Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Tsongkhapa Lobzang Drakpa (1357-1419)

28/12/20211:48 SA(Xem: 4986)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Tsongkhapa Lobzang Drakpa (1357-1419)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC TSONGKHAPA LOBZANG DRAKPA (1357-1419)
Joona Repo[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Ngài Tsongkhapa Lobzang Drakpa sinh ở vùng Tsongkha của Amdo vào năm 1357. Mẹ Ngài là Shingza Acho và cha Ngài là Lubum Ge. Trong vô số sự kiện và điềm diệu kỳ được tin là xảy ra xung quanh sự chào đời của Ngài, nổi tiếng nhất có lẽ là một giọt máu từ dây rốn của Ngài Tsongkhapa được cho là đã rơi xuống đất, mọc thành một cây chiên đàn mà lá mang các biểu tượng liên quan đến hóa hiện Simhanada của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi – vị Tôn mà Ngài Tsongkhapa sau này được công nhậnhóa hiện. Mẹ Ngài sau này đã xây dựng một bảo tháp tại chính địa điểm này và theo thời gian, nhiều công trình và chùa chiền tiếp tục được thêm vào. Ngày nay, địa điểm nơi Ngài Tsongkhapa chào đời được đánh dấu bằng Tu viện Kumbum, thành lập vào năm 1583 bởi Đức Dalai Lama thứ Ba – Sonam Gyatso (1543-1588) tại địa điểm của bảo tháp gốc.

Lên ba tuổi, Ngài Tsongkhapa thọ giới cư sĩ từ Đức Karmapa thứ Tư – Rolpai Dorje (1340-1383) và nhận danh hiệu Kunga Nyingpo. Sau đó, lên tám tuổi, Ngài thọ giới Sa Di cùng danh hiệu Lobzang Drakpa từ Choje Dondrub Rinchen (vị sinh năm 1309), một đạo sư Kadam. Đức Dondrub Rinchen, một hành giả vĩ đại về Vajrabhairava, vốn đã liên hệ với Ngài Tsongkhapa và gia đình từ khi cậu bé mới chào đời và được cho là đã nhận được nhiều tiên đoán về tầm quan trọng của cậu bé từ chính đạo sư và vị Tôn.

Ngài Tsongkhapa dành nhiều thời gian lúc trẻ để nghiên cứu với Đức Dondrub Rinchen; Ngài được cho là đã thông tuệ đến mức Ngài dễ dàng hiểu và ghi nhớ ngay cả những bản văn phức tạp nhất. Từ Đức Dondrub Rinchen, Ngài thọ nhận vô số quán đỉnh Mật thừa, quan trọng nhất trong đó là Vajrabhairava. Theo tiểu sử bí mật, lên bảy tuổi, Ngài trải qua các linh kiến về Tôn giả Atisha Dipamkara (khoảng 982-1054) và vị Tôn Kim Cương Thủ. Sự trao đổi với các đạo sư trong lịch sửchư Tôn khác nhau cuối cùng trở thành điều đặc biệt chính yếu trong việc phát triển sự hiểu về Phật giáo của Ngài Tsongkhapa.

Mười sáu tuổi, Ngài Lobzang Drakpa du hành đến U-Tsang, không bao giờ trở về quê nhà. Ở U-Tsang, Ngài đã nghiên cứu với hơn năm mươi học giả Phật giáo khác nhau. Như tự truyện của Ngài – “Mục Tiêu Được Hoàn Thành” ghi lại, Ngài đã nghiên cứu tỉ mỉ các bản văn và chủ đề như “Di Lặc Ngũ Luận” và những tác phẩm liên quan của Tổ Vô Trước (Asanga – thế kỷ 4), A-tỳ-đạt-ma của Tổ Thế Thân (Vasubhandu – thế kỷ 4), các hệ thống lô-gic của Tổ Trần NaPháp Xứng (thế kỷ 6) và hệ thống Trung Đạo của Tổ Long Thọ (khoảng 150-250) và những môn đồ như Tổ Thánh Thiên (thế kỷ 3). Noi theo các vị như Sakya Pandita Kunga Gyaltsen (1182-1251) và Buton Rinchen Drub (1290-1364), chính sự nhấn mạnh của Ngài Tsongkhapa vào nghiên cứu triết học và lô-gic cuối cùng đã trở thành một vài trong số những đặc tính nổi bật của truyền thống Geluk.

Các nghiên cứu của Ngài Tsongkhapa chủ yếu tập trung vào những luồng học thuật tồn tại khi ấy – quan trọng nhất là truyền thống Sakya và truyền thống của Sangphu, một Tu viện Kadam quan trọng. Một trong những đạo sư chính của Ngài Tsongkhapa là đạo sư Sakya – Rendawa Zhonnu Lodro (1349-1412), người ủng hộ mạnh mẽ quan điểm Prasangika của Trung Đạo. Lòng sùng mộ của Ngài Tsongkhapa với Đức Rendawa lớn đến mức Ngài đã soạn đoạn kệ Miktsema nổi tiếng để tán thán. Theo truyền thống, Đức Rendawa cảm thấy rằng đoạn kệ thích hợpmiêu tả các phẩm tính của Ngài Tsongkhapa hơn, do đó, đã cúng dường lại lời cầu nguyện này cho Ngài. Ngày nay, đoạn kệ này vẫn được những tín đồ Geluk xem là phương pháp căn bản để khơi dậy sự gia trì của Ngài Tsongkhapa.

Bên cạnh Đức Dondrub Rinchen, một vài trong số những đạo sư Mật thừa chính yếu của Ngài Tsongkhapa gồm Chennga Sonam Gyaltsen (1378-1466) – một đạo sư Drikung mà từ vị này, Ngài thọ Sáu Pháp Của Naropa; Chokle Namgyal (1306-1386) – đạo sư Jonang mà từ vị này, Ngài thọ pho Thời Luân; và Rinchen Dorje, đạo sư Sakya mà từ vị này, Ngài thọ giáo lý Lamdre và Mật điển Hevajra.

Có lẽ quan trọng hơn cả, Ngài đã thọ pho Guhyasamaja (Mật Tập) từ Đức Khyungpo Lepa Zhonnu Sonam, một đệ tử của Tổ Buton Rinchen Drub và pho về đàn tràng thân của Heruka Chakrasamvara (Thắng Lạc) từ đạo sư Sakya – Lama Dampa Sonam Gyaltsen Palzangpo (1312-1375). Các nghiên cứu của Ngài Tsongkhapa về Mật điển không bị giới hạn ở những Mật điển Anuttarayoga; Ngài nghiên cứu mở rộng về cả Kriya, Carya và Yoga, lưu ý tầm quan trọng của sự tiếp cận dần dần với Kim Cương thừa trong tự truyện ngắn gọn của mình. Hơn thế nữa, mặc dù [Dzogchen] không trở thành một giáo lý của truyền thống Geluk sau này, Ngài Tsongkhapa cũng nghiên cứu giáo lý Dzogchen với Đức Lodrak Drubchen Namkha Gyaltsen (1326-1401).

Nhờ các nghiên cứu, sự hiểu của Ngài Tsongkhapa về triết học Trung Đạo trở nên vững chắc và mang tính kinh nghiệm hơn. Ngoài hai mươi tuổi, Ngài đã bắt đầu biên soạn tác phẩm sơ khai quan trọng nhất của mình – Tràng Vàng, điều liên quan đến Bát Nhã. Ngài Tsongkhapa tiếp tục biên soạn trong suốt cuộc đời, tạo ra một tuyển tập bản văn gồm mười tám tập.

Mặc dù Ngài Tsongkhapa nổi danhtác giả của nhiều trước tác, người ta tin rằng nhiều trước tác được biên soạn nhờ sự hướng dẫn và gia trì của chư Tôn mà Ngài thấy trong các linh kiến, đặc biệtVăn Thù Sư Lợi, như được miêu tả trong tiểu sử bí mật. Ngài Tsongkhapa ban đầu nương tựa chư đạo sư để trao đổi với các vị Tôn khác nhau. Ví dụ, đạo sư Nyingma của Ngài – Đức Namkha Gyaltsen được tin là có thể trao đổi với Kim Cương Thủ và đã đóng vai trò là người trung gian giữa vị Tôn và Ngài Tsongkhapa. Sau đấy trong đời, Ngài Tsongkhapa thích du hành đến Ấn Độ và nhưng bị thuyết phục không làm vậy bởi Kim Cương Thủ qua chính trung gian này.

Giống như vậy, Ngài Tsongkhapa ban đầu nương tựa đạo sư Umapa Pawo Dorje là vị trung gian với Văn Thù Sư Lợi. Ngài đã gặp vị đạo sư Kagyu này năm ba mươi ba tuổi. Trước lúc này, Ngài đã hoàn thành tác phẩm về Tràng Vàng và với Đức Pawo Dorje, nghiên cứu Nhập Trung Đạo của Tổ Nguyệt Xứng (thế kỷ 7). Đức Pawo Dorje và Ngài Tsongkhapa tiến hành một khóa nhập thất cùng nhau trong giai đoạn này và Ngài Tsongkhapa được cho là đã đưa ra vô số câu hỏi với Văn Thù Sư Lợi thông qua Đức Pawo Dorje. Tuy nhiên, cuối cùng, Ngài Tsongkhapa đã bắt đầu trải qua các linh kiến và có thể trực tiếp trao đổi với Văn Thù Sư Lợi, thọ nhận các chỉ dẫnquán đỉnh Mật thừa, quan trọng nhất là về Văn Thù và Vajrabhairava. Trong đời, Ngài tiếp tục có các linh kiến về Văn Thù cũng như tập hội chư Tôn khác và chư đạo sư như Tổ Vô TrướcLong Thọ. Mặc dù Ngài được xem là một hóa hiện của Văn Thù, bản chất của các linh kiến của Ngài vẫn bị nghi ngờ bởi một số đạo sư ngoài Geluk, đặc biệthọc giả Sakya – Gorampa Sonam Senge (1429-1489), vị chỉ trích Ngài Tsongkhapa và cách tiếp cận Trung Đạo của Ngài.

Ngoài một giai đoạn giảng dạy ngắn, Ngài Tsongkhapa tiếp tục tham gia nhập thất mở rộng. Ngài và một nhóm tám đệ tử bắt đầu nhập thất dài tại Ẩn thất Chadrel vào năm 1392, chuyển đến Olkha Cholung nhiều năm sau đó. Trong khóa nhập thất này, họ nổi tiếng đã hoàn thành các thực hành sơ khởi mở rộng, ví dụ, hoàn thành 3500000 lễ lạy theo thực hành Triskandhadharmasutra.

Sau khóa nhập thất, Ngài Tsongkhapa du hành đến Dzingji, nơi Ngài tiến hành hoạt động đầu tiên trong bốn hoạt động vĩ đại: phục hồi bức tượng Di Lặc vĩ đại. Trong giai đoạn này, vào năm 1398, Ngài được tin là đã đạt chứng ngộ và sự hiểu hoàn hảo về Trung Đạo nhờ một linh kiến về tập hội chư đạo sư Prasangika Ấn Độ vĩ đại. Ngay sau trải nghiệm này, Ngài đã soạn Lời Tán Thán Duyên Khởi. Trải nghiệm này bắt đầu một kỷ nguyên mới trong cuộc đời Ngài, chuyển sang biên soạn và giảng dạy cho chúng sinh khác điều mà Ngài đã khám phá. Như thế, năm 1402, ở tuổi bốn mươi sáu, trong lúc ở tại Tu viện Reting, Ngài đã soạn Lamrim Chenmo, Đại Luận Về Các Giai Đoạn Của Con Đường Đến Giác Ngộ; không nghi ngờ gì, đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Ngài. Dựa trên Bodhipathapradīpa [Đèn Soi Nẻo Giác] của Tôn giả Atisha Dipamkara, tác phẩm này miêu tả chi tiết con đường tuần tự đến giác ngộ từ quan điểm của Kinh thừa. Lặp lại sự nghi ngờĐức Phật cảm thấy sau khi đạt giác ngộ rằng liệu chúng sinh có hiểu được giáo lý, người ta nói rằng Ngài Tsongkhapa ban đầu nản lòng bởi ý nghĩ rằng hầu hết độc giả sẽ không thể hiểu những giải thích của Ngài về tính Không, điều tạo thành phần sau của tác phẩm. Tuy nhiên, một linh kiến về Văn Thù Sư Lợi đã truyền cảm hứng để Ngài hoàn thành việc biên soạn.

Năm 1402, Ngài Tsongkhapa tiến hành hoạt động vĩ đại thứ hai. Lúc ở tại Namtsedeng trong mùa an cư với đạo sư Rendawa và Kyabchok Palzangpo, Ngài trao một luận giải chi tiết về Luật Tạng cho đông đảo chư Tăng. Ngoài sự nhấn mạnh vào nghiên cứu, Ngài có lẽ nổi tiếng về việc nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trì giữ giới luật tu sĩ.

Sau khi biên soạn Lamrim Chenmo, Ngài đã soạn nhiều tác phẩm vào khoảng năm 1407 và 1408, đặc biệtluận giải về Căn Bản Kệ Trung Đạo của Tổ Long Thọ gọi là Đại Dương Lý LuậnTinh Túy Hùng Biện. Vào năm 1415, Ngài soạn Lamrim Dring, Trung Luận Về Các Giai Đoạn Của Con Đường Đến Giác Ngộ, một phiên bản cô đọng hơn của Lamrim Chenmo.

Ngài Tsongkhapa là một tác giả với nhiều tác phẩm về văn học Mật thừa. Như một cuốn đồng hành với Lamrim Chenmo, Ngài soạn Ngakrim Chenmo – Đại Luận Về Các Giai Đoạn Mật Thừa Của Con Đường Đến Giác Ngộ vào năm 1405, bao trùm cả bốn bộ Mật điển theo các truyền thống Tân Dịch Sarma, với sự giải thích chi tiết về hai giai đoạn của Mật điển Anuttarayoga. Các tác phẩm Mật thừa quan trọng khác bao gồm những tác phẩm về Guhyasamaja, đặc biệtLuận Giải Về Mật Điển Vajrajñānasamuccayanāma và Giải Thích Năm Giai Đoạn Của Mật Tập. Các bản văn về Mật điển Mật Tập tạo thành nét nổi bật trong tuyển tập trước tác của Ngài Tsongkhapa, chiếm phần chính yếu trong mười tám quyển trước tác.

Lúc này, danh tiếng của Ngài là một học giả vĩ đại và hành giả chứng ngộ đã lan khắp Tây Tạng và thậm chí là Trung Quốc. Năm 1408, hoàng đế Vĩnh Lạc (trị vì từ 1402 đến 1424) của Triều Minh Trung Quốc đã gửi lời mời Ngài Tsongkhapa đến viếng thăm triều đình và kinh đô ở Nam Kinh. Ngài Tsongkhapa từ chối và lời mời thứ hai được gửi đến vào năm 1413. Mặc dù lại từ chối, Ngài đã phái đệ tử Shakya Yeshe (1354-1435) đi thay. Shakya Yeshe đã có chuyến viếng thăm thành công đến Trung Quốc, nhận danh hiệu Jamchen Choje từ hoàng đế. Sau khi hoàng đế Vĩnh Lạc băng hà vào năm 1424, Shakya Yeshe viếng thăm kinh đô mới ở Bắc Kinh của hoàng đế Tuyên Đức (trị vì từ năm 1425 đến 1435). Trong các chuyến viếng thăm này, những liên hệ đầu tiên giữa truyền thống của Ngài Tsongkhapa với các hoàng đế Trung Quốc đã được thiết lậptồn tại cho đến khi nhà Mãn Thanh sụp đổ vào năm 1911.

Năm 1409, Ngài Tsongkhapa khởi xướng Monlam Chenmo hay Đại Lễ Cầu Nguyện ở Lhasa, điều được kỷ niệm vào dịp Năm Mới Tây Tạng – Losar. Lễ kỷ niệm này theo truyền thống diễn ra tại Chùa Jokhang ở Lhasa và được xem là hoạt động vĩ đại thứ ba của Ngài. Cũng vào lúc này, Ngài cúng dường trang sức ngọc báu và vương miện lên tôn tượng Jowo Thích Ca Mâu Ni, bức tượng linh thiêng nhất ở Jokhang và toàn Tây Tạng. Nhờ cúng dường trang sức này, bức tượng được chuyển từ một đại diện Hóa thân của Phật Thích Ca Mâu Ni thành một đại diện Báo thân.

Theo thỉnh cầu của các học trò, Ngài thành lập một Tu viện, điều được thánh hóa vào năm 1410, năm sau khi khởi xướng Monlam Chenmo. Tu viện được trao danh hiệu Ganden, tức Tusita (Đâu Suất) trong Tạng ngữ – cõi Tịnh độ của Phật tương lai – Đức Di Lặc. Tu viện cuối cùng trở thành Tu viện lớn nhất ở Tây Tạng, có lẽ là thế giới, và được xem là Tu viện chính yếu của truyền thống Geluk. Mong ước của Ngài là xây dựng các đại diện ba tầng cho đàn tràng của ba vị Tôn Mật điển Anuttarayoga chính yếu của Ngài: Guhyasamaja, Vajrabhairava và Chakrasamvara. Các ngôi chùa cho chúng được hoàn thành vào năm 1415; các đàn tràngchư Tôn được an vị vào năm 1417. Những hoạt động này được xem là hoạt động vĩ đại thứ tư của Ngài. Ngài được xem là vị trì giữ ngai tòa đầu tiên của Ganden hay Ganden Tripa, danh hiệu mà các vị trụ trì nối tiếp của Tu viện nắm giữ.

Ngài Tsongkhapa viên tịch năm 1419 tại Tu viện Ganden, sau khi hoàn thành Làm Sáng Tỏ Tư Tưởng vào năm 1418. Ngài 62 tuổi và được tin là đạt giác ngộ nhờ các thực hành du già trong quá trình chết, đạt được huyễn thân. Thân Ngài được lưu giữ trong một bảo tháp ngọc tại Ganden. Sự qua đời của Ngài được kỷ niệm bằng lễ hội Ganden Ngachod thường niên, tức “Cúng Dường Ngày Hai Mươi Lăm Của Ganden”, trong đó, tín đồ đốt đèn bơ trên mái nhà và bệ cửa sổ. Ngài bổ nhiệm Gyaltsab Je Darma Rinchen (1364-1432) là vị kế nhiệm, người lại bổ nhiệm Khedrub Je Gelek Palzang (1385-1438) là vị trì giữ ngai tòa kế tiếp của Ganden.

Ngoài các đạo sư của mình, nhiều vị trong đó Ngài Tsongkhapa cũng giảng dạy lại, Ngài có vô số đệ tử lỗi lạc khác. Chư vị bao gồm Gyaltsab, Khedrub và Shakya Yeshe. Các đệ tử khác gồm Gendun Drub, vị sau khi qua đời được công nhận là Dalai Lama thứ Nhất (1391-1474) và Jamyang Choje Tashi Palden (1379-1449), vị sáng lập Tu viện Drepung vào năm 1416. Ngày nay, Khedrub Je và Gyaltsab Je được xem là những đệ tử xuất sắc nhất của Ngài Tsongkhapa, mặc dù điều này thực sự có đúng hay không còn bị nghi ngờ bởi giới học thuật hiện đại. Duldzin Drakpa Gyaltsen (1374-1434), một đệ tử thân cận, lấy ví dụ, đã bị đẩy xuống một địa vị thấp hơn bởi truyền thống sau đó. Tuy nhiên, tất cả những đệ tử này đã tiếp tục hoằng dương giáo lý của Ngài nhờ giảng dạy và trước tác cũng như các phương pháp khác như thành lập Tu viện, điều giúp truyền thống Geluk định hình.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Tsongkhapa-Lobzang-Drakpa/8986.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Joona Repa hiện đang là một nhà nghiên cứu tại Khoa Văn Hóa Thế Giới, Đại Học Helsinki.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.