Tóm Lược Những Hoạt Động Của Khenchen Thrangu Rinpoche Thứ Chín

13/12/20214:32 SA(Xem: 3814)
Tóm Lược Những Hoạt Động Của Khenchen Thrangu Rinpoche Thứ Chín
TÓM LƯỢC NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHENCHEN THRANGU RINPOCHE THỨ CHÍN –
ĐẤNG DẪN DẮT VÔ SONG, HIỆN THÂN LÒNG TỪ BA PHẦN
Tenzin Namgyal kết tập; David Karma Choephel bổ sung
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Sự Công Nhận

Thrangu Rinpoche đã chào đời một cách dễ dàng vào năm 1933, tức năm Thủy Dậu. Vài năm sau đó, Gyalwang Karmapa thứ Mười sáu – Rangjung Rigpe Dorje đã quán sát bằng trí tuệ nguyên sơ, vô ngại và có một linh kiến rằng trong năm Dậu, một người con trai đã sinh ra với cha là Jamyang Dondup và mẹ tên Wangmo trong một ngôi nhà hướng về phía Đông và có con chó đỏ. Đức Karmapa nói rằng đứa bé này cần được công nhận là Thrangu Tulku và đã soạn một lời nguyện trường thọ cho Ngài, điều cũng trao cho Ngài danh hiệu cát tường:

Karma Lodro, vinh quang vĩ đại của giáo lý, nguyện phẩm tính của Ngài

Về Giáo Pháp vinh quang, tốt lành mở rộng như hư không.

Gót sen Ngài mãi vững bền, nguyện hoạt động của Ngài

Về giảng dạy và thực hành rực rỡ chiến thắng – huy hoàng.

Bên cạnh đó, Ngài Tai Situ Pema Wangchuk Gyalpo cũng tiến hành quán sát và đi đến cùng kết luận. Do đó, Ngài chính là vị tái sinh của Thrangu Tulku thứ Tám. Vào năm Hỏa Sửu 1937, Ngài được tấn phong trong một buổi lễ trang nghiêm – hoành tráng tại Tu viện Thrangu Tashi Choling và Kyabje Traleg Rinpoche đã cắt tóc và trao cho Ngài giới cư sĩ.

Sự Giáo Dục Ban Đầu

Năm Thổ Mão 1939, Ngài bắt đầu các nghiên cứu với thầy Karma Wangchuk, bắt đầu bằng đọc và viết, sau đó là học thuộc các bản văn Mật thừa và học hỏi về nghi thức đàn tràng. Ngài đã chủ trì các lễ cúng dườngđáp ứng mong chờ của những thí chủ thành tâm.

Hành Hương Và Tịnh Hóa Che Chướng

Năm Thủy Mùi 1943, Thrangu Rinpoche đi hành hương đến Chùa Jokhang ở Lhasa và đến Tu viện Tsurphu, cội nguồn giáo lý của Karma Kagyu vinh quang, ở thung lũng Tsur Drowolung. Ngài đỉnh lễ dưới chân Gyalwang Karmapa, cầu khẩnthỉnh cầu Đức Karmapa chấp nhận Ngài vì lòng đại bi và cho Ngài biết vị Bổn tôn thích hợp nhất để Ngài thực hành. Bởi những vị giữ gìn giáo lý cần trường thọ, Gyalwang Karmapa yêu cầu Ngài thực hành nhập thất Bạch Độ Mẫu. Trong khóa nhập thất này, kinh nghiệmchứng ngộ phi phàm đã khởi lên trong Ngài và Ngài thọ nhận sự gia trì từ thân, khẩu và ý của Đức Karmapa. Sau đấy, Ngài viếng thăm các thánh địa của miền Trung và Nam Tây Tạng, tịnh hóa các che chướng rồi trở về quê hương.

Tích Lũy Và Tịnh Hóa

Ngài đã thọ nhận các chỉ dẫn chi tiết về bốn ý nghĩ chuyển tâm về Giáo Pháp từ vị thầy từ ái của Ngài – thầy Karma Wangchuk dựa trên Ngọn Đuốc Ý Nghĩa Chân Chính và Lời Vàng Của Thầy Tôi. Nhờ đó, Ngài hoàn thành bốn thực hành sơ khởi với trăm nghìn lễ lạy và v.v. một cách tuần tự. Ngài cũng tiến hành các khóa nhập thất về nhiều thực hành cần thiết, bao gồm Phổ Ba Kim CươngKim Cương Thủ.

Nghiên Cứu Các Chủ Đề Kiến Thức Chung

Với thầy giáo thọ của mình, Ngài cũng nghiên cứu Phép Chính Tả – Ngọn Đèn Khẩu và cuốn ngữ pháp Ánh Sáng Cao Quý của Tokden Lhaksam, và tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ về luận giải vĩ đại về ngữ pháp của Đức Situ Pema Nyinche. Về chiêm tinh, Ngài nghiên cứu năm phần, năm hành tinh và các lịch. Ngài nghiên cứu Chiếc Gương về thi ca và bản văn của Kalapa về Phạn ngữ theo luận giải vĩ đại của Sazangpa, học hỏi biểu đồ Sandhi rất tỉ mỉ.

Nghiên Cứu Triết Học Phật Giáo

Rinpoche có trao truyền về các giải thích đặc biệt với truyền thừa Kagyu và nắm giữ các truyền thống triết học của Trung Đạo Shentong Vĩ Đại như được trình bày bởi Tổ Rangjung Dorje và Situ Chokyi Jungne.

Khenchen Lodro Rabsal đã được thỉnh mời từ Tu viện Shechen đến Tu viện Thrangu để thiết lập một học viện tu sĩ tại đó; và Rinpoche đã nghiên cứu năm chủ đề lớn cũng như Ý Nghĩa Bên Trong Sâu Xa, Hai Cuốn Sách Về Hevajra và Vô Thượng Tục Luận, với sự tinh tấn liên tục và nhiệt thành bất kể ngày – đêm trong sáu năm. Khi tham gia các kỳ thi, Ngài đã có thể trả lời mọi câu hỏi về các chi tiết của sự làm sáng tỏ, lý do và v.v. ngay lập tức mà không phạm bất kỳ lỗi nào. Mặc dù Ngài là đệ tử trẻ nhất trong học viện, mọi người tán thán Ngài là có sự thông tuệ sắc sảo nhất.

Thọ Giới Tu Sĩ, Bồ Tát Và Mật Thừa

Năm Mộc Ngọ 1954, trong lúc trở về từ một chuyến đi đến Trung Quốc cùng những đạo sư vĩ đại khác, Gyalwang Karmapa đã đến Tu viện Palpung. Khi ấy, các đạo sưtu sĩ Kagyu từ khắp vùng Kham đều vân tập về diện kiến Đức Karmapa. Kyabje Thrangu Rinpche cũng nghĩ rằng thật tuyệt vời nếu được thọ nhận gia trì ba bộ giới luật từ một vị Phật như Đức Karmapa và bởi cơ hội đã xuất hiện, vì mục đích đó, Ngài đã đến Tu viện Palpung. Ngài cũng dâng cúng dường các đại diện về thân, khẩu và ý lên vị tái sinh của Kyabgon Situ Rinpoche trong lễ tấn phong của vị này.

Như Thrangu Rinpoche thỉnh cầu, vào ngày Mười lăm tháng Ba Tây Tạng, ngày lễ về Thời Luân vinh quang, trong phòng của Đức Situ Chokyi Jungne toàn tri, Thrangu Rinpoche, Surmang Garwang Rinpoche và Chogyam Trungpa Rinpoche đã thọ ba phần của Biệt Giải Thoát giới từ Gyalwang Karmapa thứ Mười sáu, vị mà danh hiệu chính thức, với tư cáchHòa thượng của Rinpoche, là Palden Rangjung Rigpe Yeshe Lungtok Chökyi Nyima Trinley Dönkün Druppa. Sau đó, lại trong ngôi chùa, chư vị đã thọ Bồ Tát giới theo hai truyền thống. Tương tự, nhờ lòng từ và bi vĩ đại của Đức Karmapa, chư vị đã thọ Mật thừa giới như một phần của các quán đỉnh Xua Tan Mọi Chướng Ngại về Guru Rinpoche và chín vị Tôn Gyalwa Gyatso, cũng như quán đỉnh Torma liên quan đến sự trao truyền về Hộ Pháp trí tuệ.

Những nhật ký của chính Thrangu Rinpoche đã chỉ ra rõ ràng rằng Ngài là một trí thức hướng ra ngoài, nhưng vào dịp này, sự gia trì phi phàm của việc phát triển kinh nghiệm đáng kể của việc nhìn vào trong đã khởi lên trong Ngài. Từ thời khắc phước lành đó, Ngài luôn thấy đạo sư là Phật thực sự và không bao giờ xem Ngài là phàm phu thêm nữa.

Thọ Quán Đỉnh, Trao Truyền Và Chỉ Dẫn

Năm Kim Tý 1960, Rinpoche thọ từ Gyalwang Karmapa Kho Tàng Mật Chú Kagyu, Kho Tàng Chỉ Dẫn, tất cả chỉ dẫn về Đại Thủ Ấn, các chỉ dẫn về Sáu Du Già Của Naropa và nhiều Giáo Pháp khác. Ngài cũng thọ nhận Kho Tàng Terma Quý Báu, Kho Tàng Từ Ngữ Bao La và nhiều giáo lý khác. Nói ngắn gọn, có mười bảy đạo sư, học giảhành giảđại từ các trường phái Kagyu và Nyingma mà dưới chân chư vị, Rinpoche đã cung kính đỉnh lễ và hướng về với niềm tin lớn lao. Ngài thọ cam lồ Giáo Pháp và đổ đầy bình tâm từ kho tàng Kinh điểnMật điển. Nhưng trong số mười bảy đạo sư mà Ngài thọ quán đỉnh và trao truyền này, Ngài xem Bổn Sư, vị chỉ ra ý nghĩa trọng yếu, chính là Đức Karmapa Rangjung Rigpe Dorje vinh quang.

Tham Gia Kỳ Thi Karam

Năm Hỏa Mùi 1967, theo mong ước của Đức Karmapa Rangjung Rigpe Dorje, Thrangu Rinpoche đến Baksa ở biên giới của Ấn Độ và Bhutan để tham gia các kỳ thi. Quá trình được chủ trì bởi chư đạo sư từ mọi truyền thống Tây Tạng và các đại diện của Đức Dalai Lama và với sự tham dự của 1500 tu sĩ. Rinpoche tiến hành các kỳ thi và bảo vệ quan điểm trong tranh luận về năm chủ đề lớn, chung cho mọi truyền thống và về các bản văn đặc biệt của truyền thống Kagyu, Ý Nghĩa Bên Trong Sâu Xa, Hai Cuốn Sách và Vô Thượng Tục Luận. Tất cả những vị tham dự, vĩ đại và bình phàm, đều hài lòng và nói Ngài thật xuất sắc. Vào dịp đó, Rinpoche cũng dâng cúng mở rộng và hào phóng lên toàn bộ tập hội. Thrangu Tulku thứ Chín như thế gây ấn tượng và trở nên nổi tiếng hơn trước trong những học giảhành giả từ mọi nhánh.

Nhận Các Danh Hiệu

Đức Dalai Lama trao cho Ngài vinh dự lớn lao bằng cách trao danh hiệu “Trụ Trì Của Kagyu”. Không chỉ vậy, Gyalwang Karmapa cũng tôn vinh Ngài bằng danh hiệu Đại Trụ Trì của trụ xứ Karma Kagyu – Tu viện Rumtek. Đức Karmapa cũng công nhận Ngài là có cùng dòng tâm thức với Tổ Ngok Choku Dorje, đệ tử chính yếu của Dịch giả Marpa, vị nắm giữ trao truyền về các giải thích và trao cho Ngài sự tán thán.

Năm 1976, Gyalwang Karrmapa trao cho Ngài chứng nhận với ấn vuông chính thức khi phái Ngài ra nước ngoài để giảng dạy tại nhiều trung tâm Giáo Pháp. Giấy chứng nhận tuyên bố rằng Rinpoche là hiện thân của sự làm chủ viên mãn và không sai lầm về tinh túy của giáo lý kinh văn và thực hành của Karma Kagyu và phong Ngài là một đạo sư kim cương, vị giữ gìn ba giới. Sau khi được trao chứng nhận đó, Rinpoche đã thành lập hơn mười hai trung tâm Giáo Pháptrung tâm nhập thất tại các nước khác nhau để nghiên cứuthực hành Phật giáodu hành hằng năm, mở ra nhiều cánh cửa đến các kiểu Giáo Pháp khác nhau theo bất kỳ cách nào có thể.

Hiện nay, Ngài giảng dạy các truyền thống của Karma Kagyu, Giáo Pháp sâu xa của cả Kinh điểnMật điển, cả trong nước cũng như nước ngoài, và có nhiều đệ tử thân cận được điều phục bởi khẩu trên khắp thế giới, cả phương Đông và Tây. Ngài cũng đưa rất nhiều người đến với truyền thống Phật giáo. Hoạt động của Ngài trong mọi lúc, tại mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh, như thế, vẫn tiếp tục phát triển và lan tỏa.

Thúc Đẩy Sự Trao Truyền Phật Giáo

Trong tám năm từ năm Hỏa Thân 1968, Rinpoche chịu trách nhiệm giảng dạy và tỉ mỉ giải thích triết học Phật giáo và các giáo lý đặc biệt của Karma Kagyu cho Shamar Rinpoche, Situ Rinpoche, Jamgon Kongtrul Rinpoche và Gyaltsap Rinpoche cũng như các thành viên Tăng đoàn trẻ tuổi và tận tụy tại Tu viện Rumtek. Sau đấy, năm 1976, Ngài giảng chi tiết về Ngọc Báu Trang Sức Của Sự Giải Thoát và ban trao truyền cũng như chỉ dẫn về Ý Nghĩa Bên Trong Sâu Xa, Hai Cuốn Sách, Vô Thượng Tục Luận tại Tu viện Ka-Nying Shedrup Ling ở Boudha. Từ năm 1983, Ngài lại giảng dạy triết học tại học viện tu sĩ của Tu viện Rumtek, cũng như giảng dạy cho khoảng năm mươi tu sĩ nhỏ tại Namo Buddha về triết học như là môn chính yếu cũng như các chủ đề chung khác.

Rinpoche cũng chịu trách nhiệm chính trong việc phục hồi, duy trìxây dựng các Tu viện Thrangu Tashi Choling ở Tây Tạngnơi khác. Ngài cũng chấp nhận trách nhiệm xác nhận và tấn phong các vị tái sinh của Traleg Rinpoche, Zur Tulku Rinpoche và Tulku Lodro Nyima Rinpoche.

Rinpoche đã thành lập các cộng đồng nghiên cứuthực hành tại Namo Buddha và thành lập một Tu viện ở Boudha, nơi giảng dạy nghi lễthực hành Mật thừa và cử hành các lễ Puja một cách đều đặn. Ngài thành lập một Ni viện ở Sitapaila, nơi giảng dạy và thực hành các truyền thống Mật thừa. Ngài cũng thành lập trường Shree Mangal Dveep ở Boudha, nơi tu sĩ nhỏ và trẻ em cư sĩ nhận được sự giáo dục đương thời về toán học, khoa học xã hội, lịch sử và v.v. cũng như tiếng Anh, tiếng Nepal và Tây Tạng. Ngôi trường trao cho trẻ em cơ hội nhận được đồ ăn, y phục và nền giáo dục hiện đại bằng tiếng Tạng, tiếng Anh và tiếng Nepal, điều mà chúng thường không có được.

Nói ngắn gọn, Rinpoche dành cả cuộc đời để tiến hành các hoạt động phi phàm của sự giảng dạy và thực hành nhằm giúp Phật Pháp quý báu lan tỏa, phát triển và trụ dài lâu.

Bản tóm lược cô đọng này về cuộc đời và các hoạt động của Ngài được kết tập từ những lịch sử và nguồn đáng tin cậy bởi thư ký Tenzin Namgyal. Sau đó, dịch giả David Karma Choephel mở rộng bằng cách thêm vào một số hoạt động của Rinpoche trong những năm gần đây. Nguyện thiện lành phát triển!

 

Nguồn Anh ngữ: https://rinpoche.com/a-brief-account-of-the-activity-of-thrangu-rinpoche/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.