Trì Tụng Chân Ngôn Nyakluk Phurba – Khía Cạnh Về Ý

20/12/20212:25 SA(Xem: 3549)
Trì Tụng Chân Ngôn Nyakluk Phurba – Khía Cạnh Về Ý
TRÌ TỤNG CHÂN NGÔN NYAKLUK PHURBA – KHÍA CẠNH VỀ Ý
Orgyen Tobgyal Rinpoche giảng ở Bir, Ấn Độ tháng 10/2020
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Nyakluk Phurba là một giáo lý kho tàng được phát lộ bởi Dilgo Khyentse Rinpoche[1]. Hằng năm, Orgyen Tobgyal Rinpoche[2] đều tổ chức Pháp hội Đại Thành Tựu (Drupchen) về Terma này cùng với chư Tăng của Ngài tại Tu viện ở Bir, Ấn Độ. Trong Pháp hội, Orgyen Tobgyal Rinpoche đã ngưng lại để chia sẻ với các tu sĩ của Ngài một sự giải thích về chỉ dẫn Đại Viên Mãn (Dzogchen) từ Guru Rinpoche, thứ xuất hiện trong Terma Nyakluk Phurba – điều gì đó mà Ngài chưa từng làm trước kia. May mắn thay, sự kiện đặc biệt này đã được thu lại và chia sẻ với các bạn ở đây.

 

Sau các phần trì tụng Chân ngôn liên quan đến thân và khẩu giác ngộ là phần về ý giác ngộ, điều liên quan đến thiền định. Ở đây, bạn cần hiện thực hóa điều được viết trong bản văn. Những từ ngữ kim cương này của Terma được gia trì mạnh mẽ và tôi sẽ giải thích chúng đôi chút cho các bạn.

Tâm con thoát khỏi mọi tạo tác …

Điều này nghĩa là gì? Tâm thực sự không tồn tại. Nếu bạn tìm kiếm tâm, bạn sẽ chẳng thể tìm thấy gì, thậm chí nếu bạn có tìm kiếm trong một trăm năm. Nhưng nó cũng không phải là không-tồn tại, bởi tất cả những ý nghĩ trong quá khứ, hiện tại và tương lai khởi lên từ nó. Vì thế, nó không không-tồn tại mà cũng không tồn tại. Nó cũng vượt khỏi thái cực của việc không tồn tại cũng không không-tồn tại, bởi tâm và các ý nghĩ chẳng bao giờ được sinh ra hay tạo ra.

Tự thân các ý nghĩ thì không xấu; chúng đơn giản là sự hiển bày mãnh liệt của tâm, thứ khởi lên. Tuy nhiên, khi chúng ta không biết rằng chúng là sự hiển bày mãnh liệt của tâm, chúng trở thành các ý nghĩchúng ta bị lừa dối. Các ý nghĩ mê lầm sau đó sinh sôi: “tốt hơn”, “kém hơn”, … Chúng khởi lên không gián đoạnchúng ta bị đánh lừa.

‘Tâm mê lầm’ tương ứng với các ý nghĩ này. Nhưng khi bản văn nói rằng, “Tâm con”, nó không nhắc đến tâm mê lầm này. “Thoát khỏi mọi tạo tác” nghĩa là khi các ý nghĩ quá khứ vừa ngừng, các ý nghĩ tương lai vẫn chưa khởi lên và không có ý nghĩ trong hiện tại – đó là Rigpa (giác tính). Đó là Bổn tôn Yidam, Kim Cương Đồng Tử (Vajrakumara). Nhưng nếu sự hành trì của bạn không thuộc về cấp độ Đại Viên Mãn, sẽ thật khó để bạn nhận ra. Tuy nhiên, khi bạn nhận ra, bạn sẽ nắm giữ được con đường đến Phật quả. Jamgon Mipham Rinpoche[3] từng nói,

Bởi nó quá dễ dàng, chúng ta không tin tưởng việc thấy nó;

Nó được chứng ngộ nhờ chỉ dẫn trực chỉ của đạo sư.

Thực sự nó thật dễ, nhưng bởi nó dễ đến vậy, chúng ta không nhận ra. Thậm chí nếu chúng tanhận ra được một chút, chúng ta không tin rằng đó là Rigpa. Bởi nó không thể được giải thích hay nghĩ về, chúng ta cần được giới thiệu nhờ sự gia trì của đạo sư, điều đến như là kết quả của sự hành trì của chúng ta.

Dù thế nào, khi dòng ý nghĩ của bạn bị gián đoạn (ý nghĩ tiếp theo vẫn chưa khởi lên), trạng thái rỗng rang này, sống động rõ ràng, tỉnh thức rộng mở, thoát khỏi bất kỳ bản tính có thể được nhận biết, là vị Tôn Kim Cương Đồng Tử; nó là tinh túy của Pháp thân. Tất cả chư Tôn khởi lên từ năng lượng của tinh túy rỗng rang, là sự hiển bày của trí nguyên sơ. Vì thế, tinh túy rỗng rang là Kim Cương Đồng Tử.

Dĩ nhiên, sự hiển bày này của chư Tôn bao gồm các hóa hiện với ba đầu và sáu tay, chín đầu và mười tám tay, hai mươi mốt đầu và bốn mươi hai tay và v.v. Đấy là sự hiển bày của trí nguyên sơ, thứ khởi lên vì chúng sinh cần được điều phục.

Bất cứ thứ gì khởi lên, hay không khởi lên, đều trọn vẹn trong tính Không. Sao lại vậy? Tinh túy là rỗng rang. Nhưng nó không phải là sự trống không không có gì. Bản tính của nó là sự hiển bày của tinh túy rỗng rang, tịnh quang. Tịnh quang không liên quan đến thứ gì đó như đèn điện, mà là tất cả ý nghĩ – các ý nghĩ tích cực như niềm tin, lòng sùng mộ và nhận thức thanh tịnh và các ý nghĩ tiêu cực như kiêu ngạo hay đố kỵ – thứ là những hình tướng mở ra từ năng lượng mãnh liệt của tinh túy rỗng rang. Chúng khởi lên, nhưng chúng không thực sự tồn tại; chúng mang một hình tướng vật lý nhưng chúng không tồn tại, giống như ảo ảnh hay bộ phim.

Nếu bạn nhận ra rằng khi chúng khởi lên thì chúng được giải thoát và biến mất. Sau đó, chúng lại khởi lên rồi biến mất. Đây được gọi là “chứng ngộ và giải thoát đồng thời” hay “giải thoát khi khởi lên”, điều nghĩa là các hình tướng khởi lên và cùng lúc, chúng được giải thoát, nói cách khác, chúng biến mất. Kẻ biết về sự khởi lên và về giải thoát là tịnh quang. Bản văn tiếp tục,

Trụ bình thản trong trạng thái tự nhiên của tịnh quang.

Trụ trong sự nhận ra tịnh quang này, đừng thay đổi hay sửa đổi bất kỳ điều gì, mà cứ trụ trong sự bình thản. Nếu bạn duy trì bình thản trong tịnh quang, bởi nó là nền tảng của Bổn tôn Kim Cương Đồng Tử và của tất cả Đấng Chiến Thắng giác ngộ viên mãn khắp ba thời cùng chư vị kế thừa, chư Tôn sẽ khởi lên. Toàn bộ luân hồi cũng khởi lên từ nó. Toàn bộ Niết Bàn, Phật quả viên mãnhoàn hảo, đến từ nó. Vì thế, đây là Phật, Pháp thân.

Đây là điều mà chúng ta gọi là “sự giới thiệu”. Hôm nay tôi đã giải thích ý nghĩa của những lời kim cương của Guru Rinpoche trong Terma này cho các bạn, điều gì đó mà tôi chưa bao giờ làm trước đây. Hãy quán chiếu về ý nghĩa này khi bạn đi theo bản văn:

Tâm con thoát khỏi mọi tạo tác,

Hình tướng viên mãn của Kim Cương Đồng Tử

Nó “viên mãn” như thế nào? Khi bạn nghỉ ngơi trong tinh túy rỗng rang và bản tính tịnh quang, các hình tướng như huyễn được giải thoát khi khởi lên; có sự chứng ngộgiải thoát đồng thời. Bạn cần viết lại đoạn “Trụ bình thản trong trạng thái tự nhiên của tịnh quang” – hãy mang theo trong túi, xem nó nhiều lần và quán chiếu về ý nghĩa. Bạn cần suy ngẫm về điều này lặp đi lặp lại nhiều lần.

Hôm nay, tôi đã giải thích điều này cho các bạn và chẳng có gì thêm để nói. Bạn cần đi quán chiếu về nó – sẽ không hiệu quả nếu đạo sư chỉ ban giáo lý. Nếu bạn làm điều này, một sự hiểu sẽ khởi lên. Nhưng sự hiểu này chỉ là một phương tiện. Khi bạn quán chiếu về ý nghĩa và nắm bắt được đôi chút, đấy đơn thuần là hiểu. Hiểu thì tốt, nhưng thế cũng chưa lợi lạc lắm. Bạn cần trải qua điều mà bạn đã hiểu. Làm sao mà bạn đạt được đến trải nghiệm đó? Bằng cách nghĩ về ý nghĩ nhiều lần, trong nhiều thời khóa ngắn, trong khi bạn thiền. Sau đấy, khi bạn thực sự trải qua nó một cách trực tiếp, bạn sẽ chắc chắn về điều bạn thấy. Dĩ nhiên, lúc đầu, sẽ vẫn có những nghi ngờ, nhưng nếu bạn tiếp tục quán chiếuthiền định, bạn sẽ đạt đến mức chắc chắn khi bạn nhận ra rằng, ‘Đấy là nó! Đấy là trí tuệ chứng ngộ, Bổn tôn Kim Cương Đồng Tử, tinh túy rỗng rang, thấu biết về bản tính!’. Nếu bạn đạt đến kiểu xác quyết rõ ràng đó, bạn sẽ đạt được một mức độ chứng ngộ. Đầu tiên là hiểu, sau đó trải qua rồi chứng ngộ. Sự chứng ngộ này sẽ dần dần phát triển.

Ngay cả khi bạn đạt đến sự xác quyết chắc chắn rõ ràng này, những tạo tác của tâm vẫn sẽ xuất hiện. Khi ấy, người ta nói rằng bạn cần ‘tăng cường và làm chủ điều đã được nhận ra’. Đầu tiên, bạn nhận ra và có sự xác quyết rằng đây là nó. Tuy nhiên, đây đơn thuần là sự nhận ra – sau đó, bạn cần thiền định về nó. Bạn cần thiền định trong thời gian dài, cầu nguyện đến đạo sưphát khởi lòng sùng mộ để thọ nhận gia trìthành tựu. Dần dần, bạn sẽ có thể làm chủ điều bạn đã nhận ra.

Nó sẽ chỉ phát triển đến sự chín muồi hoàn toàn nếu bạn thiền định; nếu không, nó sẽ không xảy ra. Bạn có thể thoáng nhận ra, nhưng nếu điều này lại bị bao trùm bởi các ý nghĩ bình phàm, nó sẽ không phát triển đến sự chín muồi hoàn toàn. Vì thế, bạn cần thiền định. Nếu bạn thiền định lặp đi lặp lại và khơi dậy sự gia trìlòng bi mẫn của đạo sư, nó sẽ phát triển trọn vẹn. ‘Làm chủ’ và ‘chín muồi hoàn toàn’ nghĩa là bạn có sự xác quyết; bạn đã đạt đến kết luận và sự chắc chắn rằng chẳng còn gì khác. ‘Phát triển đến sự chín muồi hoàn toàn’ giống như khi đứa trẻ không biết nhiều về thế giới, sau đó trở thành người trưởng thành hoàn toàn và có thể làm việc. Bạn cần đạt đến mức độ xác quyết đó.

Khi nó phát triển hoàn toàn, bạn sẽ đạt được sự ổn định trong thiền. Sau đó, sự chứng ngộ của bạn sẽ duy trì bất biến, bất kể điều gì khởi lên, bất kể điều gì xảy ra. Bạn sẽ thấy diện mạo của Pháp thân Phậtchứng ngộ Đại Thủ Ấn và Đại Viên Mãn. Khi bạn đạt đến mức độ chứng ngộ này, bạn sẽ chẳng còn nỗi sợ đọa vào tam giới khổ đau của luân hồi hay hy vọng hiện thực hóa trí tuệ của một vị Phật. Không những vậy, mọi ý nghĩ như sinh, tử, bệnh hay lão, sẽ chỉ là nhãn mác đơn thuần vào lúc này – khi bạn đã đạt đến sự chắc chắn về chứng ngộ không thể chuyển dời đó, bạn sẽ không còn sợ chúng. Bạn sẽ ‘nắm giữ thành trì của sự chứng ngộ Pháp thân’. Sau đây là một ví dụ. Hãy tưởng tượng một đứa bé lang thang ngoài cung điện không biết rằng nó là vua giữa những người cũng không biết danh tính thật sự. Khi đứa bé biết rằng nó là con của đức vua trước kia và khi mọi người cũng nghe được điều đấy, đứa bé được đặt lên ngai vàng và như thế, từ khoảnh khắc đó, trở thành vua. Không ai có thể hại đứa bé thêm nữa. Giống như vậy, khi bạn nắm giữ được thành trì của Pháp thân, không gì có thể xáo trộn bạn thêm nữa.

Thiền định về điều này và trụ trong sự nhận ra đó là ‘trì tụng về ý của Kim Cương Đồng Tử’.

Như tôi đã nói với bạn vào hôm trước, tôi đóng vai tròđạo sư và các bạn là tu sĩ; vì thế, tôi cần dạy các bạn Giáo Pháp. Điểm trọng yếu là bạn biết được đôi chút về thực hành. Điều mà chúng ta làm hôm nay về một mặt thì rất dễ, nhưng cũng vô cùng ý nghĩa. Năm phút giải thích này – điều đã được trao dễ dàng – sẽ có lợi lạc lớn lao, trong khi nghiên cứu các Pecha [kinh văn] trong mười hay mười lăm năm mà không học hỏi các chỉ dẫn cốt tủy, thực tiễn tóm lược điểm chính của thực hành, thì vô ích và chỉ đem đến thêm nhiều ý nghĩ.

Giáo lý này quan trọng và các bạn đều cần suy nghĩ cẩn thận về nó.

 

Nguồn Anh ngữ: http://all-otr.org/vajrayana/65-nyaluk-phurba-mantra-recitation-the-aspect-of-mind.

Gyurme Avertin chuyển dịch Tạng-Anh; Phillip Philippou hiệu đính.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Về Orgyen Tobgyal Rinpoche, tham khảo phần Phụ Lục trong Hoạt Động Kính Ái (https://thuvienhoasen.org/a34386/hoat-dong-kinh-ai).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.