI SỢ HÃILO ÂU

Tiếp theo, 2.1.2) Lời Tán Thán Khía Cạnh Thân Phẫn Nộ. Điều này được chia thành bảy phần; đầu tiên trong số đó là a) Lời Tán Thán Phá Hủy Kẻ ThùMa Quỷ.

a) Lời Tán Thán Phá Hủy Kẻ ThùMa Quỷ

Đỉnh lễ Ture, Mẹ không chút sợ hãi,

Đấng phá hủy những ma quỷ mạnh mẽ nhất.

Khuôn mặt hoa sen đang cau mày giận dữ,

Ngài tiêu diệt tất cả kẻ thù không sót.

[Đỉnh lễ Ture, Mẹ không chút sợ hãi,

Đấng phá hủy những ma quỷ mạnh mẽ nhất.

Cau mày giận dữ trên khuôn mặt hoa sen,

Ngài tiêu diệt tất cả kẻ thù không sót.]

Đây là Tara Aparajita hay Drolma Shyen Migyalwa trong Tạng ngữ, vị Tara cứu chúng sinh khỏi những khiếp sợ ghê gớm. Bà màu đỏ với một chày kim cương cháy rực, thứ có thể phá hủy tất cả ma quỷ ác độc, là pháp khí. Khi hiền hòa, khuôn mặt Bà đẹp đẽ như bông sen, nhưng khi gặp phải những chúng sinh khó trị nhất định, Bà cau mày, với lông mày và trán nhăn lại, cho thấy vẻ phẫn nộ. Nhờ sức mạnh và sự gia trì của Bà, mọi kẻ thù bị tiêu diệt và mọi kiểu sợ hãi bị tiêu trừ. Trong cuộc đời, chúng ta đều gặp phải những kiểu sợ hãi khác nhau: sợ hãi đến từ tâm bên trong và sợ hãi đến từ những thứ bên ngoài như ma quỷ, kẻ thù, không duy trì được một sinh kế và tương tự. Ví dụ, một thương nhân có thể lo sợ mất tiền trong kinh doanh, “Tôi có đang làm tốt không? Liệu tôi có mất lợi nhuận?” trong khi người làm công thì quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của họ. Bất kể trong trường hợp riêng biệt nào, nhờ sức mạnh lớn lao của Cứu Độ Mẫu Tara, kẻ thùma quỷ đều có thể bị tiêu diệt và mọi lo lắng có thể được loại bỏ.

“Tiêu diệt” ở đây không có nghĩa là làm hại chúng sinh hay giết chết họ. Thay vào đó, nó nghĩa là giải thoát họ. Trong bối cảnh của Phật giáo, những cách diễn đạt như “phá hủy”, “điều phục”, “trục xuất”, v.v. là phương tiện thiện xảo được dùng để làm lợi lạcgiải thoát chúng sinh. Các phương tiện phẫn nộ, chẳng hạn điều phục hay phá hủy, khi chúng được sử dụng bởi Phật giáo, thì khác với cách thức mà những thuật ngữ này được dùng khi nói về hành vi của con người bình phàm. Người phàm sử dụng những kiểu hành vi này vì lợi ích của bản thân họ, tức là họ giết kẻ thùxua đuổi những kẻ mà họ cho là đe dọa lợi ích của họ. Những giá trị như vậy có thể được thể hiện trong việc làm chính sách ở nhiều quốc gia. Thực sự thì, ý định hay các hành động làm hại chúng sinh không bao giờ xuất hiện trong Phật giáo. Có thể dường như Cứu Độ Mẫu Tara sử dụng sức mạnh của Bà để xua đuổitiêu diệt tất cả ma vương và những kẻ đối địch như vậy, nhưng thực sự, nhờ sức mạnh của năng lực phi phàm của Cứu Độ Mẫu, Bà dùng những phương pháp có vẻ dữ tợn này để phóng thích và giải thoát những chúng sinh này. Chúng ta phải nhận thức được điểm này. Bề ngoài, có những phương pháp điều phục hay trục xuất trong Phật giáo Mật tông, điều cũng có thể được thấy trong Phật giáo Hiển tông. Thực sự, các phương pháp này là phương tiện thiện xảo được dùng dưới sự dẫn dắt của lòng bi mẫn, điều hiệu quả để loại bỏ các hành động bất thiện.

Do đó, nhờ sự hỗ trợ của Cứu Độ Mẫu Tara, các thế lực thù địch và kẻ gây chướng có thể bị loại bỏ. Tôi không biết liệu các bạn đã từng nghe về câu chuyện nổi tiếng của Tây Tạng về vị Tara một chân, nhưng đây là câu chuyện nổi tiếng ở vùng Tây Tạng đến mức hầu hết mọi người đều có thể kể một phiên bản. Rất lâu trước kia, trong một thị trấn nhỏ ở vùng Tây Tạng, có một người phụ nữmôn đồ sùng kính của Cứu Độ Mẫu Tara. Gần thị trấn có cây cầu được biết đến là bị nhiều phi nhân, ma quỷtinh linh xấu chiếm giữ, những kẻ thường xuyên làm hại những vị đến gần. Các bạn có lẽ cũng biết những nơi kỳ lạ như vậy, bởi người ta biết rằng có những nơi bị phiền nhiễu bởi các thế lực ma quỷ, kẻ thích gây ra vấn đề cho những vị cả gan đến gần, trong khi những nơi khác thì an bình và chẳng có phiền nhiễu như vậy. Bây giờ, với cây cầu đặc biệt này, bất kỳ ai đi qua gần như chắc chắn sẽ gặp phải kiểu rắc rối nào đó. Ngày nọ, các tinh linh của cây cầu đến nhà của người phụ nữ này và chồng bà ấy và chơi xỏ khiến cặp vợ chồng cãi cọ. Trong cơn giận dỗi, người phụ nữ quyết định rời nhà ngay trong đêm. Khi rời đi, bà ấy nhận ra rằng bà sẽ phải đi qua cây cầu và vì thế, khi đến gần, bà bắt đầu cảm thấy lo lắng về việc gặp phải một trong những tinh linh xấu xa thường quanh quẩn ở khu vực đó. Dẫu cho khiếp sợ về mặt này, bà ấy quá tức giận chồng đến mức bà quyết không về nhà và chẳng còn lựa chọn nào ngoài đi qua cây cầu. Khi khởi hành, bà ấy bắt đầu tụng những lời cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara, nhưng bởi vẫn còn rất tức giận và rời đi quá vội vã, bà ấy chỉ có thể nhớ được nửa lời cầu nguyện. Khi đi bộ, bà ấy vẫn tiếp tục tụng nửa lời cầu nguyện mà bà ấy nhớ được và có thể đi qua cầu mà chẳng gặp bất kỳ rắc rối nào. Không lâu sau, các tinh linh đã đến nhà của cặp vợ chồng quay về và hỏi những kẻ trông giữ cây cầu, “Một người phụ nữ vừa qua cầu, sao các ông không đẩy bà ta?”. Những tinh linh đáp, “Chúng tôi chẳng thấy ai đi qua ngoài một vị Tara một chân”.

Câu chuyện có vẻ đơn giản, nhưng thực sự, rất truyền cảm hứng. Dẫu cho người phụ nữ chỉ tụng được nửa lời cầu nguyện, bởi sự xác quyết của bà ấy với Cứu Độ Mẫu Tara, bà ấy xuất hiện trước những phi nhân này là một vị Tara mất một chân. Kể từ đó, người Tây Tạng trong vùng này và những nơi khác thường cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara bất cứ khi nào nguy hiểm xảy đến. Kể từ khi tôi còn là một câu bé, bất cứ khi nào gặp rắc rối, nếu thời gian không đủ cho một lời cầu nguyện mở rộng hơn, tôi sẽ tụng ít nhấtChân ngôn Cứu Độ Mẫu hay lời cầu nguyện hai dòng súc tích, điều có thể được tìm thấy ở cuối của Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara. Tôi sẽ thêm nó ở đây:

jetsun pakma drolma khye khyen no / jik dang dukngal kun le kyab tu sol

Thánh Cu Độ Mu tôn quý, xin thương xót, / Bo v con khi mi s hãi – khổ đau!

Thật tốt nếu bạn cũng phát triển thói quen này khi gặp phải các chướng ngại. Nếu có thời gian, các bạn cần tụng toàn bộ Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara; nhưng nếu bạn thực sự gặp khó khăn khi làm vậy, hãy tụng lời cầu nguyện ngắn gọn này hay Chân ngôn của Bà và mọi chướng ngại ma quỷhoàn cảnh thù địch có thể bị tiêu trừ. Điều này vô cùng quan trọng.

LỤC ĐỘ MẪU – MẸ CỦA TẤT THẢY

b) Lời Tán Thán Che Chở Kẻ Khác

Đỉnh lễ Ngài, với những ngón tay điểm tô

Nơi tim và hiển bày thủ ấn Tam Bảo,

Được những bánh xe trang hoàng về mọi phía,

Tỏa hào quang rực rỡ áp đảo tất thảy.

Đây là Tara Khadira-vani hay Drolma Sengdeng Nakkyi trong Tạng ngữ, vị thực sự chính là Lục Độ Mẫu. Tay phải Bà trong tư thế ban điều thù thắng trong khi tay trái để ở tim trong thủ ấn Tam Bảo – tư thế mà trong đó ngón đeo nhẫn và ngón cái chạm vào nhau và ba ngón còn lại chỉ lên trên. Giữ trong ngón đeo nhẫn và ngón cái chạm vào nhau là cuống hoa sen mà trên đó có một Pháp luân. Trong những bức hình khác của Lục Độ Mẫu, đôi lúc, tay trái Bà chỉ cầm một bông sen mà không có Pháp luân phía trên trong khi lúc khác, Bà cầm Pháp luân trực tiếp mà không có hoa sen. Về cơ bản, tư thế của tay phải và trái của mỗi vị Cứu Độ Mẫu Tara khá tương đồng và sự khác biệt nằm ở các Pháp khí trong tay trái. “Được những bánh xe trang hoàng về mọi phía” nghĩa là Lục Độ Mẫu trang hoàng hay che chở tất cả thế giới về mọi phía. “Mọi phía” đại diện cho phạm vi bao gồm mọi nơi, bao trọn cả nơi xa xôi nhất của vũ trụ. Bởi chẳng có nơi nào mà Bà không che chở, chúng ta cần cầu nguyện đến Lục Độ Mẫu thường xuyên. “Tỏa hào quang rực rỡ áp đảo tất thảy” nghĩa là hào quang từ thân Bà ôm trọn mọi hữu tình chúng sinh. Tức là mọi hữu tình chúng sinh được bảo vệ bởi ánh sáng từ Cứu Độ Mẫu Tara. Khi gặp phải khổ đau và những hoàn cảnh không thuận lợi, chúng ta có thể quán tưởng rằng Cứu Độ Mẫu Tara tỏa ánh sáng gia trì đến chúng ta để che chởbảo vệ chúng ta. Sự quán tưởng như vậy đem đến lợi lạc lớn lao.

Trong suốt lịch sử Trung Quốc, luôn có một số người thực hành Lục Độ Mẫu, mặc dù những trường hợp như vậy không phổ biến như ở vùng Tây Tạng. Dưới Triều Thanh, Quốc Sư Changkya đã dạy các thực hành Cứu Độ Mẫu cho hoàng gia. Mẹ của Hoàng đế Càn Long là một hành giả sùng kính về Lục Độ Mẫu và đã tạo ra bức Thangka Lục Độ Mẫu hiện được giữ gìn như một di sản văn hóa quý báu trong Chùa Lama (Ung Hòa Cung). Đó là một bức Thangka được trang trí bằng cách gắn hoa, quả tượng trưng. Nó được làm từ hàng nghìn mảnh gấm thêu, vô cùng tinh xảo. Bên cạnh bức Thangka Tara này, Ung Hòa Cung còn nhiều tuyển tập về Cứu Độ Mẫu Tara quý báu khác. Ở Tây Tạng, cũng có nhiều di sản văn hóa quý báu về Cứu Độ Mẫu Tara. Ở Tây Tạng xa xưa, Công chúa Bhrikuti từ Nepal đã mang theo điều được xem là tôn tượng Cứu Độ Mẫu đầu tiên đến vùng Tây Tạng. Sau đấy, Công chúa Văn Thành từ Triều Đường cũng mang một tôn tượng Cứu Độ Mẫu Tara khi kết hôn với vua Tây Tạng. Bức Tara này hiện được lưu giữ trong phòng thờ Tara gọi là Drolma Lhakhang ở thị trấn Louxu, Hạt Serxu. Tôi đã nhắc đến bức tượng Tara đẹp đẽ này trong bài giảng đầu tiên của khóa học. Địa điểm của phòng thờ Tara này không quá xa nơi mà Ju Mipham Rinpoche viên tịch, một địa điểm vô cùng cát tường mà tôi từng viếng thăm và có liên hệ với nhiều đạo sư lỗi lạc. Người ta nói rằng khi Công chúa Văn Thành đi qua nơi này trên đường đến Lhasa, bức tượng Tara mà Bà ấy mang theo bỗng nhiên nói chuyện. “Ta muốn ở đây để làm lợi lạc chúng sinh thay vì đến Lhasa”. Vì thế, bức tượng được để lại đó và giờ đây có một lịch sử về việc đem đến lợi lạc cho dân chúng vùng đó trong 1300 năm qua.

Mặc dù có một lịch sử lâu đời về các tôn tượng Tara ở vùng Tây Tạng, chính từ thời của Đức Atisha mà những thực hành Cứu Độ Mẫu mới thực sự thịnh hành. Nói về Đức Atisha, có một ngôi chùa Tara nổi tiếng liên quan đến Ngài; sự việc có thể truy ngược về năm 1046. Vào năm đó, theo thỉnh cầu của Dromtonpa và các đệ tử khác, Ngài Atisha đến Nyetang, một nơi gần Lhasa và giảng dạy Giáo Pháp ở đó trong chín năm, cho đến khoảng năm 1054 khi Ngài viên tịch, để lại xá lợi ở Nyetang, cùng với các vật dụng cá nhân khác, thứ chứa đựng sự gia trì linh thiêng. Sau đấy, để tưởng niệm Đức Atisha, các đệ tử của Ngài đã xây dựng một ngôi chùa Tara để lưu giữ tôn tượng Tara mà Ngài thường mang theo khi còn sống, cũng như một số xá lợi khác của Ngài. Ngôi chùa Tara, chỉ cách Thành phố Lhasa 21 dặm, giờ đây được biết đến là Nyetang Drolma Lhakhang và nổi tiếng về sự gia trì lớn lao, đặc biệt với dân chúng trong vùng xung quanh Thành phố Lhasa. Năm 1990, khi tôi đi thị giả Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche đến Ấn Độ, chúng tôi đi theo đường Lhasa và dọc đường, chúng tôi đi qua làng Nyetang và viếng thăm ngôi chùa này. Trong chuyến viếng thăm, Kyabje Jigme Phuntsok [Rinpoche] đã đích thân thánh hóa ngôi chùa và chúng tôi đã cùng nhau cầu nguyện ở đó. Nếu bạn viếng thăm Lhasa trong tương lai, tôi hy vọng bạn cũng sẽ đến Nyetang và viếng thăm ngôi chùa này. Theo như tôi có thể nhớ được, ngôi chùa khá nhỏ nhưng chứa đựng ý nghĩa lịch sử quan trọng và sự gia trì lớn lao.

Khi cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara, bạn cần làm vậy với lòng sùng mộ chân thành. Nhờ cầu nguyện với lòng sùng mộ, những người bệnh nặng cũng có thể được chữa lành. Có một câu chuyện về điều này, điều xảy ra trong thời gian gần đây. Một thương nhân sở hữu cửa hàng hải sản; công việc kinh doanh của ông ấy đang phất lên với doanh thu đến từ mọi mặt. Trong lúc đang ở thời kỳ huy hoàng như vậy, ông ấy bất ngờ bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Ông ấy cực kỳ tuyệt vọngcảm thấy chẳng còn hy vọng bình phục. Đêm nọ, một cô gái thân xanh lá xuất hiện trong giấc mơ và quở trách, “Ta là mẹ con. Con cần đóng cửa cửa hàng ngay lập tức và Ta sẽ cứu con”. Bà ấy có lẽ cũng khích lệ ông ấy tham gia vào thực hành Giáo Pháp. Quá đỗi bất ngờ, ông ấy tỉnh dậy từ giấc mơ, băn khoăn cô gái xanh lá khác thường này là ai và tại sao lại nói là mẹ của ông ấy. Vài ngày sau, ông ấy tình cờ vào một cửa hàng Phật giáo và ở đó, ông ấy thấy một bức Thangka về người phụ nữ trông giống hệt với người phụ nữ xanh lá trong giấc mơ. Vô cùng sung sướng, ông ấy hỏi chủ cửa hàng Bà ấy là ai và được bảo rằng đây là Lục Độ Mẫu, một hiện thân của Quán Thế Âm. Khi nghe vậy, người đàn ông lập tức mua bức Thangka, đem về và treo ở chỗ nổi bật trong nhà. Làm theo chỉ dẫn mà Mẹ Tara đã trao trong giấc mơ, ông ấy bán lại việc kinh doanh và đóng cửa hàng. Không lâu sau, ông ấy gặp được một đạo sư Phật giáo, vị sau khi nghe về trải nghiệm lạ thường này, đã truyền cho ông ấy thực hành Cứu Độ Mẫu Tara. Chẳng bao lâu sau, người đàn ông thành lập một trung tâm Giáo Pháp về Lục Độ Mẫu và không lâu sau, một cách diệu kỳ, ông ấy hoàn toàn khỏi ung thư mà chẳng cần chữa trị gì thêm. Người ta nói rằng ông ấy sau đó đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân ung thư, những người mắc bệnh nặng và khuyến khích họ tham gia vào thực hành Lục Độ Mẫu. Nhiều người trong số này đã bình phục và tất cả đều cảm thấy sự bình phục của họ là nhờ sự gia trì lớn lao từ Lục Độ Mẫu.

Cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara không chỉ chữa lành bệnh tật mà còn có thể kéo dài cuộc đời. Từng có một vị Geshe Kadampa, người nằm mơ thấy mặt trời lặn. Cảm thấy rằng đó có thể là điềm xấu, ông ấy trình bày lại giấc mơ với đạo sư. Đạo sư bảo rằng, “Đây là một giấc mơ rất xấu bởi nó là dấu hiệu về cái chết sắp xảy đến của con. Nhưng không cần phải lo lắng vì Ta có một chỉ dẫn cốt tủy sâu xa, thứ có thể xua tan mọi chướng ngại”. Sau đó, đạo sư trao truyền thực hành Cứu Độ Mẫu. Tỉ mỉ tuân theo chỉ dẫn của đạo sư, người đàn ông bắt đầu tham gia vào thực hành Tara như được dạy. Sau mười một tháng thực hành như vậy, Cứu Độ Mẫu Tara xuất hiệnthọ mạng của ông ấy được kéo dài thêm mười năm. Khi bước sang tuổi sáu mươi, ông ấy hy vọng kéo dài thêm thọ mạng để đóng góp thêm cho Giáo Pháplợi lạc của hữu tình chúng sinh; vì thế, một lần nữa, ông ấy đã cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara. Cứu Độ Mẫu Tara lại xuất hiện và dạy rằng, “Nếu con làm một bức Thangka hay tượng của Ta, cuộc đời con sẽ được kéo dài”. Ông ấy đã vẽ một bức Thangka Cứu Độ Mẫu Tara và cuộc đời ông ấy được kéo dài đến năm bảy mươi tuổi, tức là thêm mười năm nữa. Khi bước sang tuổi bảy mươi, ông ấy vẫn cảm thấy rằng Phật sự vẫn chưa hoàn mãn; vì thế, ông ấy lại cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara, vị lại xuất hiện và bảo, “Hãy làm một bức Thangka hay tượng khác và cuộc đời con sẽ được kéo dài thêm mười năm”. Ông ấy đã làm như được bảo và một lần nữa, cuộc đời ông ấy được kéo dài. Năm tám mươi tuổi, ông ấy lại cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara, vị bảo rằng, “Hãy làm thêm một bức Thangka hay tượng và cuộc đời con sẽ được kéo dài thêm mười lăm năm”. Nhờ tuân theo chỉ dẫn của Cứu Độ Mẫu Tara, vị Geshe già đã có thể tiếp tục Phật sự cho đến năm chín mươi lăm tuổi.

Nhiều người mong cầu trường thọ, của cải, gia đình hạnh phúctương tự. Thực sự, với người bình phàm, đây là những chuyện lớn. Nếu chúng ta nói với họ về giải thoát rốt ráo, họ nghĩ rằng đời sau quá xa vời và cố gắng để có được một gia đình hạnh phúc hơn và sống tốt hơn trong đời này thì quan trọng hơn. Nếu đây cũng là điều mà bạn mong muốn và bởi sự gia trì của chư Phật và Bồ Tát thực sự tuyệt diệu, nếu bạn cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara, nhờ sức mạnh khác thường của Bà, các chướng ngại sẽ bị tiêu trừ và những mong ước của bạn có thể được viên thành. Dĩ nhiên, điều này chủ yếu liên quan đến những vị có niềm tin lớn lao. Với những vị mà niềm tin ít ỏi hay không có, thật khó để họ trải nghiệm sự gia trì như vậy.

DROLMA JIKTEN SUMGYAL – TARA BAN TẶNG UY TÍN

c) Lời Tán Thán Vì Thu Hút Tất Cả Tập Hội Ma VươngChúng Sinh Thế Gian

Đỉnh lễ Ngài, đấng vô cùng hỷ lạc với

Vương miện trang nghiêm tỏa những tràng ánh sáng.

Mỉm cười và cười vang với Tuttare,

Ngài kiểm soát các ma quỷthế giới.

Đây là Tara Trailokavijaya, tức Drolma Jikten Sumgyal trong Tạng ngữ, vị Tara được phú bẩm niềm hỷ lạc thù thắng vô cấu nhiễm và đại lạc. Bà giải thoát vô số hữu tình chúng sinh bằng sức mạnh oai hùng và công đức. Đặc tính của vị Tara này là ánh sáng chói ngời từ trang sức vương miện của Bà đặc biệt rực rỡ và Bà phát ra tiếng cười, điều mà theo một số tài liệu thì giống như “ha-ha, he-he, hey-hey, ho-ho”. Chư Phật và Bồ Tát không cười mà không có lý do; chư vị cười chỉ khi tiếng cười đó đem đến lợi lạc cho hữu tình chúng sinh. Thực sự, âm thanh tiếng cười của Cứu Độ Mẫu Tara tạo thành những từ trong Chân ngôn Tara mà chúng ta thường tụng. “OM TARE TUTTARE TURE SVAHA”, âm thanh có thể thu hút và chế ngự những tập hội ma vương, chư thiên thế gian (chẳng hạn Đế ThíchPhạm Thiên) cũng như những chúng sinh thế tục như các vị vua và thượng thư con người.

Nếu chúng ta muốn bảo vệ bản thân khỏi mọi hoàn cảnh không thuận lợitổn hại gây ra bởi ma quỷ hay kẻ thù, cũng như làm lợi lạcgiải thoát mọi chúng sinh, cả con ngườiphi nhân, chúng ta trước tiên cần chinh phục tâm của những chúng sinh này. Nếu không, mọi chuyện sẽ khá khó khăn. Không có uy tínảnh hưởng thiện lành, chinh phục tâm họ sẽ là chuyện đầy thách thức. Ví dụ, trong tình cảnh của một gia đình, nếu bạn thiếu uy tín để duy trì sức hút với bạn đời, bạn càng bám chặt lấy anh hay cô ấy, họ sẽ càng tránh xa bạn. Thậm chí nếu bạn đã làm mọi điều có thể để giữ họ ở bên, họ sẽ vẫn rời bỏ bạn. Nhưng nếu chúng taảnh hưởng cuốn hút và hành vi thiện lành thì một cách tự nhiên, hữu tình chúng sinh sẽ đến và tập hợp quanh chúng ta, giống như cách mà ong tự nhiên bị hoa thu hút. Khi họ cảm thấy bị thu hút bởi sự hiện diện của bạn, làm lợi lạc họ bằng Giáo Pháp sẽ không phải vấn đề. Vì thế, nếu chúng ta muốn làm lợi chúng sinh, chúng ta cần cầu nguyện Cứu Độ Mẫu gia trì.

Nói về sự gia trì của Cứu Độ Mẫu Tara, thậm chí y phục và trang sức của Bà cũng chứa đựng sự gia trì. Như chúng ta đã nhắc đến trước đó, Cứu Độ Mẫu Tara được trang nghiêm bằng mười ba trang sức của Báo thân hoàn hảo, bao gồm tám trang sức ngọc báu và năm trang sức lụa. Những trang sức này cũng là dấu hiệu của sự gia trì. Nếu chúng taniềm tin, khi nhân và duyên thích hợp hội tụ, chúng ta cũng có thể được gia trì bằng các trang sức của Cứu Độ Mẫu Tara. Có một câu chuyện về Đức Longchenpa trong tiểu sử của Ngài minh họa cho điều này: Trong lúc Đức Longchenpa đang nghiên cứu ở Sangphu, một số người Khampa gây khó dễ và thực sự đã đuổi Ngài khỏi phòng bảy lần. Cuối cùng, Ngài quyết định rằng đã đến lúc phải rời Sangphu. Để lại một bài thơ mà Ngài đã soạn về sự chán ghét cuộc đời luân hồi, Ngài ra đi. Đi khất thực suốt dọc đường để nuôi sống bản thân, Ngài Longchenpa đến một thung lũng, nơi mà Ngài gặp một Geshe (danh hiệu dành cho những học giả trong trường phái Gelugpa) từ Gyama. Đức Longchenpa hỏi rằng ông ấy có biết về một hang động ở Gyama có liên hệ với Ngài Druptop Chokla ở Gyama và vị Geshe đáp, “Đấy thực sự là một hang động vách núi tuyệt vời. Sao Ngài lại hỏi vậy?”. Đức Longchenpa nói, “Nếu tôi có thể thu thập được một túi bột Tsampa đầy trong lúc đi khất thực, tôi sẽ ở lại đó vào mùa đông này”. Vị Geshe đáp, “Tôi cũng dự định ở lại đó mùa đông này. Hãy cùng đi!”. Từ đó, nhiều thuận duyên xuất hiện và vì thế, họ chẳng gặp vấn đề về nhu yếu phẩm. Như vậy, họ tiếp tục đến hang động với quyết tâm sẽ nhập thất ở đó trong tám tháng tiếp theo.

Trong khóa nhập thất, Đức Longchenpa giảng Hiện Quán Trang Nghiêm cho vị Geshe mỗi sáng lúc bình minh. Khi không giảng dạy, Ngài trụ trong thiền định trong bóng tối hoàn toàn. Sau năm tháng thực hành trong bóng tối hoàn toàn như vậy, sáng nọ lúc bình minh, Ngài có kinh nghiệm sâu xahuyễn ảo; trong đó, Cứu Độ Mẫu Tara xuất hiện trước Ngài trong hình tướng một cô gái mười sáu tuổi vô cùng dễ thương, cưỡi ngựa và mặc những y phục gấm quý, đội Tiara ngọc báu và che mạng bằng vàng, cùng với nhiều trang sức vàng và ngọc lam. Sau đó, Ngài cầu khẩn, thưa rằng, “Đức Bà, xin hãy bi mẫn chăm sóc con!”. Bà ấy cởi vương miện ngọc báu và đặt lên đầu Ngài, nói rằng, “Từ nay trở đi, Ta sẽ luôn gia trì con và ban cho con các thành tựu”. Bà ấy cũng trao cho Ngài một tiên tri rằng Ngài sẽ gặp được đạo sư tiền định, Rigdzin Kumaradza vĩ đại. Sau khi thọ nhận sự gia trì này từ Cứu Độ Mẫu Tara, trong một tháng, Ngài trụ trong trạng thái hỷ lạc, sáng suốttỉnh thức không quan niệm và từ đấy về sau, Cứu Độ Mẫu Tara thường xuất hiện để hỗ trợ vào hầu hết những thời điểm then chốt trong các hoạt động Giáo Pháp của Ngài.

Vì thế, những câu chuyện này minh chứng cho lý do tôi nghĩ rằng các đạo hữu tham dự Pháp hội này cần phát khởi niềm tin với Cứu Độ Mẫu Tara. Năm ngoái, tôi đã in một số hình Cứu Độ Mẫu Tara và phân phát cho các bạn; tuy nhiên, các bạn có thể chẳng cảm thấy gì bởi tôi vẫn chưa giới thiệu bất kỳ phẩm tính nào của Cứu Độ Mẫu Tara. Năm ngoái, tôi cũng làm một số tấm thiệp Cứu Độ Mẫu, thứ cần phải đến được với các bạn. Chúng ta thực sự đã phân phát chúng, phải vậy không? Các bạn đã nhận được rồi chứ? Có lẽ các bạn không quan tâm nhiều về chúng và đã để chúng sang một bên. Tôi nghĩ điều cần thiết là rất nhiều người cần tiến hành các thực hành Cứu Độ Mẫu Tara thường xuyên. Trong quá khứ, khi những đại dịch hay các kiểu nghịch duyên khác xảy ra ở Larung Gar, Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche thường yêu cầu các thành viên Tăng đoàn tham gia vào thực hành Cứu Độ Mẫu Tara cùng nhau. Chúng ta từng cầu nguyện đến Bà khi gặp phải những vấn đề lớn. Vì thế, tôi muốn nhấn mạnh với các bạn rằng thực hành Cứu Độ Mẫu Tara đem đến những lợi lạc ý nghĩa trong đời sống hằng ngày.

Có một câu chuyện hiện đại về cách mà một người phụ nữ đã thọ nhận sự gia trì từ Cứu Độ Mẫu Tara. Sau khi kết hôn nhiều năm, cô ấy không còn trẻ trung và xinh đẹp như trước; nhưng người chồng vẫn rất quan tâm. Khi anh ấy nhìn vào vợ, đôi mắt vẫn ngập tràn tình yêu thương như thể họ mới cưới. Nhiều người ngưỡng mộ cô ấy vì điều này và muốn biết bí mật của cô ấy là gì. Cô ấy nói rằng, “Thực sự trong quá khứ, mối quan hệ của tôi với chồng không hòa thuận lắm. Trong mắt anh ấy, tôi gần như điều chướng mắt. Sau đấy, một đạo sư bảo tôi rằng nếu tôi tụng Chân ngôn Cứu Độ Mẫu Tara 400.000 biến, mọi chuyện sẽ thay đổi theo hướng tốt hơn. Vì vậy, tôi bắt đầu tụng Chân ngôn và khi tôi đạt được 200.000 biến, mối quan hệ của chúng tôi bắt đầu chuyển biến theo hướng tốt. Từ đó đến nay, mối quan hệ của chúng tôi ngày càng hòa thuận hơn. Vì thế, tôi phát nguyện tụng thêm và quyết định hoàn thành một triệu biến Chân ngôn Tara”.

Chắc chắn rằng nhiều người đã và đang trải qua sự gia trì sau khi thực hành Cứu Độ Mẫu Tara. Dĩ nhiên, việc người ta có thọ nhận được sự gia trì của chư Phật và Bồ Tát hay không thì phụ thuộc vào niềm tin của họ. Trong chuỗi bài giảng này, chúng ta chỉ đang tìm hiểu về ý nghĩa bên ngoài hay nghĩa đen của Lời Tán Thán, điều chủ yếu tập trung vào quán tưởng hình tướng của Cứu Độ Mẫu. Có lẽ một số người các bạn, những vị thực hành Thiền Tông hay Dzogchen, đang nghĩ, “Ôi, đừng bảo chúng tôi mấy điều này. Chúng tôi không nên bám chấp vào bất kỳ điều gì”. Mặc dù tuyên bố đó là đúng, có những lúc mà chúng ta vẫn cần bám vào điều tốt đẹp và thiện lành. Như tôi đã nhắc đến trong bài giảng trước, nếu chư Hộ Pháp, Không Hành Nữ và Bổn tôn thường xuyên hỗ trợ chúng ta thì bất kể các hoạt động của chúng ta liên quan đến thực hành cá nhân, nghề nghiệp hay hoằng dương Giáo Pháp, mọi khía cạnh của cuộc đời và sự hành trì của chúng ta sẽ suôn sẻ và chúng ta sẽ trở nên vô cùng năng lực và mạnh mẽ trong bất cứ điều gì chúng ta làm. Điều này thật rõ ràng.

HÃY TRƯỞNG DƯỠNG CƠ HỘI NGHIÊN CỨU GIÁO PHÁP VÀ HOẰNG DƯƠNG GIÁO LÝ LINH THIÊNG

Trong thời suy đồi này, Phật giáo ở những nơi khác dường như không được thịnh hành đến vậy. Thành thật mà nói, nhiều chùa chiền ở Trung Quốc đại lục, tôi không nói tất cả, nhưng một số, đã biến thành nơi kinh doanh và điểm du lịch. Nếu người ta viếng thăm những ngôi chùa này, họ khó có thể tìm được tinh túy chân chính của Phật giáo, bởi ở những nơi này, không có sự truyền bá những triết lý chân chính của Phật giáo. Nhiều người đến lễ Phật chỉ để cầu nguyện cho sự an lành của cá nhân họ: rằng con cái họ có thể được vào đại học, rằng công việc kinh doanh của họ thành công hay nhờ cầu nguyện đến Đức Phật, họ cuối cùng sẽ phát tài hay những sự khẩn nài tương tự. Thực sự, mặc dù họ cầu nguyện đến Đức Phật, chẳng hề có mong muốn chân chính về sự tiến bộ tâm linh. Thậm chí nếu có rất ít người chân thành mong cầu giải thoát, cũng chẳng có nhiều đạo sư đủ phẩm tính trong những ngôi chùa này, người có thể giảng giải các kinh văn và triết lý Phật giáo cho họ. Tình hình ở vùng Tây Tạng cũng không mấy khả quan. Trong khi có nhiều Tu viện, những tu sĩ lớn tuổi đang dần qua đời, hết vị này đến vị khác. Cùng lúc, xao lãng bởi in-tơ-nét, ti-vi và những cám dỗ bên ngoài khác, nhiều tu sĩ trẻ có những hành vi không thích hợp hay thậm chí xả giới. Con cái bị cấm xuất gia bởi chúng giờ phải nhận sự giáo dục bắt buộc theo luật pháp của quốc gia. Vì thế, nhiều Tu viện đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt tu sĩ. Mặc dù ở vùng Tây Tạng, có nhiều Tu viện hoành tráng, Tu viện không nên chỉ là một công trình kiến trúc nguy nga. Điều hành Tu viện không đơn giản như xây dựng một công trình uy nghiêm. Tinh túy của một Tu viện chân chínhtinh thần Phật Pháp.

Vào những thời kỳ như vậy, thật kinh ngạc khi hàng nghìn vị Tăng và Ni có thể vân tập về Larung Gar để nghiên cứuthực hành Giáo Pháp. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể tổ chức các Pháp hội một cách suôn sẻ ở đây, tại Larung, để các thành viên Tăng đoàn có thể tập hợp lạithực hành trong không khí thoải mái. Điều này khó có thể thấy ở bất kỳ đâu khác. Ở những nơi khác, cử hành một Puja nhỏ với thậm chí bảy, tám hay mười người cũng gây ra nhiều rắc rối. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Tôi nghĩ, điều đó có thể là nhờ sự gia trìlời nguyện của Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche và nhiều đạo sư vĩ đại khác. Nó cũng không thể xảy ra nếu không có sự khéo léo của chư đạo sư trong Học viện của chúng ta. Nếu chư vị không thể khéo léo giải quyết các vấn đề và Học viện lại liên quan đến những vấn đề về chính trị hay tài chính, v.v. nó sẽ chẳng tồn tại lâu dài. Cùng lúc, chúng ta có được sự gia trì tuyệt diệu từ chư vị tôn quý, tức chư Tôn, Hộ Pháp và những vị Phật và Bồ Tát như Cứu Độ Mẫu Tara, Quán Thế ÂmĐạo Sư Liên Hoa Sinh, vị đặc biệt mạnh mẽ trong việc xoa dịu các chướng ngại trong thời suy đồi bằng oai lực và lòng đại bi của Ngài. Khi những nhân và duyên này hội tụ, thậm chí vào thời suy đồi, chúng ta vẫn có thể hoằng dương Phật Pháp và cùng nhau nghiên cứu Phật giáo.

Vì thế, điều tôi đang cố gắng chỉ ra là thật không dễ dàng để chúng ta có thể vân tập về đây để nghiên cứu Giáo Pháp. Biết như vậy, nếu bạn tham dự một Pháp hội hay buổi giảng Pháp, đừng nghĩ về nó như thể một cuộc hội họp xã hội thông thường. Bạn cần trân trọng cơ hội và xem nó là điều gì đó quý giá như bữa ăn duy nhất mà bạn có trong cả trăm ngày. Giữ tinh thần trưởng dưỡngtrân trọng này rất quan trọng. Thật khó để nói khi nào người ta có thể đánh mất cơ hội nghiên cứuthực hành Giáo Pháp như vậy hay thậm chí Học viện của chúng ta sẽ có thể duy trì bao lâu trong tương lai. Hãy nhìn về lịch sử, Đại học Nalanda từng là một Tu viện vĩ đại và là một trong những Phật học viện sớm nhất trên thế giới. Bây giờ, đó chỉ là một di tích lịch sử. Giờ đây mọi chuyện cũng như vậy. Vì thế, liệu Học viện của chúng tatồn tại lâu dài trong tương lai? Chính điện đạo sư đang được xây dựng. Nó được thiết kế để được xây thật vững chắc. Chỉ trong phần móng thôi, bê-tông bên dưới mặt đất sâu khoảng một mét. Điều này gần như móng của đường băng sân bay, thứ sâu khoảng 1,6 mét. Đôi lúc, khi giám sát công nhân xây móng, tôi nghĩ, “Thậm chí nếu Học viện của chúng ta không còn tồn tại, móng bê-tông sẽ vẫn rất rắn chắc”. Nghĩ như vậy có lẽ không cát tường khi mà chúng ta vẫn còn đang trong quá trình thiết lập nền móng, nhưng thực sự, như giáo lý về vô thường nói với chúng ta, “bất cứ thứ gì sinh ra đều vô thường và buộc phải chết”. Cá nhân tôi có thói quen quán chiếu về vô thường. Trong sân sau của tôi có một cái cây; nó cao thêm khoảng ba mươi xen-ti-mét mỗi năm, năm này qua năm khác. Đôi lúc, khi tôi nhìn cái cây này, trong tâm tôi xuất hiện câu hỏi rằng khi tôi chết, liệu nó có còn ở đó không. Ý tôi là dù chúng ta đang nói về một cá nhân hay Học viện nói chung, thực sự, tất cả đều vô thường. Chúng ta giờ có cơ hội tham dự Pháp hội, học hỏi Giáo Pháp và cùng nhau phát những nguyện lành; vì thế, chúng ta không bao giờ được xem đó là một buổi tụ tập xã hội thông thường. Nếu chúng ta chỉ xem nó là một cuộc gặp gỡ thế gian hay giống như cách mà chúng ta đi mua sắm cùng bạn bè, thì chúng ta đang không nhận ra giá trị đích thực của Phật giáo. Chư đạo sư vĩ đại trong quá khứ đã trải qua bao gian khó trên đường đến Ấn Độ? Và tại sao chư vị lại phải trải qua những khó khăn như vậy? Chính là để đi tìm Phật Pháp. Với một số hành giả cư sĩ ở đây, tôi tin các bạn cũng trải qua nhiều thử thách để đến được đây, nhưng để có được Giáo Pháp, mọi nỗ lực đều xứng đáng. Chỉ để có được chút kiến thức đơn giản, người thế gian dành nhiều tiền bạc và trải qua nhiều khó khăn. Đây không phải chuyện xa lạ. Vì lẽ đó, tôi nghĩ để có được kiến thức về Phật giáo Đại thừa, thậm chí chỉ để nghe được một giáo lý, mọi nỗ lực của chúng ta đều xứng đáng.

Tóm lại, dù đó là vì sự thực hành cá nhân của chúng ta hay để làm lợi lạc tất cả Phật giáo, chúng ta cần kiên định cầu nguyện đến chư vị tôn quý, liên tục phát những nguyện lành và dũng mãnh trong suốt quá trình. Khi mà chúng ta còn trong luân hồi, cả sự gia trì và lòng dũng cảm đều cần thiết. Như một phần của giáo lý về lô-gic Phật giáo đã được ban vài ngày trước, tôi nhắc đến rằng một chiếc bình cần nhiều nhân và duyên để “sống” hay hiện diện trên thế gian này. Nếu chúng ta muốn hoằng dương Phật Pháp, bản thân chúng ta cần nỗ lực, cũng như nương tựa vào sự hỗ trợ của những vị phi nhân, chẳng hạn sự gia trì mạnh mẽ từ chư Phật và Bồ Tátsức mạnh của chư Hộ Pháp. Chỉ khi tất cả những lực này đều hội tụ lại thì chiếc bình Giáo Pháp tuyệt diệu mới có thể duy trì trên thế gian này. Chừng nào Phật Pháp còn tồn tại, con người dứt khoát sẽ nhận được cả lợi lạc tạm thời và rốt ráo.

 

Nguồn Anh ngữ: Praises to the Twenty-One Taras (http://khenposodargye.org/teachings/khenpos-classical-teachings/praises-to-the-twenty-one-taras/).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Cần lưu ý rằng miêu tả về câu chuyện ở đây hơi khác với câu chuyện được ghi lại trong một số nguồn khác, chẳng hạn Tràng Vàng Của Tôn giả Taranatha. Điều này là bởi có những nguồn khác nhau về câu chuyện này trong Tạng ngữ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.