Tiểu Sử Vắn Tắt Khenchen Thrangu Tulku Thứ Chín – Karma Lodro Lungrik Maway Senge

04/12/20211:42 SA(Xem: 3464)
Tiểu Sử Vắn Tắt Khenchen Thrangu Tulku Thứ Chín – Karma Lodro Lungrik Maway Senge
TIỂU SỬ VẮN TẮT KHENCHEN THRANGU TULKU THỨ CHÍN –
KARMA LODRO LUNGRIK MAWAY SENGE
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Khenchen Thrangu Rinpoche sinh ra trong ngôi làng nhỏ Ralungda ở Kham, miền Đông Tây Tạng vào năm 1933. Lên năm tuổi, Ngài được công nhận là Thrangu Tulku bởi Gyalwang Karmapa thứ Mười sáu – Rangjung Rigpe Dorje và Tai Situ Rinpoche thứ Mười một – Pema Wangchuk Gyalpo và được tấn phong tại Tu viện Thrangu bởi Traleg Kyabgon Rinpoche. Lên bảy tuổi, Ngài bắt đầu các nghiên cứu về đọc, viết và nghi lễ và cũng thọ nhận quán đỉnh, trao truyền và giáo lý từ các đạo sư viếng thăm, bao gồm Gyalwang Karmapa, Jamgon Kongtrul Rinpoche thứ Hai và Terton Rolpay Dorje. Năm 1943, Ngài hành hương đến các thánh địa của miền Trung Tây Tạngdiện kiến Gyalwang Karmapa, vị trao cho Ngài quán đỉnh Bạch Độ Mẫu và yêu cầu Ngài tiến hành nhập thất một tháng về Bạch Độ Mẫu tại Tu viện Tsurphu. Sau khi trở về Tu viện Thrangu, Ngài tiếp tục các nghiên cứu trong một năm và sau đó, nhập thất từ năm 1945 đến 1947, tiến hành thực hành sơ khởi và một số thực hành quan trọng khác.

Năm 1948, Ngài bắt đầu các nghiên cứu về triết học Phật giáo. Đức Shechen Kongtrul Pema Drime[1] trao cho Ngài trao truyền về các tác phẩm được tuyển tập của Đức Ju Mipham[2] cũng như trao truyền và giải thích về Kho Tàng Kiến Thức. Trong năm năm tiếp theo, Ngài nghiên cứu Nhập Bồ Tát Hạnh, Năm Bản Văn Vĩ Đại Về Triết Học Phật Giáo và các Pháp của Đức Di Lặc với Khenchen Lodro Rabsel. Rinpoche đã tinh tấn trong các nghiên cứu, học hỏi ngay cả trong bữa ăn và dưới ánh sáng của que hương vào ban đêm.

Năm 1953, Traleg Kyabgon Rinpoche, vị đạo sư chính của Tu viện Thrangu, bất ngờ viên tịch và sau đó, Jamgon Kongtrul Rinpoche thứ Hai, vị đến chủ trì lễ trà tỳ của Đức Traleg Kyabgon, cũng viên tịch tại Tu viện Thrangu. Do đó, Rinpoche chịu trách nhiệm giám sát Tu viện Thrangu và dành vài năm tiếp theo để tiến hành những nhiệm vụ này. Năm 1954, Ngài đến diện kiến Gyalwang Karmapa tại Tu viện Palpung và thọ đại giới, Bồ đề tâm giới theo hai truyền thống và Mật giới bằng các quán đỉnh Tukdrup Barche Kunsel và Jinasagara (Quan Âm Đỏ). Năm 1957, Khenpo Gangshar Wangpo[3] viếng thăm Tu viện Thrangu và trao cho Ngài những chỉ dẫn tâm về Đại Viên MãnĐại Thủ Ấn.

Năm 1958, Rinpoche và một nhóm từ Tu viện Thrangu chạy trốn trước quân đội Trung Quốc và đến miền Trung Tây Tạng. Tại đây, Rinpoche diện kiến Gyalwang Karmapa, vị rời đến Ấn Độ không lâu sau đó. Rinpoche đi theo một lộ trình khác vào đầu năm 1959, du hành qua Bhutan đến Ấn Độ. Không lâu sau, Gyalwang Karmapa sắp xếp để Rinpoche gia nhập Tu viện Rumtek ở Sikkim.

Từ năm 1960 trở đi, Ngài dành nhiều năm để phụng sự Đức Karmapa ở Sikkim, hỗ trợ xây dựng Tu viện Rumtek mới và dạy những tu sĩ trẻ triết học. Rinpoche cũng thọ nhận nhiều quán đỉnh, trao truyền và giáo lý từ Gyalwang Karmapa trong giai đoạn này. Năm 1967, Ngài du hành đến Bhaksa ở Assam, nơi Ngài tham gia kỳ thi để nhận bằng Geshe trước sự chứng minh của Đức Dalai Lama. Ngài được trao bằng cao nhất – Geshe Lharampa và khi trở về Rumtek, Gyalwang Karmapa trao cho Ngài danh hiệu Khenchen hay Đại Trụ Trì của trường phái Karma Kamtsang. Rinpoche sống tại Rumtek thêm nhiều năm, giảng dạy triết học cho Bốn Tâm Tử và các tu sĩ khác. Khi Gyalwang Karmapa thứ Mười bảy đến Ấn Độ vào năm 2000, Đức Dalai Lama đã bổ nhiệm Ngài làm vị giáo thọ và Rinpoche dành nhiều tháng trong vài năm sau đó ở Dharamsala để giảng dạy cho Đức Karmapa về A-tỳ-đạt-ma và các môn khác. Theo cách này, Rinpoche đóng vai trò then chốt trong việc giữ gìn truyền thừa giáo lý của Karma Kagyu ở thời điểm mà nó có nguy cơ biến mất bởi Cách mạng Văn hóa.

Trong một chuyến hành hương đến Nepal vào năm 1974, Đức Karmapa thứ Mười sáu đã đề xuất rằng Rinpoche cần xây dựng một Tu viện ở Namo Buddha, Nepal. Năm 1976, Rinpoche đến Nepal và bắt đầu xây dựng một trung tâm nhập thất ba năm ở Namo Buddha và một Tu viện nhỏ gần Đại Bảo Tháp Boudha. Cuối cùng, Tu viện gần Boudha được mở rộng và một học viện tu sĩ, một trường dành cho tu sĩ nhỏ và ngôi chùa lớn mới – Tu viện Thrangu Tashi Yangtse – được xây dựng tại Namo Buddha. Rinpoche cũng thành lập Ni viện Thrangu cho chư Ni gần Swayambhu ở Nepal, Phật Học Viện Vajra Vidya ở Sarnath, Ấn Độ, Trung Tâm Nhập Thất Sekhar ở Bhaktapur và Trung Tâm Nhập Thất Nak Satek ở Manang. Ngài cũng giúp xây dựng lại Tu viện Thrangu ở Thanh Hải hai lần, một lần sau Cách mạng Văn hóa và [lần thứ hai] sau trận động đất năm 2010. Tăng đoàn tu sĩ của Rinpoche giờ đã phát triển với gần một nghìn vị Tăng và Ni, tất cả đều đang được trao cơ hội bình đẳng về giáo dục tu sĩthế tục cũng như nhập thất.

Rinpoche cũng làm việc với tư cáchđại diện cho các cộng đồng quanh Tu việnNi viện của Ngài. Ngài thành lập Trường Shree Mangal Dveep ở Boudha để cung cấp nền giáo dục cho trẻ em Himalaya. Ngài thành lập phòng khám Phende ở Namo Buddha cũng như những phòng khám nhỏ tại Ni viện Thrangu Tara và Học Viện Vajra Vidya để cung cấp sự chăm sóc y tế cơ bản cho các cộng đồng bản địa cũng như Tăng đoàn.

Mặc dù bận rộn phát triển các Tu việnTăng đoàn ở châu Á, Rinpoche du hành khắp thế giới, thuyết giảng cho các đệ tử từ mọi quốc giavăn hóa. Trong nhiều năm, Ngài đã dành nhiều tháng mỗi năm để du hành, giảng dạy và ban quán đỉnh ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Theo thỉnh cầu của học trò, Ngài thành lập các trung tâm Giáo Pháp và nhóm tu học ở Canada, Anh, Đức, Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan và Hoa Kỳ. Ngài thành lập Tu viện Thrangu Canada gần Vancouver, Canada và Trung Tâm Nhập Thất Vajra Vidya ở Crestone, Colorado, Hoa Kỳ và một dự án xây dựng Tu viện đang được tiến hành ở Petaling Jaya, Malaysia. Cho đến trước dịch bệnh do Virus Corona gây ra, Rinpoche cũng tổ chức các khóa xê-mi-na thường niên cho người nước ngoài tại Namo Buddha và tại Học Viện Vajra Vidya ở Sarnath. Rinpoche có hàng nghìn đệ tử sùng kính trên khắp thế giới.

Thrangu Rinpoche cũng là một tác giả viết nhiều. Ngài đã kết tập các luận giải về những bản văn vĩ đại của truyền thống triết học Phật giáo cho đệ tử mới bắt đầu. Ngài soạn tiểu sử của chư vị Karmapa và những đạo sư khác trong truyền thừa Karma Kagyu cũng như vô số bản văn ngắn hơn về Kinh, Mật, hành vi tu sĩ, chỉ dẫn thiền định, lời cầu nguyện, lời cầu khẩn, lịch sử và v.v. Bên cạnh đó, các đệ tử quốc tế sùng kính của Ngài cũng ghi chép lại nhiều giáo lý mà Ngài thuyết giảng và xuất bản thành các cuốn sách, bài báo và sách mỏng bằng tiếng Anh, Trung và các ngôn ngữ khác.

Rinpoche cũng yêu thích việc xuất bản và chuyển dịch các bản văn Phật giáo: dưới sự dẫn dắt của Ngài, Thư Viện Vajra Vidya ở Sarnath đã xuất bản nhiều bản văn hiếm trong những ấn bản phải chăng cho học trò, và năm 2002, Ngài thành lập Thrangu Dharmakara để thúc đẩy việc xuất bản các giáo lý của Ngài và sự dịch thuật sang tiếng Anh và Trung.

Kể từ dịch bệnh Virus Corona vào tháng 3/2020, Rinpoche tiến hành nhập thất, trước tiên ở Sarnath và sau đấy tại Namo Buddha. Ngài hiện đang trao truyền tuyển tập các tác phẩm của Ngài bằng Tạng ngữ qua In-tơ-nét cho Tăng đoàn tu sĩ và các đệ tử sùng kính trên thế giới.

 

Nguồn Anh ngữ: https://rinpoche.com/a-short-biography/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Shechen Kongtrul Pema Drime Lekpe Lodro (1901-khoảng 1960) – vị tái sinh của Tổ Jamgon Kongtrul Lodro Thaye cư ngụ tại Tu viện Shechen. Ngài được công nhận dựa trên một linh kiến giấc mộng mà trong đó, Shechen Rabjam Rinpoche thứ năm thấy bản văn Bát Nhã Ba La Mật 8000 Đoạn Kệ bay từ Tsadra Rinchen Drak đến phía Đông của Derge. Ngài cũng được ban danh hiệu Gyurme Kunzang Shenphen Thaye Lodro Drime bởi Đức Shechen Gyaltsap [thứ tư – Gyurme Pema Namgyal]. Ngài có lẽ đã qua đời trong nhà tù Trung Quốc. Ngài là một trong những đạo sư chính của Chogyam Trungpa Rinpoche và Khenpo Tsondru. Ngài đã ban các giáo lý Dzogchen cho Lama Sherap Dorje Rinpoche và Lama Tharchin Rinpoche.

[3] Theo Rigpawiki, Khenpo Gangshar Wangpo (sinh năm 1925) – một đạo sư nổi tiếng với cách tiếp cận ‘trí tuệ cuồng’, vị kết nối với Tu viện Shechen. Ngài là Bổn Sư của cả Chogyam Trungpa Rinpoche và Thrangu Rinpoche và cũng là một trong những đạo sư của Dezhung Rinpoche. Trong một khoảng thời gian, người ta nghĩ rằng Ngài đã chết trong tù ngục vào khoảng năm 1958 đến 1961, nhưng cũng có tường thuật rằng Ngài thực sự đã sống 22 năm trong tù và qua đời vào năm 1980/1, trước khi bất kỳ đệ tử cũ của Ngài có thể liên hệ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.